Binance Square
LIVE
Shiryu Mưa
@Shiryumua
Là người đã từng ảo tưởng sức mạnh dẫn tới cái kết cháy tài khoản 2 lần, bay 3000 usd. Và giờ thì đang bắt đầu lượm lặt lại. Chơi chậm rãi, kiếm từ từ...
Đang theo dõi
Người theo dõi
Đã thích
Đã chia sẻ
Tất cả nội dung
LIVE
--
Nếu giá $BTC đợt này tăng lên 71,5 - 72k (với lực mua không quá mạnh) Thì mình sẽ short (x3) Mặc dù đa số các bài viết của mình đều khuyên không dùng đòn bẫy, nhưng riêng trường hợp này thì sẽ dùng, vì dễ đặt SL. Stop loss tại 72.9k, nếu $BTC vượt mốc, với đòn bẫy x3, mình mất khoảng trên dưới 5%. Nếu nó không vượt mà quay đầu giảm? Thì khả năng btc rớt giá 10% (x3) hoặc nhiều hơn là khả thi. Bởi đã bị từ chối quá nhiều lần. Lệnh short này sẽ có tỉ lệ risk/reward mong đợi là 1/6. Nếu short được giá đó thì nên ngồi im xem xét tình hình các nến có rút chân lên liền hay không. Nếu sóng hồi yếu thì nên giữ lâu hơn. Mục tiêu giá giảm >= 10% Ghi chú: đây chỉ là chia sẻ ý kiến cá nhân và kế hoạch của mình, không phải lời khuyên giao dịch!
Nếu giá $BTC đợt này tăng lên 71,5 - 72k
(với lực mua không quá mạnh)

Thì mình sẽ short (x3)

Mặc dù đa số các bài viết của mình đều khuyên không dùng đòn bẫy, nhưng riêng trường hợp này thì sẽ dùng, vì dễ đặt SL.

Stop loss tại 72.9k, nếu $BTC vượt mốc, với đòn bẫy x3, mình mất khoảng trên dưới 5%.

Nếu nó không vượt mà quay đầu giảm?

Thì khả năng btc rớt giá 10% (x3) hoặc nhiều hơn là khả thi. Bởi đã bị từ chối quá nhiều lần.

Lệnh short này sẽ có tỉ lệ risk/reward mong đợi là 1/6.

Nếu short được giá đó thì nên ngồi im xem xét tình hình các nến có rút chân lên liền hay không. Nếu sóng hồi yếu thì nên giữ lâu hơn.

Mục tiêu giá giảm >= 10%

Ghi chú: đây chỉ là chia sẻ ý kiến cá nhân và kế hoạch của mình, không phải lời khuyên giao dịch!
LIVE
--
Giảm giá
🌈 Quy tắc Trade thanh thản cho người nhập môn 0. BẮT ĐẦU NHỎ. Nếu bạn là người mới, khả năng quản lý và phân tích yếu, thị trường sẽ nuốt chửng số tiền của bạn nhanh chóng. Làm ơn nạp vào sàn giao dịch với số ít tiền để học hỏi trước, thực tập ít nhất 200 lệnh. Hãy luôn nhớ: Bạn còn nhiều cơ hội để kiếm tiền nếu còn vốn. Đừng mắc vào cái bệnh của 99% newbie, ảo tưởng sức mạnh của mình, và rồi mất số tiền lớn. 1. Tiền nhàn rỗi của bạn Hãy mang lên sàn giao dịch số lượng sẵn sàng để mất (không phải tất cả gia sản của bạn). Tuyệt đối không nên vay mượn, áp lực trả lãi sẽ khiến bạn vội vàng. Mà trong thị trường này, càng nôn nóng càng dễ thua lỗ. 2. Có thời gian để kiên nhẫn chờ đợi, không nặng trách nhiệm chi tiêu trong gia đình. Thu nhập từ trade không ổn định, bạn không thể trông chờ toàn bộ chi phí sinh hoạt ở nó. Bạn cần 1 nguồn thu nhập khác ổn định hơn để sống hàng ngày.  3. Không dùng đòn bẫy. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hoặc là người không giỏi phân tích, làm ơn đừng chạm vào đòn bẫy. Việc sử dụng đòn bẫy sẽ chỉ xé to khuyết điểm của bạn. 4. Tránh nghe TẤT CẢ ý kiến của mọi người. Tránh đọc quá nhiều ý kiến của người khác hoặc tin tức, nếu bạn không muốn bị nhiễu loạn, mất khả năng phán đoán. Thị trường này không tuân theo quy luật và tin tức đâu! 5. Khi thị trường đang rung lắc mạnh, tránh trade. Ra vô lệnh vào thời điểm này sẽ bào mòn hết vốn của bạn.
🌈 Quy tắc Trade thanh thản cho người nhập môn

0. BẮT ĐẦU NHỎ. Nếu bạn là người mới, khả năng quản lý và phân tích yếu, thị trường sẽ nuốt chửng số tiền của bạn nhanh chóng. Làm ơn nạp vào sàn giao dịch với số ít tiền để học hỏi trước, thực tập ít nhất 200 lệnh. Hãy luôn nhớ: Bạn còn nhiều cơ hội để kiếm tiền nếu còn vốn. Đừng mắc vào cái bệnh của 99% newbie, ảo tưởng sức mạnh của mình, và rồi mất số tiền lớn.

1. Tiền nhàn rỗi của bạn

Hãy mang lên sàn giao dịch số lượng sẵn sàng để mất (không phải tất cả gia sản của bạn). Tuyệt đối không nên vay mượn, áp lực trả lãi sẽ khiến bạn vội vàng. Mà trong thị trường này, càng nôn nóng càng dễ thua lỗ.

2. Có thời gian để kiên nhẫn chờ đợi, không nặng trách nhiệm chi tiêu trong gia đình.

Thu nhập từ trade không ổn định, bạn không thể trông chờ toàn bộ chi phí sinh hoạt ở nó. Bạn cần 1 nguồn thu nhập khác ổn định hơn để sống hàng ngày. 

3. Không dùng đòn bẫy.

Nếu bạn là người mới bắt đầu, hoặc là người không giỏi phân tích, làm ơn đừng chạm vào đòn bẫy. Việc sử dụng đòn bẫy sẽ chỉ xé to khuyết điểm của bạn.

4. Tránh nghe TẤT CẢ ý kiến của mọi người.

Tránh đọc quá nhiều ý kiến của người khác hoặc tin tức, nếu bạn không muốn bị nhiễu loạn, mất khả năng phán đoán. Thị trường này không tuân theo quy luật và tin tức đâu!

5. Khi thị trường đang rung lắc mạnh, tránh trade. Ra vô lệnh vào thời điểm này sẽ bào mòn hết vốn của bạn.
Các lệnh LONG hãy cẩn thận, hãy đặt SL cụ thể. Không hề fud. Nhớ lại giai đoạn sập giá toàn thị trường mấy năm trước, diễn biến cũng khá giống như bây giờ: $BTC chững lại thời gian khá lâu, altcoin bay $BOME $WIF . Các altcoin bay theo phong cách: khi 1 coin giá đã khá cao, các chú cá nhảy qua 1 coin khác để tiếp tục đẩy, lặp lại quy trình. Thời điểm này, đa số mọi người đều có lời nên ai cũng say sưa tham gia giao dịch, nó làm cho họ quên đi bức tranh lớn. Sau cơn say sưa đó? Thị trường sập không có dấu hiệu báo trước, và sẽ không bao giờ có sóng hồi đủ mạnh để bạn thoát lệnh. Kết quả là bạn sẽ lỗ kha khá, hoặc lỗ nặng nếu không SL sớm. Rất nhiều người nói BTC sẽ tăng lên 80, 100, 150k USD. Điều đó có thể xảy ra, nhưng nếu ko thì sao? Nếu không, thị trường sẽ có đợt sập giá lớn. Thời điểm này cả phe short, và long đều sẽ sớm gặp những biến động lớn. Ý kiến cá nhân của tôi trong giai đoạn này là: Tránh gồng lỗ, gồng lời. Được giá là thoát lệnh, không tham lam.
Các lệnh LONG hãy cẩn thận, hãy đặt SL cụ thể.

Không hề fud. Nhớ lại giai đoạn sập giá toàn thị trường mấy năm trước, diễn biến cũng khá giống như bây giờ: $BTC chững lại thời gian khá lâu, altcoin bay $BOME $WIF . Các altcoin bay theo phong cách: khi 1 coin giá đã khá cao, các chú cá nhảy qua 1 coin khác để tiếp tục đẩy, lặp lại quy trình.

Thời điểm này, đa số mọi người đều có lời nên ai cũng say sưa tham gia giao dịch, nó làm cho họ quên đi bức tranh lớn.

Sau cơn say sưa đó? Thị trường sập không có dấu hiệu báo trước, và sẽ không bao giờ có sóng hồi đủ mạnh để bạn thoát lệnh. Kết quả là bạn sẽ lỗ kha khá, hoặc lỗ nặng nếu không SL sớm.

Rất nhiều người nói BTC sẽ tăng lên 80, 100, 150k USD. Điều đó có thể xảy ra, nhưng nếu ko thì sao? Nếu không, thị trường sẽ có đợt sập giá lớn.

Thời điểm này cả phe short, và long đều sẽ sớm gặp những biến động lớn.

Ý kiến cá nhân của tôi trong giai đoạn này là: Tránh gồng lỗ, gồng lời. Được giá là thoát lệnh, không tham lam.
Luật cho người mới bắt đầu! QUY TẮC SỐ 1: CÒN TIỀN TRONG TÚI LÀ CÒN SỐNG, KHÔNG SỢ HẾT CƠ HỘI, KHÔNG CẦN PHẢI VỘI QUY TẮC SỐ 2: Trend is your friend! Bạn phải đi theo thị trường nếu không muốn bị nghiền nát. Coin mạnh thì giá cao cũng ko phải là cao ($BTC $ETH ). Coin yếu, giá thấp thì cũng chẳng phải là thấp. Tiềm năng tính theo tỷ lệ % chứ không phải vốn hoá. QUY TẮC SỐ 3: Lỡ nhịp rồi thì đừng vô nữa, FOMO sẽ khiến bạn mất những cơ hội khác tốt hơn. Vào một lệnh bất cẩn đồng nghĩa bạn sẽ mất cơ hội cho các vị thế tốt khác. QUY TẮC SỐ 4: Lệnh chưa chốt thì không lời mà cũng không lỗ, nhưng tiền chưa rút về tài khoản ngân hàng thì chưa phải là tiền của bạn. QUY TẮC SỐ 5: Không được mang tâm lý "gỡ lại những gì đã mất". Tâm lý này sẽ tạo căng thẳng cho bạn, khiến bạn muốn ăn thua đủ với thị trường. Bạn càng nôn nóng, bạn càng thua. Lỗ thì lỗ, bạn phải nghĩ là tiếp theo bạn kiếm số tiền lời khác, đừng nghĩ bạn đang gỡ lỗ. QUY TẮC SỐ 6: MỌI THỨ ĐỀU CÓ THỂ XẢY RA TRONG THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HOÁ => ĐỪNG TỰ TIN QUÁ MỨC. QUY TẮC SỐ 7: Càng ra vô nhiều lệnh thì càng bấn loạn, sự phán đoán và đánh giá của bạn càng kém chính xác. QUY TẮC SỐ 8: Ko một ai có thể bắt đáy và bán đỉnh. Chỉ ăn phần thân của con cá. QUY TẮC SỐ 9: Kiên nhẫn chờ đợi thường đem lại kết quả tốt hơn. QUY TẮC SỐ 10: Không tự tin, không có plan - TP/SL rõ ràng thì không vào lệnh. - QUY TẮC SỐ 11: Risk/reward ít nhất 1/2 - 1/3.
Luật cho người mới bắt đầu!

QUY TẮC SỐ 1: CÒN TIỀN TRONG TÚI LÀ CÒN SỐNG, KHÔNG SỢ HẾT CƠ HỘI, KHÔNG CẦN PHẢI VỘI

QUY TẮC SỐ 2: Trend is your friend! Bạn phải đi theo thị trường nếu không muốn bị nghiền nát. Coin mạnh thì giá cao cũng ko phải là cao ($BTC $ETH ). Coin yếu, giá thấp thì cũng chẳng phải là thấp. Tiềm năng tính theo tỷ lệ % chứ không phải vốn hoá.

QUY TẮC SỐ 3: Lỡ nhịp rồi thì đừng vô nữa, FOMO sẽ khiến bạn mất những cơ hội khác tốt hơn. Vào một lệnh bất cẩn đồng nghĩa bạn sẽ mất cơ hội cho các vị thế tốt khác.

QUY TẮC SỐ 4: Lệnh chưa chốt thì không lời mà cũng không lỗ, nhưng tiền chưa rút về tài khoản ngân hàng thì chưa phải là tiền của bạn.

QUY TẮC SỐ 5: Không được mang tâm lý "gỡ lại những gì đã mất". Tâm lý này sẽ tạo căng thẳng cho bạn, khiến bạn muốn ăn thua đủ với thị trường. Bạn càng nôn nóng, bạn càng thua. Lỗ thì lỗ, bạn phải nghĩ là tiếp theo bạn kiếm số tiền lời khác, đừng nghĩ bạn đang gỡ lỗ.

QUY TẮC SỐ 6: MỌI THỨ ĐỀU CÓ THỂ XẢY RA TRONG THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HOÁ => ĐỪNG TỰ TIN QUÁ MỨC.

QUY TẮC SỐ 7: Càng ra vô nhiều lệnh thì càng bấn loạn, sự phán đoán và đánh giá của bạn càng kém chính xác.

QUY TẮC SỐ 8: Ko một ai có thể bắt đáy và bán đỉnh. Chỉ ăn phần thân của con cá.

QUY TẮC SỐ 9: Kiên nhẫn chờ đợi thường đem lại kết quả tốt hơn.

QUY TẮC SỐ 10: Không tự tin, không có plan - TP/SL rõ ràng thì không vào lệnh.

- QUY TẮC SỐ 11: Risk/reward ít nhất 1/2 - 1/3.
👋Stop loss là thứ tạo nên sự khác biệt. Một trong những hành động khó nhất khi trade là stop loss. Rất ít người sẵn sàng đau đớn mất tiền, nhưng lại không biết, họ có thể mất gấp 3-5 lần số đó nếu ko thoát lệnh sớm. Nhưng stop loss ở đâu? Thực ra để xác định khá dễ, chúng là các vùng kháng cự và vùng hỗ trợ. Các vùng này được người dùng phân tích đầy trên bản tin của Binance Square. Chúng thường rơi vào các mô hình Fibonacci, Elliot Wave, Trendlines... Khi giá phá vỡ các vùng này thì khả năng rất cao là nó sẽ đi thẳng luôn. Lúc này phải cắn răng stop loss, vì giá có thể đi rất xa, không thể chơi hệ tâm linh, ngồi cầu mong cho nó trở lại được. Thà cắt lỗ để kiếm cơ hội khác còn hơn mắc kẹt và mất rất nhiều cơ hội. Một kinh nghiệm của riêng mình là khi bạn thấy giá tăng/giảm theo hình bậc thang trên tất cả các khung thời gian 1D, 4h, 1h, 15m, thì nguy cơ vượt mốc rất lớn. Stop loss là cái ai cũng có thể chủ động làm và biết làm. Trong khi mong muốn đoán đúng xu hướng thị trường lại mang tính may rủi nhiều hơn. Nói vậy thôi chứ kỹ năng này cần phải luyện nhiều, ngay cả pro cũng lắm lúc gồng lỗ một cách vô lý. Thái độ tiếc nuối triền miên là rất không tốt trong công việc giao dịch. #binancesquares #stoploss #newbies
👋Stop loss là thứ tạo nên sự khác biệt.

Một trong những hành động khó nhất khi trade là stop loss. Rất ít người sẵn sàng đau đớn mất tiền, nhưng lại không biết, họ có thể mất gấp 3-5 lần số đó nếu ko thoát lệnh sớm.

Nhưng stop loss ở đâu? Thực ra để xác định khá dễ, chúng là các vùng kháng cự và vùng hỗ trợ. Các vùng này được người dùng phân tích đầy trên bản tin của Binance Square. Chúng thường rơi vào các mô hình Fibonacci, Elliot Wave, Trendlines...

Khi giá phá vỡ các vùng này thì khả năng rất cao là nó sẽ đi thẳng luôn. Lúc này phải cắn răng stop loss, vì giá có thể đi rất xa, không thể chơi hệ tâm linh, ngồi cầu mong cho nó trở lại được. Thà cắt lỗ để kiếm cơ hội khác còn hơn mắc kẹt và mất rất nhiều cơ hội.

Một kinh nghiệm của riêng mình là khi bạn thấy giá tăng/giảm theo hình bậc thang trên tất cả các khung thời gian 1D, 4h, 1h, 15m, thì nguy cơ vượt mốc rất lớn.

Stop loss là cái ai cũng có thể chủ động làm và biết làm. Trong khi mong muốn đoán đúng xu hướng thị trường lại mang tính may rủi nhiều hơn.

Nói vậy thôi chứ kỹ năng này cần phải luyện nhiều, ngay cả pro cũng lắm lúc gồng lỗ một cách vô lý. Thái độ tiếc nuối triền miên là rất không tốt trong công việc giao dịch.
#binancesquares
#stoploss
#newbies
Tâm lý đúng khi giao dịch tiền mã hoá? Ở trong cái thị trường này, những người có thần kinh quá nhạy cảm sẽ phải sớm kiệt sức. Thành ra, ta phải tập dần với tính lạnh lùng nếu muốn theo lâu dài. Lạnh lùng TP, lạnh lùng SL theo plan. Bạn phải có tư tưởng còn 1000 cơ hội khác để kiếm lời, chứ không phải để vài lệnh thua lỗ phá hủy tinh thần của bạn. Biến động mạnh của tâm lý là tối kỵ khi giao dịch. Trong 1 thị trường mà khả năng nào cũng có thể xảy ra thì bản thân mình chọn chốt lời theo nhu cầu của bản thân. Khi thấy đã đủ kế hoạch đề ra, mình sẽ chốt lời, không quan tâm giá sẽ tiếp tục đi lên hay quay đầu giảm. Vì bạn có thể tiếc nuối đã chốt lời quá sớm, hoặc cũng có thể tiếc thay vì lời $40 thì lại lỗ $40. Không có plan, tham lam, yếu bóng vía...chúng là lý do sẽ hủy diệt sức khoẻ tinh thần của bạn.
Tâm lý đúng khi giao dịch tiền mã hoá?

Ở trong cái thị trường này, những người có thần kinh quá nhạy cảm sẽ phải sớm kiệt sức. Thành ra, ta phải tập dần với tính lạnh lùng nếu muốn theo lâu dài. Lạnh lùng TP, lạnh lùng SL theo plan. Bạn phải có tư tưởng còn 1000 cơ hội khác để kiếm lời, chứ không phải để vài lệnh thua lỗ phá hủy tinh thần của bạn.

Biến động mạnh của tâm lý là tối kỵ khi giao dịch.

Trong 1 thị trường mà khả năng nào cũng có thể xảy ra thì bản thân mình chọn chốt lời theo nhu cầu của bản thân. Khi thấy đã đủ kế hoạch đề ra, mình sẽ chốt lời, không quan tâm giá sẽ tiếp tục đi lên hay quay đầu giảm.

Vì bạn có thể tiếc nuối đã chốt lời quá sớm, hoặc cũng có thể tiếc thay vì lời $40 thì lại lỗ $40.

Không có plan, tham lam, yếu bóng vía...chúng là lý do sẽ hủy diệt sức khoẻ tinh thần của bạn.
--- Nếu bạn COPY giao dịch của người khác thì BẠN PHẢI... 0. Bạn phải tin là họ giỏi hơn bạn. Nếu không thì copy thật vô nghĩa. 1. Kiểm tra thật kỹ kết quả của họ trong tổng số 90 ngày. Đó nên là biểu đồ đi lên đều đặn, biến động vừa phải thay vì đột biến kiểu skyrocket. 2. Khi đã chọn thì phải tuyệt đối tin tưởng ở họ trong một thời gian đủ dài (30-90 ngày). KHÔNG ĐƯỢC NÓNG LÒNG. Khi thống kê rất nhiều người giao dịch top đầu, mình thấy hầu hết họ có ROI dương (>200%) trong khung 90 ngày, thế nhưng PnL của một số follower lại âm. Vì sao? Theo mình dự đoán thì một số follower thấy lệnh âm liền sợ hãi, can thiệp vào lệnh, TP, SL lộn xộn không theo người chủ trì, dẫn đến âm. Đó là vì sao mục số 0 ở đầu tiên mình nêu rất quan trọng. Bạn phải tin họ giỏi hơn bạn, và không được can thiệp vào lệnh. 3. Bạn không được giao tất cả tiền cho 1 người. Bạn có thể bỏ ra 30% để copy từ vài người khác, số còn lại bạn tự trade. Hoặc lấy 100% và rải đều trên nhiều người (nếu bạn không có thời gian) 4. Bắt đầu nhỏ - để bạn có thời gian hiểu phong cách trade của người mà bạn sao chép. Khi tin tưởng rồi thì tăng thêm một chút vốn cho họ, nhưng đừng nhiều quá, phải đa dạng nguồn. Ý kiến: Copy trade cũng rất hay, vì người khác sẽ dám làm cái mà ta không dám làm. Họ dám thử x10 tài khoản, trong khi ta lại thích lối trade an toàn. Bỏ cho họ 5-10% ngân sách và sẵn sàng x10 hoặc mất hết cũng xứng đáng mà, phải không bạn? #copytrading
--- Nếu bạn COPY giao dịch của người khác thì BẠN PHẢI...

0. Bạn phải tin là họ giỏi hơn bạn. Nếu không thì copy thật vô nghĩa.

1. Kiểm tra thật kỹ kết quả của họ trong tổng số 90 ngày. Đó nên là biểu đồ đi lên đều đặn, biến động vừa phải thay vì đột biến kiểu skyrocket.

2. Khi đã chọn thì phải tuyệt đối tin tưởng ở họ trong một thời gian đủ dài (30-90 ngày). KHÔNG ĐƯỢC NÓNG LÒNG. Khi thống kê rất nhiều người giao dịch top đầu, mình thấy hầu hết họ có ROI dương (>200%) trong khung 90 ngày, thế nhưng PnL của một số follower lại âm. Vì sao? Theo mình dự đoán thì một số follower thấy lệnh âm liền sợ hãi, can thiệp vào lệnh, TP, SL lộn xộn không theo người chủ trì, dẫn đến âm. Đó là vì sao mục số 0 ở đầu tiên mình nêu rất quan trọng. Bạn phải tin họ giỏi hơn bạn, và không được can thiệp vào lệnh.

3. Bạn không được giao tất cả tiền cho 1 người. Bạn có thể bỏ ra 30% để copy từ vài người khác, số còn lại bạn tự trade. Hoặc lấy 100% và rải đều trên nhiều người (nếu bạn không có thời gian)

4. Bắt đầu nhỏ - để bạn có thời gian hiểu phong cách trade của người mà bạn sao chép. Khi tin tưởng rồi thì tăng thêm một chút vốn cho họ, nhưng đừng nhiều quá, phải đa dạng nguồn.

Ý kiến: Copy trade cũng rất hay, vì người khác sẽ dám làm cái mà ta không dám làm. Họ dám thử x10 tài khoản, trong khi ta lại thích lối trade an toàn. Bỏ cho họ 5-10% ngân sách và sẵn sàng x10 hoặc mất hết cũng xứng đáng mà, phải không bạn?
#copytrading
--- bạn có nên tin các phân tích của người khác? Trong 1 thị trường mà ai cũng có quyền nói thì theo mình, phần lớn đó chỉ là rác. Ở đó, hầu hết mỗi người đều cố đưa ra nhận định, phán đoán, đều theo phe xanh hoặc phe đỏ. Nếu hên đúng thì lối hành văn này lại xuất hiện "hôm trước/tháng trước mình đã nói" như thể mình là thần thánh, mình có khả năng phân tích thị trường. Còn xui đoán sai thì im thin thít. Nhiều người đoán giá giảm như đúng rồi, vậy sao không show lệnh short all in? Hay chỉ vì trong cuộc sống, họ không có tiếng nói nên đành phải lên mạng tỏ ra mình biết nhiều hơn kẻ khác? Về cơ bản thì bạn không nên tin diễn biến thị trường sắp xảy ra theo lối phân tích của kẻ khác, bởi nó hầu như xác suất chỉ quanh quẩn 50/50. Kẻ sống được trong thị trường nhờ vào khả năng quản lý vốn, chốt lời, cắt lỗ theo kỷ luật chứ không phải cố đoán đúng xu hướng. Khi đọc bài của họ, bạn chỉ nên để ý các cột mốc. Các cột mốc này dù cố ý hay vô tình thường xảy ra theo các mô hình Fibonacci, Elliot Wave, Trendlines. Đó là những vị trí mà giá sẽ đi đến (tăng hoặc giảm). Từ những con số đó, bạn hãy tính tỉ lệ Risk-reward của riêng bạn (ít nhất 1:2), thêm chút phán đoán, phân tích kỹ thuật của bản thân rồi quyết định có vào lệnh hay không. Đừng cố vào lệnh khi tỉ lệ Risk-reward là 1:1, hoặc khi thị trường đang rung lắc mạnh, khi bạn không thể đưa ra phán đoán của riêng mình, không có plan cụ thể. Kiểu đó chỉ là trò đánh bài may rủi.
--- bạn có nên tin các phân tích của người khác?

Trong 1 thị trường mà ai cũng có quyền nói thì theo mình, phần lớn đó chỉ là rác.

Ở đó, hầu hết mỗi người đều cố đưa ra nhận định, phán đoán, đều theo phe xanh hoặc phe đỏ. Nếu hên đúng thì lối hành văn này lại xuất hiện "hôm trước/tháng trước mình đã nói" như thể mình là thần thánh, mình có khả năng phân tích thị trường. Còn xui đoán sai thì im thin thít.

Nhiều người đoán giá giảm như đúng rồi, vậy sao không show lệnh short all in? Hay chỉ vì trong cuộc sống, họ không có tiếng nói nên đành phải lên mạng tỏ ra mình biết nhiều hơn kẻ khác?

Về cơ bản thì bạn không nên tin diễn biến thị trường sắp xảy ra theo lối phân tích của kẻ khác, bởi nó hầu như xác suất chỉ quanh quẩn 50/50. Kẻ sống được trong thị trường nhờ vào khả năng quản lý vốn, chốt lời, cắt lỗ theo kỷ luật chứ không phải cố đoán đúng xu hướng.

Khi đọc bài của họ, bạn chỉ nên để ý các cột mốc. Các cột mốc này dù cố ý hay vô tình thường xảy ra theo các mô hình Fibonacci, Elliot Wave, Trendlines. Đó là những vị trí mà giá sẽ đi đến (tăng hoặc giảm).

Từ những con số đó, bạn hãy tính tỉ lệ Risk-reward của riêng bạn (ít nhất 1:2), thêm chút phán đoán, phân tích kỹ thuật của bản thân rồi quyết định có vào lệnh hay không.

Đừng cố vào lệnh khi tỉ lệ Risk-reward là 1:1, hoặc khi thị trường đang rung lắc mạnh, khi bạn không thể đưa ra phán đoán của riêng mình, không có plan cụ thể. Kiểu đó chỉ là trò đánh bài may rủi.
--- NÊN DÙNG ĐÒN BẪY HAY KHÔNG DÙNG? (phần 3). Mình muốn nhấn mạnh rằng vì năng lực có hạn nên mình không dùng đòn bẫy. Chứ mình không đánh giá thấp công cụ đó. Những lý do mình không dùng đòn bẫy: 1. Stress. Bạn sẽ rất khó thả lỏng tâm trí để tận hưởng cuộc sống vì đòn bẫy sẽ làm bạn lo lắng cháy tài khoản. Bạn sẽ phải check thường xuyên. Bạn sẽ tự động thức giấc lúc 3-4h sáng để bật điện thoại lên coi giá cả. Phải nói là mình ám ảnh cái giai đoạn dùng đòn bẫy đó, nó hủy hoại sức khoẻ tinh thần khủng khiếp. 2. Áp lực. Nếu không quyết đoán cắt lỗ (SL cụ thể) thì dùng đòn bẫy sẽ chỉ hủy hoại tài sản của bạn nhanh hơn, tàn bạo hơn. Người chơi x1 có thể gồng lỗ, chờ sóng hồi cho những đợt biến động bất ngờ, nhưng bạn x5 x10 thì không được phép. Càng áp lực, càng ra vào nhiều lệnh, thì quyết định của bạn càng ít sáng suốt. Các kế hoạch bị phá vỡ và để lại những tiếc nuối. 3. Đòn bẫy dành cho một số trường hợp mà ta tự tin khả năng thắng cao. Nhưng trong thị trường này ai biết trước điều gì? 4. Một khi bộ não đã quen với đòn bẫy x5 x25 thì bạn rất khó quay lại và chấp nhận những con số khiêm tốn ở mức x1. Thói quen này có thể dẫn bạn đến lối chơi: thua ở mức x5, và muốn gỡ lại bằng x10. Hoặc bạn đã thắng ở mức x10, sự hưng phấn sẽ đẩy bạn đến mức x20. Nếu ko SL có kỷ luật, bạn sẽ sớm mất hết. Nói tóm lại, đòn bẫy không dùng cho tay mơ. Nó sẽ hủy hoại newbie không thương tiếc. Một vài người mình biết đã mất 10-20k USD và ko gỡ lại nổi vì đòn bẫy. Giờ chỉ ngậm đắng nuốt cay. Nếu bạn là newbie, hãy hăng hái thôi, đừng hưng phấn quá, bạn nhé.
--- NÊN DÙNG ĐÒN BẪY HAY KHÔNG DÙNG? (phần 3).

Mình muốn nhấn mạnh rằng vì năng lực có hạn nên mình không dùng đòn bẫy. Chứ mình không đánh giá thấp công cụ đó.

Những lý do mình không dùng đòn bẫy:

1. Stress. Bạn sẽ rất khó thả lỏng tâm trí để tận hưởng cuộc sống vì đòn bẫy sẽ làm bạn lo lắng cháy tài khoản. Bạn sẽ phải check thường xuyên. Bạn sẽ tự động thức giấc lúc 3-4h sáng để bật điện thoại lên coi giá cả. Phải nói là mình ám ảnh cái giai đoạn dùng đòn bẫy đó, nó hủy hoại sức khoẻ tinh thần khủng khiếp.

2. Áp lực. Nếu không quyết đoán cắt lỗ (SL cụ thể) thì dùng đòn bẫy sẽ chỉ hủy hoại tài sản của bạn nhanh hơn, tàn bạo hơn. Người chơi x1 có thể gồng lỗ, chờ sóng hồi cho những đợt biến động bất ngờ, nhưng bạn x5 x10 thì không được phép. Càng áp lực, càng ra vào nhiều lệnh, thì quyết định của bạn càng ít sáng suốt. Các kế hoạch bị phá vỡ và để lại những tiếc nuối.

3. Đòn bẫy dành cho một số trường hợp mà ta tự tin khả năng thắng cao. Nhưng trong thị trường này ai biết trước điều gì?

4. Một khi bộ não đã quen với đòn bẫy x5 x25 thì bạn rất khó quay lại và chấp nhận những con số khiêm tốn ở mức x1. Thói quen này có thể dẫn bạn đến lối chơi: thua ở mức x5, và muốn gỡ lại bằng x10. Hoặc bạn đã thắng ở mức x10, sự hưng phấn sẽ đẩy bạn đến mức x20. Nếu ko SL có kỷ luật, bạn sẽ sớm mất hết.

Nói tóm lại, đòn bẫy không dùng cho tay mơ. Nó sẽ hủy hoại newbie không thương tiếc. Một vài người mình biết đã mất 10-20k USD và ko gỡ lại nổi vì đòn bẫy. Giờ chỉ ngậm đắng nuốt cay.

Nếu bạn là newbie, hãy hăng hái thôi, đừng hưng phấn quá, bạn nhé.
--- NÊN DÙNG ĐÒN BẪY HAY KHÔNG DÙNG? (phần 2) Đòn bẫy sẽ mang lại nhiều lợi thế nếu chúng ta nắm được phần nhiều khả năng thắng. Nhưng có thể đó là với ai có năng lực phân tích tốt chứ tuyệt nhiên không phải là mình. Mình không giỏi phân tích kỹ thuật, không nhanh lẹ trong việc cập nhật tin tức, thậm chí không đoán được tình hình vĩ mô. Mình hiểu khả năng của mình trong thị trường này, nên mình đã CHỌN KHÔNG DÙNG ĐÒN BẪY bất kể tự tin với lệnh của mình đến đâu đi nữa. Bởi trong thị trường này, cái gì cũng có thể xảy ra. Cách đây vài năm, mình short dogecoin vì thấy trong chưa đầy 1 ngày, nó đã tăng 100%, mình nghĩ nó khó có thể tăng thêm, nhưng có trời mới biết vài tiếng sau đó, nó đã lên gần 200%. Lần đó mình lỗ nặng, đến giờ vẫn không quên. Nghịch lý là, dùng đòn bẫy có vẻ quyến rũ, nhưng khi dùng nó mình chỉ toàn lỗ, không có lấy 1 đồng lời. Cho đến khi mình hiểu khả năng của bản thân hơn, mình ngừng tham lam và vui vẻ với x1 thì lại bắt đầu có lời. Điều đáng tiếc là số lời của mình đến bây giờ vẫn chưa gỡ lại được số lỗ. Cái giá phải trả cho bài học dùng đòn bẫy quá lớn (gần $3000). Lẽ ra nó không cần phải lớn đến vậy. mình mong những newbie mới nhúng chân vào thị trường thì tĩnh tâm lại, bỏ số tiền thật nhỏ để học hỏi trước, đừng vội kiếm lời. Vì bạn không thể nào kiếm lời với sự thiếu hiểu biết. Bạn không thể kiếm lời chỉ với sự tham lam. Bạn chỉ kiếm được lời khi bạn hiểu nhiều hơn, thuần thục hơn, bình tĩnh hơn, quyết đoán hơn thôi. Phần 3 mình sẽ nói đến sự căng thẳng đầu óc và bất lợi tinh thần khi dùng đòn bẫy. Theo dõi để đọc nha.
--- NÊN DÙNG ĐÒN BẪY HAY KHÔNG DÙNG? (phần 2)

Đòn bẫy sẽ mang lại nhiều lợi thế nếu chúng ta nắm được phần nhiều khả năng thắng.

Nhưng có thể đó là với ai có năng lực phân tích tốt chứ tuyệt nhiên không phải là mình.

Mình không giỏi phân tích kỹ thuật, không nhanh lẹ trong việc cập nhật tin tức, thậm chí không đoán được tình hình vĩ mô. Mình hiểu khả năng của mình trong thị trường này, nên mình đã CHỌN KHÔNG DÙNG ĐÒN BẪY bất kể tự tin với lệnh của mình đến đâu đi nữa. Bởi trong thị trường này, cái gì cũng có thể xảy ra.

Cách đây vài năm, mình short dogecoin vì thấy trong chưa đầy 1 ngày, nó đã tăng 100%, mình nghĩ nó khó có thể tăng thêm, nhưng có trời mới biết vài tiếng sau đó, nó đã lên gần 200%. Lần đó mình lỗ nặng, đến giờ vẫn không quên.

Nghịch lý là, dùng đòn bẫy có vẻ quyến rũ, nhưng khi dùng nó mình chỉ toàn lỗ, không có lấy 1 đồng lời. Cho đến khi mình hiểu khả năng của bản thân hơn, mình ngừng tham lam và vui vẻ với x1 thì lại bắt đầu có lời.

Điều đáng tiếc là số lời của mình đến bây giờ vẫn chưa gỡ lại được số lỗ. Cái giá phải trả cho bài học dùng đòn bẫy quá lớn (gần $3000). Lẽ ra nó không cần phải lớn đến vậy. mình mong những newbie mới nhúng chân vào thị trường thì tĩnh tâm lại, bỏ số tiền thật nhỏ để học hỏi trước, đừng vội kiếm lời. Vì bạn không thể nào kiếm lời với sự thiếu hiểu biết. Bạn không thể kiếm lời chỉ với sự tham lam. Bạn chỉ kiếm được lời khi bạn hiểu nhiều hơn, thuần thục hơn, bình tĩnh hơn, quyết đoán hơn thôi.

Phần 3 mình sẽ nói đến sự căng thẳng đầu óc và bất lợi tinh thần khi dùng đòn bẫy. Theo dõi để đọc nha.
*Nên dùng đòn bẫy hay không dùng? (Phần 1) Câu trả lời ngắn gọn của riêng mình: Không! Không dùng đòn bẫy dù là x2. Mình đã từng vào thị trường với đầy nhiệt huyết, cộng với ngạo mạn và tham lam. Mình dùng đòn bẫy x10. Và kết quả thì chắc bạn đoán ra, mình bị cháy tài khoản lần thứ nhất, khoảng $1500. Mình đau đớn, tim gan như nổ tung, tự vò đầu bứt tóc, dằn vặt bản thân. Nhiều ngày tháng nhịn ăn nhịn mặc tích cóp, thích một món đồ không dám mua, nhưng cuối cùng lại bốc hơi ngay một số tiền lớn. Như một canh bạc. Cơn đau đó kéo dài 3 tháng. Sau đó mình đã bán vàng và quay trở lại. Ý nghĩ ngu xuẩn ở đây là: mình muốn gỡ lại những gì đã mất. Tư duy gỡ lại những gì đã mất cực kỳ nguy hiểm. Vì nó mang lại tâm lý vội vã, muốn ăn thua đủ với thị trường. Điều này dẫn đến cái thua thứ 2. Mặc dù lần này thận trọng hơn, chỉ dùng đòn bẫy x3, x5. Nhưng việc không quyết đoán cắt lỗ khiến vốn của mình cạn dần. Mình tiếp tục mất $1500, số dư còn lại $500. Đau đớn tột độ, mình rút $500 còn sót lại để sinh hoạt hàng ngày, từ đó mình cắt đứt với tiền mã hoá 1 thời gian. Bài học là gì? Chúng ta không thể đem cái sự hiểu biết non nớt (nhưng tham lam) của một người mới tham gia thị trường để giành chiến thắng. Bạn chỉ kiếm được lợi nhuận khi đã thuần thục hơn, hiểu biết hơn mà thôi. Tiếc thay, rất nhiều newbie đã mất tiền với cùng 1 cách như mình. Hi vọng bạn sẽ điềm tĩnh, giữ cái đầu lạnh và bớt tham lam để học tập từ từ, trước khi bỏ vào sàn giao dịch một số tiền quá lớn (đủ để khiến bạn đau đớn). Câu chuyện đòn bẫy còn dài. Theo dõi mình để đọc phần 2 nhé.
*Nên dùng đòn bẫy hay không dùng? (Phần 1)

Câu trả lời ngắn gọn của riêng mình: Không!

Không dùng đòn bẫy dù là x2.

Mình đã từng vào thị trường với đầy nhiệt huyết, cộng với ngạo mạn và tham lam. Mình dùng đòn bẫy x10. Và kết quả thì chắc bạn đoán ra, mình bị cháy tài khoản lần thứ nhất, khoảng $1500.

Mình đau đớn, tim gan như nổ tung, tự vò đầu bứt tóc, dằn vặt bản thân. Nhiều ngày tháng nhịn ăn nhịn mặc tích cóp, thích một món đồ không dám mua, nhưng cuối cùng lại bốc hơi ngay một số tiền lớn. Như một canh bạc.

Cơn đau đó kéo dài 3 tháng.

Sau đó mình đã bán vàng và quay trở lại. Ý nghĩ ngu xuẩn ở đây là: mình muốn gỡ lại những gì đã mất.

Tư duy gỡ lại những gì đã mất cực kỳ nguy hiểm. Vì nó mang lại tâm lý vội vã, muốn ăn thua đủ với thị trường. Điều này dẫn đến cái thua thứ 2. Mặc dù lần này thận trọng hơn, chỉ dùng đòn bẫy x3, x5. Nhưng việc không quyết đoán cắt lỗ khiến vốn của mình cạn dần. Mình tiếp tục mất $1500, số dư còn lại $500.

Đau đớn tột độ, mình rút $500 còn sót lại để sinh hoạt hàng ngày, từ đó mình cắt đứt với tiền mã hoá 1 thời gian.

Bài học là gì? Chúng ta không thể đem cái sự hiểu biết non nớt (nhưng tham lam) của một người mới tham gia thị trường để giành chiến thắng. Bạn chỉ kiếm được lợi nhuận khi đã thuần thục hơn, hiểu biết hơn mà thôi.

Tiếc thay, rất nhiều newbie đã mất tiền với cùng 1 cách như mình. Hi vọng bạn sẽ điềm tĩnh, giữ cái đầu lạnh và bớt tham lam để học tập từ từ, trước khi bỏ vào sàn giao dịch một số tiền quá lớn (đủ để khiến bạn đau đớn).

Câu chuyện đòn bẫy còn dài. Theo dõi mình để đọc phần 2 nhé.
Liệu thị trường tiền điện tử sẽ suy vong trong tương lai gần hay không? Như các bạn đã biết, Warren Buffet nói thị trường crypto là cái bẫy chuột vì nó ko có giá trị nội tại nào. Ông nói dù sớm hay muộn thì thị trường tiền điện tử cũng sẽ sụp đổ. Mình cho là ý kiến này có phần đúng. Vì tất cả những giá trị mà mọi người gán cho tiền mã hoá đều trở nên ngày càng kém chắc chắn. Nó ko giống vàng, ko phải là tài sản chống lạm phát. Tất cả những người trong thị trường này đều là đầu cơ chứ ko phải đầu tư. Nó có giới hạn rất lớn trong tốc độ thanh toán và chuyển tiền giữa các ví. Mình đã thử chuyển tiền từ ví lạnh lên tài khoản trên sàn, mất ít nhất 30p. Có hôm lâu hơn thì 1-2 tiếng. Nó tốn rất nhiều năng lượng. Chính phủ không ưa nó. Về cơ bản thì chính phủ luôn muốn kiểm soát tiền tệ, thế nên 1 loại tiền phi tập trung, phi chính phủ là một ý niệm rất có tính lý tưởng hoá. Theo dự đoán của mình, chính phủ sẽ tạo ra 1 dòng tiền điện tử của riêng họ, và đồng tiền đó cũng gần giống với stable coin hiện nay. Tức là những đồng tiền khác có khả năng bị triệt tiêu, bao gồm cả các sàn. Mình vẫn trung thành với quan điểm: thị trường tiền điện tử ko khác gì sòng bạc Casino cỡ lớn. Sòng bài còn sống, thị trường crypto còn sống. Nó ko cần thiết phải lớn mạnh đến mức thay thế cho thị trường tiền pháp định, nó chỉ cần là 1 lựa chọn thêm. Ta đừng tư duy kiểu trắng - đen, mà còn nên biết có sắc độ lưng lửng như màu xám tồn tại. Kết quả là, thị trường này có thể ko phình to mãi như kỳ vọng, có thể teo xuống, nhưng sẽ không biến mất. Ít nhất là trong tương lai gần.
Liệu thị trường tiền điện tử sẽ suy vong trong tương lai gần hay không?

Như các bạn đã biết, Warren Buffet nói thị trường crypto là cái bẫy chuột vì nó ko có giá trị nội tại nào. Ông nói dù sớm hay muộn thì thị trường tiền điện tử cũng sẽ sụp đổ.

Mình cho là ý kiến này có phần đúng. Vì tất cả những giá trị mà mọi người gán cho tiền mã hoá đều trở nên ngày càng kém chắc chắn.

Nó ko giống vàng, ko phải là tài sản chống lạm phát. Tất cả những người trong thị trường này đều là đầu cơ chứ ko phải đầu tư.

Nó có giới hạn rất lớn trong tốc độ thanh toán và chuyển tiền giữa các ví. Mình đã thử chuyển tiền từ ví lạnh lên tài khoản trên sàn, mất ít nhất 30p. Có hôm lâu hơn thì 1-2 tiếng.

Nó tốn rất nhiều năng lượng.

Chính phủ không ưa nó. Về cơ bản thì chính phủ luôn muốn kiểm soát tiền tệ, thế nên 1 loại tiền phi tập trung, phi chính phủ là một ý niệm rất có tính lý tưởng hoá. Theo dự đoán của mình, chính phủ sẽ tạo ra 1 dòng tiền điện tử của riêng họ, và đồng tiền đó cũng gần giống với stable coin hiện nay. Tức là những đồng tiền khác có khả năng bị triệt tiêu, bao gồm cả các sàn.

Mình vẫn trung thành với quan điểm: thị trường tiền điện tử ko khác gì sòng bạc Casino cỡ lớn. Sòng bài còn sống, thị trường crypto còn sống. Nó ko cần thiết phải lớn mạnh đến mức thay thế cho thị trường tiền pháp định, nó chỉ cần là 1 lựa chọn thêm. Ta đừng tư duy kiểu trắng - đen, mà còn nên biết có sắc độ lưng lửng như màu xám tồn tại.

Kết quả là, thị trường này có thể ko phình to mãi như kỳ vọng, có thể teo xuống, nhưng sẽ không biến mất. Ít nhất là trong tương lai gần.
Tìm hiểu tin tức mới nhất về tiền mã hóa
⚡️ Hãy tham gia những cuộc thảo luận mới nhất về tiền mã hóa
💬 Tương tác với những nhà sáng tạo mà bạn yêu thích
👍 Thưởng thức nội dung mà bạn quan tâm
Email / Số điện thoại

Tin tức mới nhất

--
Xem thêm

Bài viết thịnh hành

avatar
Crypto Makki
Xem thêm
Sơ đồ trang web
Cookie Preferences
Điều khoản & Điều kiện