Binance Square
LIVE
Kudō
@godefi
Deep dive into DeFi | Twitter: @KudoDefi | Substack: KudoDefi
Följer
Följare
Gilla-markeringar
Delade
Allt innehåll
LIVE
--
Watchlist • Meme: PEPE, MEW, WIF, SLERF. • Bitcoin: ZEUS, SAVM, MUBI, ZK, AUCTION, Babylon, BounceBit, BitSmiley, BOB, Merlin Eco (Merlinchain, MerlinSwap, VOYA, MerlinStarter), Runes Protocol Eco. • RWA: ONDO, KLIMA, CFG, GFI, CELO, Flowcarbon, Multis, Nori, Neutral, re,al • Restaking: ALT, EigenLayer, Renzo, Puffer • Parallel: SEI, Monad, Neon, Eclipse • Other: ENA, KRAV, FLT, PEAS, WLD
Watchlist

• Meme: PEPE, MEW, WIF, SLERF.

• Bitcoin: ZEUS, SAVM, MUBI, ZK, AUCTION, Babylon, BounceBit, BitSmiley, BOB, Merlin Eco (Merlinchain, MerlinSwap, VOYA, MerlinStarter), Runes Protocol Eco.

• RWA: ONDO, KLIMA, CFG, GFI, CELO, Flowcarbon, Multis, Nori, Neutral, re,al

• Restaking: ALT, EigenLayer, Renzo, Puffer

• Parallel: SEI, Monad, Neon, Eclipse

• Other: ENA, KRAV, FLT, PEAS, WLD
Đã lâu lắm rồi chưa có sóng Ethereum. Từ đầu mùa tới giờ chủ yếu là sân khấu của Solana. Nếu ngày 23 này hoặc tương lai gần Ethereum Spot ETF được phê duyệt sẽ là chất xúc tác tốt cho toàn bộ hệ sinh thái. ETH, Ethereum L2, Liquid Staking, Restaking, Ethereum memecoin, … sẽ đồng loạt bay. #EthereumSpotETF #memecoin
Đã lâu lắm rồi chưa có sóng Ethereum. Từ đầu mùa tới giờ chủ yếu là sân khấu của Solana.

Nếu ngày 23 này hoặc tương lai gần Ethereum Spot ETF được phê duyệt sẽ là chất xúc tác tốt cho toàn bộ hệ sinh thái. ETH, Ethereum L2, Liquid Staking, Restaking, Ethereum memecoin, … sẽ đồng loạt bay.

#EthereumSpotETF #memecoin
Spectral - Cơ sở hạ tầng cho AI và BlockchainLĩnh vực #AI đang mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, nó dần len lỏi vào công việc, cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, sự phát triển của #blockchain giúp tạo ra một thế giới vận hành tự động dựa trên mã code và nền kinh tế #crypto. Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng ý tưởng về sự kết hợp của hai lĩnh vực hàng đầu này được quan tâm ngày một nhiều. Sự kết hợp này càng được thúc đẩy sau khi hàng loạt dự án crypto gắn nhãn AI có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua. Một phần quan trọng của hệ thống AI Blockchain là cơ sở hạ tầng, nó cần được vận hành trên một nền tảng đáp ứng được tốc độ với nguồn cấp dữ liệu dồi dào. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một dự án thuộc mảng này có tên Spectral @Spectral_Labs. Spectral là gì? Câu chuyện của #Spectral bắt đầu bằng việc dự án cho rằng các AI ngày nay đa phần là một “chiếc hộp đen” được vận hành bởi các thực thể lớn trên thị trường. Người dùng gửi đi yêu cầu sau đó nhận lại câu trả lời từ chiếc hộp đen mà không biết nó đã làm những gì, kết quả được tạo ra từ những yếu tố nào, có điều gì mờ ám hay bất thường trong câu trả lời không. Bằng nỗ lực kết hợp với hệ thống blockchain, Spectral hướng tới giải quyết vấn đề này. Spectral @Spectral_Labs là dự án cơ sở hạ tầng cho hệ thống kết hợp AI và Blockchain, thông qua Spectral người dùng có thể tạo và sử dụng các sản phẩm AI mã nguồn mở một cách hiệu quả và minh bạch. Sản phẩm và mô hình hoạt động #Spectral có hai sản phẩm chính là Spectral Syntax và Spectral Nova. Spectral Syntax là bộ công cụ giúp người dùng tạo ra các sản phẩm onchan AI hay theo cách gọi chuyên môn là các Agent, trong khi Spectral Nova đóng vai trò là mạng lưới cung cấp dữ liệu tính toán và kết nối các Agent. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt ở phần các phần dưới, nhưng trước tiên hãy làm rõ khái niệm Agent mà dự án đề cập. » Agent Economy Thuật ngữ AI Agent được nhắc đến từ sau sự ra mắt của ChatGPT @OpenAI vào tháng 11/2022, sau đó nó được sử dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực công nghệ và Web3. AI Agent trong ngữ cảnh của Spectral là một tập hợp các chỉ dẫn và mã code on-chain, nó có thể thực thi một cách tự động. Cụ thể, một số điểm phân biệt của Spectral AI Agent như sau: • Là tập hợp các chỉ dẫn có thể thực thi một cách nhất quán. • Được thiết kế để hoạt động tự chủ trên không gian on-chain dựa trên sự kiện và dữ liệu thời gian thực. • Có quyền truy cập vào private key wallet của nó để thực hiện các giao dịch mà không cần sự có mặt của người dùng. Tóm lại bạn có thể hiểu rằng AI Agent là một sản phẩm hoàn thiện bao gồm on-chain smart contract và các hệ thống liên quan được tạo ra bởi người dùng nhằm phục vụ một mục đích cụ thể. Những AI Agent này ngoài giải quyết vấn đề còn có thể giúp người tạo ra nó kiếm được thu nhập bằng việc cho những người dùng khác sử dụng. » Spectral Syntax Spectral Syntax là bộ bộ công cụ cho phép người dùng tạo ra các AI Agent của riêng họ. Thông qua một loạt Large Language Models (LLM) đã tối ưu cho việc viết code Solidity, người dùng dễ dàng tạo ra các AI Agent khác nhau chỉ bằng việc nhập vào khung chat các yêu cầu. Spectral Syntax bao gồm nhiều module phối hợp với nhau để vận hành bao gồm: • Base Models: Hệ thống giao tiếp và xử lý dữ liệu cơ bản. • Agent Identities: Hệ thống định danh Agent để phân biệt và đánh giá hiệu quả. • Agent Knowledge Bases: Nguồn cấp dữ liệu cho Agent. • Plugins: Sử dụng cho việc truy xuất các dữ liệu cần thiết khác bên ngoài như nguồn cấp dữ liệu oracle, dữ liệu từ internet, … • ML Inferences: Hệ thống Machine Learning (ML) dành cho việc tính toán. • Wallet Management: Hệ thống quản lý ví. Spectral sử dụng ví Account Abstraction (AA) theo tiêu chuẩn ERC-4337. Quy trình hoạt động của Spectral Syntax như sau: • Bước 1: Đầu tiên, tại giao diện sử dụng người dùng nhập vào các yêu cầu cần xử lý. • Bước 2: Orchestrator (Nhà điều phối vận hành) sẽ tiến hành phân tích và xây dựng ngữ cảnh cho yêu cầu thông qua hệ thống LLM. • Bước 3: Dựa trên những yêu cầu được xử lý Orchestrator sẽ tìm kiếm các Agent phù hợp sau đó chuyển giao yêu cầu cho Agent. • Bước 4: Agent Handler sau đó truy vấn các dữ liệu bổ sung cần thiết để xây dựng một bộ yêu cầu nâng cao với đầy đủ thông tin chuẩn bị cho quá trình tạo câu trả lời. • Bước 5: Agent Handler gọi Language Model (LLM) và gửi bộ yêu cầu nâng cao để tính toán phản hồi. Sau đó gửi lại cho Orchestrator để xác định xem có cần gọi thêm các plugin để lấy dữ liệu bổ sung trong trường hợp cần thiết. Quá trình này được lặp đi lặp lại đến khi Orchestrator cho rằng kết quả đã đạt tiêu chuẩn. • Bước 6: Cuối cùng, kết quả được gửi trả lại cho người dùng thông qua giao diện sử dụng để hoàn thành quy trình. » Spectral Nova Spectral Nova là mạng trí tuệ máy móc - machine intelligence network đóng vai trò là nguồn cấp dữ liệu phi tập trung. Spectral Nova khuyến khích những nhà nghiên cứu, kỹ sư trong lĩnh vực Machine Learning xây dựng mô hình cung cấp dữ liệu dành cho ứng dụng Web3. Các thành phần chính trong Spectral Nova: • Creator: Người đưa ra các thử thách, tiêu chuẩn của thử thách đồng thời cùng với đó là phần thưởng dành cho người giải chiến thắng. Creator sẽ nhận được một phần doanh thu từ người dùng cuối. • Solver: Người giải quyết các thử thách được đưa ra bởi Creator và dành cơ hội nhận được phần thưởng từ Creator. Sau đó họ cũng nhận được một phần doanh thu từ việc sử dụng bởi người dùng cuối. • Validator: Đảm bảo rằng các mô hình đang xử lý công việc một cách toàn vẹn và chính xác. Validator kiểm tra phản hồi của Solver thông qua zkML Proof. • Consumer: Tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ phù hợp được tạo ra bởi Creator và trả phí. Spectral Nova được thiết kế theo dạng module hóa với nhiều thành phần, điều này cho phép nó tăng cường khả năng mở rộng và tính linh hoạt. Chúng bao gồm: Ví tích hợp, Blockchain (Arbitrum), Account Abstraction, RPC node (Alchemy), Pulse (trình theo dõi dữ liệu on-chain), Modeler CLI (quản lý tương tác), Nova (liên kết on-chain và off-chain), Verifiable computation (tính toán proof), IPFS. Mình sẽ không đề cập sâu hơn vào các chi tiết kỹ thuật để tránh phức tạp, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại trang Whitepaper của dự án. Lộ trình phát triển Spectral Nova ra mắt và bắt đầu khởi chạy Challenge đầu tiên vào tháng 11/2023 với sự tham gia của hơn 400 Solvers và khoảng 20% mô hình nhận được giải thưởng từ thử thách. Lộ trình phát triển năm 2024 và 2025 của Spectral bao gồm các giai đoạn: • Q1/2024 - Inception: Khởi chạy Machine Intelligence Network và ra mắt token quản trị SPEC trên phiên bản Alpha Mainnet. • Q2/2024 - Scaling: Khởi chạy Challenge thứ 2 là hệ thống Solidity LLM. Hệ thống Validator phi tập trung và thu hút các Creator. • Q3/2024 - Diversification: Đa dạng hoá các nguồn cấp dữ liệu suy luận như NFT Recommendation Engine, Uniswap X Filters, Multimodal Solidity LLMs. • Q4/2024 - InferChain: Triển khai on-chain AI/ML Inferences trên testnet. • 2025: InferChain Mainnet. Đội ngũ phát triển Dự án không công bố chi tiết về đội ngũ phát triển, dưới đây là một số thông tin mình thu thập được qua trang LinkedIn của dự án. • Sishir Varghese - CEO & Co-Founder: Ông bắt đầu với Spectral từ tháng 6/2020, với kinh nghiệm đáng kể trong công nghệ và tài chính. Tham gia Kernel Fellowship tại Gitcoin trong 3 tháng, Đối tác Chiến lược tại Loopring trong 2 năm 7 tháng. Trước đó, làm Kiến trúc sư tại The Jerde Partnership trong 2 năm 2 tháng. • Mihir Kulkarni - Head of Product: Ông là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain. Trước khi trở thành Head Product của Spectral, ông là SVP tại Truist, xây dựng dịch vụ định danh phi tập trung. Tại Coinbase, ông cải tiến quy trình hỗ trợ kỹ thuật. Ông cũng từng phát triển nền tảng hợp đồng Ethereum tại EY và thiết kế token blockchain tại Sacred Capital. Nhà đầu tư Spectral đã trải qua 3 vòng gọi vốn với tổng số tiền kêu gọi được là 29,82 triệu USD. • Vòng đầu tiên diễn ra vào tháng 11 năm 2021, gọi được 6,75 triệu USD dẫn đầu bởi Polychain Capital. • Vòng thứ hai diễn ra vào tháng 8 năm 2022, gọi được 23 triệu USD dẫn đầu bởi Social Capital, General Capital. Ngoài ra vòng này còn có sự góp mặt của nhiều quỹ nổi tiếng trong giới crypto như Circle, Jump Capital, Franklin Templeton. • Vòng gần nhất là IEO trên nền tảng Gate Startup với số vốn kêu gọi được là 70.000 USD. Tokenomics » Thông tin cơ bản • Token token: Spectral • Ticker: SPEC • Tổng cung tối đa: 100,000,000 (100M) • Mạng lưới: Ethereum • Tiêu chuẩn: ERC20 • Địa chỉ hợp đồng: 0xAdF7C35560035944e805D98fF17d58CDe2449389 • Tình trạng: Đã TGE và listing » Phân bổ • Investors: 38%, khoá 12 tháng sau đó mở khoá tuyến tính trong 18 tháng. • Team & Contributors: 22%, khoá 12 tháng sau đó mở khoá tuyến tính trong 30 tháng. • Airdrop + MM: 10.3%, Mở khóa toàn bộ tại TGE. • Foundation Treasury: 29,7%, chưa có thông tin về lịch mở khoá. » Công dụng • Là công cụ thanh toán cho các hoạt động trong mạng lưới. • Staking tại Spectral Syntax hoặc Nova để hưởng các đặc quyền như trở thành Validator, giảm phí dịch vụ, mở khóa các quyền lợi khác. • Tham gia vào hoạt động quản trị giao thức. Lời kết AI là một xu hướng lớn không chỉ của lĩnh vực công nghệ mà còn cả nhân loại, sự kết hợp giữa #blockchain và #AI luôn là khao khát của những người yêu công nghệ cả hai lĩnh vực này. Tuy rằng vẫn còn nhiều thách thức, nhưng những nỗ lực gần đây đang thúc đẩy chúng ta tiến gần hơn với lý tưởng này. Spectral @Spectral_Labs mang trong mình sứ mệnh không chỉ là gắn kết blockchain với AI mà còn là tạo ra khung kinh tế mở và vận hành tự động cho các ứng dụng decentralized AI. Hiện tại dự án đang khởi chạy những bài toán đầu tiên cho tầm nhìn này, chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi những bước phát triển để đưa ra những quyết định chính xác hơn. Trên đây là toàn bộ thông tin về Spectral - cơ sở hạ tầng cho blockchain và AI, hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu.

Spectral - Cơ sở hạ tầng cho AI và Blockchain

Lĩnh vực #AI đang mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, nó dần len lỏi vào công việc, cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, sự phát triển của #blockchain giúp tạo ra một thế giới vận hành tự động dựa trên mã code và nền kinh tế #crypto.
Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng ý tưởng về sự kết hợp của hai lĩnh vực hàng đầu này được quan tâm ngày một nhiều. Sự kết hợp này càng được thúc đẩy sau khi hàng loạt dự án crypto gắn nhãn AI có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua.
Một phần quan trọng của hệ thống AI Blockchain là cơ sở hạ tầng, nó cần được vận hành trên một nền tảng đáp ứng được tốc độ với nguồn cấp dữ liệu dồi dào. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một dự án thuộc mảng này có tên Spectral @Spectral_Labs.
Spectral là gì?
Câu chuyện của #Spectral bắt đầu bằng việc dự án cho rằng các AI ngày nay đa phần là một “chiếc hộp đen” được vận hành bởi các thực thể lớn trên thị trường. Người dùng gửi đi yêu cầu sau đó nhận lại câu trả lời từ chiếc hộp đen mà không biết nó đã làm những gì, kết quả được tạo ra từ những yếu tố nào, có điều gì mờ ám hay bất thường trong câu trả lời không.
Bằng nỗ lực kết hợp với hệ thống blockchain, Spectral hướng tới giải quyết vấn đề này.
Spectral @Spectral_Labs là dự án cơ sở hạ tầng cho hệ thống kết hợp AI và Blockchain, thông qua Spectral người dùng có thể tạo và sử dụng các sản phẩm AI mã nguồn mở một cách hiệu quả và minh bạch.
Sản phẩm và mô hình hoạt động
#Spectral có hai sản phẩm chính là Spectral Syntax và Spectral Nova. Spectral Syntax là bộ công cụ giúp người dùng tạo ra các sản phẩm onchan AI hay theo cách gọi chuyên môn là các Agent, trong khi Spectral Nova đóng vai trò là mạng lưới cung cấp dữ liệu tính toán và kết nối các Agent.
Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt ở phần các phần dưới, nhưng trước tiên hãy làm rõ khái niệm Agent mà dự án đề cập.
» Agent Economy
Thuật ngữ AI Agent được nhắc đến từ sau sự ra mắt của ChatGPT @OpenAI vào tháng 11/2022, sau đó nó được sử dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực công nghệ và Web3.
AI Agent trong ngữ cảnh của Spectral là một tập hợp các chỉ dẫn và mã code on-chain, nó có thể thực thi một cách tự động.
Cụ thể, một số điểm phân biệt của Spectral AI Agent như sau:
• Là tập hợp các chỉ dẫn có thể thực thi một cách nhất quán.
• Được thiết kế để hoạt động tự chủ trên không gian on-chain dựa trên sự kiện và dữ liệu thời gian thực.
• Có quyền truy cập vào private key wallet của nó để thực hiện các giao dịch mà không cần sự có mặt của người dùng.

Tóm lại bạn có thể hiểu rằng AI Agent là một sản phẩm hoàn thiện bao gồm on-chain smart contract và các hệ thống liên quan được tạo ra bởi người dùng nhằm phục vụ một mục đích cụ thể. Những AI Agent này ngoài giải quyết vấn đề còn có thể giúp người tạo ra nó kiếm được thu nhập bằng việc cho những người dùng khác sử dụng.
» Spectral Syntax
Spectral Syntax là bộ bộ công cụ cho phép người dùng tạo ra các AI Agent của riêng họ.
Thông qua một loạt Large Language Models (LLM) đã tối ưu cho việc viết code Solidity, người dùng dễ dàng tạo ra các AI Agent khác nhau chỉ bằng việc nhập vào khung chat các yêu cầu.
Spectral Syntax bao gồm nhiều module phối hợp với nhau để vận hành bao gồm:
• Base Models: Hệ thống giao tiếp và xử lý dữ liệu cơ bản.
• Agent Identities: Hệ thống định danh Agent để phân biệt và đánh giá hiệu quả.
• Agent Knowledge Bases: Nguồn cấp dữ liệu cho Agent.
• Plugins: Sử dụng cho việc truy xuất các dữ liệu cần thiết khác bên ngoài như nguồn cấp dữ liệu oracle, dữ liệu từ internet, …
• ML Inferences: Hệ thống Machine Learning (ML) dành cho việc tính toán.
• Wallet Management: Hệ thống quản lý ví. Spectral sử dụng ví Account Abstraction (AA) theo tiêu chuẩn ERC-4337.
Quy trình hoạt động của Spectral Syntax như sau:
• Bước 1: Đầu tiên, tại giao diện sử dụng người dùng nhập vào các yêu cầu cần xử lý.
• Bước 2: Orchestrator (Nhà điều phối vận hành) sẽ tiến hành phân tích và xây dựng ngữ cảnh cho yêu cầu thông qua hệ thống LLM.
• Bước 3: Dựa trên những yêu cầu được xử lý Orchestrator sẽ tìm kiếm các Agent phù hợp sau đó chuyển giao yêu cầu cho Agent.
• Bước 4: Agent Handler sau đó truy vấn các dữ liệu bổ sung cần thiết để xây dựng một bộ yêu cầu nâng cao với đầy đủ thông tin chuẩn bị cho quá trình tạo câu trả lời.
• Bước 5: Agent Handler gọi Language Model (LLM) và gửi bộ yêu cầu nâng cao để tính toán phản hồi. Sau đó gửi lại cho Orchestrator để xác định xem có cần gọi thêm các plugin để lấy dữ liệu bổ sung trong trường hợp cần thiết. Quá trình này được lặp đi lặp lại đến khi Orchestrator cho rằng kết quả đã đạt tiêu chuẩn.
• Bước 6: Cuối cùng, kết quả được gửi trả lại cho người dùng thông qua giao diện sử dụng để hoàn thành quy trình.
» Spectral Nova
Spectral Nova là mạng trí tuệ máy móc - machine intelligence network đóng vai trò là nguồn cấp dữ liệu phi tập trung. Spectral Nova khuyến khích những nhà nghiên cứu, kỹ sư trong lĩnh vực Machine Learning xây dựng mô hình cung cấp dữ liệu dành cho ứng dụng Web3.
Các thành phần chính trong Spectral Nova:
• Creator: Người đưa ra các thử thách, tiêu chuẩn của thử thách đồng thời cùng với đó là phần thưởng dành cho người giải chiến thắng. Creator sẽ nhận được một phần doanh thu từ người dùng cuối.
• Solver: Người giải quyết các thử thách được đưa ra bởi Creator và dành cơ hội nhận được phần thưởng từ Creator. Sau đó họ cũng nhận được một phần doanh thu từ việc sử dụng bởi người dùng cuối.
• Validator: Đảm bảo rằng các mô hình đang xử lý công việc một cách toàn vẹn và chính xác. Validator kiểm tra phản hồi của Solver thông qua zkML Proof.
• Consumer: Tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ phù hợp được tạo ra bởi Creator và trả phí.
Spectral Nova được thiết kế theo dạng module hóa với nhiều thành phần, điều này cho phép nó tăng cường khả năng mở rộng và tính linh hoạt. Chúng bao gồm: Ví tích hợp, Blockchain (Arbitrum), Account Abstraction, RPC node (Alchemy), Pulse (trình theo dõi dữ liệu on-chain), Modeler CLI (quản lý tương tác), Nova (liên kết on-chain và off-chain), Verifiable computation (tính toán proof), IPFS. Mình sẽ không đề cập sâu hơn vào các chi tiết kỹ thuật để tránh phức tạp, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại trang Whitepaper của dự án.
Lộ trình phát triển
Spectral Nova ra mắt và bắt đầu khởi chạy Challenge đầu tiên vào tháng 11/2023 với sự tham gia của hơn 400 Solvers và khoảng 20% mô hình nhận được giải thưởng từ thử thách.
Lộ trình phát triển năm 2024 và 2025 của Spectral bao gồm các giai đoạn:
• Q1/2024 - Inception: Khởi chạy Machine Intelligence Network và ra mắt token quản trị SPEC trên phiên bản Alpha Mainnet.
• Q2/2024 - Scaling: Khởi chạy Challenge thứ 2 là hệ thống Solidity LLM. Hệ thống Validator phi tập trung và thu hút các Creator.
• Q3/2024 - Diversification: Đa dạng hoá các nguồn cấp dữ liệu suy luận như NFT Recommendation Engine, Uniswap X Filters, Multimodal Solidity LLMs.
• Q4/2024 - InferChain: Triển khai on-chain AI/ML Inferences trên testnet.
• 2025: InferChain Mainnet.
Đội ngũ phát triển
Dự án không công bố chi tiết về đội ngũ phát triển, dưới đây là một số thông tin mình thu thập được qua trang LinkedIn của dự án.
• Sishir Varghese - CEO & Co-Founder: Ông bắt đầu với Spectral từ tháng 6/2020, với kinh nghiệm đáng kể trong công nghệ và tài chính. Tham gia Kernel Fellowship tại Gitcoin trong 3 tháng, Đối tác Chiến lược tại Loopring trong 2 năm 7 tháng. Trước đó, làm Kiến trúc sư tại The Jerde Partnership trong 2 năm 2 tháng.
• Mihir Kulkarni - Head of Product: Ông là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain. Trước khi trở thành Head Product của Spectral, ông là SVP tại Truist, xây dựng dịch vụ định danh phi tập trung. Tại Coinbase, ông cải tiến quy trình hỗ trợ kỹ thuật. Ông cũng từng phát triển nền tảng hợp đồng Ethereum tại EY và thiết kế token blockchain tại Sacred Capital.
Nhà đầu tư
Spectral đã trải qua 3 vòng gọi vốn với tổng số tiền kêu gọi được là 29,82 triệu USD.
• Vòng đầu tiên diễn ra vào tháng 11 năm 2021, gọi được 6,75 triệu USD dẫn đầu bởi Polychain Capital.
• Vòng thứ hai diễn ra vào tháng 8 năm 2022, gọi được 23 triệu USD dẫn đầu bởi Social Capital, General Capital. Ngoài ra vòng này còn có sự góp mặt của nhiều quỹ nổi tiếng trong giới crypto như Circle, Jump Capital, Franklin Templeton.
• Vòng gần nhất là IEO trên nền tảng Gate Startup với số vốn kêu gọi được là 70.000 USD.
Tokenomics
» Thông tin cơ bản
• Token token: Spectral
• Ticker: SPEC
• Tổng cung tối đa: 100,000,000 (100M)
• Mạng lưới: Ethereum
• Tiêu chuẩn: ERC20
• Địa chỉ hợp đồng: 0xAdF7C35560035944e805D98fF17d58CDe2449389
• Tình trạng: Đã TGE và listing
» Phân bổ
• Investors: 38%, khoá 12 tháng sau đó mở khoá tuyến tính trong 18 tháng.
• Team & Contributors: 22%, khoá 12 tháng sau đó mở khoá tuyến tính trong 30 tháng.
• Airdrop + MM: 10.3%, Mở khóa toàn bộ tại TGE.
• Foundation Treasury: 29,7%, chưa có thông tin về lịch mở khoá.
» Công dụng
• Là công cụ thanh toán cho các hoạt động trong mạng lưới.
• Staking tại Spectral Syntax hoặc Nova để hưởng các đặc quyền như trở thành Validator, giảm phí dịch vụ, mở khóa các quyền lợi khác.
• Tham gia vào hoạt động quản trị giao thức.
Lời kết
AI là một xu hướng lớn không chỉ của lĩnh vực công nghệ mà còn cả nhân loại, sự kết hợp giữa #blockchain và #AI luôn là khao khát của những người yêu công nghệ cả hai lĩnh vực này. Tuy rằng vẫn còn nhiều thách thức, nhưng những nỗ lực gần đây đang thúc đẩy chúng ta tiến gần hơn với lý tưởng này.
Spectral @Spectral_Labs mang trong mình sứ mệnh không chỉ là gắn kết blockchain với AI mà còn là tạo ra khung kinh tế mở và vận hành tự động cho các ứng dụng decentralized AI. Hiện tại dự án đang khởi chạy những bài toán đầu tiên cho tầm nhìn này, chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi những bước phát triển để đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Spectral - cơ sở hạ tầng cho blockchain và AI, hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu.
Các trend mình đang theo dõiCác trend mình đang theo sát bao gồm: • Meme: Bất diệt! Mùa này memecoin sẽ luôn là tâm điểm và dẫn dắt thị trường. Coin công nghệ chỉ làm nền cho Bitcoin & memecoin, hệ sinh thái nào không có meme sẽ bị tụt hậu. Không phải ngẫu nhiên mà Elon Musk lần lượt shill cả rổ meme suốt từ năm ngoái tới năm nay, và cũng tình cờ mà tất cả những memecoin ông shill đều nằm gọn gàng trong bộ memecoin index của VanEck. • Bitcoin Eco: Sau sự bùng nổ của những Ordinals, Inscription, BRC20 thì cuộc chạy đua Bitcoin L2, Bitcoin DeFi đang diễn ra sôi nổi. Tuy các dự án nhóm này ra mắt giai đoạn gần đây hơi xịt nhưng là tốt để tích luỹ cho sóng tăng trưởng sau này. Bitcoin Staking là một game tốt vừa để lock bớt nguồn cung BTC, vừa tạo yield cho holder, vừa thêm thu nhập cho miner. Runes Protocol cũng là một game đáng để kỳ vọng. Sắp tới sẽ shopping vài Runes trong tầm ngắm. Riêng bộ Uncommon Goods mình sẽ mint nhiều khi downtrend đến. • SocialFi: Nhóm này cách đây 1 năm mình rất bullish, cách đây nửa năm có phần nghi ngờ vì chưa nhìn thấy money game, nhưng hiện tại đang khá bullish và ape nhiều vì tạo lập đã tìm ra cách tạo game. Ngoài Farcaster thì mình chú trọng vào nhóm Social Derivatives với khá nhiều dự án hay ho đang được phát triển gần đây. • RWA: Luôn bullish suốt 2 năm nay, nhưng nhóm này nó khó pump dump như dòng khác. Một phần vì khó vẽ vời, một phần vì liên quan nhiều tới pháp lý. Nhưng mà nó sẽ là mảnh ghép quan trọng và to lớn của thị trường cryptocurrency. • AI: Trend này thì to và rõ quá rồi, về tính ứng dụng thì khỏi phải bản. Hầu như các dự án cũ tốt đều đã pump. Tại mình miss sóng nên thành ra giai đoạn vừa rồi bỏ lơ luôn. Động lực tăng trưởng nhóm này là vẫn còn, nhưng khá khó khăn để xác định được dự án overvalue chưa. Việc mix blockchain với AI còn khá mơ hồ, đa phần đều là sự tăng trưởng dựa trên sự chú ý. Nên có lẽ nhóm này mình sẽ chỉ tìm các dự án mới cap vừa phải. Ngoài ra còn một số thứ lặt vặt khác vẫn betting để bám thị trường. Tất cả nhóm trend kể trên mình đều đã có bài phân tích chi tiết kèm các dự án nổi bật, các bạn có thể tìm đọc lại trên trang cá nhân hoặc blog research của mình (link bio). #kudodefi

Các trend mình đang theo dõi

Các trend mình đang theo sát bao gồm:
• Meme: Bất diệt! Mùa này memecoin sẽ luôn là tâm điểm và dẫn dắt thị trường. Coin công nghệ chỉ làm nền cho Bitcoin & memecoin, hệ sinh thái nào không có meme sẽ bị tụt hậu.
Không phải ngẫu nhiên mà Elon Musk lần lượt shill cả rổ meme suốt từ năm ngoái tới năm nay, và cũng tình cờ mà tất cả những memecoin ông shill đều nằm gọn gàng trong bộ memecoin index của VanEck.
• Bitcoin Eco: Sau sự bùng nổ của những Ordinals, Inscription, BRC20 thì cuộc chạy đua Bitcoin L2, Bitcoin DeFi đang diễn ra sôi nổi. Tuy các dự án nhóm này ra mắt giai đoạn gần đây hơi xịt nhưng là tốt để tích luỹ cho sóng tăng trưởng sau này. Bitcoin Staking là một game tốt vừa để lock bớt nguồn cung BTC, vừa tạo yield cho holder, vừa thêm thu nhập cho miner.
Runes Protocol cũng là một game đáng để kỳ vọng. Sắp tới sẽ shopping vài Runes trong tầm ngắm. Riêng bộ Uncommon Goods mình sẽ mint nhiều khi downtrend đến.
• SocialFi: Nhóm này cách đây 1 năm mình rất bullish, cách đây nửa năm có phần nghi ngờ vì chưa nhìn thấy money game, nhưng hiện tại đang khá bullish và ape nhiều vì tạo lập đã tìm ra cách tạo game. Ngoài Farcaster thì mình chú trọng vào nhóm Social Derivatives với khá nhiều dự án hay ho đang được phát triển gần đây.
• RWA: Luôn bullish suốt 2 năm nay, nhưng nhóm này nó khó pump dump như dòng khác. Một phần vì khó vẽ vời, một phần vì liên quan nhiều tới pháp lý. Nhưng mà nó sẽ là mảnh ghép quan trọng và to lớn của thị trường cryptocurrency.
• AI: Trend này thì to và rõ quá rồi, về tính ứng dụng thì khỏi phải bản. Hầu như các dự án cũ tốt đều đã pump. Tại mình miss sóng nên thành ra giai đoạn vừa rồi bỏ lơ luôn. Động lực tăng trưởng nhóm này là vẫn còn, nhưng khá khó khăn để xác định được dự án overvalue chưa. Việc mix blockchain với AI còn khá mơ hồ, đa phần đều là sự tăng trưởng dựa trên sự chú ý. Nên có lẽ nhóm này mình sẽ chỉ tìm các dự án mới cap vừa phải.
Ngoài ra còn một số thứ lặt vặt khác vẫn betting để bám thị trường.
Tất cả nhóm trend kể trên mình đều đã có bài phân tích chi tiết kèm các dự án nổi bật, các bạn có thể tìm đọc lại trên trang cá nhân hoặc blog research của mình (link bio).

#kudodefi
Mùa này đúng chỉ có Bitcoin, Memecoin và NFT là đỡ sóng gió. Các thể loại còn lại đều không êm ấm tí nào. Mùa này pháp lý đè nặng vl.
Mùa này đúng chỉ có Bitcoin, Memecoin và NFT là đỡ sóng gió.

Các thể loại còn lại đều không êm ấm tí nào. Mùa này pháp lý đè nặng vl.
LIVE
--
Hausse
Theo góc nhìn của mình thì thị trường crypto chưa chạm tới mùa bullrun thực sự, con sóng lớn vẫn còn ở phía trước. Giai đoạn vừa rồi Bitcoin phá đỉnh làm cộng đồng ngỡ rằng thị trường crypto sẽ tiếp tục bull cùng BTC, nhưng nếu nhìn kỹ vào vốn hoá toàn thị trường TOTAL và đặc biệt là TOTAL2 vẫn chưa vượt đỉnh cũ. Điều này do dòng tiền lâu nay chảy vào thị trường crypto thì đích đến chủ yếu là Bitcoin thông qua ETF. Dòng tiền ETF chỉ có thể chảy vào/ra đối với mỗi mình Bitcoin nên các đồng coin khác không nhận được nhiều giá trị. Nó cũng lý giải lý do tại sao Bitcoin vượt đỉnh mà Ethereum, TOTAL, TOTAL2 chưa phá đỉnh. Mình tin rằng con sóng lớn cho toàn bộ thị trường crypto sẽ còn ở phía sau. ETF và câu chuyện tăng trưởng của Bitcoin, memecoin sẽ là những chất liệu truyền thông tuyệt vời để thu hút sự chú ý. Nhưng trước đó hãy dành cho họ một chút thời gian để hiểu và học cách sử dụng DeFi sau khi được tiếp cận thông qua các công cụ giao dịch truyền thống. We’re still early!
Theo góc nhìn của mình thì thị trường crypto chưa chạm tới mùa bullrun thực sự, con sóng lớn vẫn còn ở phía trước.

Giai đoạn vừa rồi Bitcoin phá đỉnh làm cộng đồng ngỡ rằng thị trường crypto sẽ tiếp tục bull cùng BTC, nhưng nếu nhìn kỹ vào vốn hoá toàn thị trường TOTAL và đặc biệt là TOTAL2 vẫn chưa vượt đỉnh cũ.

Điều này do dòng tiền lâu nay chảy vào thị trường crypto thì đích đến chủ yếu là Bitcoin thông qua ETF.

Dòng tiền ETF chỉ có thể chảy vào/ra đối với mỗi mình Bitcoin nên các đồng coin khác không nhận được nhiều giá trị. Nó cũng lý giải lý do tại sao Bitcoin vượt đỉnh mà Ethereum, TOTAL, TOTAL2 chưa phá đỉnh.

Mình tin rằng con sóng lớn cho toàn bộ thị trường crypto sẽ còn ở phía sau. ETF và câu chuyện tăng trưởng của Bitcoin, memecoin sẽ là những chất liệu truyền thông tuyệt vời để thu hút sự chú ý. Nhưng trước đó hãy dành cho họ một chút thời gian để hiểu và học cách sử dụng DeFi sau khi được tiếp cận thông qua các công cụ giao dịch truyền thống.

We’re still early!
Mở khoá thanh khoản on-chain cho BitcoinMở khoá thanh khoản on-chain cho #Bitcoin  sẽ là câu chuyện dành được nhiều sự chú ý trong tương lai gần. Suốt nhiều năm tồn tại khối tài sản nghìn tỷ USD Bitcoin chỉ có vài phương thức sử dụng như nằm im trong ví và lưu trữ giá trị, OTC, off-chain payment và gần đây nhất là Ordinals. Kể từ sau phong trào Inscription thì bức tranh Bitcoin DeFi đang đi theo một hướng hoàn toàn mới. Nếu như trước đây, câu chuyện mở khoá thanh khoản cho Bitcoin đến từ off-chain liquid staking BTC thông qua các sàn Cex hoặc custodial vault thì giờ đang phát triển thành on-chain liquid staking BTC (non-custodial). Sự khác biệt nằm ở tính kiểm soát, những người nằm giữ Bitcoin on-chain hầu hết đều là whales với khối tài sản lớn, vì vậy trong trường hợp không cần thiết họ không muốn giao BTC cho bất cứ ai trông non. Do đó các hoạt động sinh lợi off-chain vốn dĩ không thu hút được nhiều sự quan tâm. Thay vì take risk thì họ cứ giữ BTC trong ví mang tới cảm giác an tâm hơn nhiều. Nhưng khi mở khoá thanh khoản on-chain thì khác, $BTC vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ, một mặt khác họ vẫn có thể khai thác lợi nhuận trên khối tài sản đó. Sở dĩ vậy nên mình mới nói mở khoá thanh khoản on-chain cho BTC sẽ dành được sự chú ý, đặc biệt là từ Bitcoin whales. Ở thời điểm hiện tại có một số phương pháp để xây dựng hệ sinh thái DeFi on-chain cho Bitcoin bao gồm: • Xây dựng các lớp mở rộng mới cho Bitcoin (EVM & non-EVM) rồi tiếp tục build hệ sinh thái DeFi trên đó. • Xây dựng lớp bridge để di chuyển BTC sang các hệ sinh thái DeFi sẵn có (Ethereum, Solana, Cosmos). • Xây dựng hệ sinh thái DeFi trực tiếp trên Bitcoin (Runes). Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng tất cả đều đang giúp Bitcoin có thêm tính ứng dụng và tạo thêm thu nhập cho miner, đặc biệt là trong bối cảnh phần thưởng tạo khối sắp bị giảm một nửa khi lần halving thứ 4 đang gần kề. #bitcoin #kudodefi

Mở khoá thanh khoản on-chain cho Bitcoin

Mở khoá thanh khoản on-chain cho #Bitcoin  sẽ là câu chuyện dành được nhiều sự chú ý trong tương lai gần.
Suốt nhiều năm tồn tại khối tài sản nghìn tỷ USD Bitcoin chỉ có vài phương thức sử dụng như nằm im trong ví và lưu trữ giá trị, OTC, off-chain payment và gần đây nhất là Ordinals.
Kể từ sau phong trào Inscription thì bức tranh Bitcoin DeFi đang đi theo một hướng hoàn toàn mới. Nếu như trước đây, câu chuyện mở khoá thanh khoản cho Bitcoin đến từ off-chain liquid staking BTC thông qua các sàn Cex hoặc custodial vault thì giờ đang phát triển thành on-chain liquid staking BTC (non-custodial).
Sự khác biệt nằm ở tính kiểm soát, những người nằm giữ Bitcoin on-chain hầu hết đều là whales với khối tài sản lớn, vì vậy trong trường hợp không cần thiết họ không muốn giao BTC cho bất cứ ai trông non. Do đó các hoạt động sinh lợi off-chain vốn dĩ không thu hút được nhiều sự quan tâm. Thay vì take risk thì họ cứ giữ BTC trong ví mang tới cảm giác an tâm hơn nhiều.
Nhưng khi mở khoá thanh khoản on-chain thì khác, $BTC vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ, một mặt khác họ vẫn có thể khai thác lợi nhuận trên khối tài sản đó.
Sở dĩ vậy nên mình mới nói mở khoá thanh khoản on-chain cho BTC sẽ dành được sự chú ý, đặc biệt là từ Bitcoin whales.
Ở thời điểm hiện tại có một số phương pháp để xây dựng hệ sinh thái DeFi on-chain cho Bitcoin bao gồm:
• Xây dựng các lớp mở rộng mới cho Bitcoin (EVM & non-EVM) rồi tiếp tục build hệ sinh thái DeFi trên đó.
• Xây dựng lớp bridge để di chuyển BTC sang các hệ sinh thái DeFi sẵn có (Ethereum, Solana, Cosmos).
• Xây dựng hệ sinh thái DeFi trực tiếp trên Bitcoin (Runes).
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng tất cả đều đang giúp Bitcoin có thêm tính ứng dụng và tạo thêm thu nhập cho miner, đặc biệt là trong bối cảnh phần thưởng tạo khối sắp bị giảm một nửa khi lần halving thứ 4 đang gần kề.
#bitcoin #kudodefi
Bảng định giá Zeus Network cho ae nào cần. Zeus Network là nền tảng cross-chain giúp giao thương giữa SVM và các mạng lưới khác, chủ yếu là Bitcoin. Tối nay nó sẽ IDO trên LFG Jupiter Launchpad. Và cũng là LP đầu tiên trên nền tảng này. Cơ chế LP có thể lạ lẫm với nhiều ae, nó là một cái iquidity pool dạng concentrated range từ 0.3-0.85 để user lựa chọn fill. Với dàn investor khá tín với sự xuất hiện của co-founder Solana + Stacks. Đều là top tier của Sol và Bitcoin Layer 2. Bitcoin Scaling narrarive đang được build rất mạnh chờ thời điểm nở rộ. Cộng thêm độ hot của Solana chưa bao giờ nguội thì Zeus Network là sự kết hợp của hai buzzword rất mạnh trong tương lai gần. Do hơi gấp nên note vài ý để ae nghiên cứu tiếp, bài phân tích chi tiết mình sẽ viết sau. Ae nên cân nhắc cả về định giá và lực xả airdrop nữa. #zeus #ZeusNetwork #kudodefi
Bảng định giá Zeus Network cho ae nào cần.

Zeus Network là nền tảng cross-chain giúp giao thương giữa SVM và các mạng lưới khác, chủ yếu là Bitcoin.

Tối nay nó sẽ IDO trên LFG Jupiter Launchpad. Và cũng là LP đầu tiên trên nền tảng này.

Cơ chế LP có thể lạ lẫm với nhiều ae, nó là một cái iquidity pool dạng concentrated range từ 0.3-0.85 để user lựa chọn fill.

Với dàn investor khá tín với sự xuất hiện của co-founder Solana + Stacks. Đều là top tier của Sol và Bitcoin Layer 2.

Bitcoin Scaling narrarive đang được build rất mạnh chờ thời điểm nở rộ. Cộng thêm độ hot của Solana chưa bao giờ nguội thì Zeus Network là sự kết hợp của hai buzzword rất mạnh trong tương lai gần.

Do hơi gấp nên note vài ý để ae nghiên cứu tiếp, bài phân tích chi tiết mình sẽ viết sau.

Ae nên cân nhắc cả về định giá và lực xả airdrop nữa.

#zeus #ZeusNetwork #kudodefi
Kinh nghiệm đánh sóng meme - Phần 2Note thêm một vài kinh nghiệm khi chơi memecoin của cá nhân mình. Có 3 nhóm meme mà mình dành sự quan tâm là: 1. Insider: nhóm coin mà bạn có thông tin trước, biết rõ tình hình và team đứng sau. 2. Ý tưởng mới: nhóm các meme mù thông tin nhưng có ý tưởng đột phá, tiềm năng trở thành game-changer. Để biết như nào là ý tưởng đột phá thì bạn cần liên tục bám thị trường để biết cái nào cũ, cái nào mới. Ý tưởng mới không nhất thiết phải về mặt công nghệ, có thể là phương pháp hoặc vibe. 3. Trâm anh thế phiệt: dòng memecoin có sự hậu thuẫn của Big Player trên thị trường, cap thường to nhưng cũng không là gì khi nó được đẩy. Ví dụ Pepe, Wif, Slerf. 4. Công nghiệp nhẹ: nhóm memecoin được làm khá công nghiệp nhưng vẫn sạch đẹp, team đứng sau có lực. Loại này vẫn là mù thông tin nhưng có thể dựa vào. - Liquid dày (pool ETH phải trên 100K mới nên chơi, vì team chấp nhận bỏ ra nhiều vốn thì mục tiêu chốt lời cũng sẽ cao hơn, đỡ bị rug sớm). Để ý là pool ETH nha, vì uni v3 add concentrated liquidity lệch được. - Contract xanh sạch đẹp, renounced, mấy thể loại not open source với proxy vứt hết. Thà ko ăn đc còn hơn mua xong bị cấm sell. - Ngoài ra còn các tiêu chí check contract, token allocation khác mình đã nêu ở phần 1, các bạn có thể đọc lại trong bài viết dưới comment. - Tỷ lệ Liquid/FDV càng to càng tốt. Ít nhất nên là 1/10. Đẹp nhất là 1/1 hoặc lớn hơn 1. - Dự án có vibe. - Chọn điểm vào khi chart tích luỹ. 5. Lựa chọn nền văn minh sắp hoặc đã có dòng tiền. Trend is Fiend! Nói chung việc vào trước khi có dòng tiền là ko hề đơn giản, phải thật kinh nghiệm hoặc degen all chain mới làm được. Thông thường mọi người sẽ chỉ vào khi chain hoặc narrative đã có coin pump lớn, và vị thế sẽ bớt đẹp đi ít hay nhiều lần phụ thuộc vào sự đánh hơi của bạn. Hiện tại memecoin thì Base, Solana và Ethereum đang là nơi có thanh khoản dồi dào nhất. Bài viết kinh nghiệm đánh sóng memecoin phần 1 mình để bên dưới comment. Cheers! #kudodefi #memecoin⁠⁠⁠⁠

Kinh nghiệm đánh sóng meme - Phần 2

Note thêm một vài kinh nghiệm khi chơi memecoin của cá nhân mình.
Có 3 nhóm meme mà mình dành sự quan tâm là:
1. Insider: nhóm coin mà bạn có thông tin trước, biết rõ tình hình và team đứng sau.
2. Ý tưởng mới: nhóm các meme mù thông tin nhưng có ý tưởng đột phá, tiềm năng trở thành game-changer.
Để biết như nào là ý tưởng đột phá thì bạn cần liên tục bám thị trường để biết cái nào cũ, cái nào mới.
Ý tưởng mới không nhất thiết phải về mặt công nghệ, có thể là phương pháp hoặc vibe.
3. Trâm anh thế phiệt: dòng memecoin có sự hậu thuẫn của Big Player trên thị trường, cap thường to nhưng cũng không là gì khi nó được đẩy. Ví dụ Pepe, Wif, Slerf.
4. Công nghiệp nhẹ: nhóm memecoin được làm khá công nghiệp nhưng vẫn sạch đẹp, team đứng sau có lực. Loại này vẫn là mù thông tin nhưng có thể dựa vào.
- Liquid dày (pool ETH phải trên 100K mới nên chơi, vì team chấp nhận bỏ ra nhiều vốn thì mục tiêu chốt lời cũng sẽ cao hơn, đỡ bị rug sớm). Để ý là pool ETH nha, vì uni v3 add concentrated liquidity lệch được.
- Contract xanh sạch đẹp, renounced, mấy thể loại not open source với proxy vứt hết. Thà ko ăn đc còn hơn mua xong bị cấm sell.
- Ngoài ra còn các tiêu chí check contract, token allocation khác mình đã nêu ở phần 1, các bạn có thể đọc lại trong bài viết dưới comment.
- Tỷ lệ Liquid/FDV càng to càng tốt. Ít nhất nên là 1/10. Đẹp nhất là 1/1 hoặc lớn hơn 1.
- Dự án có vibe.
- Chọn điểm vào khi chart tích luỹ.
5. Lựa chọn nền văn minh sắp hoặc đã có dòng tiền. Trend is Fiend!
Nói chung việc vào trước khi có dòng tiền là ko hề đơn giản, phải thật kinh nghiệm hoặc degen all chain mới làm được. Thông thường mọi người sẽ chỉ vào khi chain hoặc narrative đã có coin pump lớn, và vị thế sẽ bớt đẹp đi ít hay nhiều lần phụ thuộc vào sự đánh hơi của bạn.
Hiện tại memecoin thì Base, Solana và Ethereum đang là nơi có thanh khoản dồi dào nhất.
Bài viết kinh nghiệm đánh sóng memecoin phần 1 mình để bên dưới comment.
Cheers!
#kudodefi #memecoin⁠⁠⁠⁠
Watchlist trong sóng điều chỉnh giữa tháng 3 vừa rồi hầu như con nào cũng pump ấn tượng phết 🌝 #kudodefi
Watchlist trong sóng điều chỉnh giữa tháng 3 vừa rồi hầu như con nào cũng pump ấn tượng phết 🌝

#kudodefi
LIVE
--
Hausse
“Oh Fcuk” đang trở thành câu cửa miệng và trào lưu trong giới memecoin và cả crypto. Nó xuất phát từ sự kiện burn $10M presale của Slerfsol. Và meme coin chỉ cần có thế, được viral, có cộng đồng, có vibe và văn hoá riêng. Hơn nữa Slerf còn đang được support bởi rất nhiều tên tuổi lớn để khắc phục hậu quả bằng cách donate phí giao dịch như Houbi, Jupiter, Kucoin, vân vân. Câu chuyện này trở thành biểu trưng cho văn hoá “giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn” của cộng đồng crypto. Một điều rất nhân văn, mang nhiều ý nghĩa. Wen? Có thể và hy vọng Binance là cái tên tiếp theo chung tay cắt fee giao dịch để giúp đỡ những người mua presale bị thiệt hại. Ngoài ra Slerf cũng vừa chốt plan mint soulbound token cho các ví presale để dự án khác dễ dàng airdrop. Tất cả đang dần được setup cho một tinh thần đại đoàn kết của cryptocurrency. Duy nhất một điều khiến mình không thích ở Slerf đó là dự án liên kết brand với dự án cũ Bozo. Fcuk, fully decentralized Slerf đang là một con ngựa hoang tự do chạy nhảy thì lại bị trói chân vào một cái brand vớ vẩn. Dự án quá tham lam khi muốn tận dụng sức ảnh hưởng từ Slerf để kéo cho brand cũ. Vô hình chung nó làm dự án từ vô chủ thành có chủ. Một memecoin vĩ đại không cần điều đó, nó chỉ khiến người ta thêm hoài nghi về keyword: “fully decentralized memecoin” mà dự án đã gây dựng được bằng cách burn đi toàn bộ token presale. Trên đây là một vài cảm nhận của mình về Slerf. Và cuối cùng là mình đã trên thuyền, see you on the moon or the “lòng đất”! Mình có viết một bài khác về Kinh nghiệm và công cụ giúp chơi memecoin ở trang cá nhân. Các bạn có thể tìm đọc lại. Always #DYOR #slerf #memecoin‬⁩
“Oh Fcuk” đang trở thành câu cửa miệng và trào lưu trong giới memecoin và cả crypto. Nó xuất phát từ sự kiện burn $10M presale của Slerfsol.

Và meme coin chỉ cần có thế, được viral, có cộng đồng, có vibe và văn hoá riêng.

Hơn nữa Slerf còn đang được support bởi rất nhiều tên tuổi lớn để khắc phục hậu quả bằng cách donate phí giao dịch như Houbi, Jupiter, Kucoin, vân vân.

Câu chuyện này trở thành biểu trưng cho văn hoá “giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn” của cộng đồng crypto. Một điều rất nhân văn, mang nhiều ý nghĩa.

Wen? Có thể và hy vọng Binance là cái tên tiếp theo chung tay cắt fee giao dịch để giúp đỡ những người mua presale bị thiệt hại.

Ngoài ra Slerf cũng vừa chốt plan mint soulbound token cho các ví presale để dự án khác dễ dàng airdrop. Tất cả đang dần được setup cho một tinh thần đại đoàn kết của cryptocurrency.

Duy nhất một điều khiến mình không thích ở Slerf đó là dự án liên kết brand với dự án cũ Bozo. Fcuk, fully decentralized Slerf đang là một con ngựa hoang tự do chạy nhảy thì lại bị trói chân vào một cái brand vớ vẩn. Dự án quá tham lam khi muốn tận dụng sức ảnh hưởng từ Slerf để kéo cho brand cũ. Vô hình chung nó làm dự án từ vô chủ thành có chủ. Một memecoin vĩ đại không cần điều đó, nó chỉ khiến người ta thêm hoài nghi về keyword: “fully decentralized memecoin” mà dự án đã gây dựng được bằng cách burn đi toàn bộ token presale.

Trên đây là một vài cảm nhận của mình về Slerf. Và cuối cùng là mình đã trên thuyền, see you on the moon or the “lòng đất”!

Mình có viết một bài khác về Kinh nghiệm và công cụ giúp chơi memecoin ở trang cá nhân. Các bạn có thể tìm đọc lại.

Always #DYOR

#slerf #memecoin‬⁩
LIVE
--
Hausse
Nếu để chọn ra một #memecoin bước lên level huyền thoại thì mình bullish cho @pepecoineth 🐸 #PEPE hội tụ đầy đủ mọi tổ chất: • Pepe là meme quen thuộc trong cả thị trường crypto nói riêng và tài chính nói chung. Nó đã tồn tại từ rất lâu trước khi Pepecoin ra đời. • Hình ảnh chú ếch xanh biểu trưng cho sự tăng trưởng và nhảy vọt. Màu xanh luôn là màu sắc ưa thích của giới đầu tư. Pepe là meme quá phù hợp với thị trường crypto. Đây là sức mạnh nội tại của chính bản thân Pepe mà không meme nào có được. • Pepe có một cộng đồng cực khủng với sự yêu mến đã vượt lên trên sự yêu mến thông thường. Pepe là tín ngưỡng, hệ tư tưởng lớn mạnh trong thị trường crypto. Văn hoá Pepe đã trở thành văn hoá đại chúng chung toàn thị trường. • Không chỉ dừng lại ở cộng đồng phổ thông, Pepe còn nhận được sự ủng hộ từ vô số người nổi tiếng, trong đó có Elon Musk đã từng đăng hình shill Pepe. Ngoài ra những mối liên hệ “tự suy diễn” giữa Pepe và Elon Musk mà chưa thể lý giải. • Tiếp theo, dù bằng cách này hay cách khác Pepe cũng đã loại bỏ hoàn toàn team phát triển, đưa nó trở thành một decentralized memecoin thực thụ. Không bị chịu sự ảnh hưởng bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào đó mới là memecoin thực sự. • Và cuối cùng Marketcap của Pepe cũng đã đủ lớn để tạo sự an tâm và chú ý. Điều kiện đủ của Pepe là uptrend và pamp cap lên hàng top ✊ Đây rõ ràng là một post shill Pepe hết sức lộ liễu 😆
Nếu để chọn ra một #memecoin bước lên level huyền thoại thì mình bullish cho @pepecoineth 🐸

#PEPE hội tụ đầy đủ mọi tổ chất:

• Pepe là meme quen thuộc trong cả thị trường crypto nói riêng và tài chính nói chung. Nó đã tồn tại từ rất lâu trước khi Pepecoin ra đời.
• Hình ảnh chú ếch xanh biểu trưng cho sự tăng trưởng và nhảy vọt. Màu xanh luôn là màu sắc ưa thích của giới đầu tư. Pepe là meme quá phù hợp với thị trường crypto. Đây là sức mạnh nội tại của chính bản thân Pepe mà không meme nào có được.
• Pepe có một cộng đồng cực khủng với sự yêu mến đã vượt lên trên sự yêu mến thông thường. Pepe là tín ngưỡng, hệ tư tưởng lớn mạnh trong thị trường crypto. Văn hoá Pepe đã trở thành văn hoá đại chúng chung toàn thị trường.
• Không chỉ dừng lại ở cộng đồng phổ thông, Pepe còn nhận được sự ủng hộ từ vô số người nổi tiếng, trong đó có Elon Musk đã từng đăng hình shill Pepe.
Ngoài ra những mối liên hệ “tự suy diễn” giữa Pepe và Elon Musk mà chưa thể lý giải.
• Tiếp theo, dù bằng cách này hay cách khác Pepe cũng đã loại bỏ hoàn toàn team phát triển, đưa nó trở thành một decentralized memecoin thực thụ. Không bị chịu sự ảnh hưởng bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào đó mới là memecoin thực sự.
• Và cuối cùng Marketcap của Pepe cũng đã đủ lớn để tạo sự an tâm và chú ý.

Điều kiện đủ của Pepe là uptrend và pamp cap lên hàng top ✊

Đây rõ ràng là một post shill Pepe hết sức lộ liễu 😆
Khi $BTC chạm 100K cũng là lúc lòng tham của giới đầu tư truyền thống được kích hoạt. Mọi rào cản về “tiền ảo” “scam” sẽ được gạt bỏ, chỉ còn lại sự fomo 💎🙌
Khi $BTC chạm 100K cũng là lúc lòng tham của giới đầu tư truyền thống được kích hoạt.

Mọi rào cản về “tiền ảo” “scam” sẽ được gạt bỏ, chỉ còn lại sự fomo 💎🙌
gm! Nhập hàng long-term khai xuân năm #Long 🐲
gm!

Nhập hàng long-term khai xuân năm #Long 🐲
Awareness Wave => Applicability Wave => Adoption Wave. #ERC404 đang ở sóng 1 🫡
Awareness Wave => Applicability Wave => Adoption Wave.

#ERC404 đang ở sóng 1 🫡
Giải thích về ERC404 và NFT MiningERC404 đang quậy khắp cộng đồng những ngày qua. Khi mới tiếp xúc mình thấy khá xàm nhưng sau đó nghiên cứu kỹ hơn thì phát hiện ra nhiều điều hay ho.Đầu tiên đôi chút về ERC404, bạn có thể hiểu nó là combo (nft + token). Khi mint/mua/bán/chuyển một thứ, thứ kia cũng sẽ bị tác động theo.Cụ thể như này, hãy bắt đầu bằng thứ đơn giản:Khi mint một NFT, bạn sẽ nhận được 1 token tương ứng. Khi mua 1 token trên dex, trong ví bạn cũng sẽ nhận được 1 nft. NFT này được tạo ra thông qua lệnh mint mới với các trait hoàn toàn mới.Khi bán 1 token thì nft của bạn cũng biến mất. Cụ thể hơn là nft đó bị burn.Khi chuyển 1 token sang ví khác, nft sẽ không được chuyển theo mà bị burn đi, sau đó mint ra một nft mới với các trait mới ở ví nhận.Rồi phức tạp hơn một chút, nếu bạn có 2 nft trong ví thì khi bán bớt 1 token trên dex thì nft nào sẽ bị burn. Câu trả lời là random.Không có cơ chế neo giữa fungible token và nft. Vì token không thể định danh. Nên khi bạn có nhiều nft trong ví mà bán đi một token phía AMM, một chiếc nft sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên để burn. Cho nên việc cần thiết làm để lưu trữ nft quý hiếm là chuyển nó sang ví khác trước khi xả token. Mình đã đọc được một số giải pháp cho những vấn đề này, nhưng chưa clear nên ko đưa vào đây.Cuối cùng, phần rắc rối nhất với phần đông người mới là nếu mua/bán số token lẻ thì sao? Cơ chế của ERC404 sẽ tự động phát hiện phần nguyên và phần dư. Khi lệnh giao dịch là một số nguyên thì cơ chế như trên. Còn khi có phần thập phân, ví dụ mua/bán 1,5 token nó sẽ tự động chia thành 2 phần.Phần đầu xử lý phần nguyên = 1 như thông thường bao gồm mua/bán/mint/burn. Phần thập phân 0,5 sẽ được xử lý như một fungible token, tức trai đổi cặp token/ETH như thường.Ngoài ra ERC404 cũng tự phát hiện số dư trong ví, nếu bạn gom đủ số nguyên thì nó cũng tự mint mới nft vào ví. Ngược lại, nếu số dư giảm xuống nó cũng tự burn bớt đi số lượng nft tương ứng.Và các ERC404 game bắt đầu từ đây. Không tính sự fomo trong những ngày gần đây thì ERC404 đang làm tăng tính thanh khoản cho NFT lên rất nhiều lần. Nó thậm chí còn ảo diệu hơn giải pháp phân mảnh. Các floor trader không quan tâm đến trait khỏi cần chờ ngày qua ngày để dọn kho NFT. Việc cần làm chỉ đơn giản là xả thẳng fungible token vào Pool. Đội MM làm giá cũng vậy, bơm thổi nft không khác gì token.Nhưng điều đặc biệt mình nhìn thấy ở ERC404 là sự làm mới trait, nó có thể khai sinh ra một bộ môn mới mà mình chưa biết tên là gì. Tạm gọi là “NFT Mining”.Như đã phân tích bên trên, ngoài việc mua/bán/transfer trực tiếp NFT là giữ được độ quý hiếm. Còn lại, các hoạt động khác liên quan đến phía fungible token thì NFT đều bị refresh. Điều này vô hình chung tạo ra một cơ chế mở để người dùng “đào” ra các traits mới. Vừa trait token kiếm lời, vừa đào nft quý hiếm, một công đôi việc.Các dự án có thể tận dụng điều này để khuyến khích người dùng liên tục giao dịch để “đào” ra các NFT quý hiếm.Nhìn chung #ERC404 là giải pháp mới và tăng cường thanh khoản rất tốt cho thị trường NFT. Các ngữ cảnh NFTFi có thể được mở mạnh mẽ từ đây.Với ERC404 người yêu lợi nhuận có tìm đến #FungibleToken, còn yêu nghệ thuật thì đến với #NFT 🫡Tuy nhiên hiện tại ERC404 vẫn đang là một bản thử nghiệm, vậy nên trong thời gian tới có thể sẽ có nhiều thứ khác được hoàn thiện.#ERC404

Giải thích về ERC404 và NFT Mining

ERC404 đang quậy khắp cộng đồng những ngày qua. Khi mới tiếp xúc mình thấy khá xàm nhưng sau đó nghiên cứu kỹ hơn thì phát hiện ra nhiều điều hay ho.Đầu tiên đôi chút về ERC404, bạn có thể hiểu nó là combo (nft + token). Khi mint/mua/bán/chuyển một thứ, thứ kia cũng sẽ bị tác động theo.Cụ thể như này, hãy bắt đầu bằng thứ đơn giản:Khi mint một NFT, bạn sẽ nhận được 1 token tương ứng. Khi mua 1 token trên dex, trong ví bạn cũng sẽ nhận được 1 nft. NFT này được tạo ra thông qua lệnh mint mới với các trait hoàn toàn mới.Khi bán 1 token thì nft của bạn cũng biến mất. Cụ thể hơn là nft đó bị burn.Khi chuyển 1 token sang ví khác, nft sẽ không được chuyển theo mà bị burn đi, sau đó mint ra một nft mới với các trait mới ở ví nhận.Rồi phức tạp hơn một chút, nếu bạn có 2 nft trong ví thì khi bán bớt 1 token trên dex thì nft nào sẽ bị burn. Câu trả lời là random.Không có cơ chế neo giữa fungible token và nft. Vì token không thể định danh. Nên khi bạn có nhiều nft trong ví mà bán đi một token phía AMM, một chiếc nft sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên để burn. Cho nên việc cần thiết làm để lưu trữ nft quý hiếm là chuyển nó sang ví khác trước khi xả token. Mình đã đọc được một số giải pháp cho những vấn đề này, nhưng chưa clear nên ko đưa vào đây.Cuối cùng, phần rắc rối nhất với phần đông người mới là nếu mua/bán số token lẻ thì sao? Cơ chế của ERC404 sẽ tự động phát hiện phần nguyên và phần dư. Khi lệnh giao dịch là một số nguyên thì cơ chế như trên. Còn khi có phần thập phân, ví dụ mua/bán 1,5 token nó sẽ tự động chia thành 2 phần.Phần đầu xử lý phần nguyên = 1 như thông thường bao gồm mua/bán/mint/burn. Phần thập phân 0,5 sẽ được xử lý như một fungible token, tức trai đổi cặp token/ETH như thường.Ngoài ra ERC404 cũng tự phát hiện số dư trong ví, nếu bạn gom đủ số nguyên thì nó cũng tự mint mới nft vào ví. Ngược lại, nếu số dư giảm xuống nó cũng tự burn bớt đi số lượng nft tương ứng.Và các ERC404 game bắt đầu từ đây. Không tính sự fomo trong những ngày gần đây thì ERC404 đang làm tăng tính thanh khoản cho NFT lên rất nhiều lần. Nó thậm chí còn ảo diệu hơn giải pháp phân mảnh. Các floor trader không quan tâm đến trait khỏi cần chờ ngày qua ngày để dọn kho NFT. Việc cần làm chỉ đơn giản là xả thẳng fungible token vào Pool. Đội MM làm giá cũng vậy, bơm thổi nft không khác gì token.Nhưng điều đặc biệt mình nhìn thấy ở ERC404 là sự làm mới trait, nó có thể khai sinh ra một bộ môn mới mà mình chưa biết tên là gì. Tạm gọi là “NFT Mining”.Như đã phân tích bên trên, ngoài việc mua/bán/transfer trực tiếp NFT là giữ được độ quý hiếm. Còn lại, các hoạt động khác liên quan đến phía fungible token thì NFT đều bị refresh. Điều này vô hình chung tạo ra một cơ chế mở để người dùng “đào” ra các traits mới. Vừa trait token kiếm lời, vừa đào nft quý hiếm, một công đôi việc.Các dự án có thể tận dụng điều này để khuyến khích người dùng liên tục giao dịch để “đào” ra các NFT quý hiếm.Nhìn chung #ERC404 là giải pháp mới và tăng cường thanh khoản rất tốt cho thị trường NFT. Các ngữ cảnh NFTFi có thể được mở mạnh mẽ từ đây.Với ERC404 người yêu lợi nhuận có tìm đến #FungibleToken, còn yêu nghệ thuật thì đến với #NFT 🫡Tuy nhiên hiện tại ERC404 vẫn đang là một bản thử nghiệm, vậy nên trong thời gian tới có thể sẽ có nhiều thứ khác được hoàn thiện.#ERC404
Những thứ đã chết một lần không thể chết lần thứ hai 🤡 #CarbonCredit
Những thứ đã chết một lần không thể chết lần thứ hai 🤡

#CarbonCredit
Bitcoin đang làm được nhiều hơn những gì cộng đồng nghĩ, đặc biệt là từ sau sự ra đời của Ordinals. Hầu hết những thứ mới mẻ trên Bitcoin đều xuất phát từ đây. Vốn đang liên tục được rót, product liên tục được build. Let’s see 🫡
Bitcoin đang làm được nhiều hơn những gì cộng đồng nghĩ, đặc biệt là từ sau sự ra đời của Ordinals. Hầu hết những thứ mới mẻ trên Bitcoin đều xuất phát từ đây.

Vốn đang liên tục được rót, product liên tục được build. Let’s see 🫡
👁️ Research => Niềm tin => Diamond hand => Profit Remind team và remind ae 🫡
👁️ Research => Niềm tin => Diamond hand => Profit

Remind team và remind ae 🫡
Eclipse - Modular Blockchain kết hợp Solana, Ethereum và CelestiaEclipse @EclipseFND là một giải pháp mở rộng trên Ethereum theo hướng Layer 2 cho mục đích sử dụng chung (general-purpose).Eclipse được thiết kế với cấu trúc modular để tận dụng tối đa điểm mạnh từng blockchain tích hợp, nó sử dụng SVM của Solana làm lớp thực thi, Ethereum làm lớp xác thực và đồng thuận, Celestia làm với data availability, bên cạnh đó Eclipse còn sử dụng RISCZero để tạo ZK Proofs cho xác minh.Nói theo định nghĩa từ phía dự án thì họ đang thiết kế một hệ thống “đứng trên vai người khổng lồ”.Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về cơ chế hoạt động cũng như tiềm năng của Eclipse.Sản phẩm của EclipseỞ thời điểm trước đây Eclipse tập trung vào xây dựng giải pháp giúp triển khai các chuỗi rollup tùy chỉnh hay còn gọi là RaaS (Rollup as a Services).Nhưng các nhà phát triển đã nhận ra rằng điều Ethereum cần là một Layer 2 cho mục đích chung với khả năng mở rộng thực sự lớn. Bởi vì việc tạo ra các chuỗi với nhiều tùy chỉnh sẽ chỉ tăng thêm sự phân mảnh và giảm trải nghiệm người adùng.Do vậy định hướng phát triển hiện tại của Eclipse là trở thành một Ethereum Layer 2 với tốc độ và khả năng mở rộng mạnh nhất. Điều này được hiện thực hoá bởi mô hình modular blockchain với sự tham gia của nhiều blockchain có các thế mạnh tốt nhất hiện nay.Trong phần dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cơ chế hoạt động của nó.Nếu chưa biết về Modular Blockchain bạn có thể tìm đọc lại bài viết: “Toàn cảnh hệ sinh thái Modular Blockchain” trong trang cá nhân của mình.Cơ chế hoạt động của EclipseĐể tận dụng sức mạnh của các blockchain, #Eclipse phân chia công việc thành 4 nhóm chính:Execution - Thực thiProving - Tạo bằng chứngSettlement & Consensus - Xử lý và đồng thuậnData Availability - Cung cấp tính khả dụng của dữ liệuExecution - Thực thiEclipse lựa chọn Solana Virtual Machine (SVM) cho lớp thực thi (execution).Sự lựa chọn này đến từ tốc độ của nó, khác với EVM và nhiều virtual machine khác chỉ chạy đơn luồng, SVM của @solana cho phép thực thi các giao dịch một cách song song miễn là những giao dịch đó không liên quan tới nhau. Chính vì tính chất này mà SVM luôn được xếp vào danh sách những môi trường thực thi có tốc độ tính toán hàng đầu.Ngoài ra Eclipse cũng hỗ trợ các ứng dụng EVM thông qua Neon EVM để các lập trình viên không phải viết lại dApp nếu cần chuyển từ Ethereum qua.Proving - Tạo bằng chứngEclipse sử dụng @RiscZero để tạo các bằng chứng gian lận (fraud proofs) Zero Knowledge.Bộ bằng chứng gian lận bao gồm:Cam kết đầu vào của giao dịchNội dung giao dịchCác bằng chứng chứng minh việc thực hiện lại các giao dịch sẽ dẫn đến kết quả đầu ra khác với kết quả trên chuỗi.Settlement & Consensus - Xử lý và đồng thuậnTương tự như các Layer 2 khác, @ethereum sẽ là blockchain được lựa chọn làm lớp xử lý và đồng thuận cho Eclipse.Điều này cũng dễ hiểu bởi vì cho đến hiện tại Ethereum vẫn là smart contract blockchain có tính phi tập trung cao nhất và an toàn nhất, những tác vụ được xử lý trên đây sẽ được thừa hưởng tính bảo mật của nó.Chưa kể tới Ethereum cũng là nền kinh tế sôi động nhất thị trường crypto, vì vậy đặt lớp xác thực và cầu nối trên này cho phép dòng tiền di chuyển qua lại cũng sẽ giúp Eclipse dễ thu hút thanh khoản và người dùng hơn.Eclipse sử dụng ETH làm token thanh toán gas fee, trong tương lai, dự án có đề cập rằng người dùng có thể sử dụng các loại token khác cho công chuyện này (ví dụ USDC).Data Availability - Cung cấp tính khả dụng của dữ liệu@CelestiaOrg làm lớp Data Availability cho Eclipse. Ngoài Ethereum mainnet, không có nhiều sự lựa chọn về lớp DA cho các dự án Modular giai đoạn này.Celestia là một trong những dự án đi đầu và có sự thành công nhất mảng Data Availability với gần 100 dự án trong hệ sinh thái. Ngoài Celestia nhóm DA còn có một số cái tên khác như EigenDA, Avail, NearDA.Sử dụng Celestia cho lớp DA sẽ giúp tăng thông lượng giao dịch và giảm chi phí một cách đáng kể trên Eclipse.Luồng thực thi của EclipseTạo giao dịch: Người dùng tương tác với Eclipse thông qua dApp bằng các giao dịch.Sắp xếp giao dịch: Sequencer là người tiếp nhận và sắp xếp thứ tự các giao dịch.Sản xuất khối: Sau khi các giao dịch được sắp xếp nó sẽ được đưa vào bộ thực thi để tính toán, đầu ra của quá trình này là một trạng thái mới của mạng lưới.Tiếp đó block này được đăng tải lên DA Layer là Celestia, đồng thời các cam kết trạng thái cũng được gửi xuống Settlement Layer là Ethereum.Hiện tại đội ngũ Eclipse là người duy nhất vận hành Sequencer và trình tạo khối, họ cũng có kế hoạch phi tập trung hóa trong tương lai.Giải quyết giao dịch: Thông qua DA Attestation (từ Celestia) và Validity Proof (từ Sequencer), contract trên Ethereum sẽ thực hiện các bước tính toán cơ bản để bảo đảm rằng dữ liệu được định dạng chính xác.Kế đó là khoảng thời gian thử thách tuân theo cơ chế của #OptimisticRollup. Sau khoảng thời gian thử thách này nếu không có bằng chứng gian lận nào thành công trạng thái mới sẽ được cập nhật và lưu trữ vĩnh viễn.Trên đây là toàn bộ cơ chế hoạt động của mạng lưới Eclipse, chúng ta sẽ quay lại với phần nhận xét sản phẩm tại mục nhận xét chung của bài viết này.Đội ngũ phát triểnNeel Somani - Founder: Neel là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Trước khi thành lập Eclipse, Neel đã có quá trình làm việc tại nhiều vị trí liên quan tới lập trình ở các công ty khác nhau bao gồm: Citadel, Airbnb, Two Sigma, Oasis Labs.Vijay Chetty - CBO: Vijay có thể nói là người nhiều kinh nghiệm và quan hệ trong lĩnh vực cryptocurrency nhất team Eclipse. Vijay đã từng làm việc tại Uniswap Labs với vai trò Head BD và sau đó là Advisor, trước đó là các vị trị BD tại dYdX, SharesPost, Ripple. Vijay cũng đã có khoảng thời gian gần 3 năm làm việc tại BlackRock với vai trò Investment Associate và 2 năm làm Researcher tại NASA.Đội ngũ của Eclipse khá kín tiếng, nên ngoài những nội dung trên chưa có nhiều thông tin của các thành viên khác.Nhà đầu tưEclipse đã có 2 vòng gọi vốn với tổng số tiền đầu tư là 15 triệu USD.Vòng Pre-Seed diễn ra vào tháng 9/2022 dẫn đầu bởi Polychain Capital kêu gọi được 6 triệu USD. Các quỹ đầu tư khác có Polygon Ventures, Accel, Tribe Capital.Vòng Seed Round diễn ra vào tháng 12/2022 dẫn đầu bởi Tribe Capital và Tabiya. Ngoài ra còn có sự tham gia của Coinlist, Infinity Ventures. Số tiền huy động được ở vòng này là 9 triệu USD.Nếu so sánh với các dự án Layer 2 khác trên Ethereum thì số tiền mà Eclipse kêu gọi được là rất ít. Có thể trong tương lai sẽ có thêm nhiều vòng gọi vối khác.Nhận xét chungÝ tưởng của Eclipse xuất phát từ trải nghiệm người dùng, việc tạo ra hàng nghìn chuỗi rollup độc lập với mục đích riêng sẽ chỉ làm phân mảnh thanh khoản và khiến trải nghiệm người dùng trở nên tồi tệ, mỗi khi sử dụng một rollup họ lại cần nhiều thiết lập khác nhau.Từ thực tế đó Eclipse cố gắng tạo ra một Rollup đủ sức mạnh và khả năng mở rộng để làm tất cả mọi việc thay thế cho hàng nghìn rollup kia. Đó cũng chính là lý do vì sao họ lựa chọn SVM làm môi trường thực thi, #ParallelExecution giúp ích rất nhiều cho tầm nhìn này. Trong khi đó sự an toàn vẫn đến từ lớp bảo mật bởi Ethereum và công nghệ tạo bằng chứng Zero Knowledge.Dự án bắt đầu hoạt động từ nửa đầu năm 2022, thời gian phát triển cũng đã tương đối dài, có lẽ một phần là vì do việc tích hợp nhiều blockchain khác nhau tạo ra rào cản về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên thời điểm hiện tại dự án đã đến giai đoạn triển khai Testnet và dự kiến mainnet trong năm 2024.Nhìn chung, Eclipse là một sản phẩm có tính đột phá khi thành công kết hợp nhiều module hiệu quả nhất lại với nhau. Bản cập nhật #Dencun của Ethereum tới đây sẽ là chất xúc tác tốt cho xu hướng Layer 2 và tất nhiên là cả Eclipse.Phần gọi vốn của Eclipse đang khá khiêm tốn so với các dự án chung danh mục, có thể sẽ có những vòng gọi vốn từ VCs hoặc cộng đồng trong tương lai. Nhưng gọi vốn thấp đâu đó cũng là một điểm lợi cho nhà đầu tư nhỏ lẻ vì dự án sẽ không bị định giá quá cao.Mặc dù dự án có đề cập rằng chưa có kế hoạch phát hành token riêng nhưng các bạn có thể tham gia Eclipse Testnet để vừa là trải nghiệm mạng lưới layer 2 tốc độ cao vừa có cơ hội nhận airdrop trong tương lai.Lời kếtTrên đây là những thông tin về Eclipse @EclipseFND, dự án được kỳ vọng là layer 2 với tốc độ siêu nhanh. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu.

Eclipse - Modular Blockchain kết hợp Solana, Ethereum và Celestia

Eclipse @EclipseFND là một giải pháp mở rộng trên Ethereum theo hướng Layer 2 cho mục đích sử dụng chung (general-purpose).Eclipse được thiết kế với cấu trúc modular để tận dụng tối đa điểm mạnh từng blockchain tích hợp, nó sử dụng SVM của Solana làm lớp thực thi, Ethereum làm lớp xác thực và đồng thuận, Celestia làm với data availability, bên cạnh đó Eclipse còn sử dụng RISCZero để tạo ZK Proofs cho xác minh.Nói theo định nghĩa từ phía dự án thì họ đang thiết kế một hệ thống “đứng trên vai người khổng lồ”.Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về cơ chế hoạt động cũng như tiềm năng của Eclipse.Sản phẩm của EclipseỞ thời điểm trước đây Eclipse tập trung vào xây dựng giải pháp giúp triển khai các chuỗi rollup tùy chỉnh hay còn gọi là RaaS (Rollup as a Services).Nhưng các nhà phát triển đã nhận ra rằng điều Ethereum cần là một Layer 2 cho mục đích chung với khả năng mở rộng thực sự lớn. Bởi vì việc tạo ra các chuỗi với nhiều tùy chỉnh sẽ chỉ tăng thêm sự phân mảnh và giảm trải nghiệm người adùng.Do vậy định hướng phát triển hiện tại của Eclipse là trở thành một Ethereum Layer 2 với tốc độ và khả năng mở rộng mạnh nhất. Điều này được hiện thực hoá bởi mô hình modular blockchain với sự tham gia của nhiều blockchain có các thế mạnh tốt nhất hiện nay.Trong phần dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cơ chế hoạt động của nó.Nếu chưa biết về Modular Blockchain bạn có thể tìm đọc lại bài viết: “Toàn cảnh hệ sinh thái Modular Blockchain” trong trang cá nhân của mình.Cơ chế hoạt động của EclipseĐể tận dụng sức mạnh của các blockchain, #Eclipse phân chia công việc thành 4 nhóm chính:Execution - Thực thiProving - Tạo bằng chứngSettlement & Consensus - Xử lý và đồng thuậnData Availability - Cung cấp tính khả dụng của dữ liệuExecution - Thực thiEclipse lựa chọn Solana Virtual Machine (SVM) cho lớp thực thi (execution).Sự lựa chọn này đến từ tốc độ của nó, khác với EVM và nhiều virtual machine khác chỉ chạy đơn luồng, SVM của @solana cho phép thực thi các giao dịch một cách song song miễn là những giao dịch đó không liên quan tới nhau. Chính vì tính chất này mà SVM luôn được xếp vào danh sách những môi trường thực thi có tốc độ tính toán hàng đầu.Ngoài ra Eclipse cũng hỗ trợ các ứng dụng EVM thông qua Neon EVM để các lập trình viên không phải viết lại dApp nếu cần chuyển từ Ethereum qua.Proving - Tạo bằng chứngEclipse sử dụng @RiscZero để tạo các bằng chứng gian lận (fraud proofs) Zero Knowledge.Bộ bằng chứng gian lận bao gồm:Cam kết đầu vào của giao dịchNội dung giao dịchCác bằng chứng chứng minh việc thực hiện lại các giao dịch sẽ dẫn đến kết quả đầu ra khác với kết quả trên chuỗi.Settlement & Consensus - Xử lý và đồng thuậnTương tự như các Layer 2 khác, @ethereum sẽ là blockchain được lựa chọn làm lớp xử lý và đồng thuận cho Eclipse.Điều này cũng dễ hiểu bởi vì cho đến hiện tại Ethereum vẫn là smart contract blockchain có tính phi tập trung cao nhất và an toàn nhất, những tác vụ được xử lý trên đây sẽ được thừa hưởng tính bảo mật của nó.Chưa kể tới Ethereum cũng là nền kinh tế sôi động nhất thị trường crypto, vì vậy đặt lớp xác thực và cầu nối trên này cho phép dòng tiền di chuyển qua lại cũng sẽ giúp Eclipse dễ thu hút thanh khoản và người dùng hơn.Eclipse sử dụng ETH làm token thanh toán gas fee, trong tương lai, dự án có đề cập rằng người dùng có thể sử dụng các loại token khác cho công chuyện này (ví dụ USDC).Data Availability - Cung cấp tính khả dụng của dữ liệu@CelestiaOrg làm lớp Data Availability cho Eclipse. Ngoài Ethereum mainnet, không có nhiều sự lựa chọn về lớp DA cho các dự án Modular giai đoạn này.Celestia là một trong những dự án đi đầu và có sự thành công nhất mảng Data Availability với gần 100 dự án trong hệ sinh thái. Ngoài Celestia nhóm DA còn có một số cái tên khác như EigenDA, Avail, NearDA.Sử dụng Celestia cho lớp DA sẽ giúp tăng thông lượng giao dịch và giảm chi phí một cách đáng kể trên Eclipse.Luồng thực thi của EclipseTạo giao dịch: Người dùng tương tác với Eclipse thông qua dApp bằng các giao dịch.Sắp xếp giao dịch: Sequencer là người tiếp nhận và sắp xếp thứ tự các giao dịch.Sản xuất khối: Sau khi các giao dịch được sắp xếp nó sẽ được đưa vào bộ thực thi để tính toán, đầu ra của quá trình này là một trạng thái mới của mạng lưới.Tiếp đó block này được đăng tải lên DA Layer là Celestia, đồng thời các cam kết trạng thái cũng được gửi xuống Settlement Layer là Ethereum.Hiện tại đội ngũ Eclipse là người duy nhất vận hành Sequencer và trình tạo khối, họ cũng có kế hoạch phi tập trung hóa trong tương lai.Giải quyết giao dịch: Thông qua DA Attestation (từ Celestia) và Validity Proof (từ Sequencer), contract trên Ethereum sẽ thực hiện các bước tính toán cơ bản để bảo đảm rằng dữ liệu được định dạng chính xác.Kế đó là khoảng thời gian thử thách tuân theo cơ chế của #OptimisticRollup. Sau khoảng thời gian thử thách này nếu không có bằng chứng gian lận nào thành công trạng thái mới sẽ được cập nhật và lưu trữ vĩnh viễn.Trên đây là toàn bộ cơ chế hoạt động của mạng lưới Eclipse, chúng ta sẽ quay lại với phần nhận xét sản phẩm tại mục nhận xét chung của bài viết này.Đội ngũ phát triểnNeel Somani - Founder: Neel là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Trước khi thành lập Eclipse, Neel đã có quá trình làm việc tại nhiều vị trí liên quan tới lập trình ở các công ty khác nhau bao gồm: Citadel, Airbnb, Two Sigma, Oasis Labs.Vijay Chetty - CBO: Vijay có thể nói là người nhiều kinh nghiệm và quan hệ trong lĩnh vực cryptocurrency nhất team Eclipse. Vijay đã từng làm việc tại Uniswap Labs với vai trò Head BD và sau đó là Advisor, trước đó là các vị trị BD tại dYdX, SharesPost, Ripple. Vijay cũng đã có khoảng thời gian gần 3 năm làm việc tại BlackRock với vai trò Investment Associate và 2 năm làm Researcher tại NASA.Đội ngũ của Eclipse khá kín tiếng, nên ngoài những nội dung trên chưa có nhiều thông tin của các thành viên khác.Nhà đầu tưEclipse đã có 2 vòng gọi vốn với tổng số tiền đầu tư là 15 triệu USD.Vòng Pre-Seed diễn ra vào tháng 9/2022 dẫn đầu bởi Polychain Capital kêu gọi được 6 triệu USD. Các quỹ đầu tư khác có Polygon Ventures, Accel, Tribe Capital.Vòng Seed Round diễn ra vào tháng 12/2022 dẫn đầu bởi Tribe Capital và Tabiya. Ngoài ra còn có sự tham gia của Coinlist, Infinity Ventures. Số tiền huy động được ở vòng này là 9 triệu USD.Nếu so sánh với các dự án Layer 2 khác trên Ethereum thì số tiền mà Eclipse kêu gọi được là rất ít. Có thể trong tương lai sẽ có thêm nhiều vòng gọi vối khác.Nhận xét chungÝ tưởng của Eclipse xuất phát từ trải nghiệm người dùng, việc tạo ra hàng nghìn chuỗi rollup độc lập với mục đích riêng sẽ chỉ làm phân mảnh thanh khoản và khiến trải nghiệm người dùng trở nên tồi tệ, mỗi khi sử dụng một rollup họ lại cần nhiều thiết lập khác nhau.Từ thực tế đó Eclipse cố gắng tạo ra một Rollup đủ sức mạnh và khả năng mở rộng để làm tất cả mọi việc thay thế cho hàng nghìn rollup kia. Đó cũng chính là lý do vì sao họ lựa chọn SVM làm môi trường thực thi, #ParallelExecution giúp ích rất nhiều cho tầm nhìn này. Trong khi đó sự an toàn vẫn đến từ lớp bảo mật bởi Ethereum và công nghệ tạo bằng chứng Zero Knowledge.Dự án bắt đầu hoạt động từ nửa đầu năm 2022, thời gian phát triển cũng đã tương đối dài, có lẽ một phần là vì do việc tích hợp nhiều blockchain khác nhau tạo ra rào cản về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên thời điểm hiện tại dự án đã đến giai đoạn triển khai Testnet và dự kiến mainnet trong năm 2024.Nhìn chung, Eclipse là một sản phẩm có tính đột phá khi thành công kết hợp nhiều module hiệu quả nhất lại với nhau. Bản cập nhật #Dencun của Ethereum tới đây sẽ là chất xúc tác tốt cho xu hướng Layer 2 và tất nhiên là cả Eclipse.Phần gọi vốn của Eclipse đang khá khiêm tốn so với các dự án chung danh mục, có thể sẽ có những vòng gọi vốn từ VCs hoặc cộng đồng trong tương lai. Nhưng gọi vốn thấp đâu đó cũng là một điểm lợi cho nhà đầu tư nhỏ lẻ vì dự án sẽ không bị định giá quá cao.Mặc dù dự án có đề cập rằng chưa có kế hoạch phát hành token riêng nhưng các bạn có thể tham gia Eclipse Testnet để vừa là trải nghiệm mạng lưới layer 2 tốc độ cao vừa có cơ hội nhận airdrop trong tương lai.Lời kếtTrên đây là những thông tin về Eclipse @EclipseFND, dự án được kỳ vọng là layer 2 với tốc độ siêu nhanh. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu.
Utforska de senaste kryptonyheterna
⚡️ Var en del av de senaste diskussionerna inom krypto
💬 Interagera med dina favoritkreatörer
👍 Ta del av innehåll som intresserar dig
E-post/telefonnummer

Senaste nytt

--
Visa mer
Webbplatskarta
Cookie Preferences
Plattformens villkor