Vụ sụp đổ của hệ sinh thái Terra (LUNA-UST) năm 2022 từng gây chấn động toàn ngành crypto, cuốn bay hơn 60 tỷ USD khỏi thị trường. Giờ đây, sau gần ba năm, một trong những cái tên hưởng lợi lớn nhất từ cơn sốt LUNA – Galaxy Digital – đã phải trả giá. Công ty đầu tư crypto do tỷ phú Michael Novogratz sáng lập vừa đạt thỏa thuận với Văn phòng Tổng Chưởng lý New York (NYAG), chấp nhận nộp phạt 200 triệu USD vì hành vi thao túng giá LUNA.
Galaxy Digital "shill" LUNA nhưng lại âm thầm thoát hàng
Theo hồ sơ từ NYAG,
#GalaxyDigital đã có những động thái mâu thuẫn nghiêm trọng liên quan đến LUNA:
Mua vào giá rẻ: Năm 2020, Galaxy Digital mua 18,5 triệu token LUNA với mức chiết khấu 30% so với giá thị trường.
Công khai quảng bá: Công ty này liên tục ca ngợi tiềm năng của Terra, khiến LUNA trở thành một trong những tài sản hot nhất trên thị trường crypto.
Âm thầm xả hàng: Trong khi vẫn "shill" LUNA, Galaxy lại bí mật bán phần lớn lượng token của mình, thu về hơn 100 triệu USD trước khi dự án sụp đổ vào tháng 5/2022.
Thoát hàng đúng đỉnh: Khi
$LUNA đạt đỉnh 119,18 USD vào tháng 4/2022, Galaxy Digital gần như đã rút hết vốn, để lại phần lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ "mắc kẹt".
Sau đó chỉ một tháng, LUNA lao về gần 0, gây ra một trong những vụ sụp đổ nghiêm trọng nhất trong lịch sử crypto.
Hình phạt nặng tay từ chính quyền New York
Theo thỏa thuận với NYAG, Galaxy Digital sẽ phải chi trả 200 triệu USD trong vòng 3 năm, với khoản thanh toán đầu tiên là 40 triệu USD trong hai tuần tới. Ngoài ra, công ty cũng phải áp dụng các chính sách mới nhằm ngăn chặn xung đột lợi ích trong tương lai, bao gồm:
Phân tích pháp lý chặt chẽ hơn đối với các khoản đầu tư vào token.
Quy định nghiêm ngặt hơn về phát ngôn quảng bá, tránh tình trạng vừa PR vừa xả hàng như đã làm với LUNA.
Vụ việc này đánh dấu một trong những án phạt lớn nhất liên quan đến cú sụp đổ của LUNA, cho thấy chính quyền Mỹ ngày càng siết chặt kiểm soát với thị trường crypto.
Không chỉ Galaxy Digital, nhiều cái tên khác cũng bị "sờ gáy"
Galaxy Digital không phải là tổ chức duy nhất bị truy cứu trách nhiệm trong vụ sập LUNA-UST. Trước đó, Jump Crypto cũng đã phải nộp phạt 123 triệu USD, còn Terraform Labs, công ty sáng lập LUNA, bị SEC phạt lên đến 4,7 tỷ USD.
Về phần Do Kwon, nhà sáng lập Terraform Labs, hiện ông vẫn đang đối mặt với hàng loạt cáo buộc pháp lý. Sau khi bị bắt tại Montenegro, Do Kwon đang chờ xét xử và có thể bị dẫn độ về Mỹ hoặc Hàn Quốc.
Tương lai nào cho Terra?
Sau cú sụp đổ, Terraform Labs đã công bố kế hoạch "hồi sinh" với Terra 2.0. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa có dấu hiệu vực dậy.
Token Terra Classic (LUNC) hiện có vốn hóa khoảng 339 triệu USD, giảm hơn 100 lần so với đỉnh 40,9 tỷ USD năm 2022.
Niềm tin vào hệ sinh thái Terra gần như đã mất, khi không còn nhiều dự án lớn xây dựng trên nền tảng này.
Dù vậy, câu chuyện của LUNA vẫn là một bài học quan trọng cho thị trường crypto: Đừng dễ dàng tin vào những lời quảng bá, đặc biệt là từ những tổ chức có lợi ích tài chính gắn liền với token mà họ đang "shill".