Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quan trọng để đầu tư vào thị trường NFT. Bạn sẽ học cách tìm kiếm và đánh giá các dự án NFT tiềm năng với khả năng tăng trưởng cao. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, hãy lưu ý những điều sau:
Hiện tại, thị trường NFT vẫn chưa có tính thanh khoản cao và đôi khi có thể rất khó để bán ra. Vì vậy, đây không phải là một khoản đầu tư phù hợp cho tất cả mọi người và đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm.
Bài viết này chỉ mang tính chất giáo dục và chia sẻ thông tin, không khuyến khích bạn đầu tư vào NFT. Các dự án NFT được đề cập trong bài viết chỉ là ví dụ và không phải là lời khuyên đầu tư.
Với những lưu ý trên, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số kinh nghiệm đầu tư NFT cơ bản để giúp bạn bắt đầu tìm hiểu về thị trường này.
Kinh nghiệm đầu tư NFT từ A – Z
NFT là gì?
NFT là từ viết tắt của "non-fungible token" - loại mã thông báo không thể thay thế. Đây là một loại chứng nhận kỹ thuật số cho phép chứng minh quyền sở hữu của một tài sản cụ thể, như đồ sưu tập hay tác phẩm nghệ thuật, được lưu trữ trên một chuỗi khối (blockchain).
Điều đặc biệt về NFT là nó cung cấp cho chủ sở hữu quyền kiểm soát tài sản của họ. Ví dụ, khi bạn sở hữu NFT của một bức tranh, bất kỳ ai có thể tải xuống hoặc sao chép bức tranh đó - nhưng chỉ có bạn là người sở hữu bản gốc của tác phẩm.
Tương tự như một nhạc sĩ, họ có thể giữ bản quyền một ca khúc và bán quyền sở hữu cho người khác. Mọi người đều có thể nghe và hát theo bài hát đó, nhưng chỉ có chủ sở hữu bản quyền mới có thể kiểm soát việc sử dụng tác phẩm của mình.
Một NFT là bức tranh con ma Gucci được bán với giá cao ngất ngưởng
Nhưng không chỉ có tranh ảnh, có rất nhiều loại tài sản/quyền sở hữu được mã hóa dưới dạng NFT, bao gồm:
NFT nghệ thuật: đặc biệt là nghệ thuật kỹ thuật số, hình thức NFT phổ biến nhất hiện nay, chẳng hạn như BAYC và AZUKI.
Đồ sưu tầm: chẳng hạn như thẻ bóng chày và CryptoPunks.
Game NFTs: người chơi sở hữu nhân vật và trang bị trong game.
Khoảnh khắc thể thao NFT: các video clip ngắn về những khoảnh khắc thể thao đáng nhớ được thể hiện dưới dạng NFT.
NFT âm nhạc: cho phép các nhạc sĩ tương tác trực tiếp với người hâm mộ của họ và mã hóa tác phẩm của họ.
Tên miền NFT: sử dụng NFT để đại diện cho tên miền, URL, địa chỉ thanh toán, v.v.
NFT thời trang: các thương hiệu thời trang như LV và Gucci phát hành NFT của riêng họ.
NFT tài chính: sự kết hợp giữa NFT và DeFi.
NFT được hỗ trợ bằng tài sản thật: chẳng hạn như bất động sản, vàng, đồ cổ, v.v.
Yêu cầu khi đầu tư NFT – Cần biết những điều này
Nếu bạn chưa quen với tiền điện tử, bạn không nên đầu tư NFT ngay. Trước tiên, bạn cần hiểu mình đang đầu tư tiền vào cái gì. Và để làm được điều đó, bạn phải bắt đầu với những điều cơ bản.
Yêu cầu 1: Kiến thức cơ bản về tiền điện tử
Tìm hiểu về công nghệ chuỗi khối. Nó là gì và nó hoạt động như thế nào. Điều này bao gồm sự hiểu biết về ví, địa chỉ, khóa riêng và khóa chung, cách thức hoạt động của các giao dịch, v.v.
Tích lũy kinh nghiệm mua, nắm giữ và bán tiền điện tử. Bạn chỉ nên đầu tư NFT, khi bạn đã trải qua một quãng thời gian giao dịch/đầu tư vào tiền điện tử.
Yêu cầu 2: Tâm lý đầu tư tiền điện tử (NFT)
Đầu tư NFT để kiếm tiền có thể là một lựa chọn hấp dẫn, tuy nhiên để đạt được thành công trong lĩnh vực này cần có tâm lý đầu tư phù hợp và kiến thức về các quy tắc đầu tư hiệu quả. Trước khi đi vào phần nghiên cứu thực tế, hãy cùng tìm hiểu một số mẹo về tâm lý để kiếm tiền với NFT.
Dưới đây là những kinh nghiệm đầu tư NFT mà bạn cần biết:
Hầu hết các dự án NFT đều sẽ thất bại: Tương tự như ICO tiền điện tử vào năm 2017, hầu hết các dự án NFT đều thất bại. Điều này đòi hỏi bạn phải đặt mục tiêu lợi nhuận thực tế và bán ngay khi có lãi, đừng nắm giữ quá lâu.
Đầu tư những gì bạn sẵn sàng để mất: NFT là khoản đầu tư rủi ro, vì vậy bạn nên giới hạn rủi ro bằng cách chỉ đầu tư một phần số tiền có sẵn và chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn của bạn.
Mua NFT trước khi nó được bơm thổi: Hãy tìm hiểu và lựa chọn một dự án NFT khôn ngoan và mua trước khi sự bơm thổi và PR được bắt đầu, sau đó bán khi giá đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Không bị ám ảnh bởi sự tăng giá liên tục: Đừng lo lắng nếu bạn bỏ lỡ cơ hội tham gia một dự án NFT, vì có rất nhiều dự án mới xuất hiện mỗi ngày để bạn có thể tận dụng.
Không mua ở mức giá cao cho các dự án NFT nổi tiếng và lâu đời: Kiên nhẫn chờ đợi sự điều chỉnh trước khi mua để giảm rủi ro.
Học hỏi liên tục: Để trở thành một nhà đầu tư NFT thành công, bạn cần hiểu lý do tại sao bạn kiếm được lợi nhuận hoặc tại sa
Tìm các dự án NFT tiềm năng ở đâu?
Bước tiếp theo trong quá trình đầu tư NFT là nghiên cứu về NFT. Để làm điều này, bạn cần biết NFT được giao dịch ở đâu và cập nhật thông tin NFT từ những nền tảng/công cụ nào. Các sàn giao dịch NFT phổ biến nhất hiện nay bao gồm OpenSea, Binance NFT, và Rarible. Ngoài ra, có nhiều sàn giao dịch NFT khác mà bạn có thể lựa chọn.
Kiểm tra các trang web này để biết các dự án NFT mới
https://nftgo.io/discover/nft-drops
https://rarity.tools/upcoming/
https://www.cryptoscores.io/calendar/calendar
https://mintyscore.com/home
Những nguồn này sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng hay và tổng quan về loại NFT nào hiện có.
Cách nghiên cứu dự án NFT trước khi đầu tư
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét các bước khác nhau để nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của dự án NFT. Cái hay của NFT là mọi người đều có thể tạo và bán chúng. Nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là chúng sẽ tốt. Đó là lý do tại sao đối với bạn, nếu muốn trở thành một nhà đầu tư thành công, điều quan trọng là phải biết cách phân tích.
Vì vậy, khi tìm hiểu một dự án, hãy đảm bảo rằng bạn biết/hiểu về các thông tin sau:
Tiêu chí 1: Người sáng tạo NFT
Những người đứng sau một dự án NFT là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần nghiên cứu. Bởi vì chỉ khi nhóm đủ hiểu cộng đồng và có các kỹ năng và kiến thức phù hợp thì họ mới có thể hiện thực hóa kế hoạch của mình.
Để tìm hiểu thông tin về người sáng tạo, bạn nên kiểm tra ở những nơi khác nhau như trang web của dự án, các kênh truyền thông xã hội, thông cáo báo chí về dự án, v.v.
Tiêu chí 2: Lộ trình của bộ sưu tập NFT
Lộ trình là một phần thông tin thiết yếu cho thấy những gì đã xảy ra cho đến nay và những gì một dự án NFT muốn đạt được trong tương lai.
Hãy tập trung vào những điều sau đây:
Những phát triển và những thứ khác mà dự án vẫn còn trong kế hoạch của nó? Tiềm năng tăng trưởng là gì?
Những điểm này sẽ được thực hiện trong khung thời gian nào?
Các mục tiêu và khung thời gian đã nêu có thực tế không?
Có bao nhiêu mục tiêu hoặc cột mốc đã đạt được? Đây là một chỉ số cho thấy dự án đang phát triển nhanh như thế nào.
Tiêu chí 3: Cách marketing của bộ sưu tập NFT
Marketing là điều cần thiết cho bất kỳ loại dự án NFT nào. Không có quản bá = sẽ không có nhiều người nhìn thấy hoặc biết về dự án = không có nhiều người sẽ mua NFT = không có sự tăng trưởng về giá trị.
Một ví dụ về điều này là thất bại trong các dự án tiền điện tử GamiFi. Nếu không ai chơi trò chơi thì NFT sẽ chẳng có giá trị gì.
Trả lời những câu hỏi này để đánh giá hoạt động marketing của người sáng tạo.
Nhóm sử dụng các kênh tiếp thị nào? Họ có bao nhiêu người theo dõi? Có nhiều tương tác của người dùng không?
Họ có đối tác/thương hiệu mạnh để thúc đẩy NFT của họ không?
Làm thế nào để họ quảng bá NFT của họ? Có chuyên nghiệp không? Họ có giải quyết các góp ý, mong đợi của cộng đồng?
3 tiêu chí trên bao gồm một số bước quan trọng nhất khi nghiên cứu các dự án NFT. Nhưng NFT cũng là một tài sản tiền điện tử, vì vậy bạn cũng cần nghiên cứu thêm một số tiêu chí khác: cộng đồng, nhà đầu tư, đối thủ, hoạt động trên blockchain nào, phí giao dịch….
Cách đánh giá tiềm năng giá trị của NFT
Để kiếm tiền từ NFT, bạn cần biết lý do tại sao một dự án NFT có nhiều khả năng tăng giá trị hơn một dự án khác. Trong phần sau đây, mình sẽ chỉ cho bạn một số khía cạnh chính đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị của từng dự án NFT.
Tiện ích của NFT
Tiện ích đề cập đến những gì bạn có thể sử dụng NFT. Phần lớn ở đây phụ thuộc vào loại NFT mà bạn đang sở hữu. Dưới đây là một vài ví dụ:
Nghệ thuật:Nhiều yếu tố như danh tiếng của nghệ sĩ và phong cách nghệ thuật đóng một vai trò quan trọng ở đây. Có một điểm chung dành cho các NFT nghệ thuật, là giá trị của từng NFT là riêng lẻ, và chúng được định giá rất chủ quan.
Chơi game: Một số NFT được sử dụng làm vật phẩm trong trò chơi. Ví dụ, một thanh kiếm có thuộc tính sát thương +5 đương nhiên sẽ vượt trội hơn một thanh kiếm chỉ có +2. Quan trọng, nó phải là vật phẩm ở trong những trò chơi HOT.
Tài chính: Một số dự án cung cấp cho chủ sở hữu NFT một số đặc quyền như phí giao dịch thấp hơn.
Âm nhạc: NFT cấp cho chủ sở hữu quyền sở hữu một bài hát.
Thể thao: Một số NFT thể thao cấp cho người sưu tập các đặc quyền đặc biệt, chẳng hạn như quyền truy cập vào các khu vực VIP vào những ngày diễn ra trận đấu.
Tính sáng tạo, độc đáo của NFT
Những dự án NFT thành công từ trước đến nay đều có sự góp mặt của yếu tố sáng tạo, có thể là ở trong nét vẽ, hoặc ở công dụng của NFT. Vậy NFT bạn đang quan tâm có loại tính năng nào khiến nó khác biệt với các tính năng khác?
Crypto Punks: Dự án đi đầu, mở đường cho các PFP NFT, nét vẽ đơn giản, độc đáo.
Bored Ape Yacht Club (BAYC): Thêm nhiều công dụng cho NFT qua những airdrop đồ dùng đời thật, mở rộng bộ sưu tập qua airdrop NFT (MAYC),…
Azuki: Chất lượng hình ảnh anime cao.
World of Women (WoW NFT): Các tác phẩm nghệ thuật độc quyền dành riêng cho phái nữ, do phái nữ sáng tạo.
MonkeDAO: Bộ sưu tập do cộng đồng quyết định (DAO NFT).
Độ hiếm của NFT
Kinh nghiệm đầu tư NFT, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của các dự án NFT và các NFT riêng lẻ. Hiếm bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh khác nhau.
Nguồn cung – có bao nhiêu loại NFT đang có hoặc sẽ được đúc? Tổng cung của bộ sưu tập NFT tức là chỉ số lượng NFT trong 1 bộ sưu tập NFT. Tổng cung của các NFT cũng ảnh hưởng tới giá của bộ sưu tập. Các bộ sưu tập với tổng cung lớn thường có giá trị mỗi NFT thấp hơn, ngược lại những bộ sưu tập có tổng cung ít thường có giá sàn cao hơn nhờ độ hiếm của các NFT.
Các dự án NFT hot trên Ethereum đa phần có tổng cung ở mức 10,000 NFT do thị trường NFT đã lớn mạnh ở hệ sinh thái này, trên Solana các dự án thường có tổng cung nhỏ hơn. Con số này bạn có thể tìm ở trang chủ dự án hoặc tìm trên các Marketplace như Opensea.
Dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng để kiểm tra độ hiếm của một số NFT nhất định:
https://rarity.tools/
https://raritysniper.com/
https://rarityranks.io/
Các trang web trên cho phép bạn tìm kiếm các dự án NFT và sẽ cung cấp cho bạn các số liệu thống kê khác nhau cho thấy mức độ hiếm của từng NFT.
https://opensea.io/
Riêng với OpenSea, phần thuộc tính của OpenSea trong từng NFT riêng lẻ sẽ liệt kê có bao nhiêu NFT trong bộ sưu tập có cùng thuộc tính.
Tính cường điệu
OK, điều này là một chút khó khăn. Trong trường hợp này, tính cường điệu đề cập đến sự nhiệt tình phấn khích của cộng đồng đối với một dự án NFT. Đó là một hiện tượng mà bạn có thể thấy khá thường xuyên trong không gian tiền điện tử. Và nó thường không kéo dài lâu.
Làm thế nào bạn có thể ‘đo lường’ sự cường điệu?
Bạn không thể. Nhưng nếu bạn thấy nhiều người đang nói chuyện sôi nổi về một dự án NFT nào đó trên những nơi như Reddit, Twitter, v.v. thì có lẽ nó đang được cường điệu. Tốt nhất là không chú ý quá nhiều đến yếu tố này một mình. Nhưng nếu một dự án NFT đi kèm với rất nhiều sự cường điệu thì đó là một dấu hiệu tốt – hoặc những người đứng sau dự án biết cách tiếp thị nó tốt.
Nhưng hãy lưu ý rằng, rất nhiều dự án sử dụng phương pháp airdrop để có followers, hoặc thậm chí là mua bot để tăng followers. Đây là một điểm trừ. Một mẹo dành cho bạn, đó là hãy sử dụng công cụ này để check xem liệu followers đó có phải bot hay không. Ngoài ra, bạn để ý thêm tỉ lệ lượt like/retweet so với lượng follower để xem có phải cộng đồng đang thực sự quan tâm dự án không.
Được hỗ trợ bởi tổ chức lớn, người nổi tiếng
Vào năm 2022, các công ty và người nổi tiếng từ bên ngoài thế giới tiền điện tử sẽ ngày càng tham gia vào chuyến tàu NFT. Từ công ty thời trang Gucci của Ý đến các câu lạc bộ của Giải Ngoại hạng Anh, và nhiều công ty khác nhau đang thực hiện các dự án NFT.
Tên tuổi lớn có nghĩa là dòng tiền lớn. Đối với NFT, sự hỗ trợ hoặc phân phối của các thương hiệu, con người và công ty nổi tiếng sẽ là yếu tố tạo ra giá trị quan trọng trong tương lai. Do mức độ phổ biến và sức mạnh tiếp thị của họ, họ sẽ tạo ra sự quan tâm lớn đối với NFT của họ. Các nhà đầu tư để mắt đến những NFT thuộc nhóm này chắc chắn sẽ có một lợi thế.
Phân tích chỉ số giao dịch của NFT
Cuối cùng, hãy kiểm tra các thông số giao dịch quan trọng nhất để hiểu thị trường cho một dự án NFT và các NFT riêng lẻ.
Giá sàn NFT
Giá sàn là giá thấp nhất của NFT trong một dự án. Mục tiêu của bạn là mua một NFT hiếm ở mức giá gần với giá sàn. Hoặc nếu khó, thì hãy tìm một dự án cân bằng giữa giá trị và khả năng tiếp cận. Những dự án có giá sàn cao chắc chắn đã khẳng định được giá trị, nhưng những trader với số vốn nhỏ hơn sẽ khó tiếp cận.
Đây là một trang web nơi bạn có thể kiểm tra giá sàn: https://nftpricefloor.com/. Hoặc ở nhiều sàn giao dịch NFT, họ cũng ghi rõ thông tin giá sàn cho từng NFT.
Giá sàn có thể xem như một thước đo để đánh giá mức độ đón nhận của cộng đồng với dự án, dự án được săn đón nhiều, nhu cầu tăng thì giá sàn sẽ tăng. Kinh nghiệm đầu tư NFT đơn giản nhất là bạn mua một NFT giá rẻ nhất trong bộ sưu tập, trong tương lai bạn có thể bán khi BST trở nên phổ biến hơn và giá sàn tăng.
Khối lượng giao dịch
Những điều này sẽ cho bạn thấy có bao nhiêu nhu cầu đối với một NFT. Bằng cách nhìn vào tổng khối lượng giao dịch hoặc khối lượng giao dịch hằng ngày, bạn có thể dễ dàng đánh giá liệu một bộ sưu tập có đang được quan tâm hay không. Với những dự án có thanh khoản cao, chúng ta có thể dễ dàng vào và thoát các vị thế NFT hơn.
Kinh nghiệm đầu tư NFT, khối lượng giao dịch có thể được dùng song song với giá sàn để xem mức độ quan tâm tới bộ sưu tập. Nếu khối lượng giao dịch tăng cao, nhiều NFT holders bán NFT và giá sàn xuống thấp, đây có thể là dự báo cho một đợt panic sell – bán tháo.
Còn những dự án vẫn giữ được giá sàn và khối lượng giao dịch ở mức ổn định ngay cả trong bear market thì rất có khá năng sẽ tăng cao khi thị trường ổn định trở lại.
Lượng người nắm giữ so với số lượng NFT
Những gì chúng ta cần tìm là một số lượng nhỏ NFT và một số lượng lớn người nắm giữ. Một số lượng lớn NFT trên mỗi chủ sở hữu có thể chỉ ra rằng nhu cầu không cao và khi có áp lực bán, giá sàn sẽ giảm xuống. OpenSea cung cấp một cái nhìn tổng quan đơn giản, nơi bạn có thể xem tổng số mục và chủ sở hữu của một dự án NFT.
Để phân tích các số liệu giao dịch khác nhau, bạn có thể sử dụng hai công cụ phân tích:
https://dune.xyz/home – Có nhiều tính năng khác nhau, nơi bạn có thể tìm thấy các chỉ số khác nhau, chẳng hạn như giá sàn tổng thể của dự án, chủ sở hữu hàng đầu, v.v. Người dùng cũng có thể tạo bảng điều khiển của riêng mình theo các hướng dẫn được cung cấp.
https://nftgo.io/ — Nền tảng này cung cấp tất cả các loại dữ liệu thị trường khác nhau. Một tính năng quan trọng là trang theo dõi cá voi: https://nftgo.io/whale-tracking/trade
Ngoài ra, hãy chú ý đến tỷ lệ phân bổ. Tìm kiếm những holders chiếm tỉ lệ lớn trong tổng cung, liệu đây có phải whale, holder dài hạn hay là chính đội ngũ dự án? Quan sát những holders này có hành động gì sẽ giúp bạn có nhiều thông tin. Các công cụ có thể giúp bạn có thể làm điều này là Nansen.io, Explorer như Etherscan, Bscscan,….
Aliniex tổng hợp
#NFT #NFTs #newbies