Hiện nay Ethena là một trong những dự án thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng với mức lãi suất cao hơn 30%. Nhiều câu hỏi đặt ra về việc liệu đây có phải mô hình Ponzi. Vậy hãy cùng phân tích xem Ethena có những rủi ro nào?

Trước hết cần hiểu về Ethena. Vậy Ethena là gì?

Ethena là một giao thức trên Ethereum cung cấp loại stablecoin là USDe phi tập trung không phụ thuộc vào bên trung gian. Giải pháp của stablecoin được phát triển dựa trên chiến lược Delta-Hedging.

Delta-Hedging nói nôm na là một chiến lược giao dịch cân bằng thực, tức là vị thế của bạn sẽ luôn bằng 0 trong thị lúc thị trường biến động.

USDe nhằm mục đích trực tiếp giải quyết “ Stablecoin Trilemma”:

  • Sử dụng Liquid Staking Token (LST) để tạo điều kiện mở rộng mà không cần thế chấp vượt mức, bằng cách bảo đảm các vị thế short tương đương. USDe ổn định bằng vị thế short không sử dụng đòn bẩy, đảm bảo giá trị trung lập ngay từ khi phát hành.

  • Ethena tăng cường tính chống kiểm duyệt bằng cách tách biệt tài sản thế chấp khỏi hệ thống ngân hàng và lưu trữ chúng trên nền tảng phi tập trung, đảm bảo tính minh bạch và an toàn trên chain.

Liệu USDe của Ethena có phải là mô hình ponzi?

Để có thể chắc chắn Ethena có phải mô hình ponzi hay không, trước hết ta cần phải hiểu ponzi là gì:

  • Hứa hẹn lợi nhuận cao: Hứa hẹn trả lợi nhuận “siêu khủng” cho nhà đầu tư, thường là cao hơn rất nhiều so với thị trường.

  • Thu hút nhà đầu tư mới: Sử dụng lợi nhuận từ nhà đầu tư mới để trả cho nhà đầu tư cũ. Điều này tạo ra ảo tưởng về một mô hình đầu tư thành công.

  • Sự sụp đổ: Mô hình sụp đổ khi không còn đủ nhà đầu tư mới để trả cho nhà đầu tư cũ. Lúc này, kẻ lừa đảo thường biến mất cùng với số tiền còn lại.

Vậy dựa vào 3 yếu tố trên chúng ta sẽ phân tích mô hình hoạt động của Ethena. Lợi nhuận của Ethena có đủ lớn để trả lãi suất cho các nhà đầu tư hay không?

Ethena tạo ra lợi nhuận từ hai nguồn chính:

  • Lãi suất từ tài sản thế chấp: Người dùng khóa ETH, stETH, hoặc BTC vào Ethena để mint ra USDe. Lợi nhuận đến từ việc stake các tài sản này, tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

  • Lãi từ Funding Rate khi Short: Ethena sử dụng chiến lược short các token trên sàn CEX để tận dụng biến động thị trường. Đây là chiến lược phổ biến trong cả thị trường tài chính truyền thống và crypto.

-> Chiến lược của Ethena cũng khá phổ biến trong cả giới tài chính truyền thống kể cả crypto. Vậy Ethena thực sự công bố và tạo ra lợi nhuận thực tế để trả cho nhà đầu tư chứ không phải đến từ tiền của nhà đầu tư khác nên chưa đủ yếu tố để trở thành mô hình ponzi. Lãi suất USDe được điều chỉnh linh hoạt dựa trên hiệu quả của chiến lược Ethena. Điều này cho thấy dự án không vẽ ra mức lợi nhuận “bánh vẽ” cố định.

Khác với UST, vốn dựa vào thuật toán và không tạo ra giá trị thực, USDe của Ethena có hoạt động tạo ra lợi nhuận cụ thể. Sự sụp đổ của Ethena không phụ thuộc vào việc thu hút thêm người dùng mới như mô hình Ponzi.

Nhìn chung, USDe không phải là dự án Ponzinomics khi yield thu được từ USDe có thể coi là lợi nhuận thực (real yield) từ thị trường, tuy nhiên đổi lại người dùng phải chịu nhiều rủi ro.

 Chính vì lãi suất không có định nên rủi ro đầu tiên người dùng sẽ chịu là rủi ro thanh lý. Lưu ý rằng lãi suất cho USDe được điều chỉnh theo thời gian , nghĩa là nó cao khi ETHENA tạo ra được nhiều lợi nhuận khi funding rate ở mức dương. Và nó sẽ giảm khi funding rate giảm, thậm chí nếu funding rate ở mức âm có thể khiến nhà đầu tư lỗ khi nắm giữ USDe. Khi đó, người dùng sẽ không còn động lực nắm giữ USDe và rút tài sản khỏi Ethena đồng thời rút thanh khoản USDe trên các liquidity pool.

Ngoài ra Ethena còn có thể chịu những rủi ro khác như rủi ro quản trị, rủi ro trục trặc hệ thống, rủi ro tài sản đảm bảo,…

Dù bạn chọn cách nào, hãy nhớ rằng:

  • Ethena là một mô hình phức tạp với nhiều yếu tố khó kiểm soát.

  • Minh bạch là chìa khóa để Ethena xây dựng niềm tin và phát triển bền vững.

  • Dự án vẫn có khả năng biến tướng thành mô hình siêu Ponzi nếu như mô hình xảy ra một vấn đề rủi ro nào đó mà chủ dự án vẫn cố tình giấu và tiếp tục mời gọi thêm các user tham gia vào dự án. Vì vậy minh bạch sẽ là yếu tố tiên quyết đối với những dự án có mô hình phức tạp như Ethena.