Binance Square
CFTC
178,729 lượt xem
154 Bài đăng
Phổ biến
Mới nhất
LIVE
LIVE
PCB Block
--
Sàn KuCoin Bị Kiện Và Truy Tố Tại MỹVào ngày 26/3, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã cùng lúc công bố cáo buộc dân sự và hình sự đối với sàn giao dịch tiền mã hoá KuCoin và hai người sáng lập, do vi phạm luật pháp Mỹ. Theo đó, DOJ cáo buộc KuCoin hoạt động như một doanh nghiệp chuyển tiền không có giấy phép, không thực hiện đầy đủ các chương trình chống rửa tiền (AML) và xác minh danh tính (KYC). Sàn giao dịch đã nhận về hơn 5 tỷ USD và gửi đi hơn 4 tỷ USD “tiền đáng ngờ và tiền phạm tội”. DOJ cũng cáo buộc KuCoin cho phép nền tảng của mình được sử dụng để rửa tiền có nguồn gốc từ tội phạm, bao gồm tiền thu được từ các thị trường darknet, phần mềm độc hại, ransomware và các kế hoạch lừa đảo. Hai người sáng lập KuCoin, Chun Gan và Ke Tang, bị buộc tội âm mưu vi phạm Đạo luật Bảo mật Ngân hàng và điều hành một doanh nghiệp chuyển tiền không có giấy phép. Bên cạnh đó, CFTC đã đệ đơn kiện dân sự đối với KuCoin, cáo buộc sàn giao dịch này “vi phạm nhiều lần Đạo luật Giao dịch Hàng hóa (CEA) và các quy định của CFTC”. “Các sàn giao dịch tiền mã hoá như KuCoin không thể vừa muốn phục vụ khách hàng Mỹ, vừa muốn phớt lờ luật pháp Mỹ,” ông Williams Luật sư Mỹ tại Quận Nam New York nói trong một tuyên bố. “Cáo trạng hôm nay là một cảnh báo rõ ràng đối với các sàn giao dịch tiền mã hoá khác: nếu bạn muốn phục vụ khách hàng Mỹ, bạn phải tuân theo luật pháp Mỹ, đơn giản và rõ ràng.” Các hành động pháp lý là một phần trong nỗ lực ngày càng tăng của các cơ quan chức năng Mỹ, nhằm trấn áp tội phạm tài chính trong ngành công nghiệp tiền mã hoá. Đồng thời nêu bật tầm quan trọng trong việc tuân thủ quy định AML/KYC của các sàn giao dịch. KuCoin, thành lập năm 2017 tại Seychelles, là một trong những nền tảng tiền mã hoá lớn nhất thế giới, với hơn 30 triệu khách hàng và khối lượng giao dịch hàng tỷ USD mỗi ngày. Sàn cung cấp nhiều loại dịch vụ giao dịch tiền mã hoá khác nhau. Hiện KuCoin chưa đưa ra bình luận về cáo trạng. Vụ án dự kiến sẽ đưa ra xét xử tại Tòa án Quận Nam New York.

Sàn KuCoin Bị Kiện Và Truy Tố Tại Mỹ

Vào ngày 26/3, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã cùng lúc công bố cáo buộc dân sự và hình sự đối với sàn giao dịch tiền mã hoá KuCoin và hai người sáng lập, do vi phạm luật pháp Mỹ.

Theo đó, DOJ cáo buộc KuCoin hoạt động như một doanh nghiệp chuyển tiền không có giấy phép, không thực hiện đầy đủ các chương trình chống rửa tiền (AML) và xác minh danh tính (KYC). Sàn giao dịch đã nhận về hơn 5 tỷ USD và gửi đi hơn 4 tỷ USD “tiền đáng ngờ và tiền phạm tội”.

DOJ cũng cáo buộc KuCoin cho phép nền tảng của mình được sử dụng để rửa tiền có nguồn gốc từ tội phạm, bao gồm tiền thu được từ các thị trường darknet, phần mềm độc hại, ransomware và các kế hoạch lừa đảo.

Hai người sáng lập KuCoin, Chun Gan và Ke Tang, bị buộc tội âm mưu vi phạm Đạo luật Bảo mật Ngân hàng và điều hành một doanh nghiệp chuyển tiền không có giấy phép.

Bên cạnh đó, CFTC đã đệ đơn kiện dân sự đối với KuCoin, cáo buộc sàn giao dịch này “vi phạm nhiều lần Đạo luật Giao dịch Hàng hóa (CEA) và các quy định của CFTC”.

“Các sàn giao dịch tiền mã hoá như KuCoin không thể vừa muốn phục vụ khách hàng Mỹ, vừa muốn phớt lờ luật pháp Mỹ,” ông Williams Luật sư Mỹ tại Quận Nam New York nói trong một tuyên bố. “Cáo trạng hôm nay là một cảnh báo rõ ràng đối với các sàn giao dịch tiền mã hoá khác: nếu bạn muốn phục vụ khách hàng Mỹ, bạn phải tuân theo luật pháp Mỹ, đơn giản và rõ ràng.”

Các hành động pháp lý là một phần trong nỗ lực ngày càng tăng của các cơ quan chức năng Mỹ, nhằm trấn áp tội phạm tài chính trong ngành công nghiệp tiền mã hoá. Đồng thời nêu bật tầm quan trọng trong việc tuân thủ quy định AML/KYC của các sàn giao dịch.

KuCoin, thành lập năm 2017 tại Seychelles, là một trong những nền tảng tiền mã hoá lớn nhất thế giới, với hơn 30 triệu khách hàng và khối lượng giao dịch hàng tỷ USD mỗi ngày. Sàn cung cấp nhiều loại dịch vụ giao dịch tiền mã hoá khác nhau.

Hiện KuCoin chưa đưa ra bình luận về cáo trạng. Vụ án dự kiến sẽ đưa ra xét xử tại Tòa án Quận Nam New York.
Hạ Viện Mỹ Thông Qua Dự Luật Giám Sát Tiền Mã HoáNgày 22/5, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật mang tính bước ngoặt, nhằm thiết lập khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho thị trường tiền mã hoá. Với 279 phiếu thuận và 136 phiếu chống, Dự luật Đổi mới Tài chính và Công nghệ cho Thế kỷ 21 (FIT21 – H.R.4763) đã nhận được sự ủng hộ từ cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Cụ thể, 71 nghị sĩ Đảng Dân chủ đã cùng 208 nghị sĩ Đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ dự luật. FIT21, nếu được Thượng viện thông qua và Tổng thống ký ban hành, sẽ xác định rõ vai trò của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) trong việc giám sát thị trường này. Kết quả bỏ phiếu cho FIT21. Nguồn: Hạ viện Mỹ Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Hạ nghị sĩ Patrick McHenry cho biết: “Thật không may, khuôn khổ pháp lý hiện tại của chúng ta đang cản trở sự đổi mới của tài sản số phát huy hết tiềm năng. SEC và CFTC hiện đang tranh giành quyền kiểm soát các loại tài sản này.” Tuy nhiên, dự luật cũng vấp phải sự phản đối từ một số nghị sĩ Đảng Dân chủ. Hạ nghị sĩ Maxine Waters cho rằng FIT21 sẽ đẩy tiền mã hóa vào “vùng đất không luật lệ”, tạo điều kiện cho các công ty tài chính truyền thống hoạt động mà không bị SEC giám sát. Bà Waters nhận định: “Đây có lẽ là đề xuất tồi tệ và nguy hiểm nhất mà tôi từng thấy trong một thời gian dài. Dự luật này sẽ bãi bỏ quy định đối với tiền mã hóa và một số chứng khoán truyền thống đến mức tôi và các chuyên gia khác lo ngại nghiêm trọng rằng nó có thể gây ra khủng hoảng thị trường và suy thoái.” Dự kiến, Hạ viện sẽ tiếp tục thảo luận và bỏ phiếu về Dự luật Ngăn chặn Giám sát Nhà nước đối với Tiền số của Ngân hàng Trung ương (H.R. 5403), nhằm không cho Cục Dự trữ Liên bang phát hành đồng đô la kỹ thuật số thông qua các trung gian. Động thái của Hạ viện diễn ra trong bối cảnh SEC đang xem xét đơn đăng ký ETF Ethereum giao ngay và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, trong khi tiền mã hoá đang là chủ đề được nhiều cử tri quan tâm. Đặc biệt vừa hôm qua, Cựu Tổng thống Donald Trump đã trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ đầu tiên chấp nhận quyên góp bằng tiền mã hoá cho chiến dịch tái tranh cử của mình.

Hạ Viện Mỹ Thông Qua Dự Luật Giám Sát Tiền Mã Hoá

Ngày 22/5, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật mang tính bước ngoặt, nhằm thiết lập khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho thị trường tiền mã hoá.

Với 279 phiếu thuận và 136 phiếu chống, Dự luật Đổi mới Tài chính và Công nghệ cho Thế kỷ 21 (FIT21 – H.R.4763) đã nhận được sự ủng hộ từ cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Cụ thể, 71 nghị sĩ Đảng Dân chủ đã cùng 208 nghị sĩ Đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ dự luật.

FIT21, nếu được Thượng viện thông qua và Tổng thống ký ban hành, sẽ xác định rõ vai trò của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) trong việc giám sát thị trường này.

Kết quả bỏ phiếu cho FIT21. Nguồn: Hạ viện Mỹ

Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Hạ nghị sĩ Patrick McHenry cho biết: “Thật không may, khuôn khổ pháp lý hiện tại của chúng ta đang cản trở sự đổi mới của tài sản số phát huy hết tiềm năng. SEC và CFTC hiện đang tranh giành quyền kiểm soát các loại tài sản này.”

Tuy nhiên, dự luật cũng vấp phải sự phản đối từ một số nghị sĩ Đảng Dân chủ. Hạ nghị sĩ Maxine Waters cho rằng FIT21 sẽ đẩy tiền mã hóa vào “vùng đất không luật lệ”, tạo điều kiện cho các công ty tài chính truyền thống hoạt động mà không bị SEC giám sát.

Bà Waters nhận định: “Đây có lẽ là đề xuất tồi tệ và nguy hiểm nhất mà tôi từng thấy trong một thời gian dài. Dự luật này sẽ bãi bỏ quy định đối với tiền mã hóa và một số chứng khoán truyền thống đến mức tôi và các chuyên gia khác lo ngại nghiêm trọng rằng nó có thể gây ra khủng hoảng thị trường và suy thoái.”

Dự kiến, Hạ viện sẽ tiếp tục thảo luận và bỏ phiếu về Dự luật Ngăn chặn Giám sát Nhà nước đối với Tiền số của Ngân hàng Trung ương (H.R. 5403), nhằm không cho Cục Dự trữ Liên bang phát hành đồng đô la kỹ thuật số thông qua các trung gian.

Động thái của Hạ viện diễn ra trong bối cảnh SEC đang xem xét đơn đăng ký ETF Ethereum giao ngay và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, trong khi tiền mã hoá đang là chủ đề được nhiều cử tri quan tâm. Đặc biệt vừa hôm qua, Cựu Tổng thống Donald Trump đã trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ đầu tiên chấp nhận quyên góp bằng tiền mã hoá cho chiến dịch tái tranh cử của mình.
Ủy viên CFTC đề xuất Chương trình thí điểm quy định tiền điện tử đầu tiên tại Hoa KỳMột ủy viên của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) đã đề xuất chương trình thí điểm “lần đầu tiên” ở Hoa Kỳ “để hỗ trợ phát triển thị trường tiền điện tử và token hóa tuân thủ”. Cơ quan quản lý nhấn mạnh: “Khuôn khổ dựa trên nguyên tắc của chúng tôi được xây dựng để đổi mới công nghệ, sản phẩm mới và cấu trúc thị trường”. Chương trình thí điểm giới hạn thời gian cho tiền điện tử Ủy viên CFTC Caroline D. Pham đã tiết lộ đề xuất của mình về chương trình thử nghiệm điều tiết để quản lý tiền điện tử vào thứ 5. Cô đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X: “Đã đến lúc phải hành động. Tôi đề xuất chương trình thí điểm đầu tiên của Hoa Kỳ dành cho thị trường tài sản kỹ thuật số để kiểm tra, thu thập dữ liệu và thẩm định sự đổi mới. Điều này tạo ra một khuôn khổ an toàn cho các công nghệ và cấu trúc thị trường mới theo các quy định và biện pháp bảo vệ hiện hành”. Trong bài phát biểu của mình tại Cato Institute hôm thứ 5, ủy viên giải thích rằng cách tiếp cận “chờ xem” hiện đang được các cơ quan quản lý Hoa Kỳ áp dụng đối với cơ hội tiềm năng từ công nghệ blockchain và tài sản kỹ thuật số “không đáp ứng được biện pháp chủ động cần thiết trong ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng này”.  Cô đã “liên tục kêu gọi CFTC sử dụng thẩm quyền hiện có của mình để cung cấp sự rõ ràng về quy định đối với tài sản kỹ thuật số nhằm đảm bảo có các biện pháp bảo vệ vững chắc”, ủy viên nêu chi tiết: “Khuôn khổ dựa trên nguyên tắc của chúng ta được xây dựng để đổi mới công nghệ, sản phẩm mới và cấu trúc thị trường”. Cô lưu ý rằng chương trình thí điểm đề xuất sẽ kết hợp các sáng kiến thí điểm trước đó, tập trung vào những lĩnh vực như quy tắc giao dịch, yêu cầu báo cáo, yêu cầu đăng ký và yêu cầu tiết lộ rủi ro. Ủy viên cũng nhấn mạnh vì CFTC giám sát các thị trường tài chính lớn nhất thế giới, cơ quan quản lý phải có “trách nhiệm chủ động đón nhận những thách thức mới thay vì quan sát thụ động”. “Đó là lý do tại sao tôi đề xuất chương trình thí điểm có giới hạn thời gian của CFTC để hỗ trợ phát triển thị trường tài sản kỹ thuật số và token hóa tuân thủ. Bước đầu tiên, #CFTC nên kêu gọi tổ chức hội nghị bàn tròn để thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Sau đó, CFTC nên đề xuất và thông qua các quy tắc thiết lập chương trình thí điểm trong một khoảng thời gian cụ thể kết hợp nhiều thành phần từ các chương trình thí điểm trước đây, bao gồm yêu cầu về đăng ký và đủ điều kiện, nguồn tài chính và các điều kiện khác, quản lý rủi ro, sản phẩm và hợp đồng, các điều khoản và các yêu cầu khác bao gồm tiết lộ và báo cáo. Khi kết thúc chương trình thí điểm, Ủy ban nên kiểm tra dữ liệu thu thập được từ chương trình thí điểm và xem xét liệu có nên thay đổi vĩnh viễn quy định hay không. Đề xuất này cho chúng ta thấy cách CFTC có thể khám phá sự đổi mới một cách an toàn trong khi vẫn duy trì các biện pháp bảo vệ thích hợp cho thị trường của chúng ta”. https://tapchibitcoin.io/uy-vien-cftc-de-xuat-chuong-trinh-thi-diem-quy-dinh-tien-dien-tu-dau-tien-tai-hoa-ky.html

Ủy viên CFTC đề xuất Chương trình thí điểm quy định tiền điện tử đầu tiên tại Hoa Kỳ

Một ủy viên của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) đã đề xuất chương trình thí điểm “lần đầu tiên” ở Hoa Kỳ “để hỗ trợ phát triển thị trường tiền điện tử và token hóa tuân thủ”. Cơ quan quản lý nhấn mạnh:

“Khuôn khổ dựa trên nguyên tắc của chúng tôi được xây dựng để đổi mới công nghệ, sản phẩm mới và cấu trúc thị trường”.

Chương trình thí điểm giới hạn thời gian cho tiền điện tử

Ủy viên CFTC Caroline D. Pham đã tiết lộ đề xuất của mình về chương trình thử nghiệm điều tiết để quản lý tiền điện tử vào thứ 5. Cô đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X:

“Đã đến lúc phải hành động. Tôi đề xuất chương trình thí điểm đầu tiên của Hoa Kỳ dành cho thị trường tài sản kỹ thuật số để kiểm tra, thu thập dữ liệu và thẩm định sự đổi mới. Điều này tạo ra một khuôn khổ an toàn cho các công nghệ và cấu trúc thị trường mới theo các quy định và biện pháp bảo vệ hiện hành”.

Trong bài phát biểu của mình tại Cato Institute hôm thứ 5, ủy viên giải thích rằng cách tiếp cận “chờ xem” hiện đang được các cơ quan quản lý Hoa Kỳ áp dụng đối với cơ hội tiềm năng từ công nghệ blockchain và tài sản kỹ thuật số “không đáp ứng được biện pháp chủ động cần thiết trong ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng này”. 

Cô đã “liên tục kêu gọi CFTC sử dụng thẩm quyền hiện có của mình để cung cấp sự rõ ràng về quy định đối với tài sản kỹ thuật số nhằm đảm bảo có các biện pháp bảo vệ vững chắc”, ủy viên nêu chi tiết:

“Khuôn khổ dựa trên nguyên tắc của chúng ta được xây dựng để đổi mới công nghệ, sản phẩm mới và cấu trúc thị trường”.

Cô lưu ý rằng chương trình thí điểm đề xuất sẽ kết hợp các sáng kiến thí điểm trước đó, tập trung vào những lĩnh vực như quy tắc giao dịch, yêu cầu báo cáo, yêu cầu đăng ký và yêu cầu tiết lộ rủi ro.

Ủy viên cũng nhấn mạnh vì CFTC giám sát các thị trường tài chính lớn nhất thế giới, cơ quan quản lý phải có “trách nhiệm chủ động đón nhận những thách thức mới thay vì quan sát thụ động”.

“Đó là lý do tại sao tôi đề xuất chương trình thí điểm có giới hạn thời gian của CFTC để hỗ trợ phát triển thị trường tài sản kỹ thuật số và token hóa tuân thủ.

Bước đầu tiên, #CFTC nên kêu gọi tổ chức hội nghị bàn tròn để thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Sau đó, CFTC nên đề xuất và thông qua các quy tắc thiết lập chương trình thí điểm trong một khoảng thời gian cụ thể kết hợp nhiều thành phần từ các chương trình thí điểm trước đây, bao gồm yêu cầu về đăng ký và đủ điều kiện, nguồn tài chính và các điều kiện khác, quản lý rủi ro, sản phẩm và hợp đồng, các điều khoản và các yêu cầu khác bao gồm tiết lộ và báo cáo.

Khi kết thúc chương trình thí điểm, Ủy ban nên kiểm tra dữ liệu thu thập được từ chương trình thí điểm và xem xét liệu có nên thay đổi vĩnh viễn quy định hay không. Đề xuất này cho chúng ta thấy cách CFTC có thể khám phá sự đổi mới một cách an toàn trong khi vẫn duy trì các biện pháp bảo vệ thích hợp cho thị trường của chúng ta”.

https://tapchibitcoin.io/uy-vien-cftc-de-xuat-chuong-trinh-thi-diem-quy-dinh-tien-dien-tu-dau-tien-tai-hoa-ky.html
Breaking News – 07/05Tin tức tổng hợp thị trường blockchain & tiền mã hóa – 07/05 Chủ tịch CFTC cảnh báo ngành crypto sẽ tiếp tục bị trấn áp pháp lý trong 2 năm tới Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) Rostin Behnam đã cảnh báo rằng ngành crypto sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực pháp lý trong vòng 2 năm tới. Ông cho biết rằng việc tăng giá của thị trường tiền mã hóa cùng với môi trường pháp lý không rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho các biện pháp thực thi pháp lý. Ông Behnam cũng nhận định rằng nếu không có khung pháp lý và sự minh bạch, các hành vi gian lận và thao túng thị trường sẽ vẫn tiếp diễn. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc hoàn thiện luật crypto đang gặp khó khăn và xác suất có luật về stablecoin trong tương lai gần là khá thấp. Các cơ quan quản lý chứng khoán cũng đã đưa ra các cảnh báo và hành động thực thi liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền mã hóa trên các nền tảng như Robinhood và Consensys. CFTC và SEC đều đồng ý rằng ngành tiền mã hóa cần có luật quản lý cụ thể và loại bỏ các thành phần xấu. SEC tiếp tục dời lịch phê duyệt ETF Ethereum spot của Invesco Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã quyết định tiếp tục dời lịch phê duyệt ETF Ethereum spot của Invesco. Hạn chót để SEC ra quyết định là ngày 05/07/2024. Sự hy vọng về việc ra mắt ETF Ethereum spot đã giảm trong thời gian gần đây. SEC đã lùi lịch phê duyệt hoặc từ chối đề xuất của Invesco Galaxy và cần thêm thời gian để đánh giá các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. SEC đã có những động thái hoài nghi tương tự đối với các đề xuất ETF Ethereum spot khác từ Grayscale, Franklin Templeton, VanEck, Fidelity và BlackRock. Hiện tại, không có tín hiệu rõ ràng cho thấy SEC sẽ phê duyệt ETF Ethereum spot, và xác suất xuất hiện sản phẩm này đã giảm xuống còn khoảng 11%. SEC cảnh báo Robinhood Crypto về khả năng vi phạm luật chứng khoán Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã cảnh báo Robinhood Crypto về khả năng vi phạm luật chứng khoán. Robinhood Markets Inc., một nền tảng giao dịch tài chính, đã nhận một Wells Notice từ SEC và nhận đề xuất hành động cưỡng chế, với cáo buộc vi phạm Điều 15(a) và 17A của Luật Chứng khoán năm 1934. Robinhood Markets đã tuyên bố rằng họ đã hợp tác với SEC trong nhiều năm để làm rõ các quy định, nhưng họ thất vọng với quyết định này. Robinhood Crypto là một nền tảng giao dịch tiền mã hóa và được cho là nắm giữ một lượng lớn Bitcoin và Ethereum. SEC đã có nhiều hành động pháp lý đối với các công ty và cá nhân trong ngành tiền mã hóa, và cảnh báo đối với Robinhood Crypto là một ví dụ mới nhất của sự tăng cường quản lý và tuân thủ luật chứng khoán trong lĩnh vực này.

Breaking News – 07/05

Tin tức tổng hợp thị trường blockchain & tiền mã hóa – 07/05

Chủ tịch CFTC cảnh báo ngành crypto sẽ tiếp tục bị trấn áp pháp lý trong 2 năm tới

Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) Rostin Behnam đã cảnh báo rằng ngành crypto sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực pháp lý trong vòng 2 năm tới. Ông cho biết rằng việc tăng giá của thị trường tiền mã hóa cùng với môi trường pháp lý không rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho các biện pháp thực thi pháp lý. Ông Behnam cũng nhận định rằng nếu không có khung pháp lý và sự minh bạch, các hành vi gian lận và thao túng thị trường sẽ vẫn tiếp diễn. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc hoàn thiện luật crypto đang gặp khó khăn và xác suất có luật về stablecoin trong tương lai gần là khá thấp. Các cơ quan quản lý chứng khoán cũng đã đưa ra các cảnh báo và hành động thực thi liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền mã hóa trên các nền tảng như Robinhood và Consensys. CFTC và SEC đều đồng ý rằng ngành tiền mã hóa cần có luật quản lý cụ thể và loại bỏ các thành phần xấu.

SEC tiếp tục dời lịch phê duyệt ETF Ethereum spot của Invesco

Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã quyết định tiếp tục dời lịch phê duyệt ETF Ethereum spot của Invesco. Hạn chót để SEC ra quyết định là ngày 05/07/2024. Sự hy vọng về việc ra mắt ETF Ethereum spot đã giảm trong thời gian gần đây. SEC đã lùi lịch phê duyệt hoặc từ chối đề xuất của Invesco Galaxy và cần thêm thời gian để đánh giá các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. SEC đã có những động thái hoài nghi tương tự đối với các đề xuất ETF Ethereum spot khác từ Grayscale, Franklin Templeton, VanEck, Fidelity và BlackRock. Hiện tại, không có tín hiệu rõ ràng cho thấy SEC sẽ phê duyệt ETF Ethereum spot, và xác suất xuất hiện sản phẩm này đã giảm xuống còn khoảng 11%.

SEC cảnh báo Robinhood Crypto về khả năng vi phạm luật chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã cảnh báo Robinhood Crypto về khả năng vi phạm luật chứng khoán. Robinhood Markets Inc., một nền tảng giao dịch tài chính, đã nhận một Wells Notice từ SEC và nhận đề xuất hành động cưỡng chế, với cáo buộc vi phạm Điều 15(a) và 17A của Luật Chứng khoán năm 1934. Robinhood Markets đã tuyên bố rằng họ đã hợp tác với SEC trong nhiều năm để làm rõ các quy định, nhưng họ thất vọng với quyết định này. Robinhood Crypto là một nền tảng giao dịch tiền mã hóa và được cho là nắm giữ một lượng lớn Bitcoin và Ethereum. SEC đã có nhiều hành động pháp lý đối với các công ty và cá nhân trong ngành tiền mã hóa, và cảnh báo đối với Robinhood Crypto là một ví dụ mới nhất của sự tăng cường quản lý và tuân thủ luật chứng khoán trong lĩnh vực này.
#CFTC tuyên bố rằng họ có lý do để tin rằng #CelsiusNetwork và cựu CEO của họ đã vi phạm các quy tắc của cơ quan. Có vẻ như có một rắc rối khác đối với Celsius Network và cựu CEO Alex Mashinsky. CFTC có thể đã đâm đơn kiện chống lại công ty và Mashinsky. Vụ việc thậm chí có thể xảy ra vào tháng 7 này, theo các nguồn tin nội bộ.
#CFTC tuyên bố rằng họ có lý do để tin rằng #CelsiusNetwork và cựu CEO của họ đã vi phạm các quy tắc của cơ quan.

Có vẻ như có một rắc rối khác đối với Celsius Network và cựu CEO Alex Mashinsky. CFTC có thể đã đâm đơn kiện chống lại công ty và Mashinsky. Vụ việc thậm chí có thể xảy ra vào tháng 7 này, theo các nguồn tin nội bộ.
Chủ tịch CFTC – Rostin Behnam cân nhắc về các quy định đối với tiền điện tửRostin Behnam – Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (#CFTC ) đã nhấn mạnh sự cần thiết của một khung pháp lý rõ ràng trong thị trường tiền điện tử. Ông đề cập đến vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn podcast gần đây với Sàn giao dịch Liên lục địa (ICE). Rostin Behnam bày tỏ lo ngại về sự mơ hồ hiện tại của ngành và khả năng dễ bị lừa đảo và thao túng tiềm ẩn. Behnam tuyên bố: “Thị trường dường như cần phải có một loại khung pháp lý nhất định.” Những bình luận này được đưa ra khi mối quan tâm của tổ chức đối với tiền điện tử đang gia tăng. Đồng thời những người tham gia thị trường cũng đang tìm kiếm sự rõ ràng. Ông lưu ý: “Bạn có thể dự đoán rằng nhu cầu của các tổ chức có thể sẽ tăng lên nếu có một khung pháp lý rõ ràng.” Behnam nhấn mạnh vào các tổ chức và cá nhân tham gia. Đây chính là những người yêu cầu phòng ngừa rủi ro trong môi trường tiền điện tử. CFTC cho rằng tiền điện tử là hàng hóa hay là chứng khoán? Trước đây, Behnam đã bình luận rất nhiều về tiền điện tử. Đáng chú ý nhất là bày tỏ quan điểm của ông rằng nhiều đồng tiền nên được coi là hàng hóa. Trong đó bao gồm cả $BTC và $ETH . Tuy nhiên, quan điểm này hơi mâu thuẫn với quan điểm của Chủ tịch #SEC – Gary Gensler. Gensler cho rằng phần lớn tiền điện tử nên được phân loại là chứng khoán. Do đó các công ty cần tuân theo luật chứng khoán hiện hành. Behnam thách thức quan điểm này khi cho rằng khoảng 70% thị trường tiền điện tử là hàng hóa. Ông đã kêu gọi Quốc hội ban hành luật để cung cấp các hướng dẫn rõ ràng hơn về token hàng hóa. Qua đó củng cố quyền hạn của CFTC trong việc giám sát lĩnh vực này. Đây không phải là lần đầu tiên Chủ tịch CFTC tham gia tranh luận về quy định tiền điện tử. Trong phiên điều trần vào tháng 03/2023, Behnam đã tuyên bố các tài sản kỹ thuật số như Ethereum và một số loại stablecoin là hàng hóa. Điều này đã trở thành thách thức của SEC. Theo quan điểm của SEC thì tiền điện tử là chứng khoán. Sự khác biệt này giữa hai cơ quan quản lý từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi. Rất có khả năng điều này sẽ định hình bối cảnh quản lý của ngành công nghiệp tiền điện tử. Hiện tại, Sự quan tâm của tổ chức và cá nhân đối với thị trường tiền điện tử vẫn tiếp tục tăng. Các yêu cầu về các hướng dẫn quy định qua đó cần ngày càng rõ ràng và toàn diện hơn.

Chủ tịch CFTC – Rostin Behnam cân nhắc về các quy định đối với tiền điện tử

Rostin Behnam – Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (#CFTC ) đã nhấn mạnh sự cần thiết của một khung pháp lý rõ ràng trong thị trường tiền điện tử. Ông đề cập đến vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn podcast gần đây với Sàn giao dịch Liên lục địa (ICE).

Rostin Behnam bày tỏ lo ngại về sự mơ hồ hiện tại của ngành và khả năng dễ bị lừa đảo và thao túng tiềm ẩn. Behnam tuyên bố:

“Thị trường dường như cần phải có một loại khung pháp lý nhất định.”

Những bình luận này được đưa ra khi mối quan tâm của tổ chức đối với tiền điện tử đang gia tăng. Đồng thời những người tham gia thị trường cũng đang tìm kiếm sự rõ ràng. Ông lưu ý:

“Bạn có thể dự đoán rằng nhu cầu của các tổ chức có thể sẽ tăng lên nếu có một khung pháp lý rõ ràng.”

Behnam nhấn mạnh vào các tổ chức và cá nhân tham gia. Đây chính là những người yêu cầu phòng ngừa rủi ro trong môi trường tiền điện tử.

CFTC cho rằng tiền điện tử là hàng hóa hay là chứng khoán?

Trước đây, Behnam đã bình luận rất nhiều về tiền điện tử. Đáng chú ý nhất là bày tỏ quan điểm của ông rằng nhiều đồng tiền nên được coi là hàng hóa. Trong đó bao gồm cả $BTC $ETH .

Tuy nhiên, quan điểm này hơi mâu thuẫn với quan điểm của Chủ tịch #SEC – Gary Gensler. Gensler cho rằng phần lớn tiền điện tử nên được phân loại là chứng khoán. Do đó các công ty cần tuân theo luật chứng khoán hiện hành. Behnam thách thức quan điểm này khi cho rằng khoảng 70% thị trường tiền điện tử là hàng hóa. Ông đã kêu gọi Quốc hội ban hành luật để cung cấp các hướng dẫn rõ ràng hơn về token hàng hóa. Qua đó củng cố quyền hạn của CFTC trong việc giám sát lĩnh vực này.

Đây không phải là lần đầu tiên Chủ tịch CFTC tham gia tranh luận về quy định tiền điện tử. Trong phiên điều trần vào tháng 03/2023, Behnam đã tuyên bố các tài sản kỹ thuật số như Ethereum và một số loại stablecoin là hàng hóa. Điều này đã trở thành thách thức của SEC. Theo quan điểm của SEC thì tiền điện tử là chứng khoán. Sự khác biệt này giữa hai cơ quan quản lý từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi. Rất có khả năng điều này sẽ định hình bối cảnh quản lý của ngành công nghiệp tiền điện tử.

Hiện tại, Sự quan tâm của tổ chức và cá nhân đối với thị trường tiền điện tử vẫn tiếp tục tăng. Các yêu cầu về các hướng dẫn quy định qua đó cần ngày càng rõ ràng và toàn diện hơn.
Xem bản gốc
Thực hiện quy tắc du lịch của EUCập nhật quy định Liên minh Châu Âu đã công bố các quy định mới bắt buộc các sàn giao dịch tiền điện tử phải tuân thủ Quy tắc Du lịch trước ngày 30 tháng 12 năm 2024. Quy tắc này được thiết kế để tăng cường các biện pháp chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT), tăng tính minh bạch và bảo mật trong thị trường tiền điện tử #EU #TravelRule #CryptoRegulation #AML #CFTC
Thực hiện quy tắc du lịch của EUCập nhật quy định
Liên minh Châu Âu đã công bố các quy định mới bắt buộc các sàn giao dịch tiền điện tử phải tuân thủ Quy tắc Du lịch trước ngày 30 tháng 12 năm 2024. Quy tắc này được thiết kế để tăng cường các biện pháp chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT), tăng tính minh bạch và bảo mật trong thị trường tiền điện tử
#EU #TravelRule #CryptoRegulation #AML #CFTC
Strike Options là gì ?Strike Options là một sản phẩm phái sinh tiền điện tử mới, cho phép bạn có khả năng kiếm lợi nhuận chỉ sau 20 phút bằng cách dự đoán liệu giá của tài sản cơ bản có cao hơn giá thực hiện tại thời điểm hết hạn hay không. Hơn nữa, các giao dịch được thể hiện dưới dạng quyết định "Có" hoặc "Không" rất đơn giản. Ví dụ: nếu bạn tin rằng giá $BTC sẽ tăng cao hơn giá thực hiện tại thời điểm hết hạn, bạn có thể mua tùy chọn “Có”, với rủi ro và lợi nhuận tiềm năng được xác định rõ ràng. Ngược lại, chọn “Không” để mở một vị thế bán nếu bạn cho rằng giá BTC sẽ thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm hết hạn. Bạn cũng có thể thoát vị thế sớm để đảm bảo lợi nhuận hoặc hạn chế rủi ro. Các lợi ích khác của Strike Options bao gồm: 👉 Giao dịch trên thị trường có nhịp độ nhanh: Với thời hạn hợp đồng chỉ 20 phút, lợi nhuận có khả năng được hiện thực hóa trong thời gian ngắn. 👉 Giao dịch với chi phí thấp hơn: Bắt đầu giao dịch chỉ với 10 USD, đồng thời nhận được khả năng biến động giá của tài sản cơ bản (ví dụ: #btc và #ETH ). 👉 Cơ hội trong mọi điều kiện thị trường: Strike Options cho phép bạn có khả năng kiếm lợi nhuận từ cả thị trường tăng và giảm. Quyền chọn thực hiện là một sản phẩm do #CFTC của Mỹ quản lý và hiện có sẵn cho $BTC, $ETH , $LTC và $BCH dưới dạng tài sản cơ bản, và sẽ có nhiều sản phẩm hơn nữa trong tương lai. #StrikeOptions

Strike Options là gì ?

Strike Options là một sản phẩm phái sinh tiền điện tử mới, cho phép bạn có khả năng kiếm lợi nhuận chỉ sau 20 phút bằng cách dự đoán liệu giá của tài sản cơ bản có cao hơn giá thực hiện tại thời điểm hết hạn hay không. Hơn nữa, các giao dịch được thể hiện dưới dạng quyết định "Có" hoặc "Không" rất đơn giản.
Ví dụ: nếu bạn tin rằng giá $BTC sẽ tăng cao hơn giá thực hiện tại thời điểm hết hạn, bạn có thể mua tùy chọn “Có”, với rủi ro và lợi nhuận tiềm năng được xác định rõ ràng.
Ngược lại, chọn “Không” để mở một vị thế bán nếu bạn cho rằng giá BTC sẽ thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm hết hạn. Bạn cũng có thể thoát vị thế sớm để đảm bảo lợi nhuận hoặc hạn chế rủi ro.

Các lợi ích khác của Strike Options bao gồm:
👉 Giao dịch trên thị trường có nhịp độ nhanh: Với thời hạn hợp đồng chỉ 20 phút, lợi nhuận có khả năng được hiện thực hóa trong thời gian ngắn.
👉 Giao dịch với chi phí thấp hơn: Bắt đầu giao dịch chỉ với 10 USD, đồng thời nhận được khả năng biến động giá của tài sản cơ bản (ví dụ: #btc #ETH ).
👉 Cơ hội trong mọi điều kiện thị trường: Strike Options cho phép bạn có khả năng kiếm lợi nhuận từ cả thị trường tăng và giảm.
Quyền chọn thực hiện là một sản phẩm do #CFTC của Mỹ quản lý và hiện có sẵn cho $BTC , $ETH , $LTC và $BCH dưới dạng tài sản cơ bản, và sẽ có nhiều sản phẩm hơn nữa trong tương lai.

#StrikeOptions
Gemini và Coinbase, hai sàn giao dịch tiền điện tử lớn, đang đối mặt với CFTC (Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ) trong cuộc tranh luận gay gắt về lệnh cấm cá cược trên thị trường dự đoán phi tập trung trong năm 2024. Sự việc bắt nguồn từ một đề xuất quy định của CFTC có thể dẫn đến việc cấm tất cả các hợp đồng sự kiện trên các nền tảng dự đoán, bao gồm cả các thị trường dự đoán kết quả bầu cử. Gemini đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối quy định này, coi đó là một động thái đe dọa đến sự phát triển của thị trường dự đoán, nơi mà các nhà đầu tư và người dùng có thể đặt cược và dự đoán kết quả của các sự kiện tương lai. Theo Gemini, lệnh cấm có thể gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng và hạn chế sự đổi mới trong lĩnh vực này. Trong một lá thư gửi cho Christopher Kirkpatrick của CFTC, Gemini đã nhấn mạnh về những hệ lụy mà quy định này có thể gây ra đối với thị trường, đặc biệt là trong việc dự báo kết quả các sự kiện như bầu cử. Họ cho rằng các hợp đồng sự kiện phi tập trung đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin thị trường và tăng cường tính minh bạch. Điều này đang tạo ra một mối xung đột nghiêm trọng giữa các sàn giao dịch tiền điện tử và CFTC, khi hai bên có quan điểm đối lập về vai trò và ảnh hưởng của các quy định này đối với thị trường và người tiêu dùng. Tranh luận này dự kiến sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng tiền điện tử và giới đầu tư trong thời gian tới. nguần tham khảo: zafar Naik coinpedia.org #CFTC #Gemini #coinbase
Gemini và Coinbase, hai sàn giao dịch tiền điện tử lớn, đang đối mặt với CFTC (Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ) trong cuộc tranh luận gay gắt về lệnh cấm cá cược trên thị trường dự đoán phi tập trung trong năm 2024. Sự việc bắt nguồn từ một đề xuất quy định của CFTC có thể dẫn đến việc cấm tất cả các hợp đồng sự kiện trên các nền tảng dự đoán, bao gồm cả các thị trường dự đoán kết quả bầu cử.

Gemini đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối quy định này, coi đó là một động thái đe dọa đến sự phát triển của thị trường dự đoán, nơi mà các nhà đầu tư và người dùng có thể đặt cược và dự đoán kết quả của các sự kiện tương lai. Theo Gemini, lệnh cấm có thể gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng và hạn chế sự đổi mới trong lĩnh vực này.

Trong một lá thư gửi cho Christopher Kirkpatrick của CFTC, Gemini đã nhấn mạnh về những hệ lụy mà quy định này có thể gây ra đối với thị trường, đặc biệt là trong việc dự báo kết quả các sự kiện như bầu cử. Họ cho rằng các hợp đồng sự kiện phi tập trung đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin thị trường và tăng cường tính minh bạch.

Điều này đang tạo ra một mối xung đột nghiêm trọng giữa các sàn giao dịch tiền điện tử và CFTC, khi hai bên có quan điểm đối lập về vai trò và ảnh hưởng của các quy định này đối với thị trường và người tiêu dùng. Tranh luận này dự kiến sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng tiền điện tử và giới đầu tư trong thời gian tới.

nguần tham khảo: zafar Naik
coinpedia.org
#CFTC #Gemini #coinbase
Mỹ Điều Tra Chống Độc Quyền Các Ông Lớn Công NghệCác cơ quan chống độc quyền của Mỹ đang tiến hành điều tra về vai trò của Microsoft, OpenAI và Nvidia trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ. Theo báo cáo của The New York Times, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã thống nhất về cách thức phân chia công việc trong các cuộc điều tra chống độc quyền tiềm ẩn với các ông lớn công nghệ. DOJ sẽ dẫn đầu các cuộc điều tra về Nvidia, trong khi FTC sẽ xem xét thỏa thuận giữa OpenAI và nhà đầu tư lớn nhất của họ, Microsoft. Từ tháng 1 năm nay, FTC đã bắt đầu xem xét các vấn đề chống độc quyền liên quan đến các khoản đầu tư của các công ty công nghệ lớn vào các công ty AI nhỏ hơn. Cơ quan này đã gửi thư yêu cầu tới Alphabet, Amazon, Anthropic, Microsoft và OpenAI. Alphabet, công ty mẹ của Google, và Amazon đều là nhà đầu tư vào Anthropic. FTC hiện đang điều tra các thực hành thu thập dữ liệu của OpenAI, đã mở một cuộc điều tra vào năm 2023 để xác định xem công ty này có gây hại tiềm ẩn và lan truyền thông tin sai lệch về các cá nhân hay không. Khoản đầu tư của Microsoft vào OpenAI cũng có thể bị xem xét ngoài nước Mỹ, khi Ủy ban châu Âu và Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường của Vương quốc Anh đang điều tra khoản đầu tư 13 tỷ USD của Microsoft vào nhà sản xuất ChatGPT. Tuy nhiên, Nvidia chưa từng được đề cập trong bất kỳ cuộc thảo luận chống độc quyền nào ở Mỹ. Nvidia được coi là công ty hàng đầu trong việc sản xuất các chip hỗ trợ sự bùng nổ của AI. Các GPU H100 của công ty rất được ưa chuộng, làm tăng giá trị thị trường của Nvidia. Vào tháng 9/2023, các cơ quan chống độc quyền của Pháp đã đột kích vào văn phòng của Nvidia tại Pháp trong khuôn khổ cuộc điều tra về các thực hành cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù cuộc điều tra của FTC và DOJ không đồng nghĩa với việc chính quyền Biden đang chuẩn bị khởi kiện các công ty này, nhưng theo The New York Times, một thỏa thuận tương tự vào năm 2019 đã dẫn đến các vụ kiện chống độc quyền đối với Google, Apple, Amazon và Meta. Cuộc điều tra của FTC và DOJ là một dấu hiệu cho thấy chính phủ Mỹ đang nghiêm túc trong việc kiểm soát sức mạnh của các gã khổng lồ công nghệ trong lĩnh vực AI. Liệu cuộc điều tra này sẽ dẫn đến các biện pháp pháp lý hay chỉ là một lời cảnh báo? Chúng ta sẽ phải chờ xem kết quả của cuộc điều tra này.

Mỹ Điều Tra Chống Độc Quyền Các Ông Lớn Công Nghệ

Các cơ quan chống độc quyền của Mỹ đang tiến hành điều tra về vai trò của Microsoft, OpenAI và Nvidia trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ.

Theo báo cáo của The New York Times, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã thống nhất về cách thức phân chia công việc trong các cuộc điều tra chống độc quyền tiềm ẩn với các ông lớn công nghệ. DOJ sẽ dẫn đầu các cuộc điều tra về Nvidia, trong khi FTC sẽ xem xét thỏa thuận giữa OpenAI và nhà đầu tư lớn nhất của họ, Microsoft.

Từ tháng 1 năm nay, FTC đã bắt đầu xem xét các vấn đề chống độc quyền liên quan đến các khoản đầu tư của các công ty công nghệ lớn vào các công ty AI nhỏ hơn. Cơ quan này đã gửi thư yêu cầu tới Alphabet, Amazon, Anthropic, Microsoft và OpenAI. Alphabet, công ty mẹ của Google, và Amazon đều là nhà đầu tư vào Anthropic.

FTC hiện đang điều tra các thực hành thu thập dữ liệu của OpenAI, đã mở một cuộc điều tra vào năm 2023 để xác định xem công ty này có gây hại tiềm ẩn và lan truyền thông tin sai lệch về các cá nhân hay không. Khoản đầu tư của Microsoft vào OpenAI cũng có thể bị xem xét ngoài nước Mỹ, khi Ủy ban châu Âu và Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường của Vương quốc Anh đang điều tra khoản đầu tư 13 tỷ USD của Microsoft vào nhà sản xuất ChatGPT.

Tuy nhiên, Nvidia chưa từng được đề cập trong bất kỳ cuộc thảo luận chống độc quyền nào ở Mỹ. Nvidia được coi là công ty hàng đầu trong việc sản xuất các chip hỗ trợ sự bùng nổ của AI. Các GPU H100 của công ty rất được ưa chuộng, làm tăng giá trị thị trường của Nvidia. Vào tháng 9/2023, các cơ quan chống độc quyền của Pháp đã đột kích vào văn phòng của Nvidia tại Pháp trong khuôn khổ cuộc điều tra về các thực hành cạnh tranh không lành mạnh.

Mặc dù cuộc điều tra của FTC và DOJ không đồng nghĩa với việc chính quyền Biden đang chuẩn bị khởi kiện các công ty này, nhưng theo The New York Times, một thỏa thuận tương tự vào năm 2019 đã dẫn đến các vụ kiện chống độc quyền đối với Google, Apple, Amazon và Meta.

Cuộc điều tra của FTC và DOJ là một dấu hiệu cho thấy chính phủ Mỹ đang nghiêm túc trong việc kiểm soát sức mạnh của các gã khổng lồ công nghệ trong lĩnh vực AI. Liệu cuộc điều tra này sẽ dẫn đến các biện pháp pháp lý hay chỉ là một lời cảnh báo? Chúng ta sẽ phải chờ xem kết quả của cuộc điều tra này.
LIVE
--
Tăng giá
📰 Theo Coindesk, Cựu chủ tịch Polygon Labs và từng làm việc tại Youtube, đã gia nhập #Optimism với vai trò giám đốc phát triển xây dựng hệ sinh thái. Sau 4 tháng ông rời Polygon Labs. 📰 Crypto. com ra mắt Strike Options – Sản phẩm phái sinh được cấp phép bởi #CFTC 🇺🇸. 📰 Lens Protocol ra mắt V2 trên #polygon với tính năng mới: quản lý đa chữ ký & bài đăng thông minh. 📰 Foresight Ventures đã mua trang tin The Block với định giá $70M đô la. 📰 Goldman Sachs & BNP Paribas tài trợ $95M phát triển dự án #RWA Fnality. $BTC $ETH $BNB
📰 Theo Coindesk, Cựu chủ tịch Polygon Labs và từng làm việc tại Youtube, đã gia nhập #Optimism với vai trò giám đốc phát triển xây dựng hệ sinh thái. Sau 4 tháng ông rời Polygon Labs.

📰 Crypto. com ra mắt Strike Options – Sản phẩm phái sinh được cấp phép bởi #CFTC 🇺🇸.

📰 Lens Protocol ra mắt V2 trên #polygon với tính năng mới: quản lý đa chữ ký & bài đăng thông minh.

📰 Foresight Ventures đã mua trang tin The Block với định giá $70M đô la.

📰 Goldman Sachs & BNP Paribas tài trợ $95M phát triển dự án #RWA Fnality.

$BTC $ETH $BNB
Tìm hiểu tin tức mới nhất về tiền mã hóa
⚡️ Hãy tham gia những cuộc thảo luận mới nhất về tiền mã hóa
💬 Tương tác với những nhà sáng tạo mà bạn yêu thích
👍 Thưởng thức nội dung mà bạn quan tâm
Email / Số điện thoại