CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ RÈN KỸ NĂNG RESEARCH TRONG CRYPTO



Kỹ năng research dự án đem lại lợi thế cạnh tranh tốt nhất cho mỗi cá nhân trong không gian Crypto. Nhưng bản thân mình thấy đa số chúng ta không thực sự quan tâm đến việc phát triển kỹ năng research hoặc đúng hơn là chưa biết phải chuẩn bị “cái gì” để rèn research.Mình cũng tự nhận thấy kỹ năng research của bản thân còn rất nhiều hạn chế, điều này rất dễ hiểu vì thị trường Crypto quá rộng, mỗi ngách hay dự án khác nhau lại có một cách vận hành khác nhau.

Quan trọng nhất là thị trường thay đổi hàng ngày, hàng giờ nên việc update kiến thức kịp thời thôi đã là quá sức rồi. Mà khi bắt tay vào research sẽ tốn rất nhiều thời gian của anh em, không kể các yếu tố gây nhiễu khác sẽ khiến chúng ta ngại research.Đây cũng là lý do mà đa số follow những KOls, Influencers khi mà họ thường xuyên cập nhật thị trường và update thông tin rất nhanh lẹ cho chúng ta “ăn xổi”. Đây có thể là chiến lược tốt nếu anh em có hiểu biết nhất định về thị trường để chắt lọc và tham khảo thông tin cũng như tránh được những “KOLs lởm” để không rơi vào cảnh mất tiền, mất niềm tin.Vậy thì hôm nay mình mạnh dạn chia sẻ chiến lược rèn luyện research để giúp anh em người mới là chính có được một bộ tư liệu tham khảo rèn luyện theo. Mong là qua việc tìm học dựa vào những kiến thức này có thể giúp nhiều anh em bớt mông lung, rút ngắn thời gian rèn luyện và nhanh chóng đạt được hiệu quả để áp dụng cho bản thân tự tin hơn khi “”kiếm” kèo. Đây chỉ là những kiến thức và trải nghiệm mà bản thân mình thu thập và rèn luyện theo trong một khoảng thời gian ngắn tham gia thị trường. Có thể có những kiến thức cũ hoặc chưa chuẩn xác và cũng có thể hiệu quả với cá nhân mình nhưng không nhất thiết là áp dụng cho tất cả mọi người. Nên mong anh em nào mà cao thủ thì chỉ thêm chứ không chỉ trích, mình rất open để học hỏi từ tất cả mọi người ^^.

* Lưu ý rằng đây không phải bài hướng dẫn research một dự án mà là bài viết tổng hợp giúp anh em chuẩn bị kiến thức cần thiết để rèn luyện kỹ năng research. Không có một khung research cụ thể nào cho tất cả các dự án cả. Nên để phát huy tối đa hiệu quả thì anh em hãy chịu khó tìm đọc bài về từng thuật ngữ và danh mục kiến thức mình cung cấp trong bài này ở những kênh như Coin98, Coin68,...*I. CHUẨN BỊNhư đã đề cập, không gian crypto rất rộng và khó để một người có thể bao quát hết tất cả mọi ngách, mọi thay đổi mỗi ngày. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào research thì anh em hãy xác định cho mình rằng:a) Tìm dự án và xác định dự án research: Tìm theo trend, theo thông tin, theo narrative mới của thị trường,…b) Dự án sắp research thuộc mảng nào: DeFi, GameFi, Bridge, Layer0, Layer1, Layer2, Lending & Borrowing, NFTs…c) Giai đoạn phát triển của dự án đến đâu:

  • Chưa có sản phẩm

  • Testnet

  • Đã có sản phẩm nhưng chưa có token

  • Đã có sản phẩm và đã phát hành token

Sau đó tùy từng giai đoạn và mảng mà dự án đó phát triển để áp dụng kỹ năng research sau đây và đi sâu hơn vào phân tích.

1. KHUNG PHÂN BỔ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG RESEARCH

Chúng ta sẽ phân nhỏ quá trình rèn luyện research thành 4 phần khác nhau:

  • Hiểu về cấu trúc thị trường

  • Kỹ năng Research Crypto

  • Kỹ năng đánh giá lợi nhuận

  • Hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến Crypto (Kinh tế vĩ mô/vi mô; Lịch sử tài chính; Tin tức; Chiến tranh;…)

A) HIỂU VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Ở đây, hiểu về cấu trúc thị trường tức là hiểu về các lớp kỹ thuật của crypto, cách thị trường này được tạo ra và cách nó vận hành. Đi sâu vào thì anh em cần chuẩn bị các kiến thức mình sẽ đề cập dưới đây tùy theo từng mức độ từ cơ bản đến nâng cao.

Chúng ta phải học để hiểu về cái thứ mà chúng ta đang đầu tư trước đã. Khi hiểu rồi thì mới thấy được giá trị của nó nằm ở đâu, rồi tùy vào kinh nghiệm mà nắm bắt cũng như đánh giá cho bản thân những cơ hội. Tùy theo từng cấp độ anh em cần chuẩn bị các kiến thức sau:

A.1: Dành cho newbie

• Các thuật ngữ trong Crypto

• Các ứng dụng cơ bản của Crypto

• Cách Bitcoin vận hành

• Phân biệt ví nóng và ví lạnh

• Cách Etherem ra đời và vận hành

• Phân biệt: PoS và PoW

• Các lưu ý về bảo mật trong crypto

• Phân biệt sàn CEX với DEX

• Thực hành sử dụng: Ví nóng (ví Non-custodial như Metamask); Sàn CEX (Như Binance; OKX); Sàn DEX (Như Slingshot, Matcha, Uniswap)

A.2: Kiến thức trung cấp

• Tìm hiểu về Yield Farming

• Tokenomics cơ bản

• Layer 0 / Layer 1 / Layer 2

• Hiểu sâu về các Layer1 phổ biến: Ethereum, Solana, Avalanche, NEAR, Atom…

• Impermanence Loss là gì?

• EVM là gì?

• Slippage là gì?

• Staking là gì?

• Các cơ sở hạ tầng: Bridge; Oracle; DeFi; GameFi…

• NFT là gì?

A.3: Kiến thức nâng cao

• MEV (Maximum Extracted Value) là gì và cách vận hành của MEV?

• Tokenomics nâng cao

• DAO là gì? Cấu trúc DAO và ứng dụng?

• Các ngôn ngữ lập trình khác nhau: Solidity, Rust, Move,…

• Hiểu về cấu trúc vận hành của nhà tạo lập thị trường (MM - Market Maker)

• Ethereum Merge là gì?

• Web3 vs Web2

• Cập nhật hàng ngày theo thay đổi của thị trường

Anh em hãy tìm đọc các kiến thức này trước để hiểu về cấu trúc thị trường. Song song với quá trình đọc kiến thức thì anh em hãy thực hành sử dụng các sản phẩm trong thị trường để hiểu sâu và hiểu đúng bản chất.

Cách học thực hành tốt nhất đó là tham gia các hoạt động retroactive, bounty, feedback… vì chúng vừa mang lại cơ hội trải nghiệm đồng thời vừa mang lại cơ hội kiếm tiền cho anh em luôn. Nếu chưa biết thì anh em có thể đọc series bài viết hướng dẫn kiếm tiền từ “vốn 0 đồng” trong nhóm mà mình đã viết trước đó nhé.

Tất nhiên đây là bước chuẩn bị đầu tiên dành cho người mới, anh em nào mà đã nắm được rồi thì hãy bỏ qua phần này.

B) KỸ NĂNG RESEARCH CRYPTO

Các kỹ năng research đặc trưng áp dụng riêng cho thị trường crypto mà anh em cần rèn luyện sau khi đã trang bị các kiến thức hiểu về cấu trúc thị trường. Về cơ bản, chúng ta chia kỹ năng research trong crypto thành 3 loại chính:

  • FA (Fundamental Analysis) - Phân tích cơ bản: Phân tích dựa trên các nguyên tắc cơ bản của một dự án như trường hợp sử dụng, áp dụng & quá trình tăng trưởng, doanh thu, tokenomics, cung và cầu, đội ngũ phát triển, đối tác, cộng đồng, nhà đầu tư, v.v.

  • TA (Technical Analysis) - Phân tích kỹ thuật: Phân tích dựa trên việc xem xét các mẫu biểu đồ, chỉ số kỹ thuật, mức hỗ trợ và kháng cự, đường trung bình động, chỉ số rsi, v.v. Đây không phải là kỹ năng dễ học, mình khuyên anh em người mới chỉ học để hiểu bản chất và ý nghĩa các chỉ số để bổ trợ cho phân tích cơ bản thôi.

  • On-chain Analysis - Phân tích on-chain: Các dữ liệu trong thị trường crypto đều được lưu trữ on-chain và public hoàn toàn cho mọi người. Biết cách phân tích on-chain có thể cho anh em lợi thế cực kỳ lớn so với phần đông còn lại. Ví dụ như kiểm tra vốn hóa, soi ví cá voi, theo dõi market maker, theo dõi thanh khoản, khối lượng giao dịch bất thường của một đồng token, soi kỹ còn biết được ông nào, mua ở giai đoạn nào (seed, private,…), mua bao nhiêu, có dấu hiệu xả hay gom, v.v. từ đó suy ra ý nghĩa của từng hành vi on-chain ảnh hưởng đến tiềm năng tăng giá của một đồng token.

Tuy nhiên mở rộng hơn thì anh em cần phải có thêm các yếu tố sau để nâng cấp kỹ năng research:

  • Trải nghiệm và kinh nghiệm thực chiến: Càng trải nghiệm nhiều thì anh em càng có nhiều kinh nghiệm? Đến một trình độ nào đó sẽ có khả năng “cảm” thị trường. Cái này thật sự khó diễn tả vì bản chất đa số chúng ta chưa thể đạt được mức đấy (anh Ryan chính là một ví dụ nhé mọi người).

  • Nhạy bén với các câu chuyện dẫn dắt thị trường: Narrative - câu chuyện tạo trend → GameFi, DeFi, Web3,… là các ví dụ về narrative. Muốn nhạy bén thì cũng còn tùy trải nghiệm của chúng ta với thị trường có đủ lâu, đủ chín hay chưa. Tùy vào từng ngách mà anh em hoạt động nữa, kỹ năng này thì ít người “”xịn”” lắm.

  • Biết cách sử dụng các công cụ bổ trợ: Sử dụng đúng tools bổ trợ giúp tiết kiệm thời gian, tăng khả năng bao quát thị trường và tăng hiệu quả research của anh em rất nhiều. Có rất nhiều công cụ hữu ích miễn phí và trả phí, có thể một buổi nào đấy mình sẽ ngồi tổng hợp lại các công cụ mình hay dùng nhất (quan trọng là nó miễn phí nữa) để cho anh em tham khảo (nếu anh em cần).

  • Có kết nối với nhiều người trong ngành: Cứ gọi là kỹ năng hoặc lợi thế cũng được, phần này khỏi nói luôn, “nhất quan hệ” mà anh em. Hãy mở rộng kết nối với những anh em khác trong lĩnh vực, đi làm cho một công ty về crypto thì càng tốt. Như mình đã đề cập nhiều lần ở trên thì crypto rộng lắm, một mình không kham nổi đâu. Nên nếu có kết nối thì anh em sẽ có thêm “kèo”, ở trong công ty thì sẽ có những mối với nhiều bên dự án. Học từ dự án đi ra thì anh em sẽ hiểu sâu về cách phát triển và vận hành một sản phẩm, có khi quen cả founder, market maker thì mấy thông tin “mật” anh em sẽ dễ dàng nắm bắt được hơn.

C) KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ LỢI NHUẬN

Không phải cứ dự án ngon thì đều mang lại lợi nhuận cho anh em đâu nhé. Phải biết định giá dự án để xác định được khả năng sinh lợi nhuận của dự án đó. Trên nhiều buổi livestream anh Ryan cũng trả lời vấn đề này rất nhiều lần anh em nào bị miss thì tìm đọc lại các bài recap livestream của bạn Phan Đạt trong nhóm.

Về cơ bản chúng ta sẽ cần rèn luyện những kỹ năng sau để nâng cấp khả năng đánh giá và chốt lợi nhuận của một dự án hay một đồng token:

  • Biết đọc các thông số về tokenomics: Market Cap; Fully Dilluted Value (FDV); Circulating Supply; Total Supply; Vesting;… phần này anh em tìm đọc bài hướng dẫn trên mạng nhé, không phải mình lười viết mà là bài này dài quá, thêm nữa thì cũng có rất nhiều bài viết chi tiết trên mạng rồi.

  • So sánh với các dự án dẫn đầu cùng mảng để đánh có quy chuẩn định giá. Từ đó xác định điểm chốt lời.

  • Học về tâm lý giao dịch & quản trị cảm xúc (này gọi cho nguy hiểm thôi): Loại bỏ tính fomo trong tư duy của anh em để có một cái nhìn dự án đỡ bị “maxi”” hơn, thế thì khi định giá cũng không bị “ảo tưởng”.

  • Xây dựng danh mục đầu tư hợp lý để dễ theo dõi: Tạo các danh mục theo dõi dự án tiềm năng sẽ giúp anh em tiết kiệm thời gian mò mẫm sau này khi nhìn lại. Danh mục có thể phân theo từng mảng, phân theo giai đoạn dự án hoặc phân theo market cap,… Dự án mới chưa có token thì quan sát team phát triển, cộng đồng,… Đã có token thì quan sát hiệu suất, cách MM lái giá,…

  • Chiến lược quản lý rủi ro: Chuẩn bị các kịch bản rủi ro tùy từng mảng dự án, nó giúp cho anh em có cái nhìn toàn diện hơn về một danh mục đầu tư. Nói chung là luôn luôn xác định được risk & rewards từ đó có sự phẩn bổ đầu tư hợp lý giúp quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

D) HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CRYPTO

Cái này thì rõ rồi, càng hiểu sâu và hiểu rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau thì chúng ta càng có nhiều góc nhìn và nhận định cũng sẽ khách quan hơn. Nhưng mà biết hết làm sao được, đúng không? Thế nên chúng ta sẽ chọn lọc các yếu tố có liên quan và có tác động đến thị trường crypto thôi:

  • Có thể học thêm về kinh tế (vĩ mô/vi mô)

  • Lịch sử và cách vận hành tài chính

  • Marketing/Branding/Business Model

  • Tin tức chính trị, tài chính, chỉ số kinh tế,…

  • Tìm hiểu cách vận hành của FUD: FUD không hẳn là một tin xấu đâu mà nó chính là một công cụ làm bài, làm giá hiệu quả của các nhà tạo lập thị trường. Có khi FUD thật thì sập, có khi FUD giả để rũ hàng —> gom giá rẻ,…

Yêu cầu ở phần này cũng không quá cực đâu, anh em chỉ cần chọn một vài yếu tố quan tâm để theo dõi và đọc thường xuyên hơn thôi. Có rất nhiều anh em có đã có hiểu biết nhất định về nhiều ngành nghề khác nhau rồi thì có thể tìm cách áp dụng, đối chiếu ngay vào thị trường.

$BTC $ETH #defi #research