Binance Square
kudodefi
162,395 lượt xem
71 Bài đăng
Phổ biến
Mới nhất
LIVE
LIVE
KudoDefi
--
Thị trường chỉ có duy nhất 3 pha: - Pha tích luỹ - Pha tăng trưởng - Pha phân phối Rải mua ở vùng tích luỹ và rải bán ở vùng tăng trưởng + phân phối. Tất cả những con sóng lên xuống trong các pha đều chỉ là tiếng lao xao bên tai, đừng để mất tập trung. #knowledge #kudodefi
Thị trường chỉ có duy nhất 3 pha:

- Pha tích luỹ

- Pha tăng trưởng

- Pha phân phối

Rải mua ở vùng tích luỹ và rải bán ở vùng tăng trưởng + phân phối. Tất cả những con sóng lên xuống trong các pha đều chỉ là tiếng lao xao bên tai, đừng để mất tập trung.

#knowledge #kudodefi
Amazon launch NFT marketplace vào ngày 24/04 👀 15 bộ sưu tập sẽ lên kệ, ae đoán đc là những bộ nào không. #nfts #kudodefi
Amazon launch NFT marketplace vào ngày 24/04 👀
15 bộ sưu tập sẽ lên kệ, ae đoán đc là những bộ nào không.

#nfts #kudodefi
Những bất ổn trong thị trường tài chính thường dẫn tới sự tái cơ cấu danh mục đầu tư của Whales, phần chảy vào, phần chảy ra. Crypto vẫn còn quá nhỏ, chỉ cần một số ít % dòng tiền lựa chọn $BTC làm nơi trú ẩn thôi thị trường cũng sẽ rất khác 💎🙌 #BTC #diamondhands #kudodefi
Những bất ổn trong thị trường tài chính thường dẫn tới sự tái cơ cấu danh mục đầu tư của Whales, phần chảy vào, phần chảy ra. Crypto vẫn còn quá nhỏ, chỉ cần một số ít % dòng tiền lựa chọn $BTC làm nơi trú ẩn thôi thị trường cũng sẽ rất khác 💎🙌

#BTC #diamondhands #kudodefi
LIVE
--
Tăng giá
Plan $BTC theo chu kỳ lịch sử. Plan này mình thử dự phóng các mốc giá và thời gian dựa trên thông số chu kỳ trước. Đồng thời có sự điều chỉnh giảm độ biến động xuống vì thị trường càng lớn độ biến động càng hẹp lại. Mọi người tham khảo😆 #BTC #Bitcoin #kudodefi
Plan $BTC theo chu kỳ lịch sử.
Plan này mình thử dự phóng các mốc giá và thời gian dựa trên thông số chu kỳ trước. Đồng thời có sự điều chỉnh giảm độ biến động xuống vì thị trường càng lớn độ biến động càng hẹp lại.
Mọi người tham khảo😆

#BTC #Bitcoin #kudodefi
Ba case điển hình trong việc chống lạm phátBa case điển hình trong việc chống lạm phát là BTC ETH và BNB. Bitcoin Với Bitcoin là giới hạn nguồn cung và halving. Cứ sau mỗi 210.000 block (khoảng 4 năm) lượng BTC được mint ra ở mỗi block sẽ giảm đi một nửa. Điều này khiến BTC ngày càng trở nên khan hiếm. Đếm ngược tới sự kiện halving Đếm ngược halving: https://academy.binance.com/vi/halving Ethereum Ethereum không giới hạn nguồn cung nhưng chọn cách burn theo transaction fee. Kết hợp với việc build hệ sinh thái thịnh vượng để tăng utilities. ETH càng được sử dụng nhiều, transaction càng nhiều thì số lượng burn cũng sẽ càng nhiều. Từ đó nguồn cung ETH sẽ càng giảm. Hiện tại, ETH đang trong tình trạng giảm phát. Xem tỉ lệ lạm phát của ETH tại: ultrasound .money Hiện tại Ethereum đang trong tình trạng giảm phát. BNB Binance lựa chọn phương pháp đỉnh nhất, có bao nhiêu coin tao ôm hết là không còn lạm phát 🤣. Đùa vậy thôi, chứ BNB áp dụng 2 cơ chế đốt, một là cũng burn theo transaction fee như Ethereum. Hai là đốt hàng quý, ngày xưa Binance gọi là Buyback and Burn sau này đổi thành Auto Burn, thực ra bản chất vẫn là đốt BNB của team, chỉ là thay đổi cơ chế tính toán từ dựa trên doanh thu sang dựa trên block và giá BNB. Xem thông tin đốt BNB: bnbburn .info Thông tin đốt BNB Ngoài ra còn một dạng nữa là fair launch tức release toàn bộ tổng cung ra ngoài thị trường một lần, việc này cũng sẽ không còn lạm phát. Dù là cơ chế nào thì việc kiềm chế lạm phát cũng là một tín hiệu rất tích cực. Giảm phát giúp các đồng coin trở nên khan hiếm và có giá trị hơn. Ngoài ra nó cũng cho thấy nỗ lực của team trong việc tăng giá trị tới holders. Nếu một dự án vừa giảm phát vừa có real yield thì rất đáng để cho vào watchlist. #BTC #ETH #BNB #LearnCrypto #kudodefi

Ba case điển hình trong việc chống lạm phát

Ba case điển hình trong việc chống lạm phát là BTC ETH và BNB.

Bitcoin

Với Bitcoin là giới hạn nguồn cung và halving. Cứ sau mỗi 210.000 block (khoảng 4 năm) lượng BTC được mint ra ở mỗi block sẽ giảm đi một nửa. Điều này khiến BTC ngày càng trở nên khan hiếm.

Đếm ngược tới sự kiện halving

Đếm ngược halving: https://academy.binance.com/vi/halving

Ethereum

Ethereum không giới hạn nguồn cung nhưng chọn cách burn theo transaction fee. Kết hợp với việc build hệ sinh thái thịnh vượng để tăng utilities.

ETH càng được sử dụng nhiều, transaction càng nhiều thì số lượng burn cũng sẽ càng nhiều. Từ đó nguồn cung ETH sẽ càng giảm. Hiện tại, ETH đang trong tình trạng giảm phát.

Xem tỉ lệ lạm phát của ETH tại: ultrasound .money

Hiện tại Ethereum đang trong tình trạng giảm phát.

BNB

Binance lựa chọn phương pháp đỉnh nhất, có bao nhiêu coin tao ôm hết là không còn lạm phát 🤣. Đùa vậy thôi, chứ BNB áp dụng 2 cơ chế đốt, một là cũng burn theo transaction fee như Ethereum.

Hai là đốt hàng quý, ngày xưa Binance gọi là Buyback and Burn sau này đổi thành Auto Burn, thực ra bản chất vẫn là đốt BNB của team, chỉ là thay đổi cơ chế tính toán từ dựa trên doanh thu sang dựa trên block và giá BNB.

Xem thông tin đốt BNB: bnbburn .info

Thông tin đốt BNB

Ngoài ra còn một dạng nữa là fair launch tức release toàn bộ tổng cung ra ngoài thị trường một lần, việc này cũng sẽ không còn lạm phát. Dù là cơ chế nào thì việc kiềm chế lạm phát cũng là một tín hiệu rất tích cực.

Giảm phát giúp các đồng coin trở nên khan hiếm và có giá trị hơn. Ngoài ra nó cũng cho thấy nỗ lực của team trong việc tăng giá trị tới holders. Nếu một dự án vừa giảm phát vừa có real yield thì rất đáng để cho vào watchlist.

#BTC #ETH #BNB #LearnCrypto #kudodefi
Một số điều cần biết về BitcoinNFTRạng sáng ngày 02/02/2023 mạng lưới Bitcoin đã mint một block nặng nhất lịch sử có kích thước 4MB. Nguyên nhân là có một giao dịch được "điêu khắc" hình ảnh thông qua giao thức Ordinals tạo ra Inscription đầu tiên, hay còn gọi là Bitcoin NFT. Dưới đây là một vài điều cần biết về BitcoinNFT. Sự khác biệt lớn nhất giữa Bitcoin và Ethereum là smart contract. Trong khi eth cho phép triển khai smart contact và tạo ra vô vàn dApp thì Bitcoin từ khi ra đời ứng dụng duy nhất vẫn chỉ là lưu trữ giá trị. Nhưng những nhà cách mạng không muốn vậy, họ muốn mạng lưới Bitcoin phải bận rộn hơn. Với lý tưởng của mình chú Casey Rodarmor đã tạo ra giao thức Ordinals cho phép mint NFT trên mạng lưới Bitcoin. BitcoinNFT được mint trong block lịch sử. Về cơ chế của nó đại loại như sau: Sau mỗi giao dịch Bitcoin sẽ tạo ra UTXOs (Unspent Transaction Outputs) - nó như một chứng chỉ chứng nhận số dư của bạn và được lưu trên mạng lưới Bitcoin. Giao thức Ordinals cho phép đính kèm thông tin NFT của bạn vào các UTXOs hay tiếng ngành gọi là khắc NFT vào Bitcoin, dĩ nhiên dữ liệu được điêu khắc đã được mã hóa thành dạng chuỗi trước đó. Nói theo cách khác Ordinals khắc NFT lên chứng nhận số dư của bạn. Đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin là Satoshi (1 BTC = 100.000.000 sats) vậy thì số lượng BTC nhỏ nhất có thể lưu trữ và giao dịch được là 1 sats, tương ứng với đó 1 BTC sẽ tạo ra nhiều nhất 100.000.000 NFTs. Và chúng ta chỉ có Max Supply cho Bitcoin NFT là: 21 triệu x 100.000.000 NFT. Các BitcoinNFT này được lưu hoàn toàn on-chain trên mạng lưới Bitcoin và có thể chuyển qua lại được thông qua Ordinals. Hệ sinh thái Ordinals đang được phát triển khá mạnh mẽ, chỉ mới xuất hiện từ đầu năm nay nhưng các mảnh ghép trong hệ sinh thái đã dần thành hình. Chúng ta đã có Infrastructure, Wallet, Marketplace, DEXSwap. Ordinals Ecosystem - Image: @ordinaldao Cùng với đó là sự ủng hộ của hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành, điển hình là Yuga Labs với bộ sưu tập TwelveFold, TwelveFold đã thu về cho Yuga Labs 735 BTC tương đương $16,5M sau cuộc đấu giá. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh Bitcoin NFT, nhưng về cơ bản mình thấy nó lợi nhiều hơn hại. Giúp tăng thêm công việc và cả doanh thu cho miners, giúp BTC tăng thêm tính ứng dụng, thêm câu chuyện, thêm game cho BTC holders. Trong tương lai gần, một sóng fomo Ordinals là điều cần thiết để kiểm chứng giá trị của Bitcoin NFT. #BitcoinNFTs #Ordinals #BTC #kudodefi

Một số điều cần biết về BitcoinNFT

Rạng sáng ngày 02/02/2023 mạng lưới Bitcoin đã mint một block nặng nhất lịch sử có kích thước 4MB. Nguyên nhân là có một giao dịch được "điêu khắc" hình ảnh thông qua giao thức Ordinals tạo ra Inscription đầu tiên, hay còn gọi là Bitcoin NFT.

Dưới đây là một vài điều cần biết về BitcoinNFT.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Bitcoin và Ethereum là smart contract. Trong khi eth cho phép triển khai smart contact và tạo ra vô vàn dApp thì Bitcoin từ khi ra đời ứng dụng duy nhất vẫn chỉ là lưu trữ giá trị.

Nhưng những nhà cách mạng không muốn vậy, họ muốn mạng lưới Bitcoin phải bận rộn hơn. Với lý tưởng của mình chú Casey Rodarmor đã tạo ra giao thức Ordinals cho phép mint NFT trên mạng lưới Bitcoin.

BitcoinNFT được mint trong block lịch sử.

Về cơ chế của nó đại loại như sau: Sau mỗi giao dịch Bitcoin sẽ tạo ra UTXOs (Unspent Transaction Outputs) - nó như một chứng chỉ chứng nhận số dư của bạn và được lưu trên mạng lưới Bitcoin.

Giao thức Ordinals cho phép đính kèm thông tin NFT của bạn vào các UTXOs hay tiếng ngành gọi là khắc NFT vào Bitcoin, dĩ nhiên dữ liệu được điêu khắc đã được mã hóa thành dạng chuỗi trước đó. Nói theo cách khác Ordinals khắc NFT lên chứng nhận số dư của bạn.

Đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin là Satoshi (1 BTC = 100.000.000 sats) vậy thì số lượng BTC nhỏ nhất có thể lưu trữ và giao dịch được là 1 sats, tương ứng với đó 1 BTC sẽ tạo ra nhiều nhất 100.000.000 NFTs.

Và chúng ta chỉ có Max Supply cho Bitcoin NFT là: 21 triệu x 100.000.000 NFT. Các BitcoinNFT này được lưu hoàn toàn on-chain trên mạng lưới Bitcoin và có thể chuyển qua lại được thông qua Ordinals.

Hệ sinh thái Ordinals đang được phát triển khá mạnh mẽ, chỉ mới xuất hiện từ đầu năm nay nhưng các mảnh ghép trong hệ sinh thái đã dần thành hình. Chúng ta đã có Infrastructure, Wallet, Marketplace, DEXSwap.

Ordinals Ecosystem - Image: @ordinaldao

Cùng với đó là sự ủng hộ của hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành, điển hình là Yuga Labs với bộ sưu tập TwelveFold, TwelveFold đã thu về cho Yuga Labs 735 BTC tương đương $16,5M sau cuộc đấu giá.

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh Bitcoin NFT, nhưng về cơ bản mình thấy nó lợi nhiều hơn hại. Giúp tăng thêm công việc và cả doanh thu cho miners, giúp BTC tăng thêm tính ứng dụng, thêm câu chuyện, thêm game cho BTC holders.

Trong tương lai gần, một sóng fomo Ordinals là điều cần thiết để kiểm chứng giá trị của Bitcoin NFT.

#BitcoinNFTs #Ordinals #BTC #kudodefi
Nhìn lại lịch sử cuộc khủng hoảng tài chính 2008Khủng hoảng tài chính 2008 hay còn gọi là khủng hoảng nợ dưới chuẩn là một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất lịch sử từ sau 1930. Nó cuốn trôi $10.000 tỉ và làm hơn 30 triệu người mất việc. Nhiều người tin rằng cuộc khủng hoảng này được kiến tạo bởi những con sói già phố Wall. Dưới đây mình sẽ cố gắng giải thích một cách ngắn gọn nhất về nguồn gốc hình thành bong bóng này. MBS - Mortgage-backed Security Trước hết chúng ta cần biết về sản phẩm MBS (mortgage-backed security) là những chứng khoán được backed bởi các khoản vay nhà đất có đảm bảo. Hiểu đơn giản là các hợp đồng vay mua nhà của khách hàng được đóng gói và bán lại cho nhà đầu tư. Mortgage-backed Securities - Image: @WallStreetMojo MBS vừa giúp các ngân hàng thương mại đẩy rủi ro đi và vừa giúp giải phóng room tín dụng để tiếp tục cho vay (room tín dụng là giới hạn cho vay của các ngân hàng). Về phía các nhà đầu tư mua MBS, họ sẽ nhận được dòng tiền trả nợ từ các khoản vay đó, trong trường hợp người mua nhà không có khả năng trả nợ thì nhà đầu tư có thể siết nợ bằng bất động sản thế chấp. Lúc bấy giờ thị trường nhà đất tại Mỹ hết sức sôi động và ai cũng tin tưởng thị trường nhà đất chỉ có thể đi lên chứ không bao giờ sụp đổ. Thêm vào đó ngay cả Chính phủ Mỹ cũng tham gia mảng MBS thông qua hai công ty là Fannie Mae và Freddie Mac, nên các nhà đầu tư coi đây là một khoản đầu tư an toàn. CDS - Credit Default Swap Sản phẩm tiếp theo góp phần kiến tạo nên cuộc khủng hoảng là CDS (credit default swap) được tạo ra bởi các công ty bảo hiểm, dùng để bảo hiểm rủi ro cho các khoản vay. Có nghĩa sau khi ký hợp đồng này, nếu người vay mất khả năng chi trả thì các công ty bảo hiểm sẽ đứng ra trả nợ thay. Nhưng bù lại, ngân hàng phải trả một khoản phí dựa trên giá trị và xếp hạng tín dụng của khoản vay. CDS giúp cho xếp hạng tín dụng của các khoản vay hay các MBS được rate cao hơn, từ đó dễ đẩy bán hơn. 🎮 GAME ON! Nhờ vào sức mạnh của hai sản phẩm MBS và CDS kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ giai đoạn 2002-2005 mà hoạt động cho vay được diễn ra hết sức điên cuồng. Ban đầu ngân hàng chỉ cho những người có khả năng trả nợ vay, nhưng đến một giai đoạn, những khoản vay đạt chuẩn cũng đạt giới hạn, họ bắt đầu dễ dãi hơn trong việc cho vay. Bởi lẽ rủi ro của khoản vay đã được đẩy đi hết thông qua MBS, CDS thì tội gì không cho vay. Bẫy nợ dưới chuẩn Chi tiết hơn một chút đoạn này: Ngân hàng thương mại cho người mua nhà vay tiền => Ngân hàng thương mại ôm rủi ro. Khoản vay được đóng gói thành MBS và bán cho Ngân hàng đầu tư (đứng sau là các nhà đầu tư tổ chức, whales, ...) => Nhà đầu tư ôm rủi ro. Nhưng khoản vay lại được mua CDS => Rủi ro lại được chuyển từ nhà đầu tư sang công ty bảo hiểm. Một chút nữa đến đoạn sau bạn sẽ lại thấy Rủi ro lại được chuyển từ công ty bảo hiểm sang nhà đầu tư, hết sức ảo ma 😂 Hoạt động cho vay diễn ra điên cuồng đến nỗi những người có xếp hạng tín dụng rất thấp, những người không có khả năng trả nợ cũng có thể vay mua nhà, thậm chí vài căn nhà, cái này gọi là subprime mortgage hay còn gọi là nợ dưới chuẩn. Nhưng những nhà đầu tư cũng đâu có ngu đi mua các khoản nợ dưới chuẩn, vậy là những con sói già phố Wall đã tiếp tục tạo game bằng một sản phẩm khác là CDO. CDO - Collateralized Debt Obligation CDO (collateralized debt obligation) cũng tương tự như MBS nhưng nó bao gồm MBS (cả nợ đạt chuẩn và cả nợ dưới chuẩn), ABS (các loại chứng khoán được backed bởi các loại tài sản khác như ô tô, cổ phiếu, ...) và cộng thêm các khoản nợ dưới chuẩn khác nữa. Họ đóng gói toàn bộ cục bên trên lại rồi đặt cho nó cái tên là CDO - nghĩa vụ nợ thế chấp. Điều tinh ranh của các nhà tạo lập sản phẩm là họ lồng ghép những khoản vay có xếp hạng cao với các khoản vay dưới chuẩn, cộng thêm việc các khoản vay được mua bảo hiểm nên thành ra cả cái cục CDO đó luôn được đánh giá cao hơn so với rủi ro của nó. Một điều khác là dường như các tổ chức xếp hạng tín dụng được trả tiền cho việc đánh giá các CDO nên mức độ rủi ro của nó được xếp hạng lệch lạc đến lạ thường. Để hấp dẫn nhà đầu tư, đối với những CDO rủi ro cao lại có lợi nhuận cực cao so với những CDO rủi ro thấp. Họ đã thành công biến rác thành vàng để đem bán. Trí tưởng tượng của những con sói già phố Wall chưa dừng lại ở đó, những khoản vay có thể đóng gói lại thành CDO rồi cũng đạt giới hạn thì ... họ tiếp tục gói các hợp đồng bảo hiểm (CDS) thành một CDO mới mang tên là Synthetic CDO, các Synthetic CDO này cũng được xếp hạng tín dụng và bán cho các nhà đầu tư. Magic chưa! Như phía trên mình đã đề cập, cái cục rủi ro bây giờ lại được chuyển sang cho Nhà đầu tư thông qua Synthetic CDO. Câu chuyện chưa dừng lại đâu anh em ạ, họ tiếp tục thổi căng quả bóng lên bằng cách tiếp tục đóng gói các CDO và Synthetic CDO để tạo ra Synthetic CDO tầng 2, thậm chí đến cuối cùng họ còn đóng gói Synthetic CDO tầng 2 để tạo ra tầng 3 wtf 👀. Phải nói là những con sói già phố Wall thực sự là những bậc thầy tài chính. Năm 2007 giá trị thị trường CDS đạt đến $62 nghìn tỉ đô, để hình dung nó lớn như thế nào thì bạn hãy so sánh với GDP toàn thế giới năm 2007 là $58,35 nghìn tỉ đô. Khi quả bóng được thổi quá căng rồi điều gì đến cũng phải đến, giai đoạn 2007-2008 FED tăng lãi suất lên 5,25% và duy trì liên tục ở mức đó khiến dòng tiền thu hẹp lại, các khoản nợ dưới chuẩn và ngay cả tiêu chuẩn cũng bắt đầu mất khả năng trả nợ. United States Interest Rate Note để các bạn tránh hiểu nhầm, sự sụp đổ không phải chỉ đến từ fed thắt chặt dòng tiền, mà là chủ yếu từ những khoản nợ dưới chuẩn kia, không sớm thì muộn cũng sẽ nổ. Fed chỉ làm việc phải làm thôi. Điểm cực hạn cho sự sụp đổ là ngày 15/09/2008, khi Lehman Brothers - Một trong những Ngân hàng đầu tư lớn nhất Mỹ với bề dày lịch sử hơn 150 năm tuyên bố phá sản. Quả cầu tuyết đã lăn cuốn trôi $10.000 tỷ và làm hơn 30 triệu người mất việc. Ngay sau đó Fed đã phải ra tay can thiệp bằng một chương trình hỗ trợ lớn nhất lịch sử. Giảm lãi suất về 0% và bơm ra thị trường khoảng $1.500 tỉ đô cùng nhiều chính sách khác. Warren Buffett đã phát biểu rằng bong bóng nhà đất 2008 là bong bóng lớn nhất mà ông từng thấy trong đời. Sẽ cần nhiều giấy bút hơn nữa để kể hết câu chuyện về khủng hoảng nhà đất 2008 và những thứ bên lề. Trên đây mình đã cố gắng lược những nguyên nhân chính của sự kiện này để giúp bạn hiểu nó một cách nhanh chóng. Nếu yêu thích các bạn có thể ấn Follow mình nha! Link3: https://link3.to/hoangdefi #LearnCrypto #history #economy #kudodefi

Nhìn lại lịch sử cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Khủng hoảng tài chính 2008 hay còn gọi là khủng hoảng nợ dưới chuẩn là một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất lịch sử từ sau 1930. Nó cuốn trôi $10.000 tỉ và làm hơn 30 triệu người mất việc. Nhiều người tin rằng cuộc khủng hoảng này được kiến tạo bởi những con sói già phố Wall.

Dưới đây mình sẽ cố gắng giải thích một cách ngắn gọn nhất về nguồn gốc hình thành bong bóng này.

MBS - Mortgage-backed Security

Trước hết chúng ta cần biết về sản phẩm MBS (mortgage-backed security) là những chứng khoán được backed bởi các khoản vay nhà đất có đảm bảo. Hiểu đơn giản là các hợp đồng vay mua nhà của khách hàng được đóng gói và bán lại cho nhà đầu tư.

Mortgage-backed Securities - Image: @WallStreetMojo

MBS vừa giúp các ngân hàng thương mại đẩy rủi ro đi và vừa giúp giải phóng room tín dụng để tiếp tục cho vay (room tín dụng là giới hạn cho vay của các ngân hàng). Về phía các nhà đầu tư mua MBS, họ sẽ nhận được dòng tiền trả nợ từ các khoản vay đó, trong trường hợp người mua nhà không có khả năng trả nợ thì nhà đầu tư có thể siết nợ bằng bất động sản thế chấp.

Lúc bấy giờ thị trường nhà đất tại Mỹ hết sức sôi động và ai cũng tin tưởng thị trường nhà đất chỉ có thể đi lên chứ không bao giờ sụp đổ. Thêm vào đó ngay cả Chính phủ Mỹ cũng tham gia mảng MBS thông qua hai công ty là Fannie Mae và Freddie Mac, nên các nhà đầu tư coi đây là một khoản đầu tư an toàn.

CDS - Credit Default Swap

Sản phẩm tiếp theo góp phần kiến tạo nên cuộc khủng hoảng là CDS (credit default swap) được tạo ra bởi các công ty bảo hiểm, dùng để bảo hiểm rủi ro cho các khoản vay.

Có nghĩa sau khi ký hợp đồng này, nếu người vay mất khả năng chi trả thì các công ty bảo hiểm sẽ đứng ra trả nợ thay. Nhưng bù lại, ngân hàng phải trả một khoản phí dựa trên giá trị và xếp hạng tín dụng của khoản vay. CDS giúp cho xếp hạng tín dụng của các khoản vay hay các MBS được rate cao hơn, từ đó dễ đẩy bán hơn.

🎮 GAME ON!

Nhờ vào sức mạnh của hai sản phẩm MBS và CDS kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ giai đoạn 2002-2005 mà hoạt động cho vay được diễn ra hết sức điên cuồng. Ban đầu ngân hàng chỉ cho những người có khả năng trả nợ vay, nhưng đến một giai đoạn, những khoản vay đạt chuẩn cũng đạt giới hạn, họ bắt đầu dễ dãi hơn trong việc cho vay. Bởi lẽ rủi ro của khoản vay đã được đẩy đi hết thông qua MBS, CDS thì tội gì không cho vay.

Bẫy nợ dưới chuẩn

Chi tiết hơn một chút đoạn này:

Ngân hàng thương mại cho người mua nhà vay tiền => Ngân hàng thương mại ôm rủi ro.

Khoản vay được đóng gói thành MBS và bán cho Ngân hàng đầu tư (đứng sau là các nhà đầu tư tổ chức, whales, ...) => Nhà đầu tư ôm rủi ro.

Nhưng khoản vay lại được mua CDS => Rủi ro lại được chuyển từ nhà đầu tư sang công ty bảo hiểm.

Một chút nữa đến đoạn sau bạn sẽ lại thấy Rủi ro lại được chuyển từ công ty bảo hiểm sang nhà đầu tư, hết sức ảo ma 😂

Hoạt động cho vay diễn ra điên cuồng đến nỗi những người có xếp hạng tín dụng rất thấp, những người không có khả năng trả nợ cũng có thể vay mua nhà, thậm chí vài căn nhà, cái này gọi là subprime mortgage hay còn gọi là nợ dưới chuẩn.

Nhưng những nhà đầu tư cũng đâu có ngu đi mua các khoản nợ dưới chuẩn, vậy là những con sói già phố Wall đã tiếp tục tạo game bằng một sản phẩm khác là CDO.

CDO - Collateralized Debt Obligation

CDO (collateralized debt obligation) cũng tương tự như MBS nhưng nó bao gồm MBS (cả nợ đạt chuẩn và cả nợ dưới chuẩn), ABS (các loại chứng khoán được backed bởi các loại tài sản khác như ô tô, cổ phiếu, ...) và cộng thêm các khoản nợ dưới chuẩn khác nữa. Họ đóng gói toàn bộ cục bên trên lại rồi đặt cho nó cái tên là CDO - nghĩa vụ nợ thế chấp.

Điều tinh ranh của các nhà tạo lập sản phẩm là họ lồng ghép những khoản vay có xếp hạng cao với các khoản vay dưới chuẩn, cộng thêm việc các khoản vay được mua bảo hiểm nên thành ra cả cái cục CDO đó luôn được đánh giá cao hơn so với rủi ro của nó. Một điều khác là dường như các tổ chức xếp hạng tín dụng được trả tiền cho việc đánh giá các CDO nên mức độ rủi ro của nó được xếp hạng lệch lạc đến lạ thường.

Để hấp dẫn nhà đầu tư, đối với những CDO rủi ro cao lại có lợi nhuận cực cao so với những CDO rủi ro thấp. Họ đã thành công biến rác thành vàng để đem bán.

Trí tưởng tượng của những con sói già phố Wall chưa dừng lại ở đó, những khoản vay có thể đóng gói lại thành CDO rồi cũng đạt giới hạn thì ... họ tiếp tục gói các hợp đồng bảo hiểm (CDS) thành một CDO mới mang tên là Synthetic CDO, các Synthetic CDO này cũng được xếp hạng tín dụng và bán cho các nhà đầu tư.

Magic chưa!

Như phía trên mình đã đề cập, cái cục rủi ro bây giờ lại được chuyển sang cho Nhà đầu tư thông qua Synthetic CDO.

Câu chuyện chưa dừng lại đâu anh em ạ, họ tiếp tục thổi căng quả bóng lên bằng cách tiếp tục đóng gói các CDO và Synthetic CDO để tạo ra Synthetic CDO tầng 2, thậm chí đến cuối cùng họ còn đóng gói Synthetic CDO tầng 2 để tạo ra tầng 3 wtf 👀.

Phải nói là những con sói già phố Wall thực sự là những bậc thầy tài chính. Năm 2007 giá trị thị trường CDS đạt đến $62 nghìn tỉ đô, để hình dung nó lớn như thế nào thì bạn hãy so sánh với GDP toàn thế giới năm 2007 là $58,35 nghìn tỉ đô.

Khi quả bóng được thổi quá căng rồi điều gì đến cũng phải đến, giai đoạn 2007-2008 FED tăng lãi suất lên 5,25% và duy trì liên tục ở mức đó khiến dòng tiền thu hẹp lại, các khoản nợ dưới chuẩn và ngay cả tiêu chuẩn cũng bắt đầu mất khả năng trả nợ.

United States Interest Rate

Note để các bạn tránh hiểu nhầm, sự sụp đổ không phải chỉ đến từ fed thắt chặt dòng tiền, mà là chủ yếu từ những khoản nợ dưới chuẩn kia, không sớm thì muộn cũng sẽ nổ. Fed chỉ làm việc phải làm thôi.

Điểm cực hạn cho sự sụp đổ là ngày 15/09/2008, khi Lehman Brothers - Một trong những Ngân hàng đầu tư lớn nhất Mỹ với bề dày lịch sử hơn 150 năm tuyên bố phá sản.

Quả cầu tuyết đã lăn cuốn trôi $10.000 tỷ và làm hơn 30 triệu người mất việc. Ngay sau đó Fed đã phải ra tay can thiệp bằng một chương trình hỗ trợ lớn nhất lịch sử. Giảm lãi suất về 0% và bơm ra thị trường khoảng $1.500 tỉ đô cùng nhiều chính sách khác.

Warren Buffett đã phát biểu rằng bong bóng nhà đất 2008 là bong bóng lớn nhất mà ông từng thấy trong đời.

Sẽ cần nhiều giấy bút hơn nữa để kể hết câu chuyện về khủng hoảng nhà đất 2008 và những thứ bên lề. Trên đây mình đã cố gắng lược những nguyên nhân chính của sự kiện này để giúp bạn hiểu nó một cách nhanh chóng.

Nếu yêu thích các bạn có thể ấn Follow mình nha!

Link3: https://link3.to/hoangdefi

#LearnCrypto #history #economy #kudodefi
Xem bản gốc
Ethereum Doge : $DOGE Solana Doge : $BONK Fantom Doge : $CONK Bitcoin Doge : $oDOGE ??? 🤔 Còn Doge nào không ae nhỉ? #memes #kudodefi
Ethereum Doge : $DOGE
Solana Doge : $BONK
Fantom Doge : $CONK
Bitcoin Doge : $oDOGE ???
🤔

Còn Doge nào không ae nhỉ?

#memes #kudodefi
Kinh nghiệm đánh sóng meme - Phần 2Note thêm một vài kinh nghiệm khi chơi memecoin của cá nhân mình. Có 3 nhóm meme mà mình dành sự quan tâm là: 1. Insider: nhóm coin mà bạn có thông tin trước, biết rõ tình hình và team đứng sau. 2. Ý tưởng mới: nhóm các meme mù thông tin nhưng có ý tưởng đột phá, tiềm năng trở thành game-changer. Để biết như nào là ý tưởng đột phá thì bạn cần liên tục bám thị trường để biết cái nào cũ, cái nào mới. Ý tưởng mới không nhất thiết phải về mặt công nghệ, có thể là phương pháp hoặc vibe. 3. Trâm anh thế phiệt: dòng memecoin có sự hậu thuẫn của Big Player trên thị trường, cap thường to nhưng cũng không là gì khi nó được đẩy. Ví dụ Pepe, Wif, Slerf. 4. Công nghiệp nhẹ: nhóm memecoin được làm khá công nghiệp nhưng vẫn sạch đẹp, team đứng sau có lực. Loại này vẫn là mù thông tin nhưng có thể dựa vào. - Liquid dày (pool ETH phải trên 100K mới nên chơi, vì team chấp nhận bỏ ra nhiều vốn thì mục tiêu chốt lời cũng sẽ cao hơn, đỡ bị rug sớm). Để ý là pool ETH nha, vì uni v3 add concentrated liquidity lệch được. - Contract xanh sạch đẹp, renounced, mấy thể loại not open source với proxy vứt hết. Thà ko ăn đc còn hơn mua xong bị cấm sell. - Ngoài ra còn các tiêu chí check contract, token allocation khác mình đã nêu ở phần 1, các bạn có thể đọc lại trong bài viết dưới comment. - Tỷ lệ Liquid/FDV càng to càng tốt. Ít nhất nên là 1/10. Đẹp nhất là 1/1 hoặc lớn hơn 1. - Dự án có vibe. - Chọn điểm vào khi chart tích luỹ. 5. Lựa chọn nền văn minh sắp hoặc đã có dòng tiền. Trend is Fiend! Nói chung việc vào trước khi có dòng tiền là ko hề đơn giản, phải thật kinh nghiệm hoặc degen all chain mới làm được. Thông thường mọi người sẽ chỉ vào khi chain hoặc narrative đã có coin pump lớn, và vị thế sẽ bớt đẹp đi ít hay nhiều lần phụ thuộc vào sự đánh hơi của bạn. Hiện tại memecoin thì Base, Solana và Ethereum đang là nơi có thanh khoản dồi dào nhất. Bài viết kinh nghiệm đánh sóng memecoin phần 1 mình để bên dưới comment. Cheers! #kudodefi #memecoin⁠⁠⁠⁠

Kinh nghiệm đánh sóng meme - Phần 2

Note thêm một vài kinh nghiệm khi chơi memecoin của cá nhân mình.
Có 3 nhóm meme mà mình dành sự quan tâm là:
1. Insider: nhóm coin mà bạn có thông tin trước, biết rõ tình hình và team đứng sau.
2. Ý tưởng mới: nhóm các meme mù thông tin nhưng có ý tưởng đột phá, tiềm năng trở thành game-changer.
Để biết như nào là ý tưởng đột phá thì bạn cần liên tục bám thị trường để biết cái nào cũ, cái nào mới.
Ý tưởng mới không nhất thiết phải về mặt công nghệ, có thể là phương pháp hoặc vibe.
3. Trâm anh thế phiệt: dòng memecoin có sự hậu thuẫn của Big Player trên thị trường, cap thường to nhưng cũng không là gì khi nó được đẩy. Ví dụ Pepe, Wif, Slerf.
4. Công nghiệp nhẹ: nhóm memecoin được làm khá công nghiệp nhưng vẫn sạch đẹp, team đứng sau có lực. Loại này vẫn là mù thông tin nhưng có thể dựa vào.
- Liquid dày (pool ETH phải trên 100K mới nên chơi, vì team chấp nhận bỏ ra nhiều vốn thì mục tiêu chốt lời cũng sẽ cao hơn, đỡ bị rug sớm). Để ý là pool ETH nha, vì uni v3 add concentrated liquidity lệch được.
- Contract xanh sạch đẹp, renounced, mấy thể loại not open source với proxy vứt hết. Thà ko ăn đc còn hơn mua xong bị cấm sell.
- Ngoài ra còn các tiêu chí check contract, token allocation khác mình đã nêu ở phần 1, các bạn có thể đọc lại trong bài viết dưới comment.
- Tỷ lệ Liquid/FDV càng to càng tốt. Ít nhất nên là 1/10. Đẹp nhất là 1/1 hoặc lớn hơn 1.
- Dự án có vibe.
- Chọn điểm vào khi chart tích luỹ.
5. Lựa chọn nền văn minh sắp hoặc đã có dòng tiền. Trend is Fiend!
Nói chung việc vào trước khi có dòng tiền là ko hề đơn giản, phải thật kinh nghiệm hoặc degen all chain mới làm được. Thông thường mọi người sẽ chỉ vào khi chain hoặc narrative đã có coin pump lớn, và vị thế sẽ bớt đẹp đi ít hay nhiều lần phụ thuộc vào sự đánh hơi của bạn.
Hiện tại memecoin thì Base, Solana và Ethereum đang là nơi có thanh khoản dồi dào nhất.
Bài viết kinh nghiệm đánh sóng memecoin phần 1 mình để bên dưới comment.
Cheers!
#kudodefi #memecoin⁠⁠⁠⁠
Buy Sell hay Hold nên làm gì trong thời điểm này? - Phần 2Nhìn một vòng thị trường thấy đợt này bao nhiêu tin tốt các dự án đều cố tung ra hết để làm chất xúc tác tăng trưởng.Tháng 12 sắp tới, thường thì cuối năm là lúc nhu cầu tiền mặt cao, các tổ chức tài chính và cả nhà đầu tư nhỏ lẻ đều có nhu cầu “đón lễ” và tái cơ cấu danh mục. Nên theo thông lệ cuối năm thị trường thường có biến động.Đặc biệt là ở các năm thị trường tạo đỉnh:• Chu kỳ 2013: Tháng 12 dump 33% sau khi tạo đỉnh.• Chu kỳ 2017: Tháng 12 dump một cây nến đỏ hơn 40% sau khi tạo đỉnh• Chu kỳ 2021: Dump liên tục từ tháng 11 đến hết tháng 13 khoảng 40%Tuy nhiên với những năm chạy đà cho bullrun thì lại không nhiều biến động thậm chí còn có sự tăng trưởng tích cực.• Tháng 12 năm 2012: Tăng nhẹ 6,5%• Tháng 12 năm 2016: Tăng 29%• Tháng 12 năm 2019: Giảm nhẹ 4,7%• Tháng 12 năm 2020: Bull tăng 47%.Thị trường crypto đã dump và sideway hơn 2 năm, nhiều khả năng chúng ta đã đi vào chân con sóng tăng trưởng của chu kỳ tiếp theo.Vì vậy trong giai đoạn tới ưu tiên hàng đầu là không để mất hàng.Dĩ nhiên không thể loại trừ khả năng có một sự kiện blackswan như một lý do hoàn hảo cho các gói kích thích kinh tế, tạo một cú flashdump tương tự 2008, 2019.Thời điểm này nếu không có khả năng phân tích kỹ thuật, không giỏi quản lý vốn, không có độ liều thì lựa chọn tốt nhất nên là “HOLD TO TARGET”.View của mình thì vẫn tin tưởng sẽ có một cú flashdump để clear hết đội long mới bắt đầu đánh lên được.Nhưng hành động của mình thì là "DCA & HOLD".Dự đoán là việc của dự đoán thôi ae. Sau khi cân nhắc thì mình đã loại bỏ việc tối ưu số lượng theo plan cũ. Nếu blackswan đến thì all-in, không thì cứ DCA định kỳ.#GoDeFi #godefi #kudodefi

Buy Sell hay Hold nên làm gì trong thời điểm này? - Phần 2

Nhìn một vòng thị trường thấy đợt này bao nhiêu tin tốt các dự án đều cố tung ra hết để làm chất xúc tác tăng trưởng.Tháng 12 sắp tới, thường thì cuối năm là lúc nhu cầu tiền mặt cao, các tổ chức tài chính và cả nhà đầu tư nhỏ lẻ đều có nhu cầu “đón lễ” và tái cơ cấu danh mục. Nên theo thông lệ cuối năm thị trường thường có biến động.Đặc biệt là ở các năm thị trường tạo đỉnh:• Chu kỳ 2013: Tháng 12 dump 33% sau khi tạo đỉnh.• Chu kỳ 2017: Tháng 12 dump một cây nến đỏ hơn 40% sau khi tạo đỉnh• Chu kỳ 2021: Dump liên tục từ tháng 11 đến hết tháng 13 khoảng 40%Tuy nhiên với những năm chạy đà cho bullrun thì lại không nhiều biến động thậm chí còn có sự tăng trưởng tích cực.• Tháng 12 năm 2012: Tăng nhẹ 6,5%• Tháng 12 năm 2016: Tăng 29%• Tháng 12 năm 2019: Giảm nhẹ 4,7%• Tháng 12 năm 2020: Bull tăng 47%.Thị trường crypto đã dump và sideway hơn 2 năm, nhiều khả năng chúng ta đã đi vào chân con sóng tăng trưởng của chu kỳ tiếp theo.Vì vậy trong giai đoạn tới ưu tiên hàng đầu là không để mất hàng.Dĩ nhiên không thể loại trừ khả năng có một sự kiện blackswan như một lý do hoàn hảo cho các gói kích thích kinh tế, tạo một cú flashdump tương tự 2008, 2019.Thời điểm này nếu không có khả năng phân tích kỹ thuật, không giỏi quản lý vốn, không có độ liều thì lựa chọn tốt nhất nên là “HOLD TO TARGET”.View của mình thì vẫn tin tưởng sẽ có một cú flashdump để clear hết đội long mới bắt đầu đánh lên được.Nhưng hành động của mình thì là "DCA & HOLD".Dự đoán là việc của dự đoán thôi ae. Sau khi cân nhắc thì mình đã loại bỏ việc tối ưu số lượng theo plan cũ. Nếu blackswan đến thì all-in, không thì cứ DCA định kỳ.#GoDeFi #godefi #kudodefi
Watchlist trong sóng điều chỉnh giữa tháng 3 vừa rồi hầu như con nào cũng pump ấn tượng phết 🌝 #kudodefi
Watchlist trong sóng điều chỉnh giữa tháng 3 vừa rồi hầu như con nào cũng pump ấn tượng phết 🌝

#kudodefi
Bảng định giá Zeus Network cho ae nào cần. Zeus Network là nền tảng cross-chain giúp giao thương giữa SVM và các mạng lưới khác, chủ yếu là Bitcoin. Tối nay nó sẽ IDO trên LFG Jupiter Launchpad. Và cũng là LP đầu tiên trên nền tảng này. Cơ chế LP có thể lạ lẫm với nhiều ae, nó là một cái iquidity pool dạng concentrated range từ 0.3-0.85 để user lựa chọn fill. Với dàn investor khá tín với sự xuất hiện của co-founder Solana + Stacks. Đều là top tier của Sol và Bitcoin Layer 2. Bitcoin Scaling narrarive đang được build rất mạnh chờ thời điểm nở rộ. Cộng thêm độ hot của Solana chưa bao giờ nguội thì Zeus Network là sự kết hợp của hai buzzword rất mạnh trong tương lai gần. Do hơi gấp nên note vài ý để ae nghiên cứu tiếp, bài phân tích chi tiết mình sẽ viết sau. Ae nên cân nhắc cả về định giá và lực xả airdrop nữa. #zeus #ZeusNetwork #kudodefi
Bảng định giá Zeus Network cho ae nào cần.

Zeus Network là nền tảng cross-chain giúp giao thương giữa SVM và các mạng lưới khác, chủ yếu là Bitcoin.

Tối nay nó sẽ IDO trên LFG Jupiter Launchpad. Và cũng là LP đầu tiên trên nền tảng này.

Cơ chế LP có thể lạ lẫm với nhiều ae, nó là một cái iquidity pool dạng concentrated range từ 0.3-0.85 để user lựa chọn fill.

Với dàn investor khá tín với sự xuất hiện của co-founder Solana + Stacks. Đều là top tier của Sol và Bitcoin Layer 2.

Bitcoin Scaling narrarive đang được build rất mạnh chờ thời điểm nở rộ. Cộng thêm độ hot của Solana chưa bao giờ nguội thì Zeus Network là sự kết hợp của hai buzzword rất mạnh trong tương lai gần.

Do hơi gấp nên note vài ý để ae nghiên cứu tiếp, bài phân tích chi tiết mình sẽ viết sau.

Ae nên cân nhắc cả về định giá và lực xả airdrop nữa.

#zeus #ZeusNetwork #kudodefi
Mở khoá thanh khoản on-chain cho BitcoinMở khoá thanh khoản on-chain cho #Bitcoin  sẽ là câu chuyện dành được nhiều sự chú ý trong tương lai gần. Suốt nhiều năm tồn tại khối tài sản nghìn tỷ USD Bitcoin chỉ có vài phương thức sử dụng như nằm im trong ví và lưu trữ giá trị, OTC, off-chain payment và gần đây nhất là Ordinals. Kể từ sau phong trào Inscription thì bức tranh Bitcoin DeFi đang đi theo một hướng hoàn toàn mới. Nếu như trước đây, câu chuyện mở khoá thanh khoản cho Bitcoin đến từ off-chain liquid staking BTC thông qua các sàn Cex hoặc custodial vault thì giờ đang phát triển thành on-chain liquid staking BTC (non-custodial). Sự khác biệt nằm ở tính kiểm soát, những người nằm giữ Bitcoin on-chain hầu hết đều là whales với khối tài sản lớn, vì vậy trong trường hợp không cần thiết họ không muốn giao BTC cho bất cứ ai trông non. Do đó các hoạt động sinh lợi off-chain vốn dĩ không thu hút được nhiều sự quan tâm. Thay vì take risk thì họ cứ giữ BTC trong ví mang tới cảm giác an tâm hơn nhiều. Nhưng khi mở khoá thanh khoản on-chain thì khác, $BTC vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ, một mặt khác họ vẫn có thể khai thác lợi nhuận trên khối tài sản đó. Sở dĩ vậy nên mình mới nói mở khoá thanh khoản on-chain cho BTC sẽ dành được sự chú ý, đặc biệt là từ Bitcoin whales. Ở thời điểm hiện tại có một số phương pháp để xây dựng hệ sinh thái DeFi on-chain cho Bitcoin bao gồm: • Xây dựng các lớp mở rộng mới cho Bitcoin (EVM & non-EVM) rồi tiếp tục build hệ sinh thái DeFi trên đó. • Xây dựng lớp bridge để di chuyển BTC sang các hệ sinh thái DeFi sẵn có (Ethereum, Solana, Cosmos). • Xây dựng hệ sinh thái DeFi trực tiếp trên Bitcoin (Runes). Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng tất cả đều đang giúp Bitcoin có thêm tính ứng dụng và tạo thêm thu nhập cho miner, đặc biệt là trong bối cảnh phần thưởng tạo khối sắp bị giảm một nửa khi lần halving thứ 4 đang gần kề. #bitcoin #kudodefi

Mở khoá thanh khoản on-chain cho Bitcoin

Mở khoá thanh khoản on-chain cho #Bitcoin  sẽ là câu chuyện dành được nhiều sự chú ý trong tương lai gần.
Suốt nhiều năm tồn tại khối tài sản nghìn tỷ USD Bitcoin chỉ có vài phương thức sử dụng như nằm im trong ví và lưu trữ giá trị, OTC, off-chain payment và gần đây nhất là Ordinals.
Kể từ sau phong trào Inscription thì bức tranh Bitcoin DeFi đang đi theo một hướng hoàn toàn mới. Nếu như trước đây, câu chuyện mở khoá thanh khoản cho Bitcoin đến từ off-chain liquid staking BTC thông qua các sàn Cex hoặc custodial vault thì giờ đang phát triển thành on-chain liquid staking BTC (non-custodial).
Sự khác biệt nằm ở tính kiểm soát, những người nằm giữ Bitcoin on-chain hầu hết đều là whales với khối tài sản lớn, vì vậy trong trường hợp không cần thiết họ không muốn giao BTC cho bất cứ ai trông non. Do đó các hoạt động sinh lợi off-chain vốn dĩ không thu hút được nhiều sự quan tâm. Thay vì take risk thì họ cứ giữ BTC trong ví mang tới cảm giác an tâm hơn nhiều.
Nhưng khi mở khoá thanh khoản on-chain thì khác, $BTC vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ, một mặt khác họ vẫn có thể khai thác lợi nhuận trên khối tài sản đó.
Sở dĩ vậy nên mình mới nói mở khoá thanh khoản on-chain cho BTC sẽ dành được sự chú ý, đặc biệt là từ Bitcoin whales.
Ở thời điểm hiện tại có một số phương pháp để xây dựng hệ sinh thái DeFi on-chain cho Bitcoin bao gồm:
• Xây dựng các lớp mở rộng mới cho Bitcoin (EVM & non-EVM) rồi tiếp tục build hệ sinh thái DeFi trên đó.
• Xây dựng lớp bridge để di chuyển BTC sang các hệ sinh thái DeFi sẵn có (Ethereum, Solana, Cosmos).
• Xây dựng hệ sinh thái DeFi trực tiếp trên Bitcoin (Runes).
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng tất cả đều đang giúp Bitcoin có thêm tính ứng dụng và tạo thêm thu nhập cho miner, đặc biệt là trong bối cảnh phần thưởng tạo khối sắp bị giảm một nửa khi lần halving thứ 4 đang gần kề.
#bitcoin #kudodefi
Cơ hội nhận Exclusive Bicasso NFT từ BinanceBinance Bicasso là ứng dụng chính chủ của @binance cho phép tạo NFT Art bằng AI. Tới đây Binance sẽ cho phép những người đủ điều kiện tham gia sự kiện Bicasso Global Launch và mint “Bicasso NFT”. Thông tin Bicasso NFT: Supply: 100,000 NFTs Hình thức: FCFS Max mint/ví: 01 Thời gian: 19:00 29/03 - 07:00 30/03 (giờ VN) 👀 Ngoài ra anh em còn có cơ hội nhận “Exclusive Bicasso NFT” (loại xịn) với nhiều đặc quyền. Thông tin Exclusive Bicasso NFT: Quyền lợi: Được mint đảm bảo thay vì FCFS trong sự kiện #BicassoGlobalLaunch bên trên Quyền tham gia trải nghiệm sớm các sản phẩm của Binance Supply: 500 NFTs Cách nhận "Exclusive Bicasso NFT": Tham gia Ticket Raffle (đại loại càng kiếm được nhiều ticket cơ hội được càng cao) Cách nhận Ticket: Mời bạn bè, mỗi lời mời thành công cả 2 đều nhận được 1 Ticket. Thời gian mời: 19:00 27/03 - 08:00 29/03 (giờ VN) Anh em có thể "copy paste" link ref của mình để tham gia chương trình, cả 2 ta đều sẽ được 1 ticket. 👇👇👇 🔗 Link: https://www.binance.com/en/nft/bicasso?ref=118634362®isterChannel=bicasso&utm_campaign=web_share_copy&utm_medium=invite&utm_source=nft #Binance #BinanceBicasso #NFT #nftcommunity #kudodefi Bicasso NFT

Cơ hội nhận Exclusive Bicasso NFT từ Binance

Binance Bicasso là ứng dụng chính chủ của @binance cho phép tạo NFT Art bằng AI. Tới đây Binance sẽ cho phép những người đủ điều kiện tham gia sự kiện Bicasso Global Launch và mint “Bicasso NFT”.

Thông tin Bicasso NFT:

Supply: 100,000 NFTs

Hình thức: FCFS

Max mint/ví: 01

Thời gian: 19:00 29/03 - 07:00 30/03 (giờ VN)

👀 Ngoài ra anh em còn có cơ hội nhận “Exclusive Bicasso NFT” (loại xịn) với nhiều đặc quyền.

Thông tin Exclusive Bicasso NFT:

Quyền lợi:

Được mint đảm bảo thay vì FCFS trong sự kiện #BicassoGlobalLaunch bên trên

Quyền tham gia trải nghiệm sớm các sản phẩm của Binance

Supply: 500 NFTs

Cách nhận "Exclusive Bicasso NFT":

Tham gia Ticket Raffle (đại loại càng kiếm được nhiều ticket cơ hội được càng cao)

Cách nhận Ticket: Mời bạn bè, mỗi lời mời thành công cả 2 đều nhận được 1 Ticket.

Thời gian mời: 19:00 27/03 - 08:00 29/03 (giờ VN)

Anh em có thể "copy paste" link ref của mình để tham gia chương trình, cả 2 ta đều sẽ được 1 ticket. 👇👇👇

🔗 Link: https://www.binance.com/en/nft/bicasso?ref=118634362®isterChannel=bicasso&utm_campaign=web_share_copy&utm_medium=invite&utm_source=nft

#Binance #BinanceBicasso #NFT #nftcommunity #kudodefi

Bicasso NFT

Ordinals – Inscription – Bitcoin NFT toàn tậpRạng sáng ngày 02/02/2023 mạng lưới Bitcoin đã mint một block nặng nhất lịch sử có kích thước 4MB, cao gấp 4 lần so với giới hạn 1MB thông thường. Nguyên nhân là có một giao dịch được “điều khắc” hình ảnh lên nó, giao dịch này gần như đã chiếm trọn không gian của block <774628>. Block này đã trở thành cột mốc lịch sử cho Bitcoin NFT, mở đường cho phong trào Bitcoin NFT hay Ordinals Inscription từ đó về sau. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng đào sâu về Bitcoin NFT và những tác động của nó tới thị trường. 1. Các khái niệm Nếu đã quen thuộc với khái niệm NFT, chắc hẳn bạn sẽ hiểu được đặc thù của nó là tính độc nhất và không thể xếp chồng như token. Trên các mạng lưới Blockchain khác như Ethereum hay BNB Chain có các bộ tiêu chuẩn (hay còn gọi là bộ quy tắc) dành riêng cho việc tạo ra NFT như ERC-721, ERC-1155. Các tiêu chuẩn này yêu cầu các token (NFT) tạo trên nó phải hoạt động theo những quy tắc nhất định, giúp người dùng và các ứng dụng dễ dàng tạo và tương tác với các token (NFT) này. Mạng lưới Bitcoin thì không như vậy, mạng lưới Bitcoin không hỗ trợ chuẩn riêng cho việc tạo ra các NFT. Bitcoin Blockchain chỉ có duy nhất hệ thống dành cho việc xác nhận giao dịch gọi là Bitcoin Transaction Protocol. Cũng chính vì vậy, Bitcoin không thể xây dựng các smart contract trên nó được, đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa Bitcoin so với Ethereum và các Blockchain thế hệ sau này. Kể từ khi ra đời vào ngày 03/01/2009 tới nay, ứng dụng duy nhất của Bitcoin vẫn chỉ là lưu trữ giá trị. Mặc dù Bitcoin vẫn làm rất tốt nhiệm vụ của mình, tuy nhiên những nhà cách mạng không muốn dừng lại ở đó, họ muốn mạng lưới Bitcoin phải bận rộn hơn, có nhiều tính ứng dụng hơn. Với những lý tưởng như vậy, một kỹ sư phần mềm tên Casey Rodarmor đã tạo ra giao thức Ordinals – thứ cho phép người dùng mint NFT trên mạng lưới Bitcoin. Bitcoin vẫn đang làm rất tốt nhiệm vụ lưu trữ giá trị của mình. Một số thuật ngữ thường sử dụng trong Bitcoin NFT Ordinals: là tên giao thức phép tạo ra các NFT trên mạng lưới Bitcoin. Trong tài liệu chính thống của Ordinals cũng đề cập tới “ordinal number” chỉ số thứ tự của các sats. Sats là đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin, 1 BTC = 100.000.000 sats, mỗi sats này đều có số thứ tự riêng mỗi khi nó được tạo ra. Inscription: là nội dung được khắc lên sats để tạo ra Bitcoin NFT. Bạn cũng có thể hiểu Inscription là NFT trên mạng lưới Bitcoin. Inscribe: là hoạt động khắc Inscription lên sats, tương tự như hoạt động “mint” đối với các NFT thông thường. Digital Artifact: là thuật ngữ nhà sáng lập đặt cho các NFT được lưu trữ với tiêu chuẩn cao hơn NFT thông thường. Theo đó, để một NFT là Digital Artifact nó phải có những tính chất sau: phi tập trung, bất biến, full on-chain và không thể bị hạn chế. Để dễ hình dung bạn có thể hiểu Inscription là NFT trên mạng lưới Bitcoin, và Inscription là một loại Digital Artifact. Digital Artifact là một phân loại nhỏ nằm trong NFT có những tính chất cao cấp hơn theo đề cập của tác giả. Digital Artifact không nhất thiết phải thuộc mạng lưới Bitcoin. Digital Artifact là một loại NFT được lưu trữ với tiêu chuẩn cao cấp hơn. Trong khuôn khổ bài viết, để dễ hiểu, mình sẽ sử dụng Bitcoin NFT với ý nghĩa là Inscription hay NFT trên mạng lưới Bitcoin, và “mint” hoặc “điêu khắc” với ý nghĩa là Inscribe. 2. Cách một Bitcoin NFT được tạo ra Như đã giải thích trong phần trên, các Blockchain khác như Ethereum có bộ tiêu chuẩn riêng hỗ trợ tạo ra NFT một cách nhanh chóng, nhưng mạng lưới Bitcoin thì khó khăn hơn nhiều. Bitcoin không hỗ trợ xây dựng smart contract trên nó, việc tạo ra NFT trước năm 2017 là bất khả thi. Nhờ vào sự xuất hiện của bản nâng cấp SegWit 2017 và Taproot 2021 là bước đệm hoàn hảo cho sự ra đời của Bitcoin NFT, đặc biệt là đề xuất Tapscript (BIP342) nằm trong bản nâng cấp Taproot cho phép các giao dịch được thực hiện theo hướng dẫn chỉ định. Nhà sáng lập Ordinals đã tận dụng điều này để đính kèm các thông tin NFT vào giao dịch để tạo ra Bitcoin NFT. Cơ chế tạo ra Bitcoin NFT / Inscription Sau mỗi giao dịch Bitcoin sẽ tạo ra UTXO (Unspent Transaction Output) – nó như một chứng chỉ chứng nhận số dư của bạn và được lưu trên mạng lưới Bitcoin. Giao thức Ordinals cho phép đính kèm thông tin NFT (Inscription) của bạn vào các UTXO hay còn gọi là khắc NFT vào Bitcoin, dĩ nhiên dữ liệu được “điêu khắc” đã được mã hóa thành dạng chuỗi trước đó. Nói theo cách khác, Ordinals khắc NFT lên chứng nhận số dư của bạn. Đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin là Satoshi (1 BTC = 100.000.000 sats) vậy thì số lượng BTC nhỏ nhất có thể lưu trữ và giao dịch được là 1 sats, tương ứng với đó 1 BTC sẽ tạo ra nhiều nhất 100.000.000 NFT. Giao thức Ordinals cho phép theo dõi từng sats đơn lẻ và khắc thông tin NFT lên nó, các Bitcoin NFT này được lưu hoàn toàn on-chain trên mạng lưới Bitcoin và có thể chuyển qua lại được thông qua Ordinals. Khác biệt giữa Bitcoin NFT và NFT truyền thống Trở lại với các “NFT truyền thống”, thông thường mỗi NFT gồm 2 phần: Thông tin token: được triển khai từ smart contract và lưu trữ hoàn toàn on-chain. Metadata: nội dung của NFT, thường được lưu trữ trên các hệ thống lưu trữ phi tập trung như IPFS, cũng có thể là hệ thống lưu trữ tập trung. Metadata được link với token thông qua một trường thông tin on-chain của token là tokenURI. Với Bitcoin NFT thì khác, toàn bộ thông tin về NFT được lưu trữ hoàn toàn on-chain, từ đó tạo nên những điểm khác biệt so với “NFT truyền thống”. Thứ nhất, Bitcoin NFT được kế thừa hoàn toàn đặc tính của Bitcoin là sự phi tập trung hoàn toàn, tính minh bạch, bảo mật và bất biến một khi nó đã được lưu trữ trên mạng lưới. Thứ hai là khả năng kiểm duyệt nội dung, bất cứ ai chạy một full node BItcoin đều có thể tạo ra Bitcoin NFT, vì vậy không thể kiểm soát được nội dung mà người dùng đưa lên, cho dù đó là những nội dung nhạy cảm. Thứ ba là về cách xác định độ quý hiếm, đối với “NFT truyền thống” độ quý giá của nó được xác định bằng giá trị nghệ thuật, giá trị sử dụng,… nhưng với Bitcoin NFT, một nhân tố mới được bổ sung chính là con số thứ tự sats mà NFT được khắc vào. Lý thuyết của Ordinals chia độ hiếm cho các sats thành 6 loại: common: bất kỳ satoshi nào không phải là satoshi đầu tiên trong block của nó; uncommon: sat ở vị trí đầu tiên của mỗi block; rare: sat đầu tiên của mỗi lần điều chỉnh độ khó; epic: sat đầu tiên của mỗi mùa Bitcoin Halving; legendary: sat đầu tiên của mỗi chu kỳ; mythic: sat đầu tiên của block genesis. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ thống phân loại độ hiếm của Ordinals tại đây: https://docs.ordinals.com/overview.html 3. Tác động của Bitcoin NFT tới thị trường Từ khi xuất hiện Bitcoin vẫn được xem như là một nơi để lưu trữ giá trị, xa hơn nữa là phương tiện thanh toán khi mà El Salvador hợp pháp hóa BTC. Nhưng lần này, có vẻ Bitcoin đã đi xa hơn những gì nhà sáng lập Satoshi Nakamoto có thể nghĩ tới. Bitcoin NFT không chỉ tác động tới sự vận hành của mạng lưới Blockchain, mà còn có ảnh hưởng đến nền kinh tế crypto. Đối với mạng lưới Bitcoin Blockchain Kể từ sau block 4MB lịch sử, con số Inscription được tạo ra trên mạng lưới Bitcoin đang tăng lên từng ngày theo kiểu “only up”. Hiện tại đã có gần 500.000 Inscription được tạo ra. Số lượng Inscription được mint - Source: Dune Analystic Cùng với đó là kích thước mỗi block thường xuyên nặng hơn so với trước đây, bởi lẽ nhu cầu khắc Inscription ngày một lớn từ cộng đồng. Điều này mang tính hai mặt: Kích thước block trở nên nặng hơn khiến mạng lưới Bitcoin ngày càng trở nên cồng kềnh khiến các miner phải liên tục nâng cấp phần cứng để đáp ứng và cũng là rào cản cho những “miner tay bé”. Ở chiều ngược lại, mạng lưới bận rộn hơn, đồng nghĩa với việc miner sẽ kiếm được nhiều phí hơn từ các giao dịch. Khi mà mỗi mùa Halving qua đi, phần thưởng từ việc đào Bitcoin sẽ giảm đi một nửa thì Bitcoin NFT mở ra cánh cửa khác để các miner có thêm động lực “bật app”. Một điểm có lợi nữa cho mạng lưới Bitcoin đó là kéo theo sự phát triển của Bitcoin NFT, nhiều dịch vụ Inscribe – điêu khắc NFT sẽ mọc lên nhằm phục vụ nhu cầu, mà cần phải chạy full node để có thể cung cấp dịch vụ, từ đó làm mạng lưới Bitcoin trở nên phi tập trung hơn. Các block của Bitcoin thường xuyên có dung lượng nặng hơn so với trước đây Đối với nền kinh tế crypto Như thông điệp mà block 4MB lịch sử muốn truyền tải “Make Bitcoin magical again”. Trào lưu Bitcoin NFT gắn liền với cuộc cách mạng đưa giá trị và tính ứng dụng của Bitcoin đi xa hơn nữa. Bitcoin NFT giúp thu hút được nhiều sự chú ý từ cộng đồng, từ đó gia tăng giá trị cho Bitcoin. Giờ đây, những Bitcoin holder đã có nhiều tiện ích hơn cho những đồng Bitcoin đang nắm giữ. Thêm vào đó, việc khắc NFT lên Bitcoin sẽ khuyến khích chủ sở hữu giữ nó thay vì bán. Cũng giống như khi khi bạn khắc một bức tranh yêu quý lên thỏi vàng, bạn sẽ muốn giữ nó hơn là bán đi. Hạn chế của Bitcoin NFT Nhưng vẫn còn đó những điểm hạn chế của Bitcoin NFT: Đầu tiên về mặt chi phí, mạng lưới bận rộn hơn đồng nghĩa với người dùng có thể sẽ phải trả phí cao hơn cho mỗi giao dịch của mình, mặc dù nó chẳng liên quan gì tới NFT. Hiện tại hạ tầng dành cho Bitcoin NFT mới ở giai đoạn đang phát triển, còn nhiều hạn chế về độ thân thiện với những người dùng “non-tech”. Giá của các Bitcoin NFT đang bị fomo quá cao. Nhiều dự án rác mọc lên nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng. Sự không thể kiểm duyệt cũng là một điểm mang tính văn hóa cần được xem xét. Bitcoin NFT và hơn thế nữa Không chỉ dừng lại ở việc mua/bán/lưu trữ NFT, Bitcoin NFT là khởi đầu cho một nền kinh tế xoay quanh những tấm JPEG trên mạng lưới Bitcoin. Các dịch vụ tạo Inscription, Marketplace, Wallet, Swap đã xuất hiện. Tương lai chúng ta đáng mong chờ một hệ sinh thái DeFi nở rộ trên Bitcoin. Sự xuất hiện của Bitcoin NFT đã tạo ra một cuộc chiến nảy lửa giữa 2 phe. Một phe coi đó là sự cải cách gia tăng lợi ích cho Bitcoin, phe còn lại thì nghĩ rằng Bitcoin NFT là không cần thiết, nó đang tấn công vào mạng lưới Bitcoin. 4. Hệ sinh thái Ordinals Lưu ý: Dưới đây là những dự án nổi bật được cộng đồng dành nhiều sự quan tâm theo quan sát cá nhân của tác giả, tất cả chỉ vì mục đích cung cấp thông tin không phải lời khuyên tài chính. Các bộ sưu tập Bitcoin NFT nổi bật Taproot Wizards Không thể không nhắc tới Taproot Wizards bộ sưu tập mang tính dấu ấn lịch sử, NFT đầu tiên của bộ sưu tập chính là thứ tạo nên block 4MB lịch sử. Taproot Wizards là bộ sưu tập gồm 2121 NFT hình phù thuỷ với nét vẽ đơn giản lần đầu xuất hiện trên Reddit r/Bitcoin, sau đó được hỗ trợ bởi Udi Wertheimer với thông điệp “Make Bitcoin magical again”. Taproot Wizards - Ordinals Collection Bitcoin Rocks Lấy cảm hứng từ Ether Rock, một trong những bộ sưu tập nổi tiếng trên Ethereum. Bitcoin Rocks là bộ sưu tập gồm 100 NFT hình tảng đá. Bitcoin Rocks có dải Inscription trong khoảng từ 71 tới 241. Giá sàn hiện tại của Bitcoin Rocks dao động khoảng 10 BTC (~ 260.000 USD). Bitcoin Rocks - Ordinals Collection Ordinal Punks Punks thường là dòng đại diện cho những NFT đầu tiên trong một không gian nào đó, đối với Ordinals cũng vậy. Ordinal Punks kế thừa tinh thần tiên phong đó và tiến vào mạng lưới Bitcoin với 100 NFT được mint tại 650 Inscription đầu tiên. Hiện tại, giá sàn của Ordinal Punk khoảng 4,75 BTC (~ 127.000 USD). OrdinalPunks Collection Bitcoin Punks Một bộ sưu tập chủ đề Punks khác trên mạng lưới Bitcoin, điểm nhấn của Bitcoin Punks nằm ở chỗ là nó bộ sưu tập có 10.000 NFT đầu tiên triển khai trên Bitcoin thông qua Ordinals. Hiện tại, giá sàn của Bitcoin Punks khoảng 0,67 ETH (~ 1.139 USD). Bitcoin Punks cũng là bộ sưu tập đầu tiên được hỗ trợ và bày bán trên OKX NFT Marketplace. BitcoinPunks - Ordinals Collection Twelvefold Bộ sưu tập gồm 300 NFT phát hành bởi Yuga Labs trên mạng lưới Bitcoin. Twelvefold là bộ sưu tập dạng generative art được Yuga Labs mô tả là sự kết hợp của nhiều yếu tố như thời gian, toán học, logic, blockchain. Sau đó được thể hiện ra bằng các hình khối 3D trên một lưới 12×12 với 4 dải màu thể hiện cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, từ đó tạo nên những tấm art độc nhất. Ngày 06/03/2023, Twelvefold chính thức mở phiên đấu giá 288 NFT, có tổng cộng 3.246 người tham gia với tổng giá trị 735,7 BTC (~ 16 triệu USD). Giá thầu cao nhất là 7,1159 BTC (~ 184.000 USD) cho một NFT Twelvefold. Twelvefold Ordinals Collection by Yuga Labs DeGods DeGods – một trong những bộ sưu tập nổi tiếng nhất được phát hành trên Solana ngày đầu cũng đã đặt chân lên mạng lưới Bitcoin. Ngày 14/03/2023, DeGods đã chính thức chuyển toàn bộ 535 NFT đã bị thiêu huỷ trước đây lên mạng lưới Bitcoin trong một block duy nhất. 535 NFT này cũng nhanh chóng được “sold out” sau đó, giá của mỗi NFT là 0,333 BTC. DeGods Ordinals Collection Các dự án nổi bật khác trong hệ sinh thái Ordinals Ngoài các bộ sưu tập NFT, hệ sinh thái Ordinals đã bắt đầu chớm nở các dự án về ví, marketplace và Inscribe Tool – công cụ để “điêu khắc” NFT. (@twitter name) Inscribe tools: @ordinalsbot, @trygamma, @ordswap Inscription Wallets: @SparrowWallet, @ordinalswallet, @xverseApp, @unisat_wallet Inscription Marketplace: @OrdinalsMarket_, @ordinalswallet, @ordswap, @trygamma, @generative_xyz Tổng kết Tuy rằng Ordinals đã gây được nhiều sự chú ý và dành được sự ủng hộ của nhiều tên tuổi lớn trong thời gian vừa qua, nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn cần giải quyết. Mỗi sự đổi mới đều gặp phải những luồng ý kiến trái chiều, Ordinals mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, tương lai chúng ta có thể mong chờ một sự bùng nổ để “Make Bitcoin magical again”. Cảm ơn các bạn đã đọc, nếu thấy bài viết hữu ích hãy follow Binance Feed và các kênh khác của mình nha. Link3: https://link3.to/hoangdefi #bitcoin #ordinals #inscriptions #BitcoinNFT #kudodefi

Ordinals – Inscription – Bitcoin NFT toàn tập

Rạng sáng ngày 02/02/2023 mạng lưới Bitcoin đã mint một block nặng nhất lịch sử có kích thước 4MB, cao gấp 4 lần so với giới hạn 1MB thông thường. Nguyên nhân là có một giao dịch được “điều khắc” hình ảnh lên nó, giao dịch này gần như đã chiếm trọn không gian của block <774628>.

Block này đã trở thành cột mốc lịch sử cho Bitcoin NFT, mở đường cho phong trào Bitcoin NFT hay Ordinals Inscription từ đó về sau.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng đào sâu về Bitcoin NFT và những tác động của nó tới thị trường.

1. Các khái niệm

Nếu đã quen thuộc với khái niệm NFT, chắc hẳn bạn sẽ hiểu được đặc thù của nó là tính độc nhất và không thể xếp chồng như token.

Trên các mạng lưới Blockchain khác như Ethereum hay BNB Chain có các bộ tiêu chuẩn (hay còn gọi là bộ quy tắc) dành riêng cho việc tạo ra NFT như ERC-721, ERC-1155. Các tiêu chuẩn này yêu cầu các token (NFT) tạo trên nó phải hoạt động theo những quy tắc nhất định, giúp người dùng và các ứng dụng dễ dàng tạo và tương tác với các token (NFT) này.

Mạng lưới Bitcoin thì không như vậy, mạng lưới Bitcoin không hỗ trợ chuẩn riêng cho việc tạo ra các NFT. Bitcoin Blockchain chỉ có duy nhất hệ thống dành cho việc xác nhận giao dịch gọi là Bitcoin Transaction Protocol. Cũng chính vì vậy, Bitcoin không thể xây dựng các smart contract trên nó được, đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa Bitcoin so với Ethereum và các Blockchain thế hệ sau này.

Kể từ khi ra đời vào ngày 03/01/2009 tới nay, ứng dụng duy nhất của Bitcoin vẫn chỉ là lưu trữ giá trị. Mặc dù Bitcoin vẫn làm rất tốt nhiệm vụ của mình, tuy nhiên những nhà cách mạng không muốn dừng lại ở đó, họ muốn mạng lưới Bitcoin phải bận rộn hơn, có nhiều tính ứng dụng hơn. Với những lý tưởng như vậy, một kỹ sư phần mềm tên Casey Rodarmor đã tạo ra giao thức Ordinals – thứ cho phép người dùng mint NFT trên mạng lưới Bitcoin.

Bitcoin vẫn đang làm rất tốt nhiệm vụ lưu trữ giá trị của mình.

Một số thuật ngữ thường sử dụng trong Bitcoin NFT

Ordinals: là tên giao thức phép tạo ra các NFT trên mạng lưới Bitcoin. Trong tài liệu chính thống của Ordinals cũng đề cập tới “ordinal number” chỉ số thứ tự của các sats. Sats là đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin, 1 BTC = 100.000.000 sats, mỗi sats này đều có số thứ tự riêng mỗi khi nó được tạo ra.

Inscription: là nội dung được khắc lên sats để tạo ra Bitcoin NFT. Bạn cũng có thể hiểu Inscription là NFT trên mạng lưới Bitcoin.

Inscribe: là hoạt động khắc Inscription lên sats, tương tự như hoạt động “mint” đối với các NFT thông thường.

Digital Artifact: là thuật ngữ nhà sáng lập đặt cho các NFT được lưu trữ với tiêu chuẩn cao hơn NFT thông thường. Theo đó, để một NFT là Digital Artifact nó phải có những tính chất sau: phi tập trung, bất biến, full on-chain và không thể bị hạn chế.

Để dễ hình dung bạn có thể hiểu Inscription là NFT trên mạng lưới Bitcoin, và Inscription là một loại Digital Artifact. Digital Artifact là một phân loại nhỏ nằm trong NFT có những tính chất cao cấp hơn theo đề cập của tác giả. Digital Artifact không nhất thiết phải thuộc mạng lưới Bitcoin.

Digital Artifact là một loại NFT được lưu trữ với tiêu chuẩn cao cấp hơn.

Trong khuôn khổ bài viết, để dễ hiểu, mình sẽ sử dụng Bitcoin NFT với ý nghĩa là Inscription hay NFT trên mạng lưới Bitcoin, và “mint” hoặc “điêu khắc” với ý nghĩa là Inscribe.

2. Cách một Bitcoin NFT được tạo ra

Như đã giải thích trong phần trên, các Blockchain khác như Ethereum có bộ tiêu chuẩn riêng hỗ trợ tạo ra NFT một cách nhanh chóng, nhưng mạng lưới Bitcoin thì khó khăn hơn nhiều. Bitcoin không hỗ trợ xây dựng smart contract trên nó, việc tạo ra NFT trước năm 2017 là bất khả thi.

Nhờ vào sự xuất hiện của bản nâng cấp SegWit 2017 và Taproot 2021 là bước đệm hoàn hảo cho sự ra đời của Bitcoin NFT, đặc biệt là đề xuất Tapscript (BIP342) nằm trong bản nâng cấp Taproot cho phép các giao dịch được thực hiện theo hướng dẫn chỉ định. Nhà sáng lập Ordinals đã tận dụng điều này để đính kèm các thông tin NFT vào giao dịch để tạo ra Bitcoin NFT.

Cơ chế tạo ra Bitcoin NFT / Inscription

Sau mỗi giao dịch Bitcoin sẽ tạo ra UTXO (Unspent Transaction Output) – nó như một chứng chỉ chứng nhận số dư của bạn và được lưu trên mạng lưới Bitcoin.

Giao thức Ordinals cho phép đính kèm thông tin NFT (Inscription) của bạn vào các UTXO hay còn gọi là khắc NFT vào Bitcoin, dĩ nhiên dữ liệu được “điêu khắc” đã được mã hóa thành dạng chuỗi trước đó. Nói theo cách khác, Ordinals khắc NFT lên chứng nhận số dư của bạn.

Đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin là Satoshi (1 BTC = 100.000.000 sats) vậy thì số lượng BTC nhỏ nhất có thể lưu trữ và giao dịch được là 1 sats, tương ứng với đó 1 BTC sẽ tạo ra nhiều nhất 100.000.000 NFT. Giao thức Ordinals cho phép theo dõi từng sats đơn lẻ và khắc thông tin NFT lên nó, các Bitcoin NFT này được lưu hoàn toàn on-chain trên mạng lưới Bitcoin và có thể chuyển qua lại được thông qua Ordinals.

Khác biệt giữa Bitcoin NFT và NFT truyền thống

Trở lại với các “NFT truyền thống”, thông thường mỗi NFT gồm 2 phần:

Thông tin token: được triển khai từ smart contract và lưu trữ hoàn toàn on-chain.

Metadata: nội dung của NFT, thường được lưu trữ trên các hệ thống lưu trữ phi tập trung như IPFS, cũng có thể là hệ thống lưu trữ tập trung. Metadata được link với token thông qua một trường thông tin on-chain của token là tokenURI.

Với Bitcoin NFT thì khác, toàn bộ thông tin về NFT được lưu trữ hoàn toàn on-chain, từ đó tạo nên những điểm khác biệt so với “NFT truyền thống”.

Thứ nhất, Bitcoin NFT được kế thừa hoàn toàn đặc tính của Bitcoin là sự phi tập trung hoàn toàn, tính minh bạch, bảo mật và bất biến một khi nó đã được lưu trữ trên mạng lưới.

Thứ hai là khả năng kiểm duyệt nội dung, bất cứ ai chạy một full node BItcoin đều có thể tạo ra Bitcoin NFT, vì vậy không thể kiểm soát được nội dung mà người dùng đưa lên, cho dù đó là những nội dung nhạy cảm.

Thứ ba là về cách xác định độ quý hiếm, đối với “NFT truyền thống” độ quý giá của nó được xác định bằng giá trị nghệ thuật, giá trị sử dụng,… nhưng với Bitcoin NFT, một nhân tố mới được bổ sung chính là con số thứ tự sats mà NFT được khắc vào.

Lý thuyết của Ordinals chia độ hiếm cho các sats thành 6 loại:

common: bất kỳ satoshi nào không phải là satoshi đầu tiên trong block của nó;

uncommon: sat ở vị trí đầu tiên của mỗi block;

rare: sat đầu tiên của mỗi lần điều chỉnh độ khó;

epic: sat đầu tiên của mỗi mùa Bitcoin Halving;

legendary: sat đầu tiên của mỗi chu kỳ;

mythic: sat đầu tiên của block genesis.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ thống phân loại độ hiếm của Ordinals tại đây: https://docs.ordinals.com/overview.html

3. Tác động của Bitcoin NFT tới thị trường

Từ khi xuất hiện Bitcoin vẫn được xem như là một nơi để lưu trữ giá trị, xa hơn nữa là phương tiện thanh toán khi mà El Salvador hợp pháp hóa BTC. Nhưng lần này, có vẻ Bitcoin đã đi xa hơn những gì nhà sáng lập Satoshi Nakamoto có thể nghĩ tới. Bitcoin NFT không chỉ tác động tới sự vận hành của mạng lưới Blockchain, mà còn có ảnh hưởng đến nền kinh tế crypto.

Đối với mạng lưới Bitcoin Blockchain

Kể từ sau block 4MB lịch sử, con số Inscription được tạo ra trên mạng lưới Bitcoin đang tăng lên từng ngày theo kiểu “only up”. Hiện tại đã có gần 500.000 Inscription được tạo ra.

Số lượng Inscription được mint - Source: Dune Analystic

Cùng với đó là kích thước mỗi block thường xuyên nặng hơn so với trước đây, bởi lẽ nhu cầu khắc Inscription ngày một lớn từ cộng đồng. Điều này mang tính hai mặt:

Kích thước block trở nên nặng hơn khiến mạng lưới Bitcoin ngày càng trở nên cồng kềnh khiến các miner phải liên tục nâng cấp phần cứng để đáp ứng và cũng là rào cản cho những “miner tay bé”.

Ở chiều ngược lại, mạng lưới bận rộn hơn, đồng nghĩa với việc miner sẽ kiếm được nhiều phí hơn từ các giao dịch. Khi mà mỗi mùa Halving qua đi, phần thưởng từ việc đào Bitcoin sẽ giảm đi một nửa thì Bitcoin NFT mở ra cánh cửa khác để các miner có thêm động lực “bật app”.

Một điểm có lợi nữa cho mạng lưới Bitcoin đó là kéo theo sự phát triển của Bitcoin NFT, nhiều dịch vụ Inscribe – điêu khắc NFT sẽ mọc lên nhằm phục vụ nhu cầu, mà cần phải chạy full node để có thể cung cấp dịch vụ, từ đó làm mạng lưới Bitcoin trở nên phi tập trung hơn.

Các block của Bitcoin thường xuyên có dung lượng nặng hơn so với trước đây

Đối với nền kinh tế crypto

Như thông điệp mà block 4MB lịch sử muốn truyền tải “Make Bitcoin magical again”.

Trào lưu Bitcoin NFT gắn liền với cuộc cách mạng đưa giá trị và tính ứng dụng của Bitcoin đi xa hơn nữa. Bitcoin NFT giúp thu hút được nhiều sự chú ý từ cộng đồng, từ đó gia tăng giá trị cho Bitcoin.

Giờ đây, những Bitcoin holder đã có nhiều tiện ích hơn cho những đồng Bitcoin đang nắm giữ.

Thêm vào đó, việc khắc NFT lên Bitcoin sẽ khuyến khích chủ sở hữu giữ nó thay vì bán. Cũng giống như khi khi bạn khắc một bức tranh yêu quý lên thỏi vàng, bạn sẽ muốn giữ nó hơn là bán đi.

Hạn chế của Bitcoin NFT

Nhưng vẫn còn đó những điểm hạn chế của Bitcoin NFT:

Đầu tiên về mặt chi phí, mạng lưới bận rộn hơn đồng nghĩa với người dùng có thể sẽ phải trả phí cao hơn cho mỗi giao dịch của mình, mặc dù nó chẳng liên quan gì tới NFT.

Hiện tại hạ tầng dành cho Bitcoin NFT mới ở giai đoạn đang phát triển, còn nhiều hạn chế về độ thân thiện với những người dùng “non-tech”.

Giá của các Bitcoin NFT đang bị fomo quá cao.

Nhiều dự án rác mọc lên nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Sự không thể kiểm duyệt cũng là một điểm mang tính văn hóa cần được xem xét.

Bitcoin NFT và hơn thế nữa

Không chỉ dừng lại ở việc mua/bán/lưu trữ NFT, Bitcoin NFT là khởi đầu cho một nền kinh tế xoay quanh những tấm JPEG trên mạng lưới Bitcoin. Các dịch vụ tạo Inscription, Marketplace, Wallet, Swap đã xuất hiện. Tương lai chúng ta đáng mong chờ một hệ sinh thái DeFi nở rộ trên Bitcoin.

Sự xuất hiện của Bitcoin NFT đã tạo ra một cuộc chiến nảy lửa giữa 2 phe. Một phe coi đó là sự cải cách gia tăng lợi ích cho Bitcoin, phe còn lại thì nghĩ rằng Bitcoin NFT là không cần thiết, nó đang tấn công vào mạng lưới Bitcoin.

4. Hệ sinh thái Ordinals

Lưu ý: Dưới đây là những dự án nổi bật được cộng đồng dành nhiều sự quan tâm theo quan sát cá nhân của tác giả, tất cả chỉ vì mục đích cung cấp thông tin không phải lời khuyên tài chính.

Các bộ sưu tập Bitcoin NFT nổi bật

Taproot Wizards

Không thể không nhắc tới Taproot Wizards bộ sưu tập mang tính dấu ấn lịch sử, NFT đầu tiên của bộ sưu tập chính là thứ tạo nên block 4MB lịch sử.

Taproot Wizards là bộ sưu tập gồm 2121 NFT hình phù thuỷ với nét vẽ đơn giản lần đầu xuất hiện trên Reddit r/Bitcoin, sau đó được hỗ trợ bởi Udi Wertheimer với thông điệp “Make Bitcoin magical again”.

Taproot Wizards - Ordinals Collection

Bitcoin Rocks

Lấy cảm hứng từ Ether Rock, một trong những bộ sưu tập nổi tiếng trên Ethereum. Bitcoin Rocks là bộ sưu tập gồm 100 NFT hình tảng đá. Bitcoin Rocks có dải Inscription trong khoảng từ 71 tới 241. Giá sàn hiện tại của Bitcoin Rocks dao động khoảng 10 BTC (~ 260.000 USD).

Bitcoin Rocks - Ordinals Collection

Ordinal Punks

Punks thường là dòng đại diện cho những NFT đầu tiên trong một không gian nào đó, đối với Ordinals cũng vậy. Ordinal Punks kế thừa tinh thần tiên phong đó và tiến vào mạng lưới Bitcoin với 100 NFT được mint tại 650 Inscription đầu tiên. Hiện tại, giá sàn của Ordinal Punk khoảng 4,75 BTC (~ 127.000 USD).

OrdinalPunks Collection

Bitcoin Punks

Một bộ sưu tập chủ đề Punks khác trên mạng lưới Bitcoin, điểm nhấn của Bitcoin Punks nằm ở chỗ là nó bộ sưu tập có 10.000 NFT đầu tiên triển khai trên Bitcoin thông qua Ordinals. Hiện tại, giá sàn của Bitcoin Punks khoảng 0,67 ETH (~ 1.139 USD). Bitcoin Punks cũng là bộ sưu tập đầu tiên được hỗ trợ và bày bán trên OKX NFT Marketplace.

BitcoinPunks - Ordinals Collection

Twelvefold

Bộ sưu tập gồm 300 NFT phát hành bởi Yuga Labs trên mạng lưới Bitcoin. Twelvefold là bộ sưu tập dạng generative art được Yuga Labs mô tả là sự kết hợp của nhiều yếu tố như thời gian, toán học, logic, blockchain. Sau đó được thể hiện ra bằng các hình khối 3D trên một lưới 12×12 với 4 dải màu thể hiện cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, từ đó tạo nên những tấm art độc nhất.

Ngày 06/03/2023, Twelvefold chính thức mở phiên đấu giá 288 NFT, có tổng cộng 3.246 người tham gia với tổng giá trị 735,7 BTC (~ 16 triệu USD). Giá thầu cao nhất là 7,1159 BTC (~ 184.000 USD) cho một NFT Twelvefold.

Twelvefold Ordinals Collection by Yuga Labs

DeGods

DeGods – một trong những bộ sưu tập nổi tiếng nhất được phát hành trên Solana ngày đầu cũng đã đặt chân lên mạng lưới Bitcoin. Ngày 14/03/2023, DeGods đã chính thức chuyển toàn bộ 535 NFT đã bị thiêu huỷ trước đây lên mạng lưới Bitcoin trong một block duy nhất. 535 NFT này cũng nhanh chóng được “sold out” sau đó, giá của mỗi NFT là 0,333 BTC.

DeGods Ordinals Collection

Các dự án nổi bật khác trong hệ sinh thái Ordinals

Ngoài các bộ sưu tập NFT, hệ sinh thái Ordinals đã bắt đầu chớm nở các dự án về ví, marketplace và Inscribe Tool – công cụ để “điêu khắc” NFT. (@twitter name)

Inscribe tools: @ordinalsbot, @trygamma, @ordswap

Inscription Wallets: @SparrowWallet, @ordinalswallet, @xverseApp, @unisat_wallet

Inscription Marketplace: @OrdinalsMarket_, @ordinalswallet, @ordswap, @trygamma, @generative_xyz

Tổng kết

Tuy rằng Ordinals đã gây được nhiều sự chú ý và dành được sự ủng hộ của nhiều tên tuổi lớn trong thời gian vừa qua, nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn cần giải quyết. Mỗi sự đổi mới đều gặp phải những luồng ý kiến trái chiều, Ordinals mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, tương lai chúng ta có thể mong chờ một sự bùng nổ để “Make Bitcoin magical again”.

Cảm ơn các bạn đã đọc, nếu thấy bài viết hữu ích hãy follow Binance Feed và các kênh khác của mình nha.

Link3: https://link3.to/hoangdefi

#bitcoin #ordinals #inscriptions #BitcoinNFT #kudodefi
Nên lựa chọn ngách crypto nào để tập trung chiến đấuThị trường crypto đang được mở rộng rất nhanh, không chỉ bề ngang mà cả chiều sâu của từng mảng.Mảnh ghép nào cũng có cơ hội tăng trưởng mạnh và không thiếu kèo xnxx. Không nên quá tham lam ôm hết cả thị trường, đào sâu và trở thành master của một mảng nhiều khi sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn cho bạn.Biết => Hiểu => Tin => Diamond hand => Profits 💎Phần tiếp theo của bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi: Nên lựa chọn ngách nào để đào sâu?Việc lựa chọn mảnh ghép để đào sâu phụ thuộc vào “khả năng + sở thích” của bạn. Nếu một mảng tiềm năng nhưng không có đam mê chỉ thời gian ngắn bạn sẽ chán. Dễ bị kiểu đứng núi này trông núi nọ.Nên tốt nhất chọn thứ mà bạn ngồi nghiền ngẫm từ sáng tới tối không biết chán. Thứ hai là nó cũng cần đủ lớn, đủ tiềm năng, chứ nông quá cũng chẳng có để đào.Thị trường #crypto hiện tại mình quan sát thấy có một số ngách nổi bật sau, nếu đào sâu ắt sẽ không phụ lòng bạn.1. DeFi: Cốt lõi, mênh mông, rộng lớn. #DeFi là nền tảng của thị trường crypto nên sẽ không bao giờ “lỗi mốt”. Có điều nó hơi nhức đầu và có thể khiến cho bạn thấy nhàm chán so với các mảng khác.2. Hệ sinh thái: Lựa chọn một vài #blockchain xịn để đào sâu. Tỏ tường mọi ngõ ngách của nó bạn sẽ dễ dàng bắt nhịp và biết nên đầu tư vào đâu khi dòng tiền bắt đầu chảy vào hệ sinh thái của mình.Còn chain nào tốt thì mình đã có một bài viết khác, bạn có thể tìm đọc lại.3. GameFi: Thị trường game truyền thống to vật vã, không thiếu công ăn việc làm cho bất cứ ai, đối chiếu sang blockchain thì tiềm năng dài hạn mảng này khỏi phải nói. Chưa kể đến money game mảng này rất nhiều.Trở thành master mảng này chắc chắn bạn sẽ không thất vọng cho dù là 10-20 năm nữa.4. Meme: Nếu có khả năng call kèo meme X100 X1000 thì người bạn sẽ toả ra hào quang lấp lánh và mùi hương hấp dẫn với bất cứ nam thanh nữ tú nào.#Meme là một tín ngưỡng của crypto, nếu bạn là master bạn có cả vũ trụ crypto trong tay. Btw dính vài kèo rugpull bạn sẽ trở thành ông lão đánh cá và con cá vàng.Nếu yêu thích các môn thể thao mạo hiểm bạn có thể thử sức ở mảng này.5. NFT: Để đến được với bộ môn nghệ thuật này ngoài những kiến thức nền tảng về thị trường bạn cần có một chút rung động của thi sĩ.Cảm nhận vibe mà người hoạ sĩ đang cố gắng tô vẽ cho bộ sưu tập là điều cần thiết trong bộ đánh giá tiềm năng.Một nhà đầu tư với tâm hồn nghệ sĩ, yêu màu tím thích màu hồng, … vân vân sẽ được ưu tiên với mảnh ghép này. Nhưng cũng chống chỉ định với những người quá yêu nghệ thuật, bởi vì nhà đầu tư cần chốt lời.Lan man một chút nhưng đây sẽ là mảnh ghép rất tiềm năng trong dài hạn. Ngoài PFP, mảng này còn liên quan tới cả game, utility nft, … rất nhiều ứng dụng có thể có với #NFT sau này.6. Airdrop: Chiến lược thu hút user tốt nhất thị trưởng crypto hiện tại có lẽ vẫn là #airdrop. Nó sẽ vẫn còn được sử dụng trong nhiều mùa tới nữa. Vì vậy bạn có thể yên tâm đào sâu nó trong quãng thời gian dài.Nếu bạn thạo công nghệ, biết dùng tool nữa thì lại càng tuyệt vời. Rất nhiều người đã từ Zero to Hero với mảng này.7. Trader: Nhiều ý kiến cho rằng #trader không bằng #holder, nhưng với quan điểm của mình thì không. Trader có cách kiếm tiền riêng của trader.Mình có rất nhiều người bạn long short fulltime kiếm tiền cực giỏi và họ cũng rất yêu nghề. Quan trọng là bạn có đào đủ sâu để nắm nó như lòng bàn tay không thôi.Về mức độ tiềm năng và dài hạn thì khỏi phải nói rồi. Nghề trader xuất hiện từ thế kỷ 17, tồn tại sừng sững đến nay đã hơn 400 năm. Vì vậy chỉ là bạn có đủ khả năng bào được thị trường không thôi.8. Kết hợp: Không nhất thiết phải đào sâu một mảnh ghép duy nhất. Bạn có thể chọn nhiều hơn một mảnh ghép để đào sâu, miễn là bạn vẫn có thể kiểm soát và trở thành master các mảng đó.Ngoài ra có thể còn nhiều mảnh ghép tiềm năng khác, bạn có thể xây dựng kiến thức nền tảng vững chắc để tự phát triển lối đi riêng.Bonus: Một thread khác về cách tự học crypto, bạn có thể tìm đọc lại tại trang Profile của mình.#kudodefi #LearnCrypto

Nên lựa chọn ngách crypto nào để tập trung chiến đấu

Thị trường crypto đang được mở rộng rất nhanh, không chỉ bề ngang mà cả chiều sâu của từng mảng.Mảnh ghép nào cũng có cơ hội tăng trưởng mạnh và không thiếu kèo xnxx. Không nên quá tham lam ôm hết cả thị trường, đào sâu và trở thành master của một mảng nhiều khi sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn cho bạn.Biết => Hiểu => Tin => Diamond hand => Profits 💎Phần tiếp theo của bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi: Nên lựa chọn ngách nào để đào sâu?Việc lựa chọn mảnh ghép để đào sâu phụ thuộc vào “khả năng + sở thích” của bạn. Nếu một mảng tiềm năng nhưng không có đam mê chỉ thời gian ngắn bạn sẽ chán. Dễ bị kiểu đứng núi này trông núi nọ.Nên tốt nhất chọn thứ mà bạn ngồi nghiền ngẫm từ sáng tới tối không biết chán. Thứ hai là nó cũng cần đủ lớn, đủ tiềm năng, chứ nông quá cũng chẳng có để đào.Thị trường #crypto hiện tại mình quan sát thấy có một số ngách nổi bật sau, nếu đào sâu ắt sẽ không phụ lòng bạn.1. DeFi: Cốt lõi, mênh mông, rộng lớn. #DeFi là nền tảng của thị trường crypto nên sẽ không bao giờ “lỗi mốt”. Có điều nó hơi nhức đầu và có thể khiến cho bạn thấy nhàm chán so với các mảng khác.2. Hệ sinh thái: Lựa chọn một vài #blockchain xịn để đào sâu. Tỏ tường mọi ngõ ngách của nó bạn sẽ dễ dàng bắt nhịp và biết nên đầu tư vào đâu khi dòng tiền bắt đầu chảy vào hệ sinh thái của mình.Còn chain nào tốt thì mình đã có một bài viết khác, bạn có thể tìm đọc lại.3. GameFi: Thị trường game truyền thống to vật vã, không thiếu công ăn việc làm cho bất cứ ai, đối chiếu sang blockchain thì tiềm năng dài hạn mảng này khỏi phải nói. Chưa kể đến money game mảng này rất nhiều.Trở thành master mảng này chắc chắn bạn sẽ không thất vọng cho dù là 10-20 năm nữa.4. Meme: Nếu có khả năng call kèo meme X100 X1000 thì người bạn sẽ toả ra hào quang lấp lánh và mùi hương hấp dẫn với bất cứ nam thanh nữ tú nào.#Meme là một tín ngưỡng của crypto, nếu bạn là master bạn có cả vũ trụ crypto trong tay. Btw dính vài kèo rugpull bạn sẽ trở thành ông lão đánh cá và con cá vàng.Nếu yêu thích các môn thể thao mạo hiểm bạn có thể thử sức ở mảng này.5. NFT: Để đến được với bộ môn nghệ thuật này ngoài những kiến thức nền tảng về thị trường bạn cần có một chút rung động của thi sĩ.Cảm nhận vibe mà người hoạ sĩ đang cố gắng tô vẽ cho bộ sưu tập là điều cần thiết trong bộ đánh giá tiềm năng.Một nhà đầu tư với tâm hồn nghệ sĩ, yêu màu tím thích màu hồng, … vân vân sẽ được ưu tiên với mảnh ghép này. Nhưng cũng chống chỉ định với những người quá yêu nghệ thuật, bởi vì nhà đầu tư cần chốt lời.Lan man một chút nhưng đây sẽ là mảnh ghép rất tiềm năng trong dài hạn. Ngoài PFP, mảng này còn liên quan tới cả game, utility nft, … rất nhiều ứng dụng có thể có với #NFT sau này.6. Airdrop: Chiến lược thu hút user tốt nhất thị trưởng crypto hiện tại có lẽ vẫn là #airdrop. Nó sẽ vẫn còn được sử dụng trong nhiều mùa tới nữa. Vì vậy bạn có thể yên tâm đào sâu nó trong quãng thời gian dài.Nếu bạn thạo công nghệ, biết dùng tool nữa thì lại càng tuyệt vời. Rất nhiều người đã từ Zero to Hero với mảng này.7. Trader: Nhiều ý kiến cho rằng #trader không bằng #holder, nhưng với quan điểm của mình thì không. Trader có cách kiếm tiền riêng của trader.Mình có rất nhiều người bạn long short fulltime kiếm tiền cực giỏi và họ cũng rất yêu nghề. Quan trọng là bạn có đào đủ sâu để nắm nó như lòng bàn tay không thôi.Về mức độ tiềm năng và dài hạn thì khỏi phải nói rồi. Nghề trader xuất hiện từ thế kỷ 17, tồn tại sừng sững đến nay đã hơn 400 năm. Vì vậy chỉ là bạn có đủ khả năng bào được thị trường không thôi.8. Kết hợp: Không nhất thiết phải đào sâu một mảnh ghép duy nhất. Bạn có thể chọn nhiều hơn một mảnh ghép để đào sâu, miễn là bạn vẫn có thể kiểm soát và trở thành master các mảng đó.Ngoài ra có thể còn nhiều mảnh ghép tiềm năng khác, bạn có thể xây dựng kiến thức nền tảng vững chắc để tự phát triển lối đi riêng.Bonus: Một thread khác về cách tự học crypto, bạn có thể tìm đọc lại tại trang Profile của mình.#kudodefi #LearnCrypto
Tìm hiểu tin tức mới nhất về tiền mã hóa
⚡️ Hãy tham gia những cuộc thảo luận mới nhất về tiền mã hóa
💬 Tương tác với những nhà sáng tạo mà bạn yêu thích
👍 Thưởng thức nội dung mà bạn quan tâm
Email / Số điện thoại