3 nhân tố kể trên sẽ tác động mạnh mẽ đến xu hướng đầu tư trong nhiều năm tới. Vậy thì Crypto như thế nào trong đôi mắt của họ?

  1. Phân bổ đầu tư của giới siêu giàu

Knight Frank đã khảo sát hơn 500 người siêu giàu, gồm chủ ngân hàng tư nhân, cố vấn tài chính và văn phòng gia đình, đại diện cho khối tài sản tổng cộng hơn 2.500 tỉ USD.

Nguồn: Wealth Report

Nhiều nhất là nhà ở chính và bất động sản thứ 2, thứ ba, thứ n, (gọi chung là bất động sản không để ở - primary and secondary homes,), chiếm 32%.

Phần còn lại là tài sản để đầu tư, gọi là "investable" gồm:

  • 26% cổ phiếu, hơn 30% là bất động sản thương mại, 2% crypto. Cộng residential và commercial lại thì bất động sản chiếm hơn 50% tài sản của người giàu.

  • Tỷ lệ crypto của người giàu đứng yên là vấn đề khiến dòng tiền vào crypto kẹt vì các dự án/công ty thiếu vốn mồi từ người siêu giàu để đi huy động. Mục tiêu 3% trong năm vừa rồi đã không đạt.

=> Tóm lại, người giàu thế giới ngày càng cầm ít vàng, 8% ở 10 năm trước xuống chỉ còn 3% ở hiện tại. Tỷ lệ cầm crypto của người giàu có thể sẽ vượt gold.

Đánh giá tài sản đầu tư an toàn nhất

Bên cạnh đó, trong góc nhìn của giới siêu giàu, bất động sản nhà ở chứ không phải là gold mới là khoản đầu tư an toàn nhất. Còn Crypto không bất ngờ khi được đánh giá là khoản đầu tư mạo hiểm nhất.

  1. Lớp thừa kế tiếp theo của giới siêu giàu

Theo thống kê từ nay tới 2030, sẽ có 68 nghìn tỷ đô được chuyển từ các cụ sang các cháu tuổi 24-35.

Rõ ràng, thế giới đang thay đổi rất nhanh, Lối sống, phong cách, sở thích hay quan điểm đầu tư của lớp thừa kế này chắc chắn sẽ khác nhiều so với thế hệ trước.

Năm 2022, 2 bạn trẻ thuộc thế hệ thừa kế tiếp theo của một tỷ phú ở Sing đã làm startup cầu nối giữa NFT world với thế giới tỷ phú nhiều tiền. Nếu bạn sở hữu đủ một số món đồ NFT độc, hiếm, đắt, bạn sẽ được giới thiệu connect vào CLB của các tỷ phú đời thật.

Thế hệ trước thích tranh quý, còn các cháu giờ lại thích chơi NFT.

Our world, our rules. Không có lí do nào mà thế hệ người thừa kế - thế hệ tiếp quản thế giới tiếp theo lại phải chơi theo rules - luật lệ, nguyên tắc của thế hệ trước cả.

Tóm lại, tương lai của Crypto đột phá hay không phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm đầu tư của thế hệ thừa kế tiếp theo. Còn ở thời điểm hiện tại, Crypto khá thu hút với họ, đặc biệt là NFT. Vì vậy, ae đừng ngó lơ NFT nữa, hãy bắt đầu tìm hiểu đi nhé.

  1. Vài con số dự đoán về dòng tiền trong ngành quản lý quỹ toàn cầu từ nay tới 2025-2026.

*Chú thích 1 số thuật ngữ:

  • Active management: Chiến lược quản lý đầu tư mà nhà quản lý đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản để đánh giá và lựa chọn các tài sản với hy vọng tạo ra lợi nhuận cao hơn so với các chỉ số thị trường chung.

  • Passive management: Chiến lược quản lý đầu tư mà nhà đầu tư tập trung đầu tư vào các quỹ ETF hoặc các quỹ chỉ số với mục tiêu theo dõi và đầu tư vào các chỉ số thị trường chung (ví dụ S&P 500)mà không cần thực hiện nghiên cứu phân tích độc lập.

  • Alternatives management: Chiến lược quản lý đầu tư tập trung vào đầu tư vào các tài sản không truyền thống, chẳng hạn như bất động sản, hàng hóa, quỹ đầu tư đất đai, quỹ đầu tư bảo hiểm, quỹ Crypto hoặc các loại tài sản khác nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư và giảm rủi ro.

  • AUM: "Assets Under Management", nghĩa là tổng giá trị tài sản mà một quỹ đầu tư đang quản lý cho các nhà đầu tư. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá quy mô và hiệu quả của một quỹ đầu tư, cũng như sức mạnh tài chính của một công ty quản lý tài sản

Tổng ngành quản lý quỹ sẽ có quy mô khoảng 145 nghìn tỷ vào 2025, trong đó tổng AUM của "alternative assets" (gọi là tài sản không truyền thống cho dễ) sẽ chiếm khoảng 21,1 nghìn tỷ (bao gồm PE, hedge funds, real estate funds và crypto funds).

Dự phóng Trend quỹ active sẽ mất thị phần về tay quỹ passive và alternatives.

Trong đó, alternatives tiền vào sẽ nhiều hơn. Vấn đề là trong "alternative assets" thì chưa biết cái gì sẽ thành big trend. Hy vọng là Crypto ae ạ😍

Cảm ơn anh em đã đọc hết bài viết này. Hy vọng nó mang lại cho ae nhiều thông tin bổ ích. Bài viết được mình biên tập và tổng hợp lại từ nguồn của thầy - TS. Hồ Quốc Tuấn. Các bài viết của thầy Tuấn cực kỳ chất lượng - ae nên follow thầy nhé.