Binance Square
history
6,880 lượt xem
2 Bài đăng
Phổ biến
Mới nhất
LIVE
LIVE
hoanglv
--
Nhìn lại lịch sử cuộc khủng hoảng tài chính 2008Khủng hoảng tài chính 2008 hay còn gọi là khủng hoảng nợ dưới chuẩn là một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất lịch sử từ sau 1930. Nó cuốn trôi $10.000 tỉ và làm hơn 30 triệu người mất việc. Nhiều người tin rằng cuộc khủng hoảng này được kiến tạo bởi những con sói già phố Wall. Dưới đây mình sẽ cố gắng giải thích một cách ngắn gọn nhất về nguồn gốc hình thành bong bóng này. MBS - Mortgage-backed Security Trước hết chúng ta cần biết về sản phẩm MBS (mortgage-backed security) là những chứng khoán được backed bởi các khoản vay nhà đất có đảm bảo. Hiểu đơn giản là các hợp đồng vay mua nhà của khách hàng được đóng gói và bán lại cho nhà đầu tư. Mortgage-backed Securities - Image: @WallStreetMojo MBS vừa giúp các ngân hàng thương mại đẩy rủi ro đi và vừa giúp giải phóng room tín dụng để tiếp tục cho vay (room tín dụng là giới hạn cho vay của các ngân hàng). Về phía các nhà đầu tư mua MBS, họ sẽ nhận được dòng tiền trả nợ từ các khoản vay đó, trong trường hợp người mua nhà không có khả năng trả nợ thì nhà đầu tư có thể siết nợ bằng bất động sản thế chấp. Lúc bấy giờ thị trường nhà đất tại Mỹ hết sức sôi động và ai cũng tin tưởng thị trường nhà đất chỉ có thể đi lên chứ không bao giờ sụp đổ. Thêm vào đó ngay cả Chính phủ Mỹ cũng tham gia mảng MBS thông qua hai công ty là Fannie Mae và Freddie Mac, nên các nhà đầu tư coi đây là một khoản đầu tư an toàn. CDS - Credit Default Swap Sản phẩm tiếp theo góp phần kiến tạo nên cuộc khủng hoảng là CDS (credit default swap) được tạo ra bởi các công ty bảo hiểm, dùng để bảo hiểm rủi ro cho các khoản vay. Có nghĩa sau khi ký hợp đồng này, nếu người vay mất khả năng chi trả thì các công ty bảo hiểm sẽ đứng ra trả nợ thay. Nhưng bù lại, ngân hàng phải trả một khoản phí dựa trên giá trị và xếp hạng tín dụng của khoản vay. CDS giúp cho xếp hạng tín dụng của các khoản vay hay các MBS được rate cao hơn, từ đó dễ đẩy bán hơn. 🎮 GAME ON! Nhờ vào sức mạnh của hai sản phẩm MBS và CDS kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ giai đoạn 2002-2005 mà hoạt động cho vay được diễn ra hết sức điên cuồng. Ban đầu ngân hàng chỉ cho những người có khả năng trả nợ vay, nhưng đến một giai đoạn, những khoản vay đạt chuẩn cũng đạt giới hạn, họ bắt đầu dễ dãi hơn trong việc cho vay. Bởi lẽ rủi ro của khoản vay đã được đẩy đi hết thông qua MBS, CDS thì tội gì không cho vay. Bẫy nợ dưới chuẩn Chi tiết hơn một chút đoạn này: Ngân hàng thương mại cho người mua nhà vay tiền => Ngân hàng thương mại ôm rủi ro. Khoản vay được đóng gói thành MBS và bán cho Ngân hàng đầu tư (đứng sau là các nhà đầu tư tổ chức, whales, ...) => Nhà đầu tư ôm rủi ro. Nhưng khoản vay lại được mua CDS => Rủi ro lại được chuyển từ nhà đầu tư sang công ty bảo hiểm. Một chút nữa đến đoạn sau bạn sẽ lại thấy Rủi ro lại được chuyển từ công ty bảo hiểm sang nhà đầu tư, hết sức ảo ma 😂 Hoạt động cho vay diễn ra điên cuồng đến nỗi những người có xếp hạng tín dụng rất thấp, những người không có khả năng trả nợ cũng có thể vay mua nhà, thậm chí vài căn nhà, cái này gọi là subprime mortgage hay còn gọi là nợ dưới chuẩn. Nhưng những nhà đầu tư cũng đâu có ngu đi mua các khoản nợ dưới chuẩn, vậy là những con sói già phố Wall đã tiếp tục tạo game bằng một sản phẩm khác là CDO. CDO - Collateralized Debt Obligation CDO (collateralized debt obligation) cũng tương tự như MBS nhưng nó bao gồm MBS (cả nợ đạt chuẩn và cả nợ dưới chuẩn), ABS (các loại chứng khoán được backed bởi các loại tài sản khác như ô tô, cổ phiếu, ...) và cộng thêm các khoản nợ dưới chuẩn khác nữa. Họ đóng gói toàn bộ cục bên trên lại rồi đặt cho nó cái tên là CDO - nghĩa vụ nợ thế chấp. Điều tinh ranh của các nhà tạo lập sản phẩm là họ lồng ghép những khoản vay có xếp hạng cao với các khoản vay dưới chuẩn, cộng thêm việc các khoản vay được mua bảo hiểm nên thành ra cả cái cục CDO đó luôn được đánh giá cao hơn so với rủi ro của nó. Một điều khác là dường như các tổ chức xếp hạng tín dụng được trả tiền cho việc đánh giá các CDO nên mức độ rủi ro của nó được xếp hạng lệch lạc đến lạ thường. Để hấp dẫn nhà đầu tư, đối với những CDO rủi ro cao lại có lợi nhuận cực cao so với những CDO rủi ro thấp. Họ đã thành công biến rác thành vàng để đem bán. Trí tưởng tượng của những con sói già phố Wall chưa dừng lại ở đó, những khoản vay có thể đóng gói lại thành CDO rồi cũng đạt giới hạn thì ... họ tiếp tục gói các hợp đồng bảo hiểm (CDS) thành một CDO mới mang tên là Synthetic CDO, các Synthetic CDO này cũng được xếp hạng tín dụng và bán cho các nhà đầu tư. Magic chưa! Như phía trên mình đã đề cập, cái cục rủi ro bây giờ lại được chuyển sang cho Nhà đầu tư thông qua Synthetic CDO. Câu chuyện chưa dừng lại đâu anh em ạ, họ tiếp tục thổi căng quả bóng lên bằng cách tiếp tục đóng gói các CDO và Synthetic CDO để tạo ra Synthetic CDO tầng 2, thậm chí đến cuối cùng họ còn đóng gói Synthetic CDO tầng 2 để tạo ra tầng 3 wtf 👀. Phải nói là những con sói già phố Wall thực sự là những bậc thầy tài chính. Năm 2007 giá trị thị trường CDS đạt đến $62 nghìn tỉ đô, để hình dung nó lớn như thế nào thì bạn hãy so sánh với GDP toàn thế giới năm 2007 là $58,35 nghìn tỉ đô. Khi quả bóng được thổi quá căng rồi điều gì đến cũng phải đến, giai đoạn 2007-2008 FED tăng lãi suất lên 5,25% và duy trì liên tục ở mức đó khiến dòng tiền thu hẹp lại, các khoản nợ dưới chuẩn và ngay cả tiêu chuẩn cũng bắt đầu mất khả năng trả nợ. United States Interest Rate Note để các bạn tránh hiểu nhầm, sự sụp đổ không phải chỉ đến từ fed thắt chặt dòng tiền, mà là chủ yếu từ những khoản nợ dưới chuẩn kia, không sớm thì muộn cũng sẽ nổ. Fed chỉ làm việc phải làm thôi. Điểm cực hạn cho sự sụp đổ là ngày 15/09/2008, khi Lehman Brothers - Một trong những Ngân hàng đầu tư lớn nhất Mỹ với bề dày lịch sử hơn 150 năm tuyên bố phá sản. Quả cầu tuyết đã lăn cuốn trôi $10.000 tỷ và làm hơn 30 triệu người mất việc. Ngay sau đó Fed đã phải ra tay can thiệp bằng một chương trình hỗ trợ lớn nhất lịch sử. Giảm lãi suất về 0% và bơm ra thị trường khoảng $1.500 tỉ đô cùng nhiều chính sách khác. Warren Buffett đã phát biểu rằng bong bóng nhà đất 2008 là bong bóng lớn nhất mà ông từng thấy trong đời. Sẽ cần nhiều giấy bút hơn nữa để kể hết câu chuyện về khủng hoảng nhà đất 2008 và những thứ bên lề. Trên đây mình đã cố gắng lược những nguyên nhân chính của sự kiện này để giúp bạn hiểu nó một cách nhanh chóng. Nếu yêu thích các bạn có thể ấn Follow mình nha! Link3: https://link3.to/hoangdefi #LearnCrypto #history #economy #kudodefi

Nhìn lại lịch sử cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Khủng hoảng tài chính 2008 hay còn gọi là khủng hoảng nợ dưới chuẩn là một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất lịch sử từ sau 1930. Nó cuốn trôi $10.000 tỉ và làm hơn 30 triệu người mất việc. Nhiều người tin rằng cuộc khủng hoảng này được kiến tạo bởi những con sói già phố Wall.

Dưới đây mình sẽ cố gắng giải thích một cách ngắn gọn nhất về nguồn gốc hình thành bong bóng này.

MBS - Mortgage-backed Security

Trước hết chúng ta cần biết về sản phẩm MBS (mortgage-backed security) là những chứng khoán được backed bởi các khoản vay nhà đất có đảm bảo. Hiểu đơn giản là các hợp đồng vay mua nhà của khách hàng được đóng gói và bán lại cho nhà đầu tư.

Mortgage-backed Securities - Image: @WallStreetMojo

MBS vừa giúp các ngân hàng thương mại đẩy rủi ro đi và vừa giúp giải phóng room tín dụng để tiếp tục cho vay (room tín dụng là giới hạn cho vay của các ngân hàng). Về phía các nhà đầu tư mua MBS, họ sẽ nhận được dòng tiền trả nợ từ các khoản vay đó, trong trường hợp người mua nhà không có khả năng trả nợ thì nhà đầu tư có thể siết nợ bằng bất động sản thế chấp.

Lúc bấy giờ thị trường nhà đất tại Mỹ hết sức sôi động và ai cũng tin tưởng thị trường nhà đất chỉ có thể đi lên chứ không bao giờ sụp đổ. Thêm vào đó ngay cả Chính phủ Mỹ cũng tham gia mảng MBS thông qua hai công ty là Fannie Mae và Freddie Mac, nên các nhà đầu tư coi đây là một khoản đầu tư an toàn.

CDS - Credit Default Swap

Sản phẩm tiếp theo góp phần kiến tạo nên cuộc khủng hoảng là CDS (credit default swap) được tạo ra bởi các công ty bảo hiểm, dùng để bảo hiểm rủi ro cho các khoản vay.

Có nghĩa sau khi ký hợp đồng này, nếu người vay mất khả năng chi trả thì các công ty bảo hiểm sẽ đứng ra trả nợ thay. Nhưng bù lại, ngân hàng phải trả một khoản phí dựa trên giá trị và xếp hạng tín dụng của khoản vay. CDS giúp cho xếp hạng tín dụng của các khoản vay hay các MBS được rate cao hơn, từ đó dễ đẩy bán hơn.

🎮 GAME ON!

Nhờ vào sức mạnh của hai sản phẩm MBS và CDS kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ giai đoạn 2002-2005 mà hoạt động cho vay được diễn ra hết sức điên cuồng. Ban đầu ngân hàng chỉ cho những người có khả năng trả nợ vay, nhưng đến một giai đoạn, những khoản vay đạt chuẩn cũng đạt giới hạn, họ bắt đầu dễ dãi hơn trong việc cho vay. Bởi lẽ rủi ro của khoản vay đã được đẩy đi hết thông qua MBS, CDS thì tội gì không cho vay.

Bẫy nợ dưới chuẩn

Chi tiết hơn một chút đoạn này:

Ngân hàng thương mại cho người mua nhà vay tiền => Ngân hàng thương mại ôm rủi ro.

Khoản vay được đóng gói thành MBS và bán cho Ngân hàng đầu tư (đứng sau là các nhà đầu tư tổ chức, whales, ...) => Nhà đầu tư ôm rủi ro.

Nhưng khoản vay lại được mua CDS => Rủi ro lại được chuyển từ nhà đầu tư sang công ty bảo hiểm.

Một chút nữa đến đoạn sau bạn sẽ lại thấy Rủi ro lại được chuyển từ công ty bảo hiểm sang nhà đầu tư, hết sức ảo ma 😂

Hoạt động cho vay diễn ra điên cuồng đến nỗi những người có xếp hạng tín dụng rất thấp, những người không có khả năng trả nợ cũng có thể vay mua nhà, thậm chí vài căn nhà, cái này gọi là subprime mortgage hay còn gọi là nợ dưới chuẩn.

Nhưng những nhà đầu tư cũng đâu có ngu đi mua các khoản nợ dưới chuẩn, vậy là những con sói già phố Wall đã tiếp tục tạo game bằng một sản phẩm khác là CDO.

CDO - Collateralized Debt Obligation

CDO (collateralized debt obligation) cũng tương tự như MBS nhưng nó bao gồm MBS (cả nợ đạt chuẩn và cả nợ dưới chuẩn), ABS (các loại chứng khoán được backed bởi các loại tài sản khác như ô tô, cổ phiếu, ...) và cộng thêm các khoản nợ dưới chuẩn khác nữa. Họ đóng gói toàn bộ cục bên trên lại rồi đặt cho nó cái tên là CDO - nghĩa vụ nợ thế chấp.

Điều tinh ranh của các nhà tạo lập sản phẩm là họ lồng ghép những khoản vay có xếp hạng cao với các khoản vay dưới chuẩn, cộng thêm việc các khoản vay được mua bảo hiểm nên thành ra cả cái cục CDO đó luôn được đánh giá cao hơn so với rủi ro của nó. Một điều khác là dường như các tổ chức xếp hạng tín dụng được trả tiền cho việc đánh giá các CDO nên mức độ rủi ro của nó được xếp hạng lệch lạc đến lạ thường.

Để hấp dẫn nhà đầu tư, đối với những CDO rủi ro cao lại có lợi nhuận cực cao so với những CDO rủi ro thấp. Họ đã thành công biến rác thành vàng để đem bán.

Trí tưởng tượng của những con sói già phố Wall chưa dừng lại ở đó, những khoản vay có thể đóng gói lại thành CDO rồi cũng đạt giới hạn thì ... họ tiếp tục gói các hợp đồng bảo hiểm (CDS) thành một CDO mới mang tên là Synthetic CDO, các Synthetic CDO này cũng được xếp hạng tín dụng và bán cho các nhà đầu tư.

Magic chưa!

Như phía trên mình đã đề cập, cái cục rủi ro bây giờ lại được chuyển sang cho Nhà đầu tư thông qua Synthetic CDO.

Câu chuyện chưa dừng lại đâu anh em ạ, họ tiếp tục thổi căng quả bóng lên bằng cách tiếp tục đóng gói các CDO và Synthetic CDO để tạo ra Synthetic CDO tầng 2, thậm chí đến cuối cùng họ còn đóng gói Synthetic CDO tầng 2 để tạo ra tầng 3 wtf 👀.

Phải nói là những con sói già phố Wall thực sự là những bậc thầy tài chính. Năm 2007 giá trị thị trường CDS đạt đến $62 nghìn tỉ đô, để hình dung nó lớn như thế nào thì bạn hãy so sánh với GDP toàn thế giới năm 2007 là $58,35 nghìn tỉ đô.

Khi quả bóng được thổi quá căng rồi điều gì đến cũng phải đến, giai đoạn 2007-2008 FED tăng lãi suất lên 5,25% và duy trì liên tục ở mức đó khiến dòng tiền thu hẹp lại, các khoản nợ dưới chuẩn và ngay cả tiêu chuẩn cũng bắt đầu mất khả năng trả nợ.

United States Interest Rate

Note để các bạn tránh hiểu nhầm, sự sụp đổ không phải chỉ đến từ fed thắt chặt dòng tiền, mà là chủ yếu từ những khoản nợ dưới chuẩn kia, không sớm thì muộn cũng sẽ nổ. Fed chỉ làm việc phải làm thôi.

Điểm cực hạn cho sự sụp đổ là ngày 15/09/2008, khi Lehman Brothers - Một trong những Ngân hàng đầu tư lớn nhất Mỹ với bề dày lịch sử hơn 150 năm tuyên bố phá sản.

Quả cầu tuyết đã lăn cuốn trôi $10.000 tỷ và làm hơn 30 triệu người mất việc. Ngay sau đó Fed đã phải ra tay can thiệp bằng một chương trình hỗ trợ lớn nhất lịch sử. Giảm lãi suất về 0% và bơm ra thị trường khoảng $1.500 tỉ đô cùng nhiều chính sách khác.

Warren Buffett đã phát biểu rằng bong bóng nhà đất 2008 là bong bóng lớn nhất mà ông từng thấy trong đời.

Sẽ cần nhiều giấy bút hơn nữa để kể hết câu chuyện về khủng hoảng nhà đất 2008 và những thứ bên lề. Trên đây mình đã cố gắng lược những nguyên nhân chính của sự kiện này để giúp bạn hiểu nó một cách nhanh chóng.

Nếu yêu thích các bạn có thể ấn Follow mình nha!

Link3: https://link3.to/hoangdefi

#LearnCrypto #history #economy #kudodefi
Tìm hiểu tin tức mới nhất về tiền mã hóa
⚡️ Hãy tham gia những cuộc thảo luận mới nhất về tiền mã hóa
💬 Tương tác với những nhà sáng tạo mà bạn yêu thích
👍 Thưởng thức nội dung mà bạn quan tâm
Email / Số điện thoại