Hội tụ giá và phí funding trong thị trường hợp đồng Futures

2024-01-29

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Hãy tự mình nghiên cứu. Vui lòng xem điều khoản đầy đủ và cảnh báo rủi ro của chúng tôi. Các sản phẩm của Binance Futures có thể không được cung cấp hoặc bị hạn chế tại khu vực của bạn. Thông tin này không dành cho những người bị áp dụng các hạn chế nói trên.

Các điểm chính:

  • Bù hoãn bánphí funding là các khái niệm liên quan đến hoạt động giao dịch trên Binance Futures.

  • Bù hoãn mua là khi giá hợp đồng tương lai cao hơn giá giao ngay, có thể dẫn đến funding rate dương còn bù hoãn bán là trường hợp ngược lại.

  • Phí funding cao có thể gây ra rủi ro, đặc biệt là khi phí này dẫn đến việc thanh lý do các quy tắc ràng buộc về ký quỹ.

  • Nhà giao dịch có thể sử dụng nhiều chiến lược và công cụ của Binance để giảm bớt rủi ro phát sinh từ sự phân kỳ giá, chẳng hạn như Bảo vệ giá.

Sơ lược về thị trường Futures và Spot

Crypto Futures là các thỏa thuận hợp đồng, trong đó người tham gia đồng ý giao dịch một tài sản tiền mã hóa cơ sở ở một mức giá nhất định vào một ngày trong tương lai. Để hiểu được động lực thị trường, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của giá Futures (hợp đồng tương lai) so với giá Spot (giao ngay).

Hội tụ giá trong thị trường Futures Truyền thống vs Crypto Futures

Trong cả thị trường Futures truyền thống và thị trường Crypto Futures, hiện tượng "hội tụ giá" được quan sát thấy khi hợp đồng tương lai sắp đáo hạn hoặc sắp đến ngày thanh toán. Hội tụ giá là quá trình trong đó giá hợp đồng tương lai và giá giao ngay di chuyển về gần nhau, thu hẹp bất kỳ chênh lệch nào giữa hai loại giá này.

Một số yếu tố thúc đẩy sự hội tụ giá này:

  • Cơ chế thanh toán: Khi gần đến ngày đáo hạn, hợp đồng tương lai sẽ đến hạn thanh toán thực tế (hoặc được thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng). Nhà giao dịch nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải giao tài sản cơ sở (nếu short) hoặc chấp nhận việc thanh toán (nếu long). Do đó, khi ngày thanh toán đến gần, giá futures (tương lai) sẽ tiến gần hơn đến giá spot (giao ngay) để phản ánh thực tế của giao dịch sắp xảy ra.

  • Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá: Chênh lệch giữa giá hợp đồng tương lai và giá giao ngay tạo ra cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Ví dụ: nếu giá hợp đồng tương lai cao hơn giá giao ngay, nhà giao dịch có thể mua tài sản trên thị trường giao ngay, đồng thời bán hợp đồng tương lai, từ đó chốt lợi nhuận mà không gặp rủi ro. Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá như vậy góp phần đẩy hai mức giá xích lại gần nhau hơn.

  • Giảm đầu cơ: Khi ngày đáo hạn đến gần, nhà đầu cơ – những người có thể không muốn phải giao hàng – bắt đầu đóng vị thế của mình, khiến giá bớt biến động và hai loại giá về gần nhau hơn nữa.

Giải thích chi tiết về bù hoãn bán và bù hoãn mua

Bù hoãn bán:

Bù hoãn bán xảy ra khi giá hợp đồng tương lai của một tài sản thấp hơn giá giao ngay hiện tại của tài sản đó. 

Kịch bản này thường phát sinh do:

  • Mất cân bằng cung/cầu: Cung tăng đột ngột hoặc cầu giảm có thể đẩy giá hợp đồng tương lai xuống dưới giá giao ngay.

  • Tâm lý thị trường: Tâm lý bi quan phổ biến trên thị trường về triển vọng hoặc giá trị của tài sản trong tương lai.

  • Các yếu tố bên ngoài: Những ảnh hưởng như thay đổi về quy định sắp xảy ra, thay đổi về điều kiện kinh tế vĩ mô, các sự kiện địa chính trị hoặc các động lực thị trường không lường trước được khác.

Bù hoãn mua:

Bù hoãn mua là trường hợp ngược lại với bù hoãn bán, trong đó giá hợp đồng tương lai của một tài sản cao hơn giá giao ngay hiện tại của tài sản đó. Lý do dẫn đến bù hoãn mua có thể là:

  • Dự đoán cầu trong tương lai: Dự đoán cầu tăng trong tương lai có thể khiến giá hợp đồng tương lai tăng cao hơn giá giao ngay.

  • Tâm lý thị trường: Tâm lý lạc quan chung về giá hoặc tiềm năng của một tài sản trong tương lai, được thúc đẩy bởi tin tức tích cực, sáng kiến đổi mới hoặc các điều kiện thuận lợi khác.

  • Chi phí vận chuyển: Trong một số thị trường hợp đồng tương lai truyền thống, chi phí liên quan đến việc lưu trữ một tài sản vật chất cho đến khi hợp đồng tương lai đáo hạn có thể góp phần tạo ra bù hoãn mua. Ví dụ: các loại hàng hóa như dầu có thể có chi phí lưu trữ được tính vào giá hợp đồng tương lai.

Có thể thấy ví dụ về bù hoãn mua trong giai đoạn đầu của một đột phá công nghệ khi thị trường dự đoán cầu và mức độ chấp nhận sẽ tăng trong tương lai, đẩy giá hợp đồng tương lai cao hơn giá giao ngay hiện tại.

So sánh hợp đồng tương lai vĩnh cửu và hợp đồng tương lai truyền thống

Hợp đồng tương lai truyền thống có ngày đáo hạn dẫn đến việc thanh toán, khi giá hợp đồng hội tụ với giá giao ngay. Hợp đồng tương lai vĩnh cửu, chủ yếu được cung cấp bởi các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hóa, khác nhau ở chỗ nhà giao dịch có thể giữ vị thế vô thời hạn.

Hợp đồng tương lai truyền thống

Hợp đồng tương lai là một công cụ phái sinh có cặp giao dịch riêng biệt, được điều khiển bởi cung và cầu, từ đó thiết lập giá riêng. Trong thị trường hợp đồng tương lai truyền thống, hợp đồng như vậy đòi hỏi một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản ở mức giá định trước vào một ngày cụ thể trong tương lai. Các hợp đồng này thường trải qua quá trình thanh toán hằng ngày trong đó lãi hoặc lỗ được ghi có hoặc ghi nợ vào tài khoản của nhà giao dịch hằng ngày, dựa trên sự so sánh giữa giá thị trường đóng cửa trong ngày và giá thanh toán của ngày hôm trước. Điều này không chỉ đảm bảo có đủ ký quỹ để bù đắp cho các khoản lỗ tiềm ẩn mà còn mang lại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, giữ cho giá hợp đồng tương lai sát với giá thị trường giao ngay của tài sản cơ sở.

Hợp đồng tương lai vĩnh cửu tiền mã hoá - Perpetual Crypto Futures

Ngược lại, thị trường tiền mã hóa hoạt động 24/7. Ví dụ: Binance Futures ra mắt hợp đồng tương lai vĩnh cửu – đúng như tên gọi – không có ngày đáo hạn.

Các công cụ phái sinh có giá riêng được xác định bởi cung và cầu riêng biệt, nhưng không có thị trường đóng cửa nên không có giá thanh toán rõ ràng, do đó không có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá thông thường. Do hợp đồng tương lai vĩnh cửu không thanh toán theo cách truyền thống nên các sàn giao dịch sử dụng Funding Rate để đảm bảo giá hợp đồng tương lai sẽ định kỳ di chuyển về gần với giá chỉ số.

Về bản chất, funding rate là khoản phí được trao đổi giữa các nhà giao dịch nắm giữ vị thế long và vị thế short của một cặp giao dịch tại các khoảng thời gian đã định (thường là 8 giờ một lần). Việc điều chỉnh phí này sẽ điều chỉnh giá, đảm bảo giá hợp đồng tương lai thường xuyên di chuyển về gần với giá chỉ số.

Do đó, không giống như mô hình thanh toán truyền thống, hợp đồng tương lai vĩnh cửu sử dụng cơ chế có tên là funding rate để đảm bảo giá hợp đồng thường xuyên sát với giá giao ngay và giảm bớt sự phân kỳ giá. 

Để hiểu rõ hơn về những khác biệt này, bạn có thể tham khảo bài viết Funding Rate của hợp đồng Tương lai là gì và tại sao nó lại quan trọng.

Phí funding là gì?

Phí funding là các khoản thanh toán cho hoặc bởi các nhà giao dịch dựa trên chênh lệch giữa giá hợp đồng vĩnh cửu và giá giao ngay. Funding rate tiền mã hoá, được tính lại định kỳ. Binance Futures thực hiện việc này 8 giờ một lần, ngăn chặn sự phân kỳ giá kéo dài giữa các thị trường. 

Phí funding = Funding Rate x Giá trị danh nghĩa của vị thế

Trong đó:

  • Funding Rate là khoản phí định kỳ (có thể dương hoặc âm) được xác định bởi chênh lệch giữa giá hợp đồng tương lai và giá giao ngay.

  • Giá trị danh nghĩa của vị thế là quy mô của vị thế đang mở trong hợp đồng tương lai.

Funding rate gồm 2 phần: lãi suất và phí premium, thay đổi tùy vào chênh lệch giữa giá hợp đồng vĩnh cửu và giá đánh dấu. Hiểu được động lực của funding rate là rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi và lỗ của nhà giao dịch. Phí funding cao có thể làm xói mòn khoản ký quỹ duy trì, dẫn đến khả năng bị thanh lý.

Phí funding có tác dụng điều chỉnh giá hợp đồng tương lai sao cho gần với giá giao ngay. 

  • Khi thị trường đang ở trạng thái bù hoãn mua, những người nắm giữ vị thế long sẽ trả phí cho những người nắm giữ vị thế short. 

  • Ngược lại, trong bù hoãn bán, những người giữ vị thế short sẽ bù đắp cho những người giữ vị thế long.

Động lực cân bằng: Cách phí funding điều chỉnh vị thế thị trường trong bù hoãn mua và bù hoãn bán

Để ứng phó với các điều kiện thị trường như bù hoãn mua hoặc bù hoãn bán, funding fee hoạt động như một cơ chế tự điều chỉnh. 

  • Khi bù hoãn mua chiếm ưu thế và giá hợp đồng tương lai cao hơn giá giao ngay, funding rate dương sẽ khuyến khích nhà đầu tư giữ vị thế short, gây áp lực giảm giá hợp đồng tương lai để sát với giá giao ngay. 

  • Ngược lại, trong bù hoãn bán, khi giá hợp đồng tương lai thấp hơn giá giao ngay, funding rate âm khuyến khích nhà giao dịch giữ vị thế long, đẩy giá hợp đồng tương lai tiến gần đến giá giao ngay. 

Động lực này đảm bảo thị trường hợp đồng tương lai vĩnh cửu luôn hoạt động hiệu quả và sát với giá giao ngay cơ sở, tăng cường sự ổn định của thị trường và giảm thiểu chênh lệch giá kéo dài.

Động lực của khoảng thời gian thanh toán phí funding

Phí funding đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá hợp đồng tương lai sát với giá giao ngay. Tính chu kỳ và việc tính toán các khoản phí này khác nhau tùy theo từng sàn giao dịch tiền mã hóa, với khoảng thời gian phổ biến nhất là 8 giờ, 4 giờ và 1 giờ. Mỗi khoảng thời gian đi kèm với những ưu điểm và nhược điểm vốn có.

Điều chỉnh theo biến động thị trường

Ví dụ: việc điều chỉnh funding rate gần hơn, chẳng hạn như khoảng thời gian 1 giờ, cho phép thị trường phản ứng nhanh chóng trong giai đoạn biến động cao. Biến động cao làm tăng khả năng giá hợp đồng tương lai và giá giao ngay cách xa nhau. Bằng cách cập nhật funding rate thường xuyên hơn, các sàn giao dịch cố gắng đẩy nhanh quá trình hội tụ giá. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc giao dịch thường xuyên hơn để tránh phải trả các khoản phí này, dẫn đến doanh thu cao hơn và có khả năng làm tăng chi phí giao dịch của người dùng.

Phương pháp kết hợp của Binance

Trái lại, Binance đã chọn phương pháp kết hợp. Tùy vào từng hợp đồng tương lai cụ thể, sàn sử dụng cả khoảng thời gian 8 giờ và 4 giờ. Chiến lược này tối ưu hóa khả năng hội tụ giá bằng cách tạo sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhanh và sự ổn định.

Giới hạn phí funding: Con dao hai lưỡi

Các sàn giao dịch cũng áp dụng các cách khác nhau để giới hạn (hoặc không giới hạn) phí funding. Một số sàn giao dịch đặt giới hạn tối đa về phí funding để bảo vệ nhà giao dịch khỏi chi phí đắt đỏ trong giai đoạn thị trường biến động mạnh. Bạn có thể xem giới hạn phí funding của Binance trên trang Funding Rate theo thời gian thực. Mặc dù điều này có thể có lợi cho những nhà giao dịch đang tìm cách dự đoán chi phí, nhưng đôi khi nó có thể không cung cấp được động lực cần thiết để thị trường điều chỉnh giá hợp đồng tương lai và giá giao ngay. Ngược lại, những sàn giao dịch không có giới hạn đang cung cấp cách tiếp cận thuần túy theo thị trường, trong đó phí có thể tăng rất cao, phản ánh tâm lý và điều kiện thị trường thực tế, nhưng điều này có thể gây gánh nặng cho những nhà giao dịch không lường trước được mức phí cao như vậy.

Cách vượt qua những thách thức do phí funding cao

Phí funding cao, đặc biệt là phí funding không giới hạn, có thể gây lo ngại cho nhà giao dịch nếu chúng tăng đột biến và có khả năng khiến họ bị thanh lý nếu sử dụng hết ký quỹ duy trì.

Để giải quyết thách thức của bù hoãn bán và phí funding cao, hãy:

  • Đa dạng hóa chiến lược.

  • Luôn cập nhật thông tin về điều kiện thị trường.

  • Sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro như cắt lỗ.

  • Liên tục theo dõi phí funding và premium/discount thị trường.

Các công cụ do Binance thiết kế để giúp giảm bớt rủi ro phát sinh từ biến động giá và phí funding: 

Lệnh TP/SL

Các lệnh tự động này cho phép nhà giao dịch chốt lời hoặc ngăn ngừa tổn thất quá mức khi có sự phân kỳ giá đột ngột. Bằng cách thiết lập lệnh TP/SL, nhà giao dịch có thể ứng phó với biến động thị trường, vốn bị ảnh hưởng bởi những thay đổi đáng kể về phí funding.

Để biết thêm thông tin về lệnh TP/SL, vui lòng tham khảo mục FAQ riêng.

Bảo vệ giá

Để chống lại những rủi ro phát sinh khi thị trường biến động mạnh, Binance cung cấp chức năng Bảo vệ giá. Công cụ này ngăn các lệnh được kích hoạt sớm khi có sự phân kỳ lớn giữa Giá gần nhất và Giá đánh dấu của hợp đồng. 

Việc sử dụng công cụ Bảo vệ giá có thể giúp nhà giao dịch thực hiện lệnh sát với tâm lý chung thực sự của thị trường, giảm thiểu tổn thất do những biến động trong thời gian ngắn của thị trường.

Để biết thêm thông tin về Bảo vệ giá, vui lòng tham khảo mục FAQ riêng.

Dữ liệu funding rate theo thời gian thực và trước đây:

Binance cung cấp hồ sơ chi tiết về funding rate trước đây cũng như dữ liệu funding rate theo thời gian thực của tất cả hợp đồng vĩnh cửu. Việc phân tích dữ liệu này có thể cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng thị trường và giúp nhà giao dịch dự đoán phí funding rate trong tương lai.

Công cụ tính toán thanh lý của Binance:

Công cụ này có thể cần thiết khi xem xét ảnh hưởng của phí funding đến việc thanh lý vị thế, đặc biệt là các vị thế sử dụng mức đòn bẩy cao. Bằng cách hiểu rõ điểm thanh lý nằm ở đâu, trader có thể dự đoán được phí funding khiến họ tiến gần hoặc cách xa điểm này đến mức nào.

Tổng kết

Hiểu được động lực của hội tụ giá, bù hoãn bán, bù hoãn mua và vai trò của phí funding là điều quan trọng đối với nhà giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai vĩnh cửu, đặc biệt là trên các nền tảng như Binance Futures. 

Mặc dù những khái niệm này mang lại cả cơ hội và rủi ro, nhưng chúng là nền tảng cho hoạt động của các thị trường này. Hiểu đúng về mối tương quan giữa giá hợp đồng tương lai và giá giao ngay và các cơ chế như phí funding đứng sau mối tương quan này có thể giúp nhà giao dịch đưa ra quyết định sáng suốt và sử dụng các chiến lược hiệu quả.

Cảnh báo rủi ro:

Không cam đoan 

Nội dung này được trình bày cho bạn trên cơ sở "nguyên trạng" chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và phổ biến kiến thức, không phải là sự cam đoan hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào. Nội dung này không phải hoặc không nên hiểu là lời khuyên tài chính hoặc đầu tư, cũng như không đề xuất hoặc nhằm mục đích đề xuất mua hoặc bán bất kỳ (các) sản phẩm hoặc (các) dịch vụ cụ thể nào.

Kết quả thực hiện giả định

Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể tăng hoặc giảm và có thể bạn sẽ không nhận lại được số tiền đã đầu tư. Bất kỳ kết quả nào được đăng ở đây đều chỉ nhằm mục đích minh họa để cung cấp cho bạn thông tin tham khảo về lợi nhuận hoặc thua lỗ có thể có khi giao dịch bằng các chỉ báo kỹ thuật và công cụ, mà không phản ánh lợi nhuận hoặc thua lỗ bạn có thể có trong tình huống tương tự. Do đó, bạn không nên coi những kết quả này là sự cam đoan về lợi nhuận hoặc thua lỗ mà bạn sẽ nhận được khi sử dụng các chỉ báo kỹ thuật đó. 

Có nhiều yếu tố khác liên quan đến thị trường nói chung hoặc việc thực hiện bất kỳ chương trình giao dịch cụ thể nào mà chúng tôi không thể tính toán đầy đủ khi chuẩn bị các kết quả thực hiện giả định và tất cả những yếu tố đó có thể ảnh hưởng bất lợi đến kết quả giao dịch thực tế. Hiệu suất trong quá khứ không được coi là chỉ báo hoặc đảm bảo cho hiệu suất trong tương lai và không có sự cam đoan hay bảo đảm nào, dù là rõ ràng hay ngụ ý, về hiệu suất trong tương lai.

Đặc biệt, giao dịch Hợp đồng Tương lai phải chịu rủi ro thị trường cao và biến động giá cả. Trong thời gian ngắn, bạn có thể được yêu cầu gửi thêm tiền ký quỹ hoặc thanh toán lãi. Nếu các khoản tiền gửi ký quỹ bắt buộc hoặc thanh toán lãi suất không được thực hiện trong thời gian quy định, tài sản thế chấp của bạn có thể bị thanh lý mà không cần sự đồng ý của bạn. Hơn nữa, bạn sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản thâm hụt nào trong tài khoản của bạn và lãi suất được tính trên tài khoản của bạn. Tất cả số dư ký quỹ của bạn có thể bị thanh lý trong trường hợp có thay đổi bất lợi về giá. Hiệu suất trong quá khứ không phải là chỉ số đáng tin cậy để xác định hiệu suất trong tương lai. Trước khi giao dịch, bạn nên đánh giá độc lập sự phù hợp của giao dịch dựa trên các mục tiêu và hoàn cảnh của chính bạn, bao gồm cả rủi ro và lợi ích tiềm năng. Tham khảo ý kiến cố vấn của riêng bạn, nếu thích hợp. Thông tin này không nên được hiểu là lời khuyên tài chính hoặc đầu tư. Để tìm hiểu thêm về cách tự bảo vệ mình, hãy truy cập trang Giao dịch có trách nhiệm của chúng tôi.

Trách nhiệm 

Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình và Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào mà bạn có thể phải gánh chịu. Cảnh báo rủi ro được mô tả ở đây chưa đầy đủ, do đó bạn nên xem xét cẩn thận kinh nghiệm đầu tư, tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro và tham khảo ý kiến cố vấn tài chính độc lập về sự phù hợp với tình hình của bạn trước khi tiến hành đầu tư. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụng Cảnh báo rủi ro của chúng tôi.

Các sản phẩm và dịch vụ được nêu ở đây có thể bị hạn chế tại một số khu vực pháp lý hoặc vùng lãnh thổ hoặc đối với một số người dùng, theo các yêu cầu pháp lý và quy định hiện hành. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm tự cập nhật thông tin, đồng thời tuân thủ mọi hạn chế và/hoặc yêu cầu được áp dụng đối với việc truy cập và sử dụng bất cứ sản phẩm và dịch vụ nào được cung cấp hoặc có sẵn thông qua Binance tại mỗi quốc gia hoặc khu vực mà bạn hoặc đại diện của bạn truy cập sản phẩm và dịch vụ đó. 

Binance có toàn quyền thay đổi, chỉnh sửa hoặc áp đặt các hạn chế bổ sung đối với việc truy cập và sử dụng bất kỳ sản phẩm và/hoặc dịch vụ nào được cung cấp tùy từng thời điểm, vào bất cứ lúc nào mà không cần thông báo.

211,943,981 người dùng đã chọn chúng tôi. Tìm hiểu lý do ngay hôm nay.
Đăng ký ngay