Giao dịch P2P là một hình thức giao dịch được ưa chuộng trong thị trường crypto vì chỉ cần chuyển khoản ngân hàng. Tuy nhiên, không ít trường hợp một số người trong số chúng ta khi tiến hành giao dịch P2P trên Binance bị lừa đảo bởi cách thương nhân xấu khiến bị mất tiền mà không có cách nào lấy lại được, sau đây sẽ là các hình thức lừa đảo P2P phổ biến trên Binance mà các bạn bên bán hay mua thậm chí là thương nhân khi dùng Binance nên biết để tránh!
I/ CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO P2P PHỔ BIẾN 1. Lừa đảo bằng photoshop ảnh
Đây là chiêu trò lừa đảo P2P trên Binance mà cả người mua lẫn người bán đều gặp phải, nhất là những người mới tham gia P2P chưa có nhiều kinh nghiệm.
Ví dụ : Bên mua/bán đặt lệnh mua/bán coin thông qua P2P, sau đó photoshop ảnh đã chuyển khoản thành công, bấm “xác nhận đã chuyển khoản, thông báo cho người bán” rồi gửi tin nhắn cho người bán và thúc giục người bán nhanh chóng mở khóa coin cho họ.
Những người bán lúc này nhìn thấy ảnh đã chuyển khoản thành công từ người mua/bán thì nghĩ là họ đã chuyển khoản rồi nhưng không kiểm tra lại tài khoản ngân hàng của mình có tiền hay chưa mà đã vội mở khóa coin và click vào “ĐÃ NHẬN THANH TOÁN”. Vậy là người bán đã bị mất tiền do sơ suất của mình. Cách để phòng tránh hình thức lừa đảo này là hãy kiểm tra thật kỹ tài khoản của mình
2/ Sửa giá bánBên bán để một giá bán khá rẻ so với mặt bằng chung để người mua click vào mua, tuy nhiên bên bán có thể đã “đặt BOT chỉnh giá” khiến cho giá bán cao hơn ngay lúc đó mà người mua không để ý rồi chuyển tiền và hoàn tất thanh toán. Lúc sau nhìn vào số tiền không đúng thì giao dịch đã hoàn tất rồi. Ví dụ ban đầu bạn thấy giá để là 23000VNĐ/usdt mà khi bạn hoàn tất chuyển khoản xong thì giá mà bạn đã phải trả tăng lên 30000VNĐ/usdt.
Để giải quyết vấn đề này thì bạn không nên nóng vội chuyển khoản ngay mà khi xem lại thông tin chuyển khoản và số tiền cần tính toán lại xem có khớp với nhau không. Nếu bạn đã chuyển khoản và hoàn tất lệnh mua rồi thì nên báo cáo vào khung chat và liên hệ với nhân viên hỗ trợ Binance để chặn tài khoản lừa đảo.
3/ Lừa đảo hù doạ tiền bẩnĐây có lẽ là hình thức nhiều người gặp nhất, vì mình thấy đa số hội nhóm đều có người than phiền vấn đề này. Đó là có thể giao dịch với số tiền khá lớn tầm khoảng 5000$ trở lên, lúc này các thương nhân bẩn nhắn tin riêng hù doạ rằng là tiền bẩn, rồi dụ dỗ người bán qua các nền tảng khác và yêu cầu cung cấp thông tin riêng như cccd, call video, sao kê,.. sau đó dụ dỗ rằng báo hoàn tất thanh toán để họ báo với công an giải quyết sau đó là mất trắng. Hoặc có thể tinh vi hơn là giả mạo nhân viên của Binance để lừa đảo. Để phòng tránh cách lừa đảo này thì nếu số tiền lớn thì nên giao dịch OTC uy tín hoặc chia nhỏ số tiền ra để giao dịch.
4/ Dụ dỗ người mua huỷ lệnh
Đây là một cách lừa đảo khác khi giao dịch P2P trên Binance, cách này thường bị bên bán lợi dụng để lừa tiền của những người mua mới sử dụng P2P. Cụ thể thì bên mua đặt lệnh mua và đã chuyển khoản rồi nhưng bị dụ dỗ huỷ lệnh kiểu như tặng thêm coin, bị lỗi gì đó,..
Người mua lúc này nhẹ dạ cả tin nghe lời người bán và sau đó bên bán nhận được tiền rồi lặn luôn, với hình thức này thì dù bạn có kiện Binance thì họ cũng không giải quyết được nhé!
Để tránh gặp phải vấn đề này thì bạn không được hủy lệnh theo lời người bán và mọi giao dịch P2P đều cần thông qua Binance để được giải quyết, nhớ chụp ảnh màn hình chuyển khoản thành công với đúng sổ lệnh để làm bằng chứng nếu bên bán không mở khóa coin cho bạn.
5/ Mất tiền do sai nội dung chuyển khoảnHình thức này thì không hẳn được coi là lừa đảo vì trong phần mua/bán thì Binance đã hướng dẫn và ghi rõ rồi nên đó là do lỗi người mua.
Cụ thể đó là khi giao dịch P2P, bên mua chỉ cần ghi chú nội dung chuyển khoản theo sổ lệnh là lệnh sẽ được thực hiện. Tuy nhiên lại có những người mua chủ quan không đọc hướng dẫn, cứ chuyển tiền mà không có nội dung sổ lệnh hoặc ghi là mua USDT, mua Bitcoin, mua coin gì đó… Nhìn chung với trường hợp này, người bán có thể không trả lại tiền bởi bạn thực hiện sai quy định khi giao dịch P2P và mua/bán crypto là hoạt động chưa được pháp luật VN bảo vệ. Bạn có thể liên hệ với Binance để lấy số điện thoại người bán và yêu cầu họ chuyển khoản lại . Nếu may mắn bạn gặp được người bán có tâm mới được trả lại tiền hoặc có thể mất chút phí cho cái “ngu” còn không thì sẽ mất trắng.
6/ Đặt nhiều lệnh mua cùng lúc
Hình thức này đó là bên mua đặt liên tiếp nhiều lệnh cùng một lúc với số tiền mua bằng nhau nhưng sau đó khi chuyển khoản thanh toán thì họ sẽ chuyển khoản thiếu 1, 2 lệnh gì đó nhưng vẫn nhấn “Chuyển tiền, thông báo cho người bán”. Người bán lúc này thấy tài khoản tinh tinh liên tục thì nghĩ là bên mua chuyển đủ rồi mà không kiểm tra kỹ lại rồi mở khóa toàn bộ coin cho bên mua. Người bán nên cẩn thận hơn với trường hợp khách đặt liên tiếp nhiều lệnh mua cùng lúc với cùng số tiền. Chỉ khi nào thấy đủ số tiền mà người mua cần phải chuyển khoản thì mới mở khóa. Nếu họ chuyển khoản không đủ thì chỉ mở khóa với các sổ lệnh khớp với nội dung chuyển khoản mà bạn nhận được mà thôi.
7/ Đặt 2 lệnh giống nhau của 2 tài khoản khác nhau
Chiêu lừa đảo này như sau, có 2 tài khoản A và B cùng đặt 1 lệnh mua coin của người bán với số tiền giống nhau. Sau đó A chuyển khoản cho người bán (A không xác nhận đã chuyển tiền qua app luôn) mà chụp màn hình lại gửi cho B, B gửi hình cho người bán và B click vào “Chuyển tiền, thông báo cho người bán” sau đó yêu cầu người bán mở khóa coin cho mình. Người bán lúc này không để ý nên đã mở khóa cho B, lúc này A mới bấm “Chuyển tiền, thông báo cho người bán”. Vậy là khi có tranh chấp thì A vẫn có lý bởi A đã chuyển tiền rồi với bằng chứng là hình chuyển tiền cho người bán. Còn B thì chưa chuyển tiền nhưng vẫn có coin.
Để tránh trường hợp này thì người bán cần xác nhận đúng tên, sổ lệnh với đúng đơn đặt hàng của người chuyển khoản thì mở khóa coin cho đúng sổ lệnh đó.
8/ Kéo dài thời gian khiến lệnh bị hủy
Đây là cách được áp dụng với những người mua mới lần đầu giao dịch P2P trên Binance. Lúc này bên mua chưa biết mua bán thế nào nên vào nhắn tin hỏi bên bán trước, bên bán họ sẽ hướng dẫn cho bên mua từ bước đặt lệnh và đến cả bước chuyển khoản luôn. Tuy nhiên để kéo dài thời gian thì người bán sẽ nhắn 1 loạt tin nhắn nào đó để người mua không để ý và không chọn “Chuyển tiền, thông báo cho người bán”. Sau 15 phút thì lệnh sẽ bị hủy tự động mà lúc đó người mua không nhấn thông báo cho người bán thì số tiền đó cũng sẽ không cánh mà bay.
Người mới sử dụng P2P nên tìm hiểu trước quy trình mua coin thông qua P2P trước khi bắt đầu giao dịch và tập mua bán với số tiền nhỏ trước
9/ Chuyển khoản thiếu tiền
Đây là hình thức mà chắc hẳn ai cũng từng gặp qua một lần và có thể không may dính phải. ví dụ Bên mua sẽ mua coin với một số tiền khó nhớ, ví dụ như họ mua số tiền là 258.375.823 nhưng chỉ chuyển 238.375.823, chỉ khác nhau 1 số trong đó thôi. Nếu người bán không nhìn kỹ mà đã ấn vào “Xác nhận” thì họ đã mất tới hàng chục triệu đồng rồi. Hoặc đơn giản là mua số 258.375.823 nhưng chỉ chuyển 25.837.582 chênh nhau cả trăm triệu đồng. Theo quy định của Binance thì nếu người mua chuyển thiếu tiền thì người mua sẽ cần phải chuyển lại số tiền thiếu kèm theo phí phát sinh cho người bán. Tuy nhiên nếu người mua mà không phản hồi hay từ chối chuyển thêm tiền thì người bán sẽ phải trả lại tiền cho người mua nên người mua họ mới dám làm như vậy. Để tránh điều này bạn phải nhìn thật kỹ con số trước khi bấm xác nhận vì nếu đã lỡ nhấn xác nhận rồi thì họ có thể sẽ mất tiền khi Binance không thể giải quyết được tranh chấp.
10/ Sai lệch thông tinĐây là hình thức lừa đảo mà bên mua cần lưu ý khi tiến hành giao dịch P2P trên Binance bởi hình thức lừa đảo này rất tinh vi. Cụ thể bên bán sẽ làm bạn bị rối khi thông tin số tài khoản ngân hàng/số thẻ của người bán ở phần “Thanh toán cho người bán” khác với phần ghi chú thông tin chuyển khoản. Tức là sẽ có 2 số tài khoản khác nhau của cùng một tên và bạn chuyển nhầm vào cho tài khoản ở phần ghi chú/mô tả là coi như lệnh đó không thành công trong khi tiền của bạn vẫn bị mất. Để tránh gặp trường hợp này bạn nên copy chính xác số tài khoản và chọn ngân hàng thụ hưởng, xác nhận đúng tên của người bán thì mới chuyển khoản. Thông tin số tài khoản mà bạn cần chuyển khoản vào sẽ nằm ở phần thanh toán như hình bên dưới
II/ Một vài tips khi giao dịch P2P- Lựa chọn thương gia uy tín trên P2P bằng cách check tỷ lệ thành công và số lệnh giao dịch thành công, tỷ lệ càng cao và số lệnh giao dịch hoàn thành càng nhiều thì càng uy tín, đừng ham rẻ mà mất cả chì lẫn chài.
- Hạn chế mua lúc buổi tối cụ thể là 23h đêm hoặc lúc thị trường có biến động mạnh thì thương nhân nắm bắt tâm lý cần tiền bắt đáy hoặc bơm giáp để gây khó dễ, ngoài ra khung giờ ban đêm nhiều ngân hàng bảo trì nên việc chuyển tiền sẽ gặp trục trặc. - Cách để tránh lừa đảo khi giao dịch P2P trên Binance chỉ có thể là cả người mua và người bán cần phải thật cẩn thận, nhìn thật kỹ và đọc đầy đủ hướng dẫn của Binance cũng như người bán trước khi giao dịch mà thôi. Thường bạn chỉ cần chuyển khoản với nội dung là sổ lệnh kèm theo tên của bạn rồi nhấn thông báo cho người bán là được.
- Nếu là lần đầu tiên giao dịch P2P, các bạn chỉ nên thử giao dịch với số tiền nhỏ, sau khi đã thông thạo thì mới giao dịch số tiền lớn. - Giao dịch với số tiền lớn thì nên chọn kênh giao dịch OTC hoặc chia nhỏ lệnh ra tránh việc bị gây khó dễ - Cần thiết lập bảo mật tài khoản an toàn, giữ kín thông tin cá nhân, địa chỉ email, số điện thoại đăng ký. Thiết lập chế độ chỉ mình tôi cho tất cả các thông tin giới thiệu bản thân trên sàn giao dịch, tránh để kẻ xấu đánh cắp thông tin lợi dụng trục lợi.
- Hãy tạo thói quen chụp ảnh màn hình của tất cả các lệnh mua/bán lớn của để làm bằng chứng rằng chúng đã được hoàn tất. Trong trường hợp bị lừa đảo, ảnh chụp màn hình đóng vai trò là bằng chứng chính và có thể chứng minh với hỗ trợ.
- Không nhấn vào các link lạ, hay quét mã QR nào, không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ bên nào trên các nền tảng mạng xã hội khác như Zalo, FB,.. Bởi vì nhân viên Binance chỉ hỗ trợ người dùng duy nhất trên website và ứng dụng chính thức
- Không cho xác nhận giao dịch cho đến khi bạn chắc chắn đã nhận được tiền vào tài khoản của mình. Luôn kiểm tra kỹ tài khoản để xác nhận rằng giao dịch đã được hoàn tất thành công. Ngoài ra, đừng tin gì do bên đối tác cung cấp bởi vì hình ảnh rất dễ chỉnh sửa
#p2p #binancep2p