IMF: Đồng đô la Mỹ đang ‘xói mòn thầm lặng’ giữa xu hướng phi đô la hóa, 'rủi ro' lớn nhất đối với đồng bạc xanh là gì?

Các ngân hàng trung ương toàn cầu đã giảm tỷ trọng đô la Mỹ trong dự trữ ngoại hối của trong hai thập kỷ qua. Đô la Mỹ vẫn vẫn chiếm ưu thế trong dự trữ ngoại hối, nhưng tỷ trọng đã giảm từ 70% năm 2000 xuống còn khoảng 55% vào quý 4/2023, theo IMF.

Các ngân hàng “dịch chuyển dần” khỏi đồng đô, tỷ trọng của “đồng tiền dự trữ phi truyền thống” đã tăng lên. Chúng bao gồm đồng đô la Úc, đô la Canada, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc, đồng won Hàn Quốc, đô la Singapore và các loại tiền tệ Bắc Âu.

Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh vấn đề phi đô la hóa đang được thảo luận sôi nổi.

Là một phần trong số các biện pháp trừng phạt, phương Tây đã loại Nga ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu (SWIFT) sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Các quốc gia khác hiện đang lo ngại rằng họ cũng có thể bị loại khỏi hệ thống này.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích gần đây cho biết vẫn còn những lo ngại khác có thể làm xói mòn niềm tin vào đồng bạc xanh. Financial Times “sự rối loạn chức năng của Mỹ” - chính trị và tài chính - là mối đe dọa thực sự đối với sự thống trị của đồng đô la.

Jared Cohen, chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu tại Goldman Sachs, thừa nhận đang có trào lưu hướng tới phi đô la hóa nhưng còn lâu mới tới thời điểm thay đổi hệ thống tài chính toàn cầu dựa trên đồng đô la Mỹ.

Tuy nhiên, ông Cohen cảnh báo rằng không nên coi quyền lực tối cao của đồng đô la là điều hiển nhiên, những diễn biến ở Mỹ, có thể làm xói mòn niềm tin vào đồng bạc xanh.