Trong phần 7 này sẽ nói về một loại tâm lý khiến người ta đánh giá tài sản mà họ đang sở hữu cao hơn giá trị thực tế hoặc giá trị mà họ sẵn sàng trả nếu chưa sở hữu. Đây là một dạng thiên kiến nhận thức, trong diễn biến tâm lý học, họ sẽ có cảm giác mất mát nhiều hơn hiềm vui dù mặc dù giá trị được và mất tương đương. Đặc trưng của loại hiệu ứng này là dựa trên quyền sở hữu tài sản. Và tên của loại hiệu là "Endowment Effect" - Hiệu ứng sở hữu.

VD nhỏ: Anh T đầu tư vào một đồng coin A với giá 100$ và anh T tin tưởng vào tiềm năng và đồng coin A này. Sau một khoảng thời gian, giá coin sụt về 74$ do thị trường đang giảm và có những nhà phân tích nói vẫn sẽ giảm. Cùng lúc đó, người bạn của anh T có một dự án tốt được đầu tư bởi một công ty top có tiếng muốn mời anh T vào đầu tư và khuyên anh T bán số coin đó đi để lấy vốn tái đầu tư nhưng anh T quyết định không bán vì cảm thấy đồng coin này vẫn còn nhiều giá trị và muốn tiếp tục giữ.

Phân tích tâm lý bên trong một chút:

- Cảm thấy giá trị của số coin đó vẫn hơn rất nhiều giá trị hiện tại vì sở hữu nó.

- Việc sở hữu khiến anh T cảm thấy chủ quan về việc tin rằng nó sẽ tăng giá và vượt mức giá ban đầu để kiếm lời dù cho không có căn cứ, cơ sở thực tế.

--> mất cơ hộ đầu tư tốt, tiếp tục chịu rủi ro.

Đọc đến đây, nếu bạn nào đã đọc bài viết trước của mình về "Chi phí chìm" và "Quá gắn bó" thì các bạn có thể sẽ có một số câu hỏi "giống nhau", "Khác gì nhau nhỉ" thì để mình so sánh một chút.

* Về định nghĩa:

- Chí phí chìm: tiếp tục đầu tư vào một dự án không có hiệu quả vì bỏ ra nhiều chi phí trước đó.

- Quá gắn bó: Đánh giá cao tài sản của mình vì công sức thời gian đã bỏ ra.

- Sở hữu: Đánh giá cao tài sản vì quyền sở hữu của mình.

* yếu tố tác động chính:

- Chi phí chìm: Chi phí đã bỏ ra và không thể thu hồi.

- Quá gắn bó: Thời gian, công sức đã bỏ ra và cũng không thể thu hồi.

- Sở hữu: Quyền sở hữu tạo nên cảm giác giá trị của vật sở hữu gia tăng.

* Nguyên nhân tạo nên tâm lý:

- Chi phí chìm: Cảm giác tiếc nuối, dối lòng mình rằng mình sẽ lấy lại tất cả chi phí đã bỏ ra.

- Quá gắn bó: Cảm giác tiếc nuối công sức, thời gian bỏ ra đầu tư vào nó, cảm thấy giá trị bỏ ra đáng giá hơn.

- Sở hữu: Thiên kiến mất mát, sợ cảm giác mất mát, đánh giá nỗi đau mất mát lớn hơn nhiều so với niềm vui lợi nhuận.

* Các hoạt động:

- Chi phí chìm: Tập trung vào lấy lại chi phí đã mất thay vì tìm cơ hội mới tốt hơn.

- Quá gắn bó: Tăng giá trị cảm nhận của tài sản do cá nhân đóng góp quá nhiều.

- Sở hữu: Sở hữu tạo cảm giá giá trị tài sản đang tăng và vẫn tiếp tục tăng.

---> Về cơ bản, nếu không đọc kĩ, ace sẽ khó có thể so sánh và biết được điểm khác nhau vì đặc biệt một điểm là thường ba loại tâm lý này thường xảy ra dồng thời 2 đến 3 loại cùng lúc và không chỉ những loại tâm lý này và còn nhiều loại tâm lý khác. Nếu chỉ có một loại tâm lý đến với mình thì việc quản lý cảm xúc quá đỗi là dễ dàng. Vì vậy hãy có những hiểu biết nhất định về mặt tâm lý nhé.

Qua phần so sánh trên, chắc ace cũng hiểu sơ sơ về loại hiệu ứng tâm ý này rồi, mình tiến đến phần khắc phục luôn nhé, ace nào có thắc mắc có thể comment để cùng giao lưu.

---> Cách khắc phục:

- Hãy có một tu duy khách quan để có thể đánh giá thị trường cũng như nhìn nhận lại giá trị thực của tài sản mà mình đang sở hữu.

- Hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng trong đâu tư, thiết lập mức chốt lời cắt lỗ từ trước để tránh yếu tố tâm lý tác động vào hành vi.

- Tìm hiểu thêm ý kiến ở bên ngoài, có thể chúng ta sẽ dính đến hiệu ứng đám đông nhưng chung quy nhiều cái não vẫn hơn một cái nhưng vẫn phải có chính kiến để đánh giá khách quan.


Em có nhóm group để ace giao lưu, mọi người cần có thể nhắn cho mình qua tt dưới đây nha!

0️⃣ . 5️⃣ / 8️⃣ - 8️⃣ . 6️⃣ / 2️⃣ \ 4️⃣ . 3️⃣ , 5️⃣ ? 0️⃣