1. KYC là gì? Tại sao cần phải KYC khi giao dịch trên Binance?

Trong thị trường tiền điện tử, với đặc tính bảo mật và tính ẩn danh, mục đích ra đời nhằm đảm bảo sự riêng tư và giao dịch xuyên biên giới. Nhưng với sự phát triển và phổ biến của ngành công nghiệp crypto đã kéo theo rất nhiều loại tội phạm lợi dụng nó để thực hiện các hành vi gian lận và phạm pháp. Trong năm 2023, giá trị giao dịch crypto nhận được từ các địa chỉ bất hợp pháp là $24,2B, một con số khủng khiếp (thống kê từ Trend Micro)

Tiền điện tử đã dính đến rất nhiều cáo buộc bởi những bên lợi dụng nó để rửa tiền, lừa đảo, giao dịch hàng cấm hay thậm chí là tài trợ khủng bố. Những vấn đề này đã dẫn đến sự can thiệp từ phía các nhà lập pháp, buộc họ phải đưa ra các quy định cho thị trường tiền điện tử. Các quy định về KYC (Know Your Customer) trở nên thiết yếu để các công ty tiền điện tử có thể sàng lọc và xác minh danh tính của người dùng một cách chính xác.

Thời điểm hiện tại, việc tuân thủ và thực hiện quy trình KYC là bắt buộc đối với tất cả các sàn giao dịch trong lĩnh vực tiền điện tử. Có thể ở hiện tại, các ví non-custodial không bắt buộc KYC vẫn chiếm ưu thế trong việc lưu trữ tài sản trên thị trường crypto, tuy nhiên, Mỹ đã đi đầu khi đang hoàn thiện dự luật bắt buộc tất cả những người nắm giữ tài sản tiền điện tử cần phải thực hiện khai báo và KYC.

2. Tầm quan trọng của KYC trong crypto

Tầm quan trọng của KYC trong crypto

a. KYC tăng cường lòng tin của người dùng: Việc thực hiện KYC giúp nâng cao lòng tin giữa người dùng và sàn giao dịch. Khi mọi người thấy rằng các yêu cầu KYC được đáp ứng, họ sẽ cảm thấy an tâm về độ uy tín của những người dùng. Điều này không chỉ tạo ra một thị trường minh bạch mà còn khuyến khích người dùng tiếp tục sử dụng các dịch vụ và sản phẩm mà sàn giao dịch cung cấp.

b. KYC làm giảm tỉ lệ tội phạm liên quan đến tiền điện tử:

- Năm 2023, 0,34% tổng khối lượng giao dịch tiền điện tử được xác định là phi pháp. Tỷ lệ giao dịch bất hợp pháp được báo cáo cao nhất trong giai đoạn 2017-2022 là năm 2019: 1,9% phần trăm. Vào năm 2023, doanh thu từ lừa đảo và hack tiền điện tử đã giảm đáng kể, với doanh thu bất hợp pháp từ lừa đảo giảm 29,2% và hack giảm 54,3%

- Kể từ năm 2020, FinCEN (Mạng Lưới Cưỡng chế Tội phạm Tài chính) tại Hoa Kỳ đã yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử phải tuân thủ các quy định liên quan đến đạo luật chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT). Trong đó, KYC được coi là bước đầu tiên và quan trọng nhất.

- Ngay sau khi các luật trên được ban hành, trong năm 2020 tỉ lệ giao dịch tiền điện tử bất hợp pháp đã giảm về còn 0,43%, đây là minh chứng rõ ràng cho việc các quy định về KYC hiệu quả với việc ngăn chặn tội phạm trên lĩnh vực tiền điện tử.

-> Bằng cách hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, các sàn giao dịch có thể giảm thiểu rủi ro pháp lý, tiết kiệm thời gian và tập trung vào các chiến lược phát triển bền vững hơn.

c. KYC giúp ổn định thị trường crypto: Thị trường crypto có tính biến động cực cao, rất nhiều đồng coin giao dịch trên các sàn DEX (không được đảm bảo bởi bất kì bên nào), bất kì ai cũng có thể add liquid cho cặp giao dịch, mỗi ngày đều có các token được pump/dump hàng nghìn lần không đến từ sự FOMO của cộng đồng mà do các giao dịch ẩn danh, thao túng giá. Chỉ cần bạn mua vào, bạn sẽ trở thành "nhà cung cấp thanh khoản bất đắc dĩ". Khi các sàn giao dịch tuân thủ quy định KYC, việc xác minh danh tính trở nên dễ dàng hơn, giúp loại bỏ những phần tử xấu và mang lại sự ổn định cho toàn bộ thị trường. Điều này không chỉ giúp bảo vệ người dùng mà còn tạo ra một môi trường giao dịch an toàn hơn, thúc đẩy sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp tiền điện tử.

3. Quy trình KYC của Binance

Mọi người có thể đọc hướng dẫn KYC từ Binance FAQ tại đây: https://www.binance.com/en/support/faq/how-to-complete-identity-verification-for-a-personal-account-360027287111

Xác minh danh tính là bước bắt buộc nếu bạn muốn tham gia giao dịch tài sản (tiền điện tử) trên Binance. Người dùng chưa thực hiện KYC chỉ có thể truy cập các tính năng cơ bản như nhận NFT, Fan-token và Thẻ quà tặng, nhưng không thể giao dịch.

Quy trình KYC của Binance được chia thành ba cấp độ: Trung cấp, Nâng cao và Chuyên nghiệp. Các yêu cầu cụ thể có thể thay đổi tùy theo khu vực, nhưng nhìn chung, quy trình bao gồm:

a. Thu thập và xác thực thông tin cá nhân: Người dùng cần gửi giấy tờ nhận dạng hợp lệ do chính phủ cấp.

b. Xác thực người thật: So sánh hình ảnh khuôn mặt của người dùng với giấy tờ đã cung cấp.

c. Kiểm tra thông tin qua World-Check Risk Intelligence: Xác minh người dùng dựa trên cơ sở dữ liệu về các cá nhân có rủi ro cao.

Người dùng tại những khu vực yêu cầu chứng minh địa chỉ phải cung cấp thông tin địa chỉ hợp lệ để truy cập đầy đủ vào Binance. Những người khác chỉ cần cung cấp chứng minh địa chỉ nếu muốn nâng hạn mức rút tiền từ 50.000 USD lên 2 triệu USD.

Để yêu cầu tăng hạn mức nạp và rút tiền, người dùng phải khai báo nguồn gốc tài sản và xem liệu có liên quan đến các cá nhân giữ chức vụ chính trị quan trọng (PEP) hay không. Chính sách KYC của Binance được đánh giá là một trong những quy trình nghiêm ngặt nhất trong ngành, thể hiện cam kết bảo vệ người dùng và hệ sinh thái.

4. Đối với người dùng, việc thực hiện KYC không chỉ là nghĩa vụ mà còn là cách để bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro. KYC là một phần thiết yếu của môi trường giao dịch tiền điện tử, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Quy trình này không chỉ giúp sàn giao dịch tuân thủ các quy định pháp lý mà còn bảo vệ người dùng khỏi các hoạt động gian lận và lừa đảo. Bằng cách thực hiện KYC nghiêm ngặt, các sàn giao dịch như Binance không chỉ duy trì một nền tảng an toàn mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp tiền điện tử.
#KYC #Binance