Nguồn gốc của lòng tham điểm xuất phát đầu tiên của nó đó chính là từ lòng kiêu ngạo và cộng với ý chí tự do của con người. Vậy Kiêu ngạo là gì ? kiêu ngạo là luôn xem mình là trung tâm, luôn khẳng định mình là chân lý, không biết lắng nghe, không muốn nhận lỗi và thay đổi, luôn coi thường những người xung quanh……sâu xa về bản chất thực sự hơn nữa đó chính là ý muốn chọn lựa của bản thân đặt mình vượt lên trên tất cả toàn thể vũ trụ, muốn vượt trội hơn cả Đấng Sáng Tạo Vô Hạn đó chính là Thiên Chúa Tối Cao toàn năng toàn tri và toàn thiện. Ngay từ thuở ban đầu khi loài người đã được ban cho một ý chí tự do lựa chọn thì đã tự mình sinh ra lòng kiêu ngạo rồi từ lòng kiêu ngạo này mới sinh ra lòng tham và kết quả là con người có ý muốn loại bỏ đi Thiên Chúa Đấng Vô Hạn và ham muốn tự mình làm chủ lấy tất cả, có thể nói chính con người muốn tự mình trở nên thành Đấng Tối Cao. Khi con người đã cắt đứt đi mối dây liên kết với Thiên Chúa (đánh mất Thiên Chúa) rồi thì chính sự sợ hãi bắt đầu xuất hiện xâm lấn ở trong lòng con người. Sự sợ hãi làm gia tăng thêm lòng tham, sự ham muốn ở nơi con người để khoả lấp đi cái sự thiếu thốn vô hạn ở trong lòng, con người không còn thấy được sự hài lòng thoả mãn đích thực nữa và sau khi đạt được một mục tiêu nào đó thì lại tiếp tục đặt ra và bắt tay ngay vào một mục tiêu mới rồi cứ như thế như một vòng lặp cho đến khi chết. Lòng tham con người là vô đáy và cũng chẳng có thể nào đo đếm được vì nó được giấu kín âm thầm ở trong lòng và cũng chẳng có cái đơn vị đo đếm nào ở trên thế gian này dùng để đo lường được lòng tham của con người, duy nhất chỉ có Thiên Chúa Đấng thấu suốt mọi sự mới biết được con người đó có lòng tham như thế nào. “Nếu ai trên thế gian này bảo mình không tham lam thì đích thị là rất tham lam” là vì họ không nhận biết được lòng tham đã sẵn có ở bên trong lòng mình và khi đã không nhận biết được thì đương nhiên họ cũng không tự mình biết kìm hãm đặt ra giới hạn (tự cắt đứt lòng tham của chính mình) họ tham mà chẳng biết rằng là mình đã tham như thế nào. “Ai nói mình sống không có tham vọng thì đích thị là rất nhiều tham vọng” là vì tự họ không nhận biết được cái tham vọng của chính mình mà cứ theo bản ngã âm thầm ở trong lòng của mình mà tiến tới, lòng tham hoặc tham vọng ở con người là không có cùng đích. Vậy câu hỏi đặt ra là “Nếu cho rằng lòng tham của con người là vô hạn thì điều gì có thể khoả lấp được lòng tham ở nơi con người ?” Câu trả lời là “Duy nhất chỉ có Thiên Chúa Tối Cao là Đấng Vô Hạn mới có thể làm thoả mãn đích thực mà khoả lấp đi cái tham vọng lòng tham vô đáy của con người mà thôi.” Có được Thiên Chúa là Đấng Vô Hạn rồi thì lòng tham của con người sẽ bị chấm dứt. Lòng tham sẽ được yên nghỉ, kể từ khi con người tự mình đánh mất Thiên Chúa thì trong lòng mình trở nên sợ hãi và trống rỗng không đáy. Vậy đánh mất đi điều gì thì khi tìm kiếm lại được điều ấy thì hậu quả của việc đánh mất sẽ kết thúc. Sự kiêu ngạo, lòng tham, sợ hãi nó như là những cái ống có sự kết nối thông qua với nhau.

Lòng tham sinh ra từ sự kiêu ngạo còn ngu dốt sinh ra từ sự thiếu hiểu biết (tức là không nhận biết được SỰ THẬT).

Vậy nếu một người có sự hiểu biết chân lý và sự thật thực sự thì họ sẽ biết cách để kiểm soát được lòng tham.

Kết luận : SỰ SỢ HÃI VÀ LÒNG THAM NƠI CON NGƯỜI LÀ HỆ QUẢ CỦA VIỆC ĐÁNH MẤT ĐI THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG VÔ HẠN (INFINITY).