Binance Square
LIVE
KudoDefi
@godefi
Deep dive into DeFi | Twitter: @KudoDefi | Substack: KudoDefi
Obserwowani
Obserwujący
Polubione
Udostępniony
Cała zawartość
LIVE
--
Zobacz oryginał
Trendy, które śledzęTrendy, które uważnie śledzę to m.in.: • Mem: Nieśmiertelny! W tym sezonie memecoin zawsze będzie w centrum uwagi i będzie liderem rynku. Monety technologiczne służą jedynie jako podstawa dla Bitcoina i memecoinów, każdy ekosystem bez memów zostanie pozostawiony w tyle. To nie przypadek, że Elon Musk przerzucił cały koszyk memów z zeszłego roku do tego roku, i to także zbieg okoliczności, że wszystkie memecoiny, które przerzucił, zostały starannie umieszczone w indeksie memecoinów VanEcka.

Trendy, które śledzę

Trendy, które uważnie śledzę to m.in.:
• Mem: Nieśmiertelny! W tym sezonie memecoin zawsze będzie w centrum uwagi i będzie liderem rynku. Monety technologiczne służą jedynie jako podstawa dla Bitcoina i memecoinów, każdy ekosystem bez memów zostanie pozostawiony w tyle.
To nie przypadek, że Elon Musk przerzucił cały koszyk memów z zeszłego roku do tego roku, i to także zbieg okoliczności, że wszystkie memecoiny, które przerzucił, zostały starannie umieszczone w indeksie memecoinów VanEcka.
Tłumacz
Chain Abstraction - Giải pháp "end game" cho trải nghiệm người dùng Web3Mở đầu Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp blockchain đặc biệt là giải pháp modular, việc tạo ra một blockchain đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, thậm chí nhiều bộ công cụ hỗ trợ triển khai một layer-2 chỉ trong 15 phút, điều này dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng của các mạng lưới. Theo dữ liệu từ Coingecko, thị trường hiện tại có khoảng 300 blockchain đang hoạt động, nếu tính cả những dự án đang phát triển con số này có thể lên tới hơn 1000. Một hệ quả lớn của gia tăng số lượng nhanh chóng này là sự phân mảnh thanh khoản và làm tồi tệ trải nghiệm người dùng. Như chúng ta đều biết, mỗi mạng lưới đều có cấu hình khác nhau, sử dụng những trình quản lý tài sản và cách hoạt động riêng. Để bắt đầu sử dụng người dùng cần nạp tiền vào các mạng lưới đó thông qua bridge, thiết lập các cài đặt, tài về các ứng dụng, lưu seed phase, vân vân. Với những người không rành công nghệ thì đó thực sự là cơn ác mộng trong mê cung blockchain. Nếu không phải là người am hiểu công nghệ và từng có trải nghiệm trong thị trường DeFi thì những rào cản này dễ khiến người dùng bỏ cuộc. Đó là còn chưa kể tới các nhà phát triển cũng gặp khó khăn khi muốn dApp của họ giao tiếp với nhiều mạng lưới bởi sự phân mảnh công nghệ. Theo báo cáo từ TripleA hồi tháng 5/2024, số người sở hữu crypto toàn cầu mới chỉ là 562 triệu tương ứng với tỷ lệ thâm nhập 6.8%. Con số này tương đương Internet giai đoạn 2001-2002, hiện tại tỷ lệ thâm nhập của internet khoản 66.2%. Những điều này đã sớm được nhận ra bởi các nhà phát triển, những năm qua nhiều cải tiến đã được đưa ra như Cross-chain, Account Abstraction, Intent Centric và mới đây là Chain Abstraction, một giải pháp được coi là “end game" cho vấn đề trải nghiệm người dùng. Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về Chain Abstraction, cách hoạt động, những ưu nhược điểm của nó. Abstraction là gì? Có thể bạn đã nghe nhiều về từ khoá “abstraction" thông qua các giải pháp account abstraction trong thị trường crypto, nhưng abstraction cũng được sử dụng phổ biến ở các lĩnh vực khác. Abstraction là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như máy tính, toán học và triết học, ám chỉ việc đơn giản hóa các hệ thống phức tạp bằng cách loại bỏ đi chi tiết không cần thiết và chỉ tập trung vào những khía cạnh cốt lõi. Trong lập trình, abstraction giúp giấu đi chi tiết phức tạp, cho phép người dùng tương tác với hệ thống thông qua giao diện đơn giản. Nó giúp giảm độ phức tạp, tăng tính linh hoạt và tái sử dụng mã nguồn. Chain Abstraction là gì? Chain Abstraction là một khái niệm ám chỉ việc đơn giản hóa tương tác của người dùng với nhiều blockchain khác nhau, mang lại trải nghiệm “không blockchain”. Thay vì phải thực hiện các thao tác phức tạp như chuyển đổi tài sản giữa các chuỗi, quản lý nhiều loại token gas hoặc chuyển đổi mạng lưới, Chain Abstraction giúp người dùng tương tác với các ứng dụng phi tập trung thông qua một giao diện duy nhất mà không cần kiến thức kỹ thuật sâu rộng. Điều này làm cho trải nghiệm Web3 trở nên dễ tiếp cận và thuận tiện hơn. Tương tự như việc bạn sử dụng các ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử phổ biến, liệu bạn có biết chúng được lưu trữ ở server AWS, Google Cloud hay data central riêng, hay bạn có cần quan tâm đến việc đang kết nối với app thông qua mạng Viettel hay FPT. Nói một cách ngắn gọn, Chain Abstraction giúp người dùng chỉ cần quan tâm tới tính năng của ứng dụng mà không cần/không muốn biết tới lớp hạ tầng của chúng. Cách hoạt động của Chain Abstraction Đầu tiên chúng ta cần hiểu rằng Chain Abstraction không phải là một công nghệ, nó là bộ giải pháp toàn diện hướng tới trải nghiệm người dùng mà chỉ có thể đạt được thông qua nhiều lớp công nghệ. Hai vấn đề lớn mà Chain Abstraction cần giải quyết là Phân mảnh công nghệ và Phân mảnh thanh khoản. Những giải pháp hiện nay đang cố gắng giải quyết một phần hoặc toàn bộ vấn đề trên. Chi tiết hơn, những công việc cần được giải quyết bên dưới lớp ứng dụng bao gồm: Định danh người dùng trên nhiều mạng lướiGiao tiếp và xác thực xuyên chuỗiNhận diện và chuyển đổi mạng lưới linh hoạtQuản lý tài sản đa chuỗiXử lý gas fee đa chuỗi Mặc dù từ khoá Chain Abstraction mới chỉ bắt đầu được nhắc tới nhiều trong năm 2024, nhưng đã có không ít mô hình được giới thiệu. Nổi tiếng nhất có CAKE framework từ Frontier Research, Chain Abstraction Stack của Everclear và Multi-Layer Framework bởi Particle Network. CAKE Framework CAKE Framework của Frontier Research chia hạ tầng cho Chain Abstraction thành 4 lớp: Application Layer: Lớp ứng dụng giao tiếp với người dùng. Nó có nhiệm vụ kết nối người dùng với dApp và cung cấp trải nghiệm liền mạch bằng cách ẩn đi các chi tiết phức tạp của blockchain.Permission Layer: Lớp quản lý quyền truy cập. Lớp này đảm bảo rằng người dùng có thể thực hiện các hành động và xác thực giao dịch. Lớp này thường được phụ trách bởi các giải pháp liên quan đến quản lý tài sản người dùng như Account Abstraction.Solver Layer: Lớp giải quyết. Lớp này tính toán và tối ưu hóa chi phí, thời gian giao dịch. Nó giúp người dùng lựa chọn các phương án tốt nhất. Lớp này là sự xuất hiện của mô hình Intent-Centric.Settlement Layer: Lớp giải quyết. Đảm bảo việc giao dịch được hoàn tất và lưu lại trên blockchain. Lớp này chịu trách nhiệm cho việc ghi nhận và xác thực các giao dịch đã thực hiện. Chain Abstraction Stack Chain Abstraction Stack của Everclear (Connext cũ) chia nhỏ hơn các lớp và tập trung vào ý định của người dùng. Theo đó có 5 lớp trong mô hình hoạt động: Permissions: Lớp quản lý quyền truy cập, chịu trách nhiệm thu thập ý định và quản lý cấp phép quyền từ người dùng.Auctions: Lựa chọn Solver phù hợp với ý định của người dùng để thực thực thi giao dịch.Solving: Nơi xử lý các ý định của người dùng tại chuỗi mục tiêu.Clearing: Thực hiện thanh toán bù trừ trên các chuỗi để cân bằng thanh khoản. Lớp này được xử lý bởi chính dự án Everlear.Settlement: Xử lý các thực thi cuối cùng trên blockchain. Multi-Layer Framework Multi-Layer Framework bởi Particle Network là một kiến trúc đa lớp được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và khả năng tương tác giữa các blockchain. Nó bao gồm ba lớp chính là Application, Account và Blockchain tương ứng với các nhóm vấn đề cần được giải quyết ở mỗi lớp. Cụ thể nhiệm vụ của mỗi lớp như sau: Application layer: Lớp ứng dụng hay còn gọi là Orchestration, lớp này tạo điều kiện cho các nhà phát triển xây dựng và triển khai các dApp trên nhiều blockchain khác nhau mà không cần thay đổi cấu trúc ứng dụng. Nó giúp điều phối các giao dịch xuyên chuỗi một cách mượt mà và hiệu quả.Account layer: Giúp định danh và quản lý số dư của người dùng trên nhiều chuỗi, nó cho phép người dùng quản lý tài sản mà không phải lo lắng về sự phức tạp của việc chuyển đổi qua lại giữa các blockchain.Blockchain layer: Đảm bảo khả năng tương tác và bảo mật giữa các blockchain, giúp các chuỗi chia sẻ tài nguyên và giao tiếp hiệu quả, đồng thời giảm chi phí và rủi ro khi thực hiện các giao dịch liên chuỗi. Nhìn chung ở tất cả các mô hình Chain Abstraction đều là sự phối hợp của đa lớp công nghệ với đích đến cuối cùng là trải nghiệm người dùng. Ở lớp sát với người dùng nhất là các giao diện thân thiện, ẩn đi sự phức tạp bên dưới của blockchain giúp người dùng chỉ cần tập trung vào tính năng sản phẩm. Các dự án trong nhóm này cung cấp cho nhà phát triển các bộ công cụ để phát triển ứng dụng ít phụ thuộc vào chuỗi.Lớp tiếp theo là lớp quản lý quyền truy cập thông qua các giải pháp như Account Abstraction, Intent Centric. Lớp này giúp người dùng quản lý tài sản trên nhiều chuỗi khác nhau, nắm bắt ý định và điều phối luồng thực thi để đưa ra kết quả tốt nhất.Bên dưới là là lớp giải quyết có trách nhiệm thực thi các ý định của người dùng, lớp này thường có sự xuất hiện của các giải pháp liên quan tới nghiệp vụ tạo thanh khoản cho thị trường.Cuối cùng là lớp Settlement, tại đây các giao dịch của người dùng sẽ được bảo mật trên các mạng lưới blockchain đích. Các dự án nổi bật Application layer Agoric, Socket, Skip, Orb Labs, Light, Okto, Klashter, LiFi. Permission layer Particle Network, Near, Xion, Arcana, Aarc, OneBalance, Orb Labs, Light, Safe, Argent. Solver layer UniswapX, Suave, Everclear, Essential, Anoma, Across, Socket, Aori, Enso, Khalani, Valentis, Wintermute, Amber. Settlement layer Ethereum, Polygon, Optimism, ZKsync, Bitcoin, LayerZero, Wormhole, Axelar, Hyperlane, CCIP (Chainlink), ZetaChain,  EigenLayer, Celestia, Avai. Lời kết Web3 cung cấp cho người dùng nhiều hơn quyền kiểm soát đối với dữ liệu và tài sản của họ. Tuy nhiên, cái giá phải trả giá là sự phức tạp về mặt kỹ thuật, đặc biệt là trong bối cảnh số lượng blockchain đang tăng lên từng ngày theo cách “spam”. Chain Abstraction không chỉ là một giải pháp mà đó là đích đến cho ngành công nghiệp Web3, tập trung vào làm mượt trải nghiệm người dùng sẽ là bước đệm tốt để đưa công nghệ này tiến tới phổ cập. Trên đây là toàn bộ thông tin về Chain Abstraction - giải pháp “end game” cho trải nghiệm người dùng Web3, hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu.

Chain Abstraction - Giải pháp "end game" cho trải nghiệm người dùng Web3

Mở đầu
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp blockchain đặc biệt là giải pháp modular, việc tạo ra một blockchain đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, thậm chí nhiều bộ công cụ hỗ trợ triển khai một layer-2 chỉ trong 15 phút, điều này dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng của các mạng lưới.
Theo dữ liệu từ Coingecko, thị trường hiện tại có khoảng 300 blockchain đang hoạt động, nếu tính cả những dự án đang phát triển con số này có thể lên tới hơn 1000. Một hệ quả lớn của gia tăng số lượng nhanh chóng này là sự phân mảnh thanh khoản và làm tồi tệ trải nghiệm người dùng.
Như chúng ta đều biết, mỗi mạng lưới đều có cấu hình khác nhau, sử dụng những trình quản lý tài sản và cách hoạt động riêng. Để bắt đầu sử dụng người dùng cần nạp tiền vào các mạng lưới đó thông qua bridge, thiết lập các cài đặt, tài về các ứng dụng, lưu seed phase, vân vân. Với những người không rành công nghệ thì đó thực sự là cơn ác mộng trong mê cung blockchain.

Nếu không phải là người am hiểu công nghệ và từng có trải nghiệm trong thị trường DeFi thì những rào cản này dễ khiến người dùng bỏ cuộc. Đó là còn chưa kể tới các nhà phát triển cũng gặp khó khăn khi muốn dApp của họ giao tiếp với nhiều mạng lưới bởi sự phân mảnh công nghệ.
Theo báo cáo từ TripleA hồi tháng 5/2024, số người sở hữu crypto toàn cầu mới chỉ là 562 triệu tương ứng với tỷ lệ thâm nhập 6.8%. Con số này tương đương Internet giai đoạn 2001-2002, hiện tại tỷ lệ thâm nhập của internet khoản 66.2%.

Những điều này đã sớm được nhận ra bởi các nhà phát triển, những năm qua nhiều cải tiến đã được đưa ra như Cross-chain, Account Abstraction, Intent Centric và mới đây là Chain Abstraction, một giải pháp được coi là “end game" cho vấn đề trải nghiệm người dùng.
Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về Chain Abstraction, cách hoạt động, những ưu nhược điểm của nó.
Abstraction là gì?
Có thể bạn đã nghe nhiều về từ khoá “abstraction" thông qua các giải pháp account abstraction trong thị trường crypto, nhưng abstraction cũng được sử dụng phổ biến ở các lĩnh vực khác.
Abstraction là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như máy tính, toán học và triết học, ám chỉ việc đơn giản hóa các hệ thống phức tạp bằng cách loại bỏ đi chi tiết không cần thiết và chỉ tập trung vào những khía cạnh cốt lõi.
Trong lập trình, abstraction giúp giấu đi chi tiết phức tạp, cho phép người dùng tương tác với hệ thống thông qua giao diện đơn giản. Nó giúp giảm độ phức tạp, tăng tính linh hoạt và tái sử dụng mã nguồn.
Chain Abstraction là gì?
Chain Abstraction là một khái niệm ám chỉ việc đơn giản hóa tương tác của người dùng với nhiều blockchain khác nhau, mang lại trải nghiệm “không blockchain”.
Thay vì phải thực hiện các thao tác phức tạp như chuyển đổi tài sản giữa các chuỗi, quản lý nhiều loại token gas hoặc chuyển đổi mạng lưới, Chain Abstraction giúp người dùng tương tác với các ứng dụng phi tập trung thông qua một giao diện duy nhất mà không cần kiến thức kỹ thuật sâu rộng. Điều này làm cho trải nghiệm Web3 trở nên dễ tiếp cận và thuận tiện hơn.
Tương tự như việc bạn sử dụng các ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử phổ biến, liệu bạn có biết chúng được lưu trữ ở server AWS, Google Cloud hay data central riêng, hay bạn có cần quan tâm đến việc đang kết nối với app thông qua mạng Viettel hay FPT.
Nói một cách ngắn gọn, Chain Abstraction giúp người dùng chỉ cần quan tâm tới tính năng của ứng dụng mà không cần/không muốn biết tới lớp hạ tầng của chúng.
Cách hoạt động của Chain Abstraction
Đầu tiên chúng ta cần hiểu rằng Chain Abstraction không phải là một công nghệ, nó là bộ giải pháp toàn diện hướng tới trải nghiệm người dùng mà chỉ có thể đạt được thông qua nhiều lớp công nghệ.
Hai vấn đề lớn mà Chain Abstraction cần giải quyết là Phân mảnh công nghệ và Phân mảnh thanh khoản. Những giải pháp hiện nay đang cố gắng giải quyết một phần hoặc toàn bộ vấn đề trên. Chi tiết hơn, những công việc cần được giải quyết bên dưới lớp ứng dụng bao gồm:
Định danh người dùng trên nhiều mạng lướiGiao tiếp và xác thực xuyên chuỗiNhận diện và chuyển đổi mạng lưới linh hoạtQuản lý tài sản đa chuỗiXử lý gas fee đa chuỗi
Mặc dù từ khoá Chain Abstraction mới chỉ bắt đầu được nhắc tới nhiều trong năm 2024, nhưng đã có không ít mô hình được giới thiệu. Nổi tiếng nhất có CAKE framework từ Frontier Research, Chain Abstraction Stack của Everclear và Multi-Layer Framework bởi Particle Network.
CAKE Framework
CAKE Framework của Frontier Research chia hạ tầng cho Chain Abstraction thành 4 lớp:
Application Layer: Lớp ứng dụng giao tiếp với người dùng. Nó có nhiệm vụ kết nối người dùng với dApp và cung cấp trải nghiệm liền mạch bằng cách ẩn đi các chi tiết phức tạp của blockchain.Permission Layer: Lớp quản lý quyền truy cập. Lớp này đảm bảo rằng người dùng có thể thực hiện các hành động và xác thực giao dịch. Lớp này thường được phụ trách bởi các giải pháp liên quan đến quản lý tài sản người dùng như Account Abstraction.Solver Layer: Lớp giải quyết. Lớp này tính toán và tối ưu hóa chi phí, thời gian giao dịch. Nó giúp người dùng lựa chọn các phương án tốt nhất. Lớp này là sự xuất hiện của mô hình Intent-Centric.Settlement Layer: Lớp giải quyết. Đảm bảo việc giao dịch được hoàn tất và lưu lại trên blockchain. Lớp này chịu trách nhiệm cho việc ghi nhận và xác thực các giao dịch đã thực hiện.

Chain Abstraction Stack
Chain Abstraction Stack của Everclear (Connext cũ) chia nhỏ hơn các lớp và tập trung vào ý định của người dùng. Theo đó có 5 lớp trong mô hình hoạt động:
Permissions: Lớp quản lý quyền truy cập, chịu trách nhiệm thu thập ý định và quản lý cấp phép quyền từ người dùng.Auctions: Lựa chọn Solver phù hợp với ý định của người dùng để thực thực thi giao dịch.Solving: Nơi xử lý các ý định của người dùng tại chuỗi mục tiêu.Clearing: Thực hiện thanh toán bù trừ trên các chuỗi để cân bằng thanh khoản. Lớp này được xử lý bởi chính dự án Everlear.Settlement: Xử lý các thực thi cuối cùng trên blockchain.

Multi-Layer Framework
Multi-Layer Framework bởi Particle Network là một kiến trúc đa lớp được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và khả năng tương tác giữa các blockchain. Nó bao gồm ba lớp chính là Application, Account và Blockchain tương ứng với các nhóm vấn đề cần được giải quyết ở mỗi lớp.

Cụ thể nhiệm vụ của mỗi lớp như sau:
Application layer: Lớp ứng dụng hay còn gọi là Orchestration, lớp này tạo điều kiện cho các nhà phát triển xây dựng và triển khai các dApp trên nhiều blockchain khác nhau mà không cần thay đổi cấu trúc ứng dụng. Nó giúp điều phối các giao dịch xuyên chuỗi một cách mượt mà và hiệu quả.Account layer: Giúp định danh và quản lý số dư của người dùng trên nhiều chuỗi, nó cho phép người dùng quản lý tài sản mà không phải lo lắng về sự phức tạp của việc chuyển đổi qua lại giữa các blockchain.Blockchain layer: Đảm bảo khả năng tương tác và bảo mật giữa các blockchain, giúp các chuỗi chia sẻ tài nguyên và giao tiếp hiệu quả, đồng thời giảm chi phí và rủi ro khi thực hiện các giao dịch liên chuỗi.

Nhìn chung ở tất cả các mô hình Chain Abstraction đều là sự phối hợp của đa lớp công nghệ với đích đến cuối cùng là trải nghiệm người dùng.
Ở lớp sát với người dùng nhất là các giao diện thân thiện, ẩn đi sự phức tạp bên dưới của blockchain giúp người dùng chỉ cần tập trung vào tính năng sản phẩm. Các dự án trong nhóm này cung cấp cho nhà phát triển các bộ công cụ để phát triển ứng dụng ít phụ thuộc vào chuỗi.Lớp tiếp theo là lớp quản lý quyền truy cập thông qua các giải pháp như Account Abstraction, Intent Centric. Lớp này giúp người dùng quản lý tài sản trên nhiều chuỗi khác nhau, nắm bắt ý định và điều phối luồng thực thi để đưa ra kết quả tốt nhất.Bên dưới là là lớp giải quyết có trách nhiệm thực thi các ý định của người dùng, lớp này thường có sự xuất hiện của các giải pháp liên quan tới nghiệp vụ tạo thanh khoản cho thị trường.Cuối cùng là lớp Settlement, tại đây các giao dịch của người dùng sẽ được bảo mật trên các mạng lưới blockchain đích.
Các dự án nổi bật

Application layer
Agoric, Socket, Skip, Orb Labs, Light, Okto, Klashter, LiFi.
Permission layer
Particle Network, Near, Xion, Arcana, Aarc, OneBalance, Orb Labs, Light, Safe, Argent.
Solver layer
UniswapX, Suave, Everclear, Essential, Anoma, Across, Socket, Aori, Enso, Khalani, Valentis, Wintermute, Amber.
Settlement layer
Ethereum, Polygon, Optimism, ZKsync, Bitcoin, LayerZero, Wormhole, Axelar, Hyperlane, CCIP (Chainlink), ZetaChain,  EigenLayer, Celestia, Avai.
Lời kết
Web3 cung cấp cho người dùng nhiều hơn quyền kiểm soát đối với dữ liệu và tài sản của họ. Tuy nhiên, cái giá phải trả giá là sự phức tạp về mặt kỹ thuật, đặc biệt là trong bối cảnh số lượng blockchain đang tăng lên từng ngày theo cách “spam”.
Chain Abstraction không chỉ là một giải pháp mà đó là đích đến cho ngành công nghiệp Web3, tập trung vào làm mượt trải nghiệm người dùng sẽ là bước đệm tốt để đưa công nghệ này tiến tới phổ cập.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Chain Abstraction - giải pháp “end game” cho trải nghiệm người dùng Web3, hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu.
Zobacz oryginał
mem supercykl 🐸🐶😺🐱🐕🐈🦛
mem supercykl 🐸🐶😺🐱🐕🐈🦛
LIVE
--
Byczy
Zobacz oryginał
Co? $PEPE już 9-ta 🐸
Co? $PEPE już 9-ta 🐸
Tłumacz
Điều gì tạo nên sự khác biệt trong mô hình hoạt động của EthervistaEthervista khởi đầu là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) kết hợp nền tảng phát hành memecoin trên Ethereum. Tầm nhìn của dự án là trở thành một multichain DeFi hub với đầy đủ bộ công cụ phục vụ các nhu cầu người dùng. Là một DEX sinh sau đẻ muộn so với những người tiền nhiệm khổng lồ như Uniswap hay SushiSwap, vậy Ethervista đang có những chiến lược gì tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm khác biệt trong mô hình hoạt động của dự án. Ethervista AMM  Trọng tâm mô hình hoạt động và cũng là yếu tố nền tảng tạo ra sự cạnh tranh cho Ethervista nằm ở mô hình AMM mới này. Dự án lý luận rằng, các AMM truyền thống đang gặp phải một thách thức là thiếu cơ chế tạo ra sự khuyến khích cho các dự án hoạt động lâu dài. Vấn đề này do các dự án thường có xu hướng tập trung vào đường giá, từ đó dẫn tới việc xả token trong lén lút hoặc rút thanh khoản nhanh chóng. Đối với Liquidity Provider cũng tương tự, các cơ chế khuyến khích không đủ để họ giữ việc cung cấp thanh khoản lâu dài. Ethervista đã giới thiệu một mô hình AMM mới, hay nói đúng hơn là một cơ chế thu và phân bổ phí giao dịch mới nhằm ổn định quyền lợi cho dự án và nhà cung cấp thanh khoản. Trước tiên, đối với các mô hình AMM truyền thống, điển hình là Uniswap thường áp dụng một mức phí tính bằng token cho mỗi giao dịch, khoản phí này được cộng dồn vào pool cho đến khi nhà cung cấp thanh khoản rời đi. Việc áp dụng cơ chế này sẽ khiến các Liquidity Provider chịu thêm rủi ro mất giá token bên cạnh Impermanent Loss. Ưu điểm của nó là giúp bể thanh khoản liên tục được mở rộng từ đó giảm thiểu trượt giá trong dài hạn (tuy nhiên sẽ xảy ra trượt giá cao hơn thông thường ở giai đoạn đầu). Ethervista áp dụng cơ chế thu phí giao dịch cố định bằng ETH native. Mỗi giao dịch trên Ethervista DEX sẽ phải chịu một khoản phí cố định bằng USD tính trên ETH, khoản phí này được những nhà tạo lập bể thanh khoản (P Creator) thiết lập trong lần đầu tiên tạo pool. Có 4 mức phí giao dịch được thiết lập bao gồm: LP buy fee: Phí USD cố định trả cho nhà cung cấp thanh khoản trên mỗi giao dịch mua.LP sell fee: Phí USD cố định trả cho nhà cung cấp thanh khoản trên mỗi giao dịch bán.Protocol buy fee: Phí USD cố định trả cho dự án trên mỗi giao dịch mua.Protocol sell fee: Phí USD cố định trả cho dự án trên mỗi giao dịch bán. Các biến số phải được thiết lập tối thiểu là 1 USD và Ethervista DEX mặc định thu 1 USD, như vậy mỗi giao dịch phát sinh trên Ethervista DEX thì người dùng cần trả ít nhất 3 USD tính bằng ETH. Ví dụ đối với VISTA là token chính của dự án Ethervista, khi người dùng thực hiện giao dịch mua một khối lượng VISTA bất kỳ sẽ bị tính phí 10 USD bằng ETH và 15 USD cho giao dịch bán. Khoản Protocol fee được chuyển trực tiếp đến địa chỉ ví hoặc smartcontract do Creator thiết lập trước phục vụ cho hoạt động phát triển dự án. Chẳng hạn như Ethervista đang dùng khoản Protocol fee này để buy back & burn token VISTA của họ. Ở thời điểm viết bài có đến 2.9% tổng nguồn của token VISTA bị đốt sau chưa đầy 3 tuần hoạt động. LP fee là khoản phí dành cho những nhà cung cấp thanh khoản, nó được phân phối liên tục và “khéo léo" tới các LP thông qua một biến số gọi là Euler (đặt theo tên nhà toán học lỗi lạc Leonhard Euler). Cơ chế phân phối phần thưởng Euler của Ethervista Ở các AMM truyền thống, phần thưởng từ hoạt động cung cấp thanh khoản được phân phối dựa trên số lượng LP token nắm giữ. Ethervista bổ sung thêm một biến Euler để tạo ra thêm vector thời gian cho hoạt động phân phối phần thưởng. Có nghĩa là, thay vì chỉ dựa vào số lượng token LP nắm giữ thì Ethervista đo đếm chính xác phần thưởng mà LP nhận được trên từng giao dịch, càng cung cấp thanh khoản lâu, phần thưởng nhận được càng nhiều, tạo ra sự công bằng cho người cung cấp thanh sớm với số lượng ít so với người cung cấp thanh khoản sau với số lượng nhiều. Cụ thể nó hoạt động như sau, khi LP Creator khởi tạo cặp giao dịch, một biến số Euler sẽ được tạo ra để theo dõi phần thưởng thanh khoản, ban đầu nó có giá trị bằng 0 và được cập nhật sau mỗi giao dịch theo công thức dưới. Trong đó: Eulern: giá trị euler cần tínhEulern-1: giá trị euler trước đóFee: phí giao dịch thu được từ giao dịch phát sinhLP supply: tổng nguồn cung LP ở thời điểm hiện tại Khi một người dùng mới cung cấp thanh khoản cho cặp giao dịch đó, bên cạnh LP token nhận được, một biến số euler khởi tạo gọi là euler0 được gán cho LP đó với giá trị bằng với giá trị euler hiện tại Euler0 (của LP) = Eulern. Sau một thời gian hoạt động, những người cung cấp thanh khoản sẽ nhận được một chuỗi biến số euler như sau: { Euler1, Euler2, Euler3, Euler4.. Eulern}. Chuỗi này sẽ là căn cứ tính toán phần thưởng nhận được của LP đó. Công thức tính phần thưởng: Trong đó: Reward: phần thưởng cung cấp thanh khoản (ETH) nhận đượcEulern+1000: giá trị của euler1000 (giả định tính reward ở euler 1000)Euler0: giá trị của euler0 được gán ban đầuLP: số token LP nắm giữ Với mô hình phân phối phần thưởng như vậy sẽ giúp theo dõi phần thưởng từ hoạt động cung cấp thanh khoản chính xác trên từng giao dịch. Từ đó tạo ra một môi trường công bằng giữa những nhà cung cấp thanh khoản và thúc đẩy họ duy trì cung cấp thanh khoản lâu dài. Quay trở lại với nội dung Ethervista thu phí giao dịch cố định bằng ETH thay vì token trong cặp giao dịch, chúng ta sẽ đi sâu hơn để xem tác động của nó thông qua một ví dụ cụ thể: Cho một cặp giao dịch hai token A/B với giá trị trong Pool thanh khoản hiện tại là 1.200 token A và 400 token B. Cả hai AMM Uniswap và Ethervista đều hoạt động theo mô hình K = X * Y Từ đó ta tính được hằng số thanh khoản K = 1.200 x 400 = 480.000Giá tham chiếu tại thời điểm ban đầu là P = A/B = 3 Giả sử có một lệnh Swap token A => B với khối lượng A = 3 token. Các thay đổi trong Pool như sau: Số lượng token A' = 1.203Số lượng token B' = K/A' = 480.000/1.203 = 399.002Giá tham chiếu mới P' = 3,015019 Bây giờ là thời điểm tạo ra sự khác biệt, đối với Ethervista, dự án thu trực tiếp bằng ETH, khoản phí này được chuyển sang các địa chỉ riêng không liên quan tới pool thanh khoản, nên các thông số trong Pool của cặp giao dịch đến đây là kết thúc, không còn biến động. Còn với Uniswap và đa số các AMM khác trên thị trường, khoản phí giao dịch được tính bằng token (trong ví dụ này là token A), số token này sẽ được thêm trở lại vào pool thanh khoản. Do vậy, các biến động mới của pool như sau: Số lượng token A'’ = A' + fee = 1.203 + 0.009 = 1.203,009Số lượng token B’’ = B = 399.002Hằng số K đã thay đổi K’’ = A'’ * B'’ = 480.003,591Giá tham chiếu mới P'’ = A'’/B’’ = 3,015041 Như vậy, đối với Uniswap sau mỗi giao dịch một lượng token nhỏ được thêm vào Pool đẩy giá tham chiếu đi xa hơn so với Ethervista, nhưng bù lại, nó làm hằng số thanh khoản K tăng lên, trong ngắn hạn giá của Uniswap có thể biến động nhiều hơn nhưng về dài hạn khi hằng số K tăng lên đáng kể sự trượt giá trong mỗi giao dịch sẽ giảm đi nhiều so với Ethervista. Còn đối với Ethervista, tuy rằng không có cơ chế làm giảm sự trượt giá trong dài hạn nhưng tính ổn định lại được duy trì xuyên suốt. Đọc thêm: Kiến thức nền tảng AMM - Liquidity Như đề cập trong phần trên, khoản phí cố định nhỏ nhất mà người dùng phải chịu là $3/giao dịch, chúng ta sẽ thử tính toán thử để xem khối lượng giao dịch bằng nhiêu thì người dùng sẽ có lợi. Các phiên bản DEX truyền thống v2 cũ như Uni, Sushi hay Pancake áp dụng một mức phí cố định là 0.3% khối lượng giao dịch. Phiên bản v3 áp dụng hình thức chia Fee Tier do các LP lựa chọn dàn trải từ 0.01% đến 1%. Trong trường hợp tối thiểu, một lệnh swap trên Ethervsita chịu $3 phí, tương ứng với 1.000 USD khối lượng giao dịch trên Uniswap v2 và từ 300-30.000 USD trên v3 tuỳ theo fee tier. Như vậy nếu giao dịch với khối lượng lớn hơn 1.000 USD mà pair đó không có phiên bản v3 thì Ethervista có lợi hơn. Tuy nhiên đó là trường hợp tối thiểu, hiếm khi các LP Creator đặt mức fee đó, thông thường các pair trên Ethervista sẽ có mức phí dao động từ $5 - $10/giao dịch. Hãy nhìn sang các ô được đánh dấu màu đỏ lấy ví dụ cho trường hợp mức phí là $10. Để đạt được lợi ích về swap fee thì khối lượng giao dịch trên Uniswap v2 cần lớn hơn 3.300$ và từ 1.000 đến 100.000 USD trên phiên bản v3. Nhìn chung, xét về khía cạnh người dùng phổ thông với khối lượng giao dịch nhỏ đến trung bình không có nhiều lợi thế cạnh tranh cho Ethervista, đặc biệt đối với các pool v3 có mức phí nhỏ thì Ethervista càng ít lợi thế cạnh tranh. Xét ở góc nhìn tổng quan mô hình hoạt động, Ethervista đang muốn xây dựng nhiều hơn giá trị cho dự án và những người cung cấp thanh khoản. Ethervista hướng các dự án tìm kiếm lợi ích từ số lượng giao dịch chứ không chỉ là đường giá token. Từ đó khuyến khích họ đưa dự án đi trên chặng đường dài, tạo ra nhiều giao dịch. Một mặt mô hình này cũng khuyến khích sự cam kết của các LP thông qua dòng thu nhập thụ động bằng đồng native ETH từ phí giao dịch. Nền tảng phát hành memecoin Memecoin có lẽ là từ khoá hot nhất chu kỳ khi hệ sinh thái nào cũng muốn chiếm lấy một phần của keyword này. Không biết đã có bao nhiêu memecoin season diễn ra, nhưng phong trào này chưa bao giờ nguội. Khởi động với PEPE trên Ethereum giai đoạn giữa năm ngoái 2023, tiếp theo là Bitcoin memecoin cuối 2023 đầu 2024. Sau đó là một memecoin season lớn chưa từng có trên Solana biến nhận diện thương hiệu của mạng lưới này từ Parallel Blockchain tốc độ cao thành “meme chain”, số lượng token tạo mới trong tháng cao điểm của Solana cán mốc xấp xỉ nửa triệu. Kế đó là Base meme season, Ton meme season, Tron meme season. Đi một vòng lớn nhưng từ sau sự kiện Ethereum Spot ETF mạng lưới này lại trở nên ảm đạm một cách lạ thường. Những người mến mộ Ethereum và meme luôn mong mỏi phong trào memecoin trở lại với hệ sinh thái có thanh khoản lớn nhất thị trường crypto này. Tương tự như pumpfun trên Solana hay sunpump trên Tron, Ethervista đang có ý đồ đưa phong trào memecoin trở lại Ethereum thông qua nền tảng phát hành memecoin của họ. Ethervista cung cấp một bộ công cụ với thao tác khá đơn giản để người dùng tạo ra một token riêng. Người dùng chỉ cần nhập vào tên, ký hiệu, tổng cung và ấn Create là xong. Khác với các nền tảng phát hành memecoin khác, Ethervista không hẳn là fair launch, quá trình phát hành token của nó chia làm 3 bước chính: tạo token, add LP và cuối cùng là cập nhật metadata. Nếu như đối với pumpfun hay sumpump, toàn bộ tổng cung sẽ được đưa ra thị trường dưới dạng bonding curve, người tạo nếu muốn sở hữu thì vẫn cần bỏ tiền vào mua. Còn với Ethervista, người tạo có thể tùy ý thêm cặp thanh khoản số lượng bất kỳ. Điều này có thể gây rối cho những người không rành công nghệ trong việc kiểm tra toàn bộ tổng cung token được đẩy ra thị trường hay chưa. Theo dữ liệu từ Dune, sau 3 tuần hoạt động đã có 959 cặp token được tạo, 198.000 lần swap và 458 triệu USD khối lượng giao dịch. Đọc thêm: [Chu kỳ này nên chọn memecoin hay công nghệ?](https://www.binance.com/vi/square/post/9491282145009) Các tính năng đang trong quá trình phát triển AMM DEX và memecoin launch là hai tính năng nổi bật nhất của Ethervista ở thời điểm hiện tại, bên cạnh đó, với tầm nhìn trở thành một multichain DeFi hub thì Ethervista đang phát triển các chức năng khác bao gồm: LendingGiao dịch FuturesFlash Loan không phí Với core concept là ETH native fixed fee thì dự kiến các tính năng trên cũng sẽ được áp dụng mô hình tương tự. Bên cạnh đó, đầu tuần vừa rồi, dự án đã triển khai thành công lên mạng lưới Base và Arbitrum, sắp tới là Soneium (Layer 2 của Sony), một bước tiến trong kế hoạch hiện thực hóa tầm nhìn multichain của mình. Kết luận Nhìn chung, với Ethervista cá nhân mình đánh giá không phải là một sự đột phá về mặt công nghệ hay mô hình hoạt động, mà là sự lựa chọn có cải tiến. Ethervista đã lựa chọn một mô hình khuyến khích cao cho dự án và nhà cung cấp thanh khoản, thúc đẩy họ duy trì sự cam kết lâu dài, vấn đề còn lại nằm ở sự chấp nhận của người dùng. Memecoin có lẽ cũng là một lựa chọn tốt cho Ethervista, thay vì phải cạnh tranh trực diện với những gã khổng lồ DEX thì xây dựng hệ sinh thái xoay quanh phong trào memecoin có phần giúp dự án dễ thở hơn trong giai đoạn khởi động. Với những gì dự án đã và đang làm được có thể thấy đội ngũ Ethervista là những người có kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực crypto. Trên đây là các thông tin về mô hình hoạt động của Ethervista - multichain DeFi hub & memecoin launch, hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu. #kudodefi #ethervista $vista

Điều gì tạo nên sự khác biệt trong mô hình hoạt động của Ethervista

Ethervista khởi đầu là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) kết hợp nền tảng phát hành memecoin trên Ethereum. Tầm nhìn của dự án là trở thành một multichain DeFi hub với đầy đủ bộ công cụ phục vụ các nhu cầu người dùng.
Là một DEX sinh sau đẻ muộn so với những người tiền nhiệm khổng lồ như Uniswap hay SushiSwap, vậy Ethervista đang có những chiến lược gì tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm khác biệt trong mô hình hoạt động của dự án.

Ethervista AMM 
Trọng tâm mô hình hoạt động và cũng là yếu tố nền tảng tạo ra sự cạnh tranh cho Ethervista nằm ở mô hình AMM mới này.
Dự án lý luận rằng, các AMM truyền thống đang gặp phải một thách thức là thiếu cơ chế tạo ra sự khuyến khích cho các dự án hoạt động lâu dài. Vấn đề này do các dự án thường có xu hướng tập trung vào đường giá, từ đó dẫn tới việc xả token trong lén lút hoặc rút thanh khoản nhanh chóng. Đối với Liquidity Provider cũng tương tự, các cơ chế khuyến khích không đủ để họ giữ việc cung cấp thanh khoản lâu dài.
Ethervista đã giới thiệu một mô hình AMM mới, hay nói đúng hơn là một cơ chế thu và phân bổ phí giao dịch mới nhằm ổn định quyền lợi cho dự án và nhà cung cấp thanh khoản.

Trước tiên, đối với các mô hình AMM truyền thống, điển hình là Uniswap thường áp dụng một mức phí tính bằng token cho mỗi giao dịch, khoản phí này được cộng dồn vào pool cho đến khi nhà cung cấp thanh khoản rời đi.
Việc áp dụng cơ chế này sẽ khiến các Liquidity Provider chịu thêm rủi ro mất giá token bên cạnh Impermanent Loss. Ưu điểm của nó là giúp bể thanh khoản liên tục được mở rộng từ đó giảm thiểu trượt giá trong dài hạn (tuy nhiên sẽ xảy ra trượt giá cao hơn thông thường ở giai đoạn đầu).
Ethervista áp dụng cơ chế thu phí giao dịch cố định bằng ETH native. Mỗi giao dịch trên Ethervista DEX sẽ phải chịu một khoản phí cố định bằng USD tính trên ETH, khoản phí này được những nhà tạo lập bể thanh khoản (P Creator) thiết lập trong lần đầu tiên tạo pool.
Có 4 mức phí giao dịch được thiết lập bao gồm:
LP buy fee: Phí USD cố định trả cho nhà cung cấp thanh khoản trên mỗi giao dịch mua.LP sell fee: Phí USD cố định trả cho nhà cung cấp thanh khoản trên mỗi giao dịch bán.Protocol buy fee: Phí USD cố định trả cho dự án trên mỗi giao dịch mua.Protocol sell fee: Phí USD cố định trả cho dự án trên mỗi giao dịch bán.

Các biến số phải được thiết lập tối thiểu là 1 USD và Ethervista DEX mặc định thu 1 USD, như vậy mỗi giao dịch phát sinh trên Ethervista DEX thì người dùng cần trả ít nhất 3 USD tính bằng ETH.

Ví dụ đối với VISTA là token chính của dự án Ethervista, khi người dùng thực hiện giao dịch mua một khối lượng VISTA bất kỳ sẽ bị tính phí 10 USD bằng ETH và 15 USD cho giao dịch bán.
Khoản Protocol fee được chuyển trực tiếp đến địa chỉ ví hoặc smartcontract do Creator thiết lập trước phục vụ cho hoạt động phát triển dự án. Chẳng hạn như Ethervista đang dùng khoản Protocol fee này để buy back & burn token VISTA của họ. Ở thời điểm viết bài có đến 2.9% tổng nguồn của token VISTA bị đốt sau chưa đầy 3 tuần hoạt động.
LP fee là khoản phí dành cho những nhà cung cấp thanh khoản, nó được phân phối liên tục và “khéo léo" tới các LP thông qua một biến số gọi là Euler (đặt theo tên nhà toán học lỗi lạc Leonhard Euler).
Cơ chế phân phối phần thưởng Euler của Ethervista
Ở các AMM truyền thống, phần thưởng từ hoạt động cung cấp thanh khoản được phân phối dựa trên số lượng LP token nắm giữ. Ethervista bổ sung thêm một biến Euler để tạo ra thêm vector thời gian cho hoạt động phân phối phần thưởng. Có nghĩa là, thay vì chỉ dựa vào số lượng token LP nắm giữ thì Ethervista đo đếm chính xác phần thưởng mà LP nhận được trên từng giao dịch, càng cung cấp thanh khoản lâu, phần thưởng nhận được càng nhiều, tạo ra sự công bằng cho người cung cấp thanh sớm với số lượng ít so với người cung cấp thanh khoản sau với số lượng nhiều.
Cụ thể nó hoạt động như sau, khi LP Creator khởi tạo cặp giao dịch, một biến số Euler sẽ được tạo ra để theo dõi phần thưởng thanh khoản, ban đầu nó có giá trị bằng 0 và được cập nhật sau mỗi giao dịch theo công thức dưới.

Trong đó:
Eulern: giá trị euler cần tínhEulern-1: giá trị euler trước đóFee: phí giao dịch thu được từ giao dịch phát sinhLP supply: tổng nguồn cung LP ở thời điểm hiện tại
Khi một người dùng mới cung cấp thanh khoản cho cặp giao dịch đó, bên cạnh LP token nhận được, một biến số euler khởi tạo gọi là euler0 được gán cho LP đó với giá trị bằng với giá trị euler hiện tại Euler0 (của LP) = Eulern.
Sau một thời gian hoạt động, những người cung cấp thanh khoản sẽ nhận được một chuỗi biến số euler như sau: { Euler1, Euler2, Euler3, Euler4.. Eulern}. Chuỗi này sẽ là căn cứ tính toán phần thưởng nhận được của LP đó. Công thức tính phần thưởng:

Trong đó:
Reward: phần thưởng cung cấp thanh khoản (ETH) nhận đượcEulern+1000: giá trị của euler1000 (giả định tính reward ở euler 1000)Euler0: giá trị của euler0 được gán ban đầuLP: số token LP nắm giữ
Với mô hình phân phối phần thưởng như vậy sẽ giúp theo dõi phần thưởng từ hoạt động cung cấp thanh khoản chính xác trên từng giao dịch. Từ đó tạo ra một môi trường công bằng giữa những nhà cung cấp thanh khoản và thúc đẩy họ duy trì cung cấp thanh khoản lâu dài.
Quay trở lại với nội dung Ethervista thu phí giao dịch cố định bằng ETH thay vì token trong cặp giao dịch, chúng ta sẽ đi sâu hơn để xem tác động của nó thông qua một ví dụ cụ thể:

Cho một cặp giao dịch hai token A/B với giá trị trong Pool thanh khoản hiện tại là 1.200 token A và 400 token B.
Cả hai AMM Uniswap và Ethervista đều hoạt động theo mô hình K = X * Y
Từ đó ta tính được hằng số thanh khoản K = 1.200 x 400 = 480.000Giá tham chiếu tại thời điểm ban đầu là P = A/B = 3
Giả sử có một lệnh Swap token A => B với khối lượng A = 3 token. Các thay đổi trong Pool như sau:
Số lượng token A' = 1.203Số lượng token B' = K/A' = 480.000/1.203 = 399.002Giá tham chiếu mới P' = 3,015019
Bây giờ là thời điểm tạo ra sự khác biệt, đối với Ethervista, dự án thu trực tiếp bằng ETH, khoản phí này được chuyển sang các địa chỉ riêng không liên quan tới pool thanh khoản, nên các thông số trong Pool của cặp giao dịch đến đây là kết thúc, không còn biến động.
Còn với Uniswap và đa số các AMM khác trên thị trường, khoản phí giao dịch được tính bằng token (trong ví dụ này là token A), số token này sẽ được thêm trở lại vào pool thanh khoản. Do vậy, các biến động mới của pool như sau:
Số lượng token A'’ = A' + fee = 1.203 + 0.009 = 1.203,009Số lượng token B’’ = B = 399.002Hằng số K đã thay đổi K’’ = A'’ * B'’ = 480.003,591Giá tham chiếu mới P'’ = A'’/B’’ = 3,015041
Như vậy, đối với Uniswap sau mỗi giao dịch một lượng token nhỏ được thêm vào Pool đẩy giá tham chiếu đi xa hơn so với Ethervista, nhưng bù lại, nó làm hằng số thanh khoản K tăng lên, trong ngắn hạn giá của Uniswap có thể biến động nhiều hơn nhưng về dài hạn khi hằng số K tăng lên đáng kể sự trượt giá trong mỗi giao dịch sẽ giảm đi nhiều so với Ethervista.
Còn đối với Ethervista, tuy rằng không có cơ chế làm giảm sự trượt giá trong dài hạn nhưng tính ổn định lại được duy trì xuyên suốt.
Đọc thêm: Kiến thức nền tảng AMM - Liquidity
Như đề cập trong phần trên, khoản phí cố định nhỏ nhất mà người dùng phải chịu là $3/giao dịch, chúng ta sẽ thử tính toán thử để xem khối lượng giao dịch bằng nhiêu thì người dùng sẽ có lợi.

Các phiên bản DEX truyền thống v2 cũ như Uni, Sushi hay Pancake áp dụng một mức phí cố định là 0.3% khối lượng giao dịch. Phiên bản v3 áp dụng hình thức chia Fee Tier do các LP lựa chọn dàn trải từ 0.01% đến 1%.
Trong trường hợp tối thiểu, một lệnh swap trên Ethervsita chịu $3 phí, tương ứng với 1.000 USD khối lượng giao dịch trên Uniswap v2 và từ 300-30.000 USD trên v3 tuỳ theo fee tier. Như vậy nếu giao dịch với khối lượng lớn hơn 1.000 USD mà pair đó không có phiên bản v3 thì Ethervista có lợi hơn.
Tuy nhiên đó là trường hợp tối thiểu, hiếm khi các LP Creator đặt mức fee đó, thông thường các pair trên Ethervista sẽ có mức phí dao động từ $5 - $10/giao dịch.
Hãy nhìn sang các ô được đánh dấu màu đỏ lấy ví dụ cho trường hợp mức phí là $10. Để đạt được lợi ích về swap fee thì khối lượng giao dịch trên Uniswap v2 cần lớn hơn 3.300$ và từ 1.000 đến 100.000 USD trên phiên bản v3.
Nhìn chung, xét về khía cạnh người dùng phổ thông với khối lượng giao dịch nhỏ đến trung bình không có nhiều lợi thế cạnh tranh cho Ethervista, đặc biệt đối với các pool v3 có mức phí nhỏ thì Ethervista càng ít lợi thế cạnh tranh.
Xét ở góc nhìn tổng quan mô hình hoạt động, Ethervista đang muốn xây dựng nhiều hơn giá trị cho dự án và những người cung cấp thanh khoản.
Ethervista hướng các dự án tìm kiếm lợi ích từ số lượng giao dịch chứ không chỉ là đường giá token. Từ đó khuyến khích họ đưa dự án đi trên chặng đường dài, tạo ra nhiều giao dịch. Một mặt mô hình này cũng khuyến khích sự cam kết của các LP thông qua dòng thu nhập thụ động bằng đồng native ETH từ phí giao dịch.
Nền tảng phát hành memecoin
Memecoin có lẽ là từ khoá hot nhất chu kỳ khi hệ sinh thái nào cũng muốn chiếm lấy một phần của keyword này. Không biết đã có bao nhiêu memecoin season diễn ra, nhưng phong trào này chưa bao giờ nguội.
Khởi động với PEPE trên Ethereum giai đoạn giữa năm ngoái 2023, tiếp theo là Bitcoin memecoin cuối 2023 đầu 2024. Sau đó là một memecoin season lớn chưa từng có trên Solana biến nhận diện thương hiệu của mạng lưới này từ Parallel Blockchain tốc độ cao thành “meme chain”, số lượng token tạo mới trong tháng cao điểm của Solana cán mốc xấp xỉ nửa triệu. Kế đó là Base meme season, Ton meme season, Tron meme season.
Đi một vòng lớn nhưng từ sau sự kiện Ethereum Spot ETF mạng lưới này lại trở nên ảm đạm một cách lạ thường. Những người mến mộ Ethereum và meme luôn mong mỏi phong trào memecoin trở lại với hệ sinh thái có thanh khoản lớn nhất thị trường crypto này.
Tương tự như pumpfun trên Solana hay sunpump trên Tron, Ethervista đang có ý đồ đưa phong trào memecoin trở lại Ethereum thông qua nền tảng phát hành memecoin của họ.
Ethervista cung cấp một bộ công cụ với thao tác khá đơn giản để người dùng tạo ra một token riêng. Người dùng chỉ cần nhập vào tên, ký hiệu, tổng cung và ấn Create là xong.

Khác với các nền tảng phát hành memecoin khác, Ethervista không hẳn là fair launch, quá trình phát hành token của nó chia làm 3 bước chính: tạo token, add LP và cuối cùng là cập nhật metadata.
Nếu như đối với pumpfun hay sumpump, toàn bộ tổng cung sẽ được đưa ra thị trường dưới dạng bonding curve, người tạo nếu muốn sở hữu thì vẫn cần bỏ tiền vào mua. Còn với Ethervista, người tạo có thể tùy ý thêm cặp thanh khoản số lượng bất kỳ. Điều này có thể gây rối cho những người không rành công nghệ trong việc kiểm tra toàn bộ tổng cung token được đẩy ra thị trường hay chưa.

Theo dữ liệu từ Dune, sau 3 tuần hoạt động đã có 959 cặp token được tạo, 198.000 lần swap và 458 triệu USD khối lượng giao dịch.
Đọc thêm: Chu kỳ này nên chọn memecoin hay công nghệ?
Các tính năng đang trong quá trình phát triển
AMM DEX và memecoin launch là hai tính năng nổi bật nhất của Ethervista ở thời điểm hiện tại, bên cạnh đó, với tầm nhìn trở thành một multichain DeFi hub thì Ethervista đang phát triển các chức năng khác bao gồm:
LendingGiao dịch FuturesFlash Loan không phí
Với core concept là ETH native fixed fee thì dự kiến các tính năng trên cũng sẽ được áp dụng mô hình tương tự.
Bên cạnh đó, đầu tuần vừa rồi, dự án đã triển khai thành công lên mạng lưới Base và Arbitrum, sắp tới là Soneium (Layer 2 của Sony), một bước tiến trong kế hoạch hiện thực hóa tầm nhìn multichain của mình.
Kết luận
Nhìn chung, với Ethervista cá nhân mình đánh giá không phải là một sự đột phá về mặt công nghệ hay mô hình hoạt động, mà là sự lựa chọn có cải tiến. Ethervista đã lựa chọn một mô hình khuyến khích cao cho dự án và nhà cung cấp thanh khoản, thúc đẩy họ duy trì sự cam kết lâu dài, vấn đề còn lại nằm ở sự chấp nhận của người dùng.
Memecoin có lẽ cũng là một lựa chọn tốt cho Ethervista, thay vì phải cạnh tranh trực diện với những gã khổng lồ DEX thì xây dựng hệ sinh thái xoay quanh phong trào memecoin có phần giúp dự án dễ thở hơn trong giai đoạn khởi động.
Với những gì dự án đã và đang làm được có thể thấy đội ngũ Ethervista là những người có kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực crypto.
Trên đây là các thông tin về mô hình hoạt động của Ethervista - multichain DeFi hub & memecoin launch, hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu.
#kudodefi #ethervista $vista
Tłumacz
Với sự xuất hiện của chú chó $NEIRO trẻ khoẻ cap bé thì những người chạnh lòng nhất có lẽ là $DOGE holders. MM một con meme cổ đại cap to như này khó hơn rất nhiều so với nhóm meme mới đã control supply sẵn từ dưới dex. Musk shill nhiều cũng hết phép, giờ muốn pump phải cần có hành động thực tế chứ không phải chỉ là lời nói. {spot}(NEIROUSDT)
Với sự xuất hiện của chú chó $NEIRO trẻ khoẻ cap bé thì những người chạnh lòng nhất có lẽ là $DOGE holders.

MM một con meme cổ đại cap to như này khó hơn rất nhiều so với nhóm meme mới đã control supply sẵn từ dưới dex.
Musk shill nhiều cũng hết phép, giờ muốn pump phải cần có hành động thực tế chứ không phải chỉ là lời nói.
Tłumacz
Game Telegram của #Binance https://t.me/Binance_Moonbix_bot/start?startApp=ref_5762813303&startapp=ref_5762813303&utm_medium=web_share_copy Nó liên kết với sàn nên là rất khó cheat. Kỳ vọng con game này sẽ nhận được nhiều lợi lộc từ Binance, vì để acquire user thì sàn cần push incentives cho nó viral. #Moonbix
Game Telegram của #Binance

https://t.me/Binance_Moonbix_bot/start?startApp=ref_5762813303&startapp=ref_5762813303&utm_medium=web_share_copy

Nó liên kết với sàn nên là rất khó cheat.

Kỳ vọng con game này sẽ nhận được nhiều lợi lộc từ Binance, vì để acquire user thì sàn cần push incentives cho nó viral.

#Moonbix
Tłumacz
TỔNG KẾT 3 NGÀY DEGEN HỆ #ETHERVISTA 1 kèo x9 1 kèo x5 2 kèo chia hơn 10 1 rug Nói chung là khốc liệt 🥲 — Một số kèo đang hold và theo tiếp tục theo dõi. $VISTA @ethervista Dự án chính của hệ, nếu muốn giữ trend thì nó bắt buộc phải giữ giá, đẹp nhất là đẩy vượt đỉnh không thì gãy luôn cái trend #vista. Mình cũng mới chỉ lên tàu hôm điều chỉnh vừa rồi, trung bình giá khoảng 20. $BONZI $CLIPPY Hai dự án này được chính chủ Ethervista support. Nhưng mà cap to với nhiều người biết rồi nên mình không mua nữa, mình thích degen mấy kèo từ hư không hơn. $PAINT @paintvistaeth Một trong số những dự án OG của hệ. Hôm nọ dự án có hint làm về nft nhưng lại xoá. Con này hôm trước x9 mình có thoát bớt rồi, giờ còn một ít cứ vứt đó thôi. $LIME @lime_audio Dự án làm một trang nghe audio theo phong cách y2k cổ đại, đã được thêm vào application của Ethervista. Con này là kèo x5 mình liệt kê bên trên, đã chốt 80%, còn lại vứt đó tính sau. $WISTA @wistaeth Xét về idea thì mình thấy kèo này đỉnh vđ luôn. Mục tiêu của nó là kêu gọi Microsoft đặt tên cho phiên bản tiếp theo là #WindowsEthervista 😹 Lầy thật sự. Để microsoft đặt tên Windows Ethervista là điều không thể, nhưng mà kiểu nó có câu chuyện ấy, nếu build đc cộng đồng thì cũng là cái gì đó hay ho. Con này mình mới chỉ ném nửa chiếc dép lên thôi, tiếp tục quan sát xem nó làm gì tiếp theo. —- Mình biết @ethervista và hệ sinh thái của nó vẫn còn một số yếu điểm. Nhưng rất mong nó thành công, như một trong những nhân tố kéo ETH trở lại đường đua, chứ ETH tã quá rồi 😹😹😹 #Ethervista $ETH
TỔNG KẾT 3 NGÀY DEGEN HỆ #ETHERVISTA

1 kèo x9
1 kèo x5
2 kèo chia hơn 10
1 rug

Nói chung là khốc liệt 🥲

Một số kèo đang hold và theo tiếp tục theo dõi.

$VISTA @ethervista Dự án chính của hệ, nếu muốn giữ trend thì nó bắt buộc phải giữ giá, đẹp nhất là đẩy vượt đỉnh không thì gãy luôn cái trend #vista. Mình cũng mới chỉ lên tàu hôm điều chỉnh vừa rồi, trung bình giá khoảng 20.
$BONZI $CLIPPY Hai dự án này được chính chủ Ethervista support. Nhưng mà cap to với nhiều người biết rồi nên mình không mua nữa, mình thích degen mấy kèo từ hư không hơn.
$PAINT @paintvistaeth Một trong số những dự án OG của hệ. Hôm nọ dự án có hint làm về nft nhưng lại xoá. Con này hôm trước x9 mình có thoát bớt rồi, giờ còn một ít cứ vứt đó thôi.
$LIME @lime_audio Dự án làm một trang nghe audio theo phong cách y2k cổ đại, đã được thêm vào application của Ethervista. Con này là kèo x5 mình liệt kê bên trên, đã chốt 80%, còn lại vứt đó tính sau.
$WISTA @wistaeth Xét về idea thì mình thấy kèo này đỉnh vđ luôn. Mục tiêu của nó là kêu gọi Microsoft đặt tên cho phiên bản tiếp theo là #WindowsEthervista 😹 Lầy thật sự. Để microsoft đặt tên Windows Ethervista là điều không thể, nhưng mà kiểu nó có câu chuyện ấy, nếu build đc cộng đồng thì cũng là cái gì đó hay ho. Con này mình mới chỉ ném nửa chiếc dép lên thôi, tiếp tục quan sát xem nó làm gì tiếp theo.

—-
Mình biết @ethervista và hệ sinh thái của nó vẫn còn một số yếu điểm. Nhưng rất mong nó thành công, như một trong những nhân tố kéo ETH trở lại đường đua, chứ ETH tã quá rồi 😹😹😹

#Ethervista $ETH
Tłumacz
Nhịp điều chỉnh này đúng với sự kiện siêu bão Yagi lớn nhất 20 năm trở lại đây. Với những người tin vào hệ thống điềm báo như mình thì không có trùng hợp nào cả. Đó là sự vận hành đồng bộ của vũ trụ. Nhân quả tuần hoàn. Có câu thành ngữ “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Mình tin rằng đây là một chỉ dẫn cho sự tích cực của thị trường sắp tới. Bullish!
Nhịp điều chỉnh này đúng với sự kiện siêu bão Yagi lớn nhất 20 năm trở lại đây.

Với những người tin vào hệ thống điềm báo như mình thì không có trùng hợp nào cả. Đó là sự vận hành đồng bộ của vũ trụ. Nhân quả tuần hoàn.

Có câu thành ngữ “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Mình tin rằng đây là một chỉ dẫn cho sự tích cực của thị trường sắp tới.

Bullish!
Tłumacz
#Ondo đã vượt #Securitize trở thành dự án token hoá T-Bill lớn nhất 👀
#Ondo đã vượt #Securitize trở thành dự án token hoá T-Bill lớn nhất 👀
Tłumacz
Chỉ trong một buổi tối có 2 news đầu tư mà mình nghĩ các bạn nên quan tâm. » Deal thứ nhất là @PanteraCapital đầu tư vào @GAMEEToken với số tiền không được tiết lộ. Gamee là một game platform tập trung vào hệ sinh thái Telegram. Đáng chú ý là vào hồi tháng 5 vừa rồi Pantera cũng đã đầu tư vào @ton_blockchain với thông báo là deal đầu tư lớn chưa từng có của họ. Cùng với làn sóng tap to earn thì Telegram đang trở thành kênh onboard người dùng web3 với tốc độ đáng kinh ngạc. Dù là nhà đầu tư hay dự án cũng không nên bỏ qua làn sóng này. » Deal đầu tư thứ hai oà @StoryProtocol với khoản tiền được rót vòng này lên tới 80 triệu USD, nâng tổng số vốn raise đc lên 134 triệu USD. StoryProtocol là blockchain layer 1 làm về tài sản sở hữu trí tuệ - IP. Đây là một nhánh thuộc mảnh ghép #RWA rất có tiềm năng phát triển, đồng thời nó cũng ít nặng tính pháp lý hơn các nhóm RWA khác. Ở một góc độ nào đấy, khả năng hiện thực hoá và đưa vào các mô hình Defi nhanh và dễ hơn. Đây cũng là mảnh ghép đáng để dành sự quan tâm trong thời gian tới. StoryProtocol mình đã có một bài phân tích rất chi tiết trước đó. Các bạn có thể đọc lại trong trang cá nhân của mình. Còn về hệ sinh thái TON có rất nhiều thứ mình muốn kể với các bạn trong bài viết tiếp theo. $TON
Chỉ trong một buổi tối có 2 news đầu tư mà mình nghĩ các bạn nên quan tâm.

» Deal thứ nhất là @PanteraCapital đầu tư vào @GAMEEToken với số tiền không được tiết lộ. Gamee là một game platform tập trung vào hệ sinh thái Telegram.

Đáng chú ý là vào hồi tháng 5 vừa rồi Pantera cũng đã đầu tư vào @ton_blockchain với thông báo là deal đầu tư lớn chưa từng có của họ.

Cùng với làn sóng tap to earn thì Telegram đang trở thành kênh onboard người dùng web3 với tốc độ đáng kinh ngạc. Dù là nhà đầu tư hay dự án cũng không nên bỏ qua làn sóng này.

» Deal đầu tư thứ hai oà @StoryProtocol với khoản tiền được rót vòng này lên tới 80 triệu USD, nâng tổng số vốn raise đc lên 134 triệu USD.

StoryProtocol là blockchain layer 1 làm về tài sản sở hữu trí tuệ - IP. Đây là một nhánh thuộc mảnh ghép #RWA rất có tiềm năng phát triển, đồng thời nó cũng ít nặng tính pháp lý hơn các nhóm RWA khác. Ở một góc độ nào đấy, khả năng hiện thực hoá và đưa vào các mô hình Defi nhanh và dễ hơn.
Đây cũng là mảnh ghép đáng để dành sự quan tâm trong thời gian tới.

StoryProtocol mình đã có một bài phân tích rất chi tiết trước đó. Các bạn có thể đọc lại trong trang cá nhân của mình.

Còn về hệ sinh thái TON có rất nhiều thứ mình muốn kể với các bạn trong bài viết tiếp theo.

$TON
Tłumacz
Khi ông #Trump đắc cử tổng thống Mỹ và đưa $BTC vào danh sách tài sản dự trữ quốc gia thì #CryptoWarNations sẽ được kích hoạt. Bitcoin đã trải qua các giai đoạn từ tài sản vô giá trị > Cá nhân nhỏ lẻ > Whales > Tổ chức > Và giờ là cấp độ quốc gia. Tương tự như bao loại tài sản khác, cách để chi phối hoặc ít bị ảnh hưởng là control supply. Liệu nước Mỹ và BlackRock có trở thành MarketMaker trong cuộc chiến này 🤔 Tôi có bị bullish quá không ae 😹
Khi ông #Trump đắc cử tổng thống Mỹ và đưa $BTC vào danh sách tài sản dự trữ quốc gia thì #CryptoWarNations sẽ được kích hoạt.

Bitcoin đã trải qua các giai đoạn từ tài sản vô giá trị > Cá nhân nhỏ lẻ > Whales > Tổ chức > Và giờ là cấp độ quốc gia.

Tương tự như bao loại tài sản khác, cách để chi phối hoặc ít bị ảnh hưởng là control supply. Liệu nước Mỹ và BlackRock có trở thành MarketMaker trong cuộc chiến này 🤔

Tôi có bị bullish quá không ae 😹
Tłumacz
“Xương rồng đơm lá đơm hoa Nước đong đầy trên cao nguyên đá Là ngày Hoàng Đế trở về nhà” 🐸 $PEPE
“Xương rồng đơm lá đơm hoa
Nước đong đầy trên cao nguyên đá
Là ngày Hoàng Đế trở về nhà” 🐸

$PEPE
Tłumacz
Nhóm #Runes đang về vùng giá khá đẹp so với thời điểm cách đây vài tuần. List quan tâm: SATOSHI•NAKAMOTO, RSIC•GENESIS•RUNE.
Nhóm #Runes đang về vùng giá khá đẹp so với thời điểm cách đây vài tuần.

List quan tâm: SATOSHI•NAKAMOTO, RSIC•GENESIS•RUNE.
Tłumacz
Lúc thị trường reset như này mình muốn note vài cái người mới hay mắc phải. Bạn nào đang nào muốn tái cơ cấu danh mục cũng có thể xem qua. Thứ nhất là mua quá nhiều đồng coin. Insight của hành động này có lẽ không phải là đa dạng hoá danh mục, mà do bạn nghe, thấy, được shill quá nhiều đồng coin, đồng nào cũng toàn lời đường mật thành ra coin nào cũng thấy ngon. Sợ mất cơ hội, sợ tiếc, sợ nó bay mà không có hàng nên coin nào cũng múc, xé lẻ hết cục vốn ban đầu. Thứ hai là chọn các dòng coin rất chung chung. Cái này liên quan đến sự phân tích của mỗi người, nhưng theo quan điểm cá nhân mình thấy chỉ nên đầu tư chính vào 3 nhóm: - Một là nhóm coin thương hiệu của thị trường như BTC, ETH, LINK, … Nhóm này mình thường gọi là nhóm phòng thủ. Biên độ tăng có thể không cao như nhóm khác, nhưng nếu chẳng may có đi vào downtrend thì vẫn yên tâm hold tới tận mùa sau được. - Hai là nhóm các đồng coin “tiềm năng lead trend” ở tương lai gần, hoặc chí ít không chọn được lead trend thì cũng phải chọn được coin nằm trong trend. Nhóm này yêu cầu bạn phải phân tích và sẵn sàng phiêu lưu với nó. - Ba là “meme xịn”: Thực ra nhóm này nằm trong nhóm 2 nhưng mình tách ra hẳn một mục cho nổi bật. Meme super cycle. LMAO. Thị trường crypto sẽ trở nên nhàm chán và mất đi vẻ thuần phong mỹ tục nếu không có meme. Trong một mùa các trend xoay vần liên tục, không mùa nào giống mùa nào. Nếu bạn cứ chọn dòng coin chung chung thì khá rủi ro. Rủi ro về cả mặt tăng trưởng và cả về niềm tin của chính bạn khi thấy các trending coin bay không mỏi. Tóm lại, một là chọn nhóm signature brand, hai là trending hoặc ba cả hai.
Lúc thị trường reset như này mình muốn note vài cái người mới hay mắc phải. Bạn nào đang nào muốn tái cơ cấu danh mục cũng có thể xem qua.

Thứ nhất là mua quá nhiều đồng coin. Insight của hành động này có lẽ không phải là đa dạng hoá danh mục, mà do bạn nghe, thấy, được shill quá nhiều đồng coin, đồng nào cũng toàn lời đường mật thành ra coin nào cũng thấy ngon. Sợ mất cơ hội, sợ tiếc, sợ nó bay mà không có hàng nên coin nào cũng múc, xé lẻ hết cục vốn ban đầu.

Thứ hai là chọn các dòng coin rất chung chung. Cái này liên quan đến sự phân tích của mỗi người, nhưng theo quan điểm cá nhân mình thấy chỉ nên đầu tư chính vào 3 nhóm:
- Một là nhóm coin thương hiệu của thị trường như BTC, ETH, LINK, … Nhóm này mình thường gọi là nhóm phòng thủ. Biên độ tăng có thể không cao như nhóm khác, nhưng nếu chẳng may có đi vào downtrend thì vẫn yên tâm hold tới tận mùa sau được.

- Hai là nhóm các đồng coin “tiềm năng lead trend” ở tương lai gần, hoặc chí ít không chọn được lead trend thì cũng phải chọn được coin nằm trong trend. Nhóm này yêu cầu bạn phải phân tích và sẵn sàng phiêu lưu với nó.

- Ba là “meme xịn”: Thực ra nhóm này nằm trong nhóm 2 nhưng mình tách ra hẳn một mục cho nổi bật. Meme super cycle. LMAO. Thị trường crypto sẽ trở nên nhàm chán và mất đi vẻ thuần phong mỹ tục nếu không có meme.

Trong một mùa các trend xoay vần liên tục, không mùa nào giống mùa nào. Nếu bạn cứ chọn dòng coin chung chung thì khá rủi ro. Rủi ro về cả mặt tăng trưởng và cả về niềm tin của chính bạn khi thấy các trending coin bay không mỏi.

Tóm lại, một là chọn nhóm signature brand, hai là trending hoặc ba cả hai.
Tłumacz
Chu kỳ này nên chọn memecoin hay công nghệ?Trong khi memecoin có sự tăng trưởng "out trình" phần còn lại của thị trường thì nhóm coin công nghệ đang phải chật vật giữ cho giá ở vùng an toàn. Chu kỳ này liệu có khác những chu kỳ trước? Memecoin hay công nghệ-coin? Đâu mới là sự lựa chọn tối ưu cho danh mục đầu tư? Trong bài viết này mình sẽ phân tích đa khía cạnh về vấn đề này. Mở đầu Thị trường cryptocurrency đã có sự tăng trưởng mạnh kể từ giai đoạn cuối năm vừa rồi, Bitcoin tăng một mạch từ 35.000 lên 73.000 USD sau sự kiện Bitcoin Spot ETF. Các đồng top như Ethereum, Chainlink, BNB cũng đã có sự phục hồi đáng kể, đặc biệt là Solana. Bên cạnh các top coin tên tuổi, sóng tăng trưởng vừa rồi chúng ta được chứng kiến sự bứt phá của nhóm memecoin. Liên tục gây chú ý và chiếm sóng thị trường bằng sức tăng trưởng điên rồ, nhiều đồng memecoin tăng hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần. Trong khi đó nhóm các đồng coin công nghệ đang khá vất vả để giữ giá ở vùng an toàn. Và các câu chuyện về sự lựa chọn memecoin hay công nghệ lại dậy sóng trong cộng đồng nhà đầu tư crypto. Rõ ràng sự phân tích, niềm tin và chiến lược của mỗi người là khác nhau. Các nhà đầu tư luôn có chính kiến và sự lựa chọn của riêng mình nên sẽ không có một đáp án chung cho câu hỏi trên. Phần dưới đây là các góc nhìn cá nhân của tác giả để dẫn dắt đến câu trả lời cho câu hỏi memecoin và công nghệ, đâu mới là thứ đáng đầu tư. Trước hết, hãy cùng làm rõ memecoin và công nghệ coin là gì? Memecoin là gì? Memecoin là những đồng coin được tạo ra chỉ với mục đích giải trí, thường là lấy cảm hứng từ các meme, nhân vật, động vật, xu hướng nổi bật hoặc bất cứ thứ gì mang tính giải trí. Memecoin thường không gắn với tính ứng dụng hay công nghệ cao siêu, thay vào đó là văn hoá, một cộng đồng lớn mạnh sẽ là điểm tựa vững chắc cho đồng memecoin đó. Chỉ mất chưa đến một phút để tạo ra một memecoin, do vậy số lượng dự án nhóm này có thể lên tới hàng triệu và mỗi ngày lại có hàng trăm memecoin mới được tạo ra, tuy nhiên hơn 99% trong số chúng sẽ sớm biến mất. Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ chỉ đề cập tới nhóm các memecoin có vốn hoá ổn định và cộng đồng vững chắc, $PEPE $DOGE $WIF là những ví dụ điển hình. Coin công nghệ là gì? Không có một định nghĩa chính xác về nhóm coin công nghệ nhưng theo quan điểm từ phần đông cộng đồng, coin công nghệ là nhóm các đồng coin thuộc dự án với mục đích tập trung vào tính ứng dụng thông qua nền tảng công nghệ trong thị trường crypto. Trong ngữ cảnh của bài viết này, mình sử dụng cụm từ coin công nghệ để chỉ những đồng coin thuộc các dự án mới ra mắt, mang nặng màu công nghệ cao, có đội ngũ phát triển hùng hậu, được sự đầu tư lớn từ VCs, có whitepaper, tài liệu kỹ thuật đồ sộ, nó là hình ảnh trái chiều với nhóm memecoin phía trên. Một số dự án nổi bật như: $STRK $W $ALT $ENA. Bảng dưới đây là các tiêu chí giúp bạn phân biệt rõ hơn về hai nhóm này. Nhìn chung, coin meme và công nghệ mang hai sắc thái gần như trái ngược nhau trên mọi phương diện so sánh. Hiệu suất tăng trưởng Hiệu suất tăng trưởng là không giống nhau ở mỗi dự án, trong mỗi nhóm đều có dự án hiệu suất tốt và không tốt. Tuy nhiên, ở mặt bằng chung đối với những dự án theo định nghĩa ban đầu thì nhóm memecoin đang có hiệu suất vượt trội hơn hẳn nhóm công nghệ. Biểu đồ bên dưới là là hiệu suất của các nhóm token nổi bật trên thị trường trong một báo cáo của Binance hồi tháng 5/2024. Nhóm memecoin tăng trưởng 331% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các nhóm khác hầu như chỉ đạt mức tăng trưởng 2 con số. Ở phiên bản đầy đủ chúng ta có thể thấy bên cạnh nhóm tăng trưởng thì các nhóm coin đình đám một thời như Dex, LSDFi, Oracles, Ordinals, GameFi, Wallet … đều đang có sự tăng trưởng âm. Những điều này dẫn chúng ta đến với một câu chuyện nổi cộm suốt thời gian qua là low float, high fdv. Đây là tình trạng mà các dự án gắn mác công nghệ cao, gọi nhiều vốn từ quỹ đầu tư đẩy định giá lên cao trong khi chỉ đưa vào lưu thông một lượng cung nhỏ ban đầu rồi mở khoá dần theo thời gian. Low float, high fdv tạo ra tình trạng lạm phát lượng lớn token theo thời gian, nếu dự án không tạo được lực cầu cho token sau sự kiện niêm yết thì giá giảm là điều tất yếu. Những dự án công nghệ mới được ra mắt gần đây đều có lượng cung lưu thông ban đầu rất thấp. Ví dụ Staknet (7%), SAGA (9%), ENA (10%). Tỷ lệ phát thải token mỗi năm của nhóm này rơi vào khoảng 12-30%. So với những chu kỳ trước tỷ lệ Marketcap/FDV đã bị giảm đi rất nhiều. Trung bình 41,2% ở năm 2022 chỉ còn 12,3% ở năm 2024. Theo báo cáo của Binance, từ nay đến 2030 có hơn 155 tỷ USD giá trị token được mở khoá. Khi mà tốc độ dòng tiền chảy vào thị trường crypto thấp hơn so với tốc độ tạo dự án thì sẽ không có đủ thanh khoản cho tất cả. Giá mà các quỹ đầu tư mua ở các vòng gọi vốn sớm là rẻ hơn rất nhiều so với vòng cộng đồng, việc định giá cao có thể sẽ tạo điều kiện cho các quỹ luôn đạt được lợi nhuận trong mọi điều kiện thị trường, trong khi đó những người yêu công nghệ có thể đang phải gồng khoản lỗ nếu mua sau niêm yết. Bên trên là một bảng thống kê hiệu suất các token được niêm yết trên sàn Binance trong thời gian gần đây mà mình sưu tầm được. Hầu hết các dự án công nghệ đều chìm trong sắc đỏ, đối nghịch lại là sự tăng trưởng mạnh của nhóm memecoin. Đa phần memecoin trên Binance đều có sự tăng trưởng mạnh so với giai đoạn tích luỹ trước đó. $PEPE tăng 28 lần từ marketcap 250 triệu lên 7 tỷ USD, $DOGE, $SHIB, $FLOKI, $PEOPLE cũng có sự tăng trưởng lần lượt là 4, 8, 22 và 18 lần từ vùng tích lũy của chu kỳ. Tiềm năng phát triển Thẳng thắn mà nói, gần như tất cả nhà đầu tư nhỏ lẻ đến với thị trường cryptocurrency đều là vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Meme là nhóm coin thể hiện bản chất trần trụi nhất cho điều này. Không ẩn sâu dưới nhiều lớp vỏ bọc như công nghệ, tầm nhìn, ứng dụng, ..vân vân, với memecoin đơn giản chỉ là niềm tin tăng giá dựa trên cảm xúc. Dĩ nhiên kinh nghiệm qua năm tháng đã khiến nhà đầu tư tỉnh táo hơn kể cả đối với memecoin. Các nhóm meme rác hầu như chỉ thuyết phục được bộ phận người mới gia nhập thị trường, còn những OG, Whales họ đều có cho mình những bộ tiêu chí nhất định. Thêm vào đó với sự hỗ trợ của những công cụ kiểm tra on-chain đã loại bỏ đi khá nhiều dự án kém chất lượng, giúp memecoin có phần lành mạnh hơn. Tiếp tục với câu chuyện sự trỗi dậy của memecoin trong chu kỳ này. Thực ra  chu kỳ trước memecoin cũng đã đóng một vai trò quan trọng giúp thị trường crypto “làm thương hiệu” thông qua $DOGE, $SHIB. Mùa này nó vẫn đang tiếp tục thể hiện vai trò đó với hai dự án gây được nhiều sự chú ý là $PEPE và WIF. So với nhóm công nghệ thì memecoin dễ tiếp cận với người mới hơn nhiều. Đối với non-crypto user thậm chí cả những người tham gia từ lâu, việc nghiên cứu hàng trăm trang whitepaper, cập nhật công nghệ mỗi ngày là điều hết sức vất vả. Memecoin mang đến cho họ một cộng đồng giải trí, vui vẻ nhưng cũng không thiếu đi cảm xúc thị trường bằng các mô hình đường giá tăng giảm như tàu lượn. Cộng đồng hay truyền tai nhau về dòng tiền trong thị trường crypto chảy từ Bitcoin → Large cap → Lowcap → Meme nhưng có vẻ chu kỳ này mọi thứ đang khác, nó nên được sắp xếp lại thành Bitcoin & Memecoin → Coin công nghệ cao → Coin công nghệ thấp. Sự dễ tiếp cận hay nói theo một cách khác là dễ kích hoạt lòng tham này có lẽ đã được nhà tạo lập các hệ sinh thái nhìn ra và áp dụng triệt để. Giữa năm ngoái đến đầu năm nay chúng ta có memecoin season trên Ethereum, kế đó là meme season trên Solana rồi Base, TON, ngay cả hệ sinh thái già cỗi tưởng như không thể có token nào khác ngoài BTC là Bitcoin cũng đã có một meme season rực rỡ đến nỗi gas fee của mạng lưới liên tục tạo ATH. Riêng với mạng lưới Solana, không thể phủ nhận rằng chính memecoin đã góp một phần to lớn giúp hệ sinh thái này quay trở lại đường đua Layer 1 sau sự kiện sụp đổ của của FTX. Giờ đây có lẽ người ta nhớ đến Solana như là một hệ sinh thái dành cho memecoin nhiều hơn là hệ sinh thái NFT hay parallel blockchain. Như vậy, văn hoá vui vẻ, sự dễ tiếp cận cùng cơ chế kích hoạt lòng tham mạnh mẽ đang giúp memecoin chiếm ưu thế so với nhóm coin công nghệ. Nhưng nói như vậy không có nghĩa sẽ là dấu chấm hết cho coin công nghệ. Có câu ngạn ngữ “Đường dài mới biết ngựa hay", trong khung thời gian ngắn chưa thể đủ dữ kiện để đánh giá coin meme tốt hay coin công nghệ tốt. Không như đoá phù dung sớm nở tối tàn, sở dĩ các dự án thuộc nhóm coin công nghệ cần gọi vốn lớn, cần định giá cao là vì mục tiêu phát triển cho chặng đường dài, phục vụ những nhu cầu thiết thực của người dùng Web3. Nên nhớ rằng, thị trường cryptocurrency được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ, suốt dọc 15 năm phát triển các xu hướng mới được tạo ra đều xuất phát từ đột phá công nghệ. Để có được sự phát triển này thì những ý tưởng cần được sự đầu tư, các Angel Investor, VCs, chính là những người chắp cánh cho sự phát triển này. Trong nền kinh tế mỗi thực thể đều đóng một vai trò và đều quan trọng. Quyền lợi sẽ tương xứng với mức độ đóng góp, vì vậy, bạn đừng nên thắc mắc tại sao giá mà các quỹ đầu tư mua thấp hơn nhiều so với vòng cộng đồng. Bên cạnh việc cung cấp tài chính dồi dào đó là sự tư vấn chiến lược, hỗ trợ truyền thông, kết nối nguồn lực. Cuối cùng thì cả meme và công nghệ đều đang đóng góp cho sự phát triển chung của thị trường cryptocurrency nói riêng và ngành công nghiệp blockchain nói chung. Trong khi Bitcoin cùng với memecoin tạo ra câu chuyện hấp dẫn thu hút sự chú ý dư luận giúp thị trường “làm thương hiệu" thì coin công nghệ giúp thị trường bước đi một cách vững chắc. Nên lựa chọn memecoin hay công nghệ? Chắc chắn không có một câu trả lời chung cho tất cả, điều đó phụ thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi người. Trên quan điểm cá nhân của tác giả, tại sao phải đi tìm câu trả lời là có cái này và không cái kia, bên cạnh danh mục phòng thủ như Bitcoin, Ethereum bạn cũng có thể lựa chọn cho mình thêm cả các dự án meme và công nghệ. Nó cũng là cách giúp bạn theo sát thị trường và trải nghiệm với thị trường. Lời kết Trên đây là những nhận định mang nhiều tính cá nhân của tác giả, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn trong quá trình nghiên cứu. #memecoin Các thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chu kỳ này nên chọn memecoin hay công nghệ?

Trong khi memecoin có sự tăng trưởng "out trình" phần còn lại của thị trường thì nhóm coin công nghệ đang phải chật vật giữ cho giá ở vùng an toàn.
Chu kỳ này liệu có khác những chu kỳ trước?
Memecoin hay công nghệ-coin? Đâu mới là sự lựa chọn tối ưu cho danh mục đầu tư?
Trong bài viết này mình sẽ phân tích đa khía cạnh về vấn đề này.
Mở đầu
Thị trường cryptocurrency đã có sự tăng trưởng mạnh kể từ giai đoạn cuối năm vừa rồi, Bitcoin tăng một mạch từ 35.000 lên 73.000 USD sau sự kiện Bitcoin Spot ETF. Các đồng top như Ethereum, Chainlink, BNB cũng đã có sự phục hồi đáng kể, đặc biệt là Solana.
Bên cạnh các top coin tên tuổi, sóng tăng trưởng vừa rồi chúng ta được chứng kiến sự bứt phá của nhóm memecoin. Liên tục gây chú ý và chiếm sóng thị trường bằng sức tăng trưởng điên rồ, nhiều đồng memecoin tăng hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần. Trong khi đó nhóm các đồng coin công nghệ đang khá vất vả để giữ giá ở vùng an toàn. Và các câu chuyện về sự lựa chọn memecoin hay công nghệ lại dậy sóng trong cộng đồng nhà đầu tư crypto.
Rõ ràng sự phân tích, niềm tin và chiến lược của mỗi người là khác nhau. Các nhà đầu tư luôn có chính kiến và sự lựa chọn của riêng mình nên sẽ không có một đáp án chung cho câu hỏi trên.
Phần dưới đây là các góc nhìn cá nhân của tác giả để dẫn dắt đến câu trả lời cho câu hỏi memecoin và công nghệ, đâu mới là thứ đáng đầu tư.

Trước hết, hãy cùng làm rõ memecoin và công nghệ coin là gì?
Memecoin là gì?
Memecoin là những đồng coin được tạo ra chỉ với mục đích giải trí, thường là lấy cảm hứng từ các meme, nhân vật, động vật, xu hướng nổi bật hoặc bất cứ thứ gì mang tính giải trí.
Memecoin thường không gắn với tính ứng dụng hay công nghệ cao siêu, thay vào đó là văn hoá, một cộng đồng lớn mạnh sẽ là điểm tựa vững chắc cho đồng memecoin đó.

Chỉ mất chưa đến một phút để tạo ra một memecoin, do vậy số lượng dự án nhóm này có thể lên tới hàng triệu và mỗi ngày lại có hàng trăm memecoin mới được tạo ra, tuy nhiên hơn 99% trong số chúng sẽ sớm biến mất.
Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ chỉ đề cập tới nhóm các memecoin có vốn hoá ổn định và cộng đồng vững chắc, $PEPE $DOGE $WIF là những ví dụ điển hình.
Coin công nghệ là gì?
Không có một định nghĩa chính xác về nhóm coin công nghệ nhưng theo quan điểm từ phần đông cộng đồng, coin công nghệ là nhóm các đồng coin thuộc dự án với mục đích tập trung vào tính ứng dụng thông qua nền tảng công nghệ trong thị trường crypto.
Trong ngữ cảnh của bài viết này, mình sử dụng cụm từ coin công nghệ để chỉ những đồng coin thuộc các dự án mới ra mắt, mang nặng màu công nghệ cao, có đội ngũ phát triển hùng hậu, được sự đầu tư lớn từ VCs, có whitepaper, tài liệu kỹ thuật đồ sộ, nó là hình ảnh trái chiều với nhóm memecoin phía trên.
Một số dự án nổi bật như: $STRK $W $ALT $ENA.
Bảng dưới đây là các tiêu chí giúp bạn phân biệt rõ hơn về hai nhóm này.

Nhìn chung, coin meme và công nghệ mang hai sắc thái gần như trái ngược nhau trên mọi phương diện so sánh.
Hiệu suất tăng trưởng
Hiệu suất tăng trưởng là không giống nhau ở mỗi dự án, trong mỗi nhóm đều có dự án hiệu suất tốt và không tốt. Tuy nhiên, ở mặt bằng chung đối với những dự án theo định nghĩa ban đầu thì nhóm memecoin đang có hiệu suất vượt trội hơn hẳn nhóm công nghệ.
Biểu đồ bên dưới là là hiệu suất của các nhóm token nổi bật trên thị trường trong một báo cáo của Binance hồi tháng 5/2024.

Nhóm memecoin tăng trưởng 331% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các nhóm khác hầu như chỉ đạt mức tăng trưởng 2 con số.

Ở phiên bản đầy đủ chúng ta có thể thấy bên cạnh nhóm tăng trưởng thì các nhóm coin đình đám một thời như Dex, LSDFi, Oracles, Ordinals, GameFi, Wallet … đều đang có sự tăng trưởng âm.
Những điều này dẫn chúng ta đến với một câu chuyện nổi cộm suốt thời gian qua là low float, high fdv. Đây là tình trạng mà các dự án gắn mác công nghệ cao, gọi nhiều vốn từ quỹ đầu tư đẩy định giá lên cao trong khi chỉ đưa vào lưu thông một lượng cung nhỏ ban đầu rồi mở khoá dần theo thời gian.

Low float, high fdv tạo ra tình trạng lạm phát lượng lớn token theo thời gian, nếu dự án không tạo được lực cầu cho token sau sự kiện niêm yết thì giá giảm là điều tất yếu.

Những dự án công nghệ mới được ra mắt gần đây đều có lượng cung lưu thông ban đầu rất thấp. Ví dụ Staknet (7%), SAGA (9%), ENA (10%). Tỷ lệ phát thải token mỗi năm của nhóm này rơi vào khoảng 12-30%.

So với những chu kỳ trước tỷ lệ Marketcap/FDV đã bị giảm đi rất nhiều. Trung bình 41,2% ở năm 2022 chỉ còn 12,3% ở năm 2024. Theo báo cáo của Binance, từ nay đến 2030 có hơn 155 tỷ USD giá trị token được mở khoá.

Khi mà tốc độ dòng tiền chảy vào thị trường crypto thấp hơn so với tốc độ tạo dự án thì sẽ không có đủ thanh khoản cho tất cả. Giá mà các quỹ đầu tư mua ở các vòng gọi vốn sớm là rẻ hơn rất nhiều so với vòng cộng đồng, việc định giá cao có thể sẽ tạo điều kiện cho các quỹ luôn đạt được lợi nhuận trong mọi điều kiện thị trường, trong khi đó những người yêu công nghệ có thể đang phải gồng khoản lỗ nếu mua sau niêm yết.

Bên trên là một bảng thống kê hiệu suất các token được niêm yết trên sàn Binance trong thời gian gần đây mà mình sưu tầm được. Hầu hết các dự án công nghệ đều chìm trong sắc đỏ, đối nghịch lại là sự tăng trưởng mạnh của nhóm memecoin.
Đa phần memecoin trên Binance đều có sự tăng trưởng mạnh so với giai đoạn tích luỹ trước đó. $PEPE tăng 28 lần từ marketcap 250 triệu lên 7 tỷ USD, $DOGE , $SHIB, $FLOKI, $PEOPLE cũng có sự tăng trưởng lần lượt là 4, 8, 22 và 18 lần từ vùng tích lũy của chu kỳ.
Tiềm năng phát triển
Thẳng thắn mà nói, gần như tất cả nhà đầu tư nhỏ lẻ đến với thị trường cryptocurrency đều là vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Meme là nhóm coin thể hiện bản chất trần trụi nhất cho điều này. Không ẩn sâu dưới nhiều lớp vỏ bọc như công nghệ, tầm nhìn, ứng dụng, ..vân vân, với memecoin đơn giản chỉ là niềm tin tăng giá dựa trên cảm xúc.
Dĩ nhiên kinh nghiệm qua năm tháng đã khiến nhà đầu tư tỉnh táo hơn kể cả đối với memecoin. Các nhóm meme rác hầu như chỉ thuyết phục được bộ phận người mới gia nhập thị trường, còn những OG, Whales họ đều có cho mình những bộ tiêu chí nhất định. Thêm vào đó với sự hỗ trợ của những công cụ kiểm tra on-chain đã loại bỏ đi khá nhiều dự án kém chất lượng, giúp memecoin có phần lành mạnh hơn.
Tiếp tục với câu chuyện sự trỗi dậy của memecoin trong chu kỳ này. Thực ra  chu kỳ trước memecoin cũng đã đóng một vai trò quan trọng giúp thị trường crypto “làm thương hiệu” thông qua $DOGE , $SHIB. Mùa này nó vẫn đang tiếp tục thể hiện vai trò đó với hai dự án gây được nhiều sự chú ý là $PEPE và WIF.

So với nhóm công nghệ thì memecoin dễ tiếp cận với người mới hơn nhiều. Đối với non-crypto user thậm chí cả những người tham gia từ lâu, việc nghiên cứu hàng trăm trang whitepaper, cập nhật công nghệ mỗi ngày là điều hết sức vất vả. Memecoin mang đến cho họ một cộng đồng giải trí, vui vẻ nhưng cũng không thiếu đi cảm xúc thị trường bằng các mô hình đường giá tăng giảm như tàu lượn.
Cộng đồng hay truyền tai nhau về dòng tiền trong thị trường crypto chảy từ Bitcoin → Large cap → Lowcap → Meme nhưng có vẻ chu kỳ này mọi thứ đang khác, nó nên được sắp xếp lại thành Bitcoin & Memecoin → Coin công nghệ cao → Coin công nghệ thấp.
Sự dễ tiếp cận hay nói theo một cách khác là dễ kích hoạt lòng tham này có lẽ đã được nhà tạo lập các hệ sinh thái nhìn ra và áp dụng triệt để. Giữa năm ngoái đến đầu năm nay chúng ta có memecoin season trên Ethereum, kế đó là meme season trên Solana rồi Base, TON, ngay cả hệ sinh thái già cỗi tưởng như không thể có token nào khác ngoài BTC là Bitcoin cũng đã có một meme season rực rỡ đến nỗi gas fee của mạng lưới liên tục tạo ATH.
Riêng với mạng lưới Solana, không thể phủ nhận rằng chính memecoin đã góp một phần to lớn giúp hệ sinh thái này quay trở lại đường đua Layer 1 sau sự kiện sụp đổ của của FTX. Giờ đây có lẽ người ta nhớ đến Solana như là một hệ sinh thái dành cho memecoin nhiều hơn là hệ sinh thái NFT hay parallel blockchain.

Như vậy, văn hoá vui vẻ, sự dễ tiếp cận cùng cơ chế kích hoạt lòng tham mạnh mẽ đang giúp memecoin chiếm ưu thế so với nhóm coin công nghệ. Nhưng nói như vậy không có nghĩa sẽ là dấu chấm hết cho coin công nghệ.
Có câu ngạn ngữ “Đường dài mới biết ngựa hay", trong khung thời gian ngắn chưa thể đủ dữ kiện để đánh giá coin meme tốt hay coin công nghệ tốt.
Không như đoá phù dung sớm nở tối tàn, sở dĩ các dự án thuộc nhóm coin công nghệ cần gọi vốn lớn, cần định giá cao là vì mục tiêu phát triển cho chặng đường dài, phục vụ những nhu cầu thiết thực của người dùng Web3.

Nên nhớ rằng, thị trường cryptocurrency được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ, suốt dọc 15 năm phát triển các xu hướng mới được tạo ra đều xuất phát từ đột phá công nghệ.
Để có được sự phát triển này thì những ý tưởng cần được sự đầu tư, các Angel Investor, VCs, chính là những người chắp cánh cho sự phát triển này. Trong nền kinh tế mỗi thực thể đều đóng một vai trò và đều quan trọng. Quyền lợi sẽ tương xứng với mức độ đóng góp, vì vậy, bạn đừng nên thắc mắc tại sao giá mà các quỹ đầu tư mua thấp hơn nhiều so với vòng cộng đồng. Bên cạnh việc cung cấp tài chính dồi dào đó là sự tư vấn chiến lược, hỗ trợ truyền thông, kết nối nguồn lực.
Cuối cùng thì cả meme và công nghệ đều đang đóng góp cho sự phát triển chung của thị trường cryptocurrency nói riêng và ngành công nghiệp blockchain nói chung. Trong khi Bitcoin cùng với memecoin tạo ra câu chuyện hấp dẫn thu hút sự chú ý dư luận giúp thị trường “làm thương hiệu" thì coin công nghệ giúp thị trường bước đi một cách vững chắc.
Nên lựa chọn memecoin hay công nghệ? Chắc chắn không có một câu trả lời chung cho tất cả, điều đó phụ thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi người.
Trên quan điểm cá nhân của tác giả, tại sao phải đi tìm câu trả lời là có cái này và không cái kia, bên cạnh danh mục phòng thủ như Bitcoin, Ethereum bạn cũng có thể lựa chọn cho mình thêm cả các dự án meme và công nghệ. Nó cũng là cách giúp bạn theo sát thị trường và trải nghiệm với thị trường.

Lời kết
Trên đây là những nhận định mang nhiều tính cá nhân của tác giả, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn trong quá trình nghiên cứu.
#memecoin
Các thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư!
Tłumacz
Gm!
Gm!
Tłumacz
Thị trường còn một game rất lớn là in tiền. Món quà kích thích nền kinh tế này nên dành cho vị tân tổng thống. Lịch sử đã chứng minh cứ sau mỗi đợt bầu cử Mỹ thì BTC lại có new ATH, mỗi tội chu kỳ này thị trường chạy hơi sớm. Bầu cử diễn ra vào tháng 11, chính thức nhậm chức vào tháng 1 năm 2025.
Thị trường còn một game rất lớn là in tiền. Món quà kích thích nền kinh tế này nên dành cho vị tân tổng thống.

Lịch sử đã chứng minh cứ sau mỗi đợt bầu cử Mỹ thì BTC lại có new ATH, mỗi tội chu kỳ này thị trường chạy hơi sớm.

Bầu cử diễn ra vào tháng 11, chính thức nhậm chức vào tháng 1 năm 2025.
Tłumacz
Theo một số thông tin từ leak và nhá hàng từ chính chủ Apple thì bản cập nhật iOS 18 tới đây sẽ là bản cập nhật lớn nhất lịch sử với nội dung tập trung vào AI. Năm ngoái Apple cũng đã thâu tóm 32 công ty làm về AI 😂 và xác định AI là lĩnh vực then chốt nhiều năm tới Quay về với crypto thì có lẽ tiềm năng tăng trưởng của nhóm coin AI là vẫn còn Có lẽ nhiều thông tin chi tiết sẽ được công bố tại WWDC2024 bắt đầu từ ngày mai 10/06 #AI
Theo một số thông tin từ leak và nhá hàng từ chính chủ Apple thì bản cập nhật iOS 18 tới đây sẽ là bản cập nhật lớn nhất lịch sử với nội dung tập trung vào AI.

Năm ngoái Apple cũng đã thâu tóm 32 công ty làm về AI 😂 và xác định AI là lĩnh vực then chốt nhiều năm tới

Quay về với crypto thì có lẽ tiềm năng tăng trưởng của nhóm coin AI là vẫn còn
Có lẽ nhiều thông tin chi tiết sẽ được công bố tại WWDC2024 bắt đầu từ ngày mai 10/06

#AI
Tłumacz
LOL, hình như mấy hôm nay không ai quan tâm ETF flow. Hai ngày vừa rồi inflow lên đến hơn $1,3B rồi 👀 $BTC
LOL, hình như mấy hôm nay không ai quan tâm ETF flow.

Hai ngày vừa rồi inflow lên đến hơn $1,3B rồi 👀

$BTC
Poznaj najnowsze wiadomości dotyczące krypto
⚡️ Weź udział w najnowszych dyskusjach na temat krypto
💬 Współpracuj ze swoimi ulubionymi twórcami
👍 Ciesz się treściami, które Cię interesują
E-mail / Numer telefonu

Najnowsze wiadomości

--
Zobacz więcej
Mapa strony
Cookie Preferences
Regulamin platformy