Binance Square
LIVE
PCB Block
@blockchain247
Top news channel 247 🚀🚀🚀
Siguiendo
Seguidores
Me gusta
compartieron
Todo el contenido
LIVE
--
Máy tính lượng tử: Mối đe dọa tiềm tàng đối với hệ thống mã hóa khóa công khai trên blockchain Trong báo cáo thuộc chuỗi Ripple Insights, Giáo sư Toán học Massimiliano Sala từ Đại học Trento, người đang hợp tác với Ripple trong chương trình Sáng kiến Nghiên cứu Blockchain Đại học (UBRI), đã nêu bật vấn đề an ninh blockchain trong bối cảnh phát triển máy tính lượng tử. Theo Giáo sư Sala, máy tính lượng tử đặt ra mối đe dọa tiềm ẩn cho tất cả hệ thống mã hóa khóa công khai hiện có, vì các phương thức mã hóa này có thể dễ dàng bị bẻ khóa bằng tính toán lượng tử, đồng nghĩa với việc tài sản của người dùng trên các mạng lưới blockchain sử dụng khóa công khai cho chữ ký số, chẳng hạn như Bitcoin, có nguy cơ bị tấn công. Ông cho rằng các hệ thống này nên được thay thế bằng các giải pháp thay thế chống lại tấn công lượng tử, vì máy tính lượng tử sẽ cho phép bẻ khóa mã hóa khóa công khai bằng phương pháp brute force toán học. Mặc dù mối đe dọa hiện tại chỉ là giả thuyết, nhưng nó sẽ trở nên rất thực tế khi máy tính lượng tử đủ mạnh và có sẵn trên thị trường. Hơn nữa, không chỉ lĩnh vực tiền mã hoá, mà sự an toàn của bất kỳ dữ liệu nào được lưu trữ trên blockchain với mã hóa khóa công khai cũng sẽ gặp rủi ro. Hiện tại, nghiên cứu và phát triển công nghệ lượng tử đang được tiến hành tích cực, vì vậy các hệ thống máy tính dựa trên công nghệ này có thể xuất hiện trên thị trường trong vài năm tới. Tuy nhiên, Giáo sư Sala hài lòng với tiến độ đạt được trong việc phát triển các hệ thống mật mã sau lượng tử và khuyến nghị các nhà phát triển blockchain tiếp tục nghiên cứu theo hướng này.
Máy tính lượng tử: Mối đe dọa tiềm tàng đối với hệ thống mã hóa khóa công khai trên blockchain

Trong báo cáo thuộc chuỗi Ripple Insights, Giáo sư Toán học Massimiliano Sala từ Đại học Trento, người đang hợp tác với Ripple trong chương trình Sáng kiến Nghiên cứu Blockchain Đại học (UBRI), đã nêu bật vấn đề an ninh blockchain trong bối cảnh phát triển máy tính lượng tử.

Theo Giáo sư Sala, máy tính lượng tử đặt ra mối đe dọa tiềm ẩn cho tất cả hệ thống mã hóa khóa công khai hiện có, vì các phương thức mã hóa này có thể dễ dàng bị bẻ khóa bằng tính toán lượng tử, đồng nghĩa với việc tài sản của người dùng trên các mạng lưới blockchain sử dụng khóa công khai cho chữ ký số, chẳng hạn như Bitcoin, có nguy cơ bị tấn công.

Ông cho rằng các hệ thống này nên được thay thế bằng các giải pháp thay thế chống lại tấn công lượng tử, vì máy tính lượng tử sẽ cho phép bẻ khóa mã hóa khóa công khai bằng phương pháp brute force toán học.

Mặc dù mối đe dọa hiện tại chỉ là giả thuyết, nhưng nó sẽ trở nên rất thực tế khi máy tính lượng tử đủ mạnh và có sẵn trên thị trường. Hơn nữa, không chỉ lĩnh vực tiền mã hoá, mà sự an toàn của bất kỳ dữ liệu nào được lưu trữ trên blockchain với mã hóa khóa công khai cũng sẽ gặp rủi ro.

Hiện tại, nghiên cứu và phát triển công nghệ lượng tử đang được tiến hành tích cực, vì vậy các hệ thống máy tính dựa trên công nghệ này có thể xuất hiện trên thị trường trong vài năm tới. Tuy nhiên, Giáo sư Sala hài lòng với tiến độ đạt được trong việc phát triển các hệ thống mật mã sau lượng tử và khuyến nghị các nhà phát triển blockchain tiếp tục nghiên cứu theo hướng này.
Mỹ Thông Qua dự Luật Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh BlockchainHạ viện Mỹ đã thông qua dự luật “Triển khai Blockchain Mỹ năm 2023” vào ngày 15/5 với tỷ lệ phiếu 334-79, trao cho Bộ Thương mại vai trò thúc đẩy công nghệ blockchain. Dự luật nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng. Dự luật được đồng đề xuất bởi Hạ nghị sĩ Lisa Blunt Rochester và Larry Bucshon, hai người chưa từng có hoạt động nào liên quan đến blockchain hay tiền mã hoá. Dự luật lưỡng đảng này chỉ đạo Bộ trưởng Thương mại – hiện là bà Gina Raimondo thực hiện các hành động cần thiết và phù hợp để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ blockchain hoặc công nghệ sổ cái phân tán khác. Dự luật cũng chỉ định Bộ trưởng Thương mại là cố vấn chính của Tổng thống về blockchain và giao cho Bộ trưởng một số trách nhiệm như phát triển chính sách, nghiên cứu và quảng bá công nghệ. Đồng thời yêu cầu thành lập một ủy ban tư vấn cho Bộ trưởng gồm đại diện chính phủ, ngành, giới học thuật, văn hóa, và cótrách nhiệm báo cáo thường niên lên Quốc hội. Dự luật Triển khai Blockchain của Mỹ năm 2023. Nguồn: Congress.gov Tuy nhiên, dự luật cũng vấp phải sự phản đối từ một số nghị sĩ, bao gồm những người hoài nghi về tiền mãhoá như Sean Casten, Bill Foster và Brad Sherman, cùng với Harriet Hageman – đồng nghiệp của Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (người ủng hộ tiền mã hoá). Nghị sĩ Casten cũng chính là người dẫn đầu, cùng với Sherman, Foster và một số người khác đề xuất Dự luật Toàn vẹn Blockchain, được giới thiệu tại Hạ viện vào ngày 7/5 vừa qua nhằm cấm sử dụng dịch vụ “trộn” tiền mã hoá trong hai năm, trong khi Bộ Tài chính vẫn đang đánh giá về chúng. Hiện dự luật vẫn chưa được đưa ra bỏ phiếu. Cùng ngày, Hạ viện cũng thông qua hai dự luật khác liên quan đến blockchain là “Dự luật Công nghệ An toàn Người tiêu dùng” và “Dự luật Thúc đẩy Chuỗi cung ứng Bền bỉ”. Tất cả các sẽ được chuyển lên Thượng viện để xem xét.  Hiện có khoảng 50 dự luật ảnh hưởng đến tiền mã hoá đang được xem xét ở các giai đoạn khác nhau tại Quốc hội Mỹ.

Mỹ Thông Qua dự Luật Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Blockchain

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật “Triển khai Blockchain Mỹ năm 2023” vào ngày 15/5 với tỷ lệ phiếu 334-79, trao cho Bộ Thương mại vai trò thúc đẩy công nghệ blockchain. Dự luật nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng.

Dự luật được đồng đề xuất bởi Hạ nghị sĩ Lisa Blunt Rochester và Larry Bucshon, hai người chưa từng có hoạt động nào liên quan đến blockchain hay tiền mã hoá.

Dự luật lưỡng đảng này chỉ đạo Bộ trưởng Thương mại – hiện là bà Gina Raimondo thực hiện các hành động cần thiết và phù hợp để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ blockchain hoặc công nghệ sổ cái phân tán khác.

Dự luật cũng chỉ định Bộ trưởng Thương mại là cố vấn chính của Tổng thống về blockchain và giao cho Bộ trưởng một số trách nhiệm như phát triển chính sách, nghiên cứu và quảng bá công nghệ. Đồng thời yêu cầu thành lập một ủy ban tư vấn cho Bộ trưởng gồm đại diện chính phủ, ngành, giới học thuật, văn hóa, và cótrách nhiệm báo cáo thường niên lên Quốc hội.

Dự luật Triển khai Blockchain của Mỹ năm 2023. Nguồn: Congress.gov

Tuy nhiên, dự luật cũng vấp phải sự phản đối từ một số nghị sĩ, bao gồm những người hoài nghi về tiền mãhoá như Sean Casten, Bill Foster và Brad Sherman, cùng với Harriet Hageman – đồng nghiệp của Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (người ủng hộ tiền mã hoá).

Nghị sĩ Casten cũng chính là người dẫn đầu, cùng với Sherman, Foster và một số người khác đề xuất Dự luật Toàn vẹn Blockchain, được giới thiệu tại Hạ viện vào ngày 7/5 vừa qua nhằm cấm sử dụng dịch vụ “trộn” tiền mã hoá trong hai năm, trong khi Bộ Tài chính vẫn đang đánh giá về chúng. Hiện dự luật vẫn chưa được đưa ra bỏ phiếu.

Cùng ngày, Hạ viện cũng thông qua hai dự luật khác liên quan đến blockchain là “Dự luật Công nghệ An toàn Người tiêu dùng” và “Dự luật Thúc đẩy Chuỗi cung ứng Bền bỉ”. Tất cả các sẽ được chuyển lên Thượng viện để xem xét. 

Hiện có khoảng 50 dự luật ảnh hưởng đến tiền mã hoá đang được xem xét ở các giai đoạn khác nhau tại Quốc hội Mỹ.
Breaking News – 21/05Tin tức tổng hợp thị trường blockchain & tiền mã hóa – 21/05 Quỹ đầu tư của tỷ phú Steven Cohen đang sở hữu 77,5 triệu USD ETF Bitcoin spot Vào cuối Q1/2024, quỹ đầu tư 34 tỷ USD của tỷ phú Steven Cohen – Point72 – đang sở hữu 77,5 triệu USD trong ETF Bitcoin spot Fidelity Wise Origin (FBTC). Đây là một trong 13 quỹ phòng hộ hàng đầu Mỹ đã đầu tư vào ETF Bitcoin spot. Các quỹ khác như Elliott Capital, Millennium, Fortress, Schonfeld cũng nắm giữ lượng lớn ETF Bitcoin spot. SWIB (Ủy ban đầu tư Wisconsin) sở hữu hơn 163 triệu USD, Susquehanna đầu tư 1,3 tỷ USD vào 10 quỹ ETF Bitcoin. Ngân hàng lớn như Morgan Stanley, RBC, JP Morgan, Wells Fargo cũng nắm giữ hàng trăm triệu USD ETF Bitcoin spot cho khách hàng. Việc sở hữu ETF không chỉ để đầu tư dài hạn mà còn phục vụ các mục đích như thanh khoản, phòng ngừa rủi ro, tạo lợi suất. Vitalik Buterin chỉ ra giải pháp khắc phục các mối đe dọa đến tính phi tập trung trên Ethereum Vitalik Buterin, nhà phát triển chủ chốt của Ethereum, đề xuất các giải pháp cho 3 thách thức chính đang đe dọa tính phi tập trung của mạng lưới Ethereum. Về MEV, Buterin đề xuất “Giảm thiểu MEV” và “Cách ly MEV” bằng cách tách rời nhiệm vụ chọn giao dịch. Đối với Liquid Staking, ông đề xuất giới hạn token tạo ra và yêu cầu kiểm duyệt dự án. Về yêu cầu phần cứng node, Buterin kiến nghị nới lỏng tiêu chuẩn và khuyến khích thiết bị phổ biến. Nhà phát triển Ethereum nhấn mạnh giải quyết những thách thức này là cần thiết để duy trì tính phi tập trung của mạng lưới. Genesis dự kiến hoàn trả 3 tỷ USD tài sản Genesis đã nộp đơn phá sản vào đầu năm 2023 sau những tổn thất từ sự sụp đổ của Three Arrows Capital và FTX, khiến công ty chịu món nợ lên tới 3,5 tỷ USD. Mới đây, Genesis được tòa án chấp thuận hoàn trả khoảng 3 tỷ USD, tương đương 77% giá trị tài sản bị khoá của khách hàng kể từ tháng 11/2022 khi công ty tạm ngừng rút tiền. Đáng chú ý, công ty mẹ Digital Currency Group (DCG) của Genesis sẽ không nhận được khoản thanh toán này. DCG đề xuất hạn chế giá trị các yêu cầu bồi thường ở mức giá tháng 1/2023 để giảm giá trị khoản nợ, nhưng đề xuất này không được chấp nhận do số tiền yêu cầu bồi thường lên đến 32 tỷ USD. Chủ nợ lớn nhất của Genesis là Gemini Earn, và người dùng Gemini Earn sẽ bắt đầu nhận lại tài sản mà họ được nợ vào cuối tháng 5, với khoảng 97% số tiền nợ được hoàn trả ban đầu. Giá Gnosis tăng 20% sau đề xuất dùng 30 triệu USD để mua lại token Dự án Gnosis (GNO) đề xuất sử dụng 30 triệu USD từ kho bạc của DAO để mua lại token GNO trong 6 tháng. Đề xuất này do quỹ đầu tư Thanefield Capital đưa ra, họ cho rằng giá trị thị trường của GNO đang bị định giá thấp so với tổng tài sản 730 triệu USD của Gnosis DAO. Thanefield Capital đề xuất hai chiến lược mua lại: sử dụng TWAP trong 6 tháng hoặc phân bổ 15 triệu USD linh hoạt dựa trên thị trường. Đề xuất được 12/14 thành viên cộng đồng ủng hộ. Sau khi được chấp thuận, giá GNO tăng 20%.

Breaking News – 21/05

Tin tức tổng hợp thị trường blockchain & tiền mã hóa – 21/05

Quỹ đầu tư của tỷ phú Steven Cohen đang sở hữu 77,5 triệu USD ETF Bitcoin spot

Vào cuối Q1/2024, quỹ đầu tư 34 tỷ USD của tỷ phú Steven Cohen – Point72 – đang sở hữu 77,5 triệu USD trong ETF Bitcoin spot Fidelity Wise Origin (FBTC). Đây là một trong 13 quỹ phòng hộ hàng đầu Mỹ đã đầu tư vào ETF Bitcoin spot. Các quỹ khác như Elliott Capital, Millennium, Fortress, Schonfeld cũng nắm giữ lượng lớn ETF Bitcoin spot. SWIB (Ủy ban đầu tư Wisconsin) sở hữu hơn 163 triệu USD, Susquehanna đầu tư 1,3 tỷ USD vào 10 quỹ ETF Bitcoin. Ngân hàng lớn như Morgan Stanley, RBC, JP Morgan, Wells Fargo cũng nắm giữ hàng trăm triệu USD ETF Bitcoin spot cho khách hàng. Việc sở hữu ETF không chỉ để đầu tư dài hạn mà còn phục vụ các mục đích như thanh khoản, phòng ngừa rủi ro, tạo lợi suất.

Vitalik Buterin chỉ ra giải pháp khắc phục các mối đe dọa đến tính phi tập trung trên Ethereum

Vitalik Buterin, nhà phát triển chủ chốt của Ethereum, đề xuất các giải pháp cho 3 thách thức chính đang đe dọa tính phi tập trung của mạng lưới Ethereum. Về MEV, Buterin đề xuất “Giảm thiểu MEV” và “Cách ly MEV” bằng cách tách rời nhiệm vụ chọn giao dịch. Đối với Liquid Staking, ông đề xuất giới hạn token tạo ra và yêu cầu kiểm duyệt dự án. Về yêu cầu phần cứng node, Buterin kiến nghị nới lỏng tiêu chuẩn và khuyến khích thiết bị phổ biến. Nhà phát triển Ethereum nhấn mạnh giải quyết những thách thức này là cần thiết để duy trì tính phi tập trung của mạng lưới.

Genesis dự kiến hoàn trả 3 tỷ USD tài sản

Genesis đã nộp đơn phá sản vào đầu năm 2023 sau những tổn thất từ sự sụp đổ của Three Arrows Capital và FTX, khiến công ty chịu món nợ lên tới 3,5 tỷ USD. Mới đây, Genesis được tòa án chấp thuận hoàn trả khoảng 3 tỷ USD, tương đương 77% giá trị tài sản bị khoá của khách hàng kể từ tháng 11/2022 khi công ty tạm ngừng rút tiền. Đáng chú ý, công ty mẹ Digital Currency Group (DCG) của Genesis sẽ không nhận được khoản thanh toán này. DCG đề xuất hạn chế giá trị các yêu cầu bồi thường ở mức giá tháng 1/2023 để giảm giá trị khoản nợ, nhưng đề xuất này không được chấp nhận do số tiền yêu cầu bồi thường lên đến 32 tỷ USD. Chủ nợ lớn nhất của Genesis là Gemini Earn, và người dùng Gemini Earn sẽ bắt đầu nhận lại tài sản mà họ được nợ vào cuối tháng 5, với khoảng 97% số tiền nợ được hoàn trả ban đầu.

Giá Gnosis tăng 20% sau đề xuất dùng 30 triệu USD để mua lại token

Dự án Gnosis (GNO) đề xuất sử dụng 30 triệu USD từ kho bạc của DAO để mua lại token GNO trong 6 tháng. Đề xuất này do quỹ đầu tư Thanefield Capital đưa ra, họ cho rằng giá trị thị trường của GNO đang bị định giá thấp so với tổng tài sản 730 triệu USD của Gnosis DAO.

Thanefield Capital đề xuất hai chiến lược mua lại: sử dụng TWAP trong 6 tháng hoặc phân bổ 15 triệu USD linh hoạt dựa trên thị trường. Đề xuất được 12/14 thành viên cộng đồng ủng hộ. Sau khi được chấp thuận, giá GNO tăng 20%.
Hacker Tấn Công Dự Án Gala Games, Cuỗm 200 Triệu USDVào ngày 20/5, một hacker chưa rõ danh tính đã tấn công dự án game blockchain Gala Games, chiếm đoạt khoảng 200 triệu USD. Sự cố khiến giá token GALA giảm mạnh hơn 20% trong vòng chưa đầy 2 tiếng. Theo nhà phát triển Solidity 0xquit, kẻ tấn công đã mint 5 tỷ token GALA thông qua một địa chỉ admin, có khả năng là hacker bên ngoài hoặc chủ sở hữu địa chỉ giả mạo. 0xquit cho biết kẻ tấn công có thể mint thêm 12 tỷ token nữa trước khi đạt giới hạn. Tuy nhiên, địa chỉ bị khai thác đã bị đưa vào danh sách đen, nghĩa là kẻ tấn công phải truy cập được một địa chỉ admin khác mới có thể đánh cắp hoặc mint thêm token. Giao dịch liên quan đã được phản ánh trên Etherscan. Gala Games hiện chưa đưa ra bình luận nào. A compromised or rogue Gala Games admin address minted 5 Billion $GALA ($200M) and has been systematically selling the tokens for the past 2 hours.This is why decentralization is important – I prefer "can't be evil" over "don't be evil", and design with that in mind. Outlaw… pic.twitter.com/aZkQZ2zYi6 — Quit (@0xQuit) May 20, 2024 Mặc dù hacker đã mint được một lượng lớn token GALA, nhưng Molly White, chuyên gia phân tích thị trường, cho rằng chúng khó có thể được bán ra một cách dễ dàng. Bởi việc tung ra thị trường một lượng token lớn sẽ ngay lập tức làm tăng nguồn cung GALA.  Theo nguyên tắc cung cầu, khi nguồn cung tăng đột ngột mà nhu cầu không đổi, giá GALA chắc chắn sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Nói cách khác, hacker đang “mắc kẹt” với số token đánh cắp được. Nếu bán ra, chúng sẽ mất giá thảm hại. Giá GALA đã giảm từ 0,048 USD xuống 0,038 USD trong vòng chưa đầy hai giờ, đánh dấu mức giảm hơn 20%. Tuy nhiên đã phục hồi một phần lên 0,043 USD vào lúc 12:04 sáng UTC. Đây không phải là lần đầu tiên Gala Games bị tấn công. Vào tháng 11/2021, công ty đã bị mất 130 triệu USD trong một vụ tấn công tương tự. Sau đó, vào năm 2023, những người đồng sáng lập công ty đã vướng vào một cuộc tranh chấp pháp lý khi đồng sáng lập Eric Schiermeyer cáo buộc đồng sáng lập Wright Thurston thực hiện vụ trộm. Gala Games cũng từng trải qua một vụ khai thác 1 tỷ USD vào tháng 11/2023, do các hacker mũ trắng thực hiện. Mặc dù số tiền vẫn an toàn vào thời điểm đó, nhưng sự cố đã gây ra lo ngại và ảnh hưởng đến giá GALA. Bất chấp nhiều tranh cãi, token GALA vẫn nằm trong số 70 token tiền mã hoá lớn nhất theo vốn hóa thị trường, với nguồn cung trị giá 1,56 tỷ USD.

Hacker Tấn Công Dự Án Gala Games, Cuỗm 200 Triệu USD

Vào ngày 20/5, một hacker chưa rõ danh tính đã tấn công dự án game blockchain Gala Games, chiếm đoạt khoảng 200 triệu USD. Sự cố khiến giá token GALA giảm mạnh hơn 20% trong vòng chưa đầy 2 tiếng.

Theo nhà phát triển Solidity 0xquit, kẻ tấn công đã mint 5 tỷ token GALA thông qua một địa chỉ admin, có khả năng là hacker bên ngoài hoặc chủ sở hữu địa chỉ giả mạo. 0xquit cho biết kẻ tấn công có thể mint thêm 12 tỷ token nữa trước khi đạt giới hạn.

Tuy nhiên, địa chỉ bị khai thác đã bị đưa vào danh sách đen, nghĩa là kẻ tấn công phải truy cập được một địa chỉ admin khác mới có thể đánh cắp hoặc mint thêm token. Giao dịch liên quan đã được phản ánh trên Etherscan. Gala Games hiện chưa đưa ra bình luận nào.

A compromised or rogue Gala Games admin address minted 5 Billion $GALA ($200M) and has been systematically selling the tokens for the past 2 hours.This is why decentralization is important – I prefer "can't be evil" over "don't be evil", and design with that in mind. Outlaw… pic.twitter.com/aZkQZ2zYi6

— Quit (@0xQuit) May 20, 2024

Mặc dù hacker đã mint được một lượng lớn token GALA, nhưng Molly White, chuyên gia phân tích thị trường, cho rằng chúng khó có thể được bán ra một cách dễ dàng. Bởi việc tung ra thị trường một lượng token lớn sẽ ngay lập tức làm tăng nguồn cung GALA. 

Theo nguyên tắc cung cầu, khi nguồn cung tăng đột ngột mà nhu cầu không đổi, giá GALA chắc chắn sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Nói cách khác, hacker đang “mắc kẹt” với số token đánh cắp được. Nếu bán ra, chúng sẽ mất giá thảm hại.

Giá GALA đã giảm từ 0,048 USD xuống 0,038 USD trong vòng chưa đầy hai giờ, đánh dấu mức giảm hơn 20%. Tuy nhiên đã phục hồi một phần lên 0,043 USD vào lúc 12:04 sáng UTC.

Đây không phải là lần đầu tiên Gala Games bị tấn công. Vào tháng 11/2021, công ty đã bị mất 130 triệu USD trong một vụ tấn công tương tự. Sau đó, vào năm 2023, những người đồng sáng lập công ty đã vướng vào một cuộc tranh chấp pháp lý khi đồng sáng lập Eric Schiermeyer cáo buộc đồng sáng lập Wright Thurston thực hiện vụ trộm.

Gala Games cũng từng trải qua một vụ khai thác 1 tỷ USD vào tháng 11/2023, do các hacker mũ trắng thực hiện. Mặc dù số tiền vẫn an toàn vào thời điểm đó, nhưng sự cố đã gây ra lo ngại và ảnh hưởng đến giá GALA.

Bất chấp nhiều tranh cãi, token GALA vẫn nằm trong số 70 token tiền mã hoá lớn nhất theo vốn hóa thị trường, với nguồn cung trị giá 1,56 tỷ USD.
Liên Hợp Quốc: Triều Tiên Rửa 147,5 Triệu USD Qua Tornado CashLHQ cáo buộc Triều Tiên đã rửa 147,5 triệu USD giá trị tiền mã hoá thông qua nền tảng Tornado Cash vào tháng 3, sau khi đánh cắp số tiền này từ sàn giao dịch tiền mã hoá HTX vào năm ngoái. Theo báo cáo mật từ Liên Hợp Quốc được Reuters tiết lộ hôm thứ Ba, Triều Tiên đã thực hiện 97 vụ tấn công mạng nghi ngờ nhắm vào các công ty tiền mã hoá từ năm 2017 đến 2024, với tổng giá trị khoảng 3,6 tỷ USD. Trong đó, một vụ tấn công vào cuối năm ngoái đã đánh cắp 147,5 triệu USD từ sàn giao dịch HTX, trước khi số tiền này được rửa thông qua Tornado Cash vào tháng 3 năm nay. Thông tin này được cung cấp bởi công ty phân tích blockchain PeckShield và Elliptic. Exclusive: North Korea laundered $147.5 million through virtual currency platform Tornado Cash in March after stealing it last year from a cryptocurrency exchange, according to confidential work by United Nations sanctions monitors seen by @Reuters https://t.co/C2nAybV6eD — Reuters (@Reuters) May 14, 2024 Riêng trong năm 2024, các chuyên gia từ Liên Hợp Quốc đang điều tra 11 vụ đánh cắp tiền mã hoá trị giá khoảng 54,7 triệu USD, và cho rằng nhiều vụ trong số này có thể do một số nhân viên IT của Triều Tiên được các công ty liên quan đến tiền mã hoá nhỏ vô tình tuyển dụng. Theo báo cáo, nhiều quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và doanh nghiệp tư nhân cho rằng các nhân viên IT của Triều Tiên hoạt động ở nước ngoài đã tạo ra những khoản thu nhập đáng kể cho nước này. Báo cáo cũng chỉ ra Triều Tiên đang ngày càng trở nên tinh vi trong việc sử dụng công nghệ để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp, trong khi những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để kiềm chế các hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù Triều Tiên đã chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 nhằm cắt giảm nguồn tài trợ cho các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, nhưng tổ chức này vẫn chưa áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào kể từ năm 2017.  Việc Triều Tiên sử dụng Tornado Cash để rửa tiền một lần nữa dấy lên lo ngại về khả năng của các máy trộn tiền mã hoá trong việc hỗ trợ các hoạt động bất hợp pháp. Mỹ trước đó đã áp lệnh trừng phạt đối với Tornado Cash vào năm 2022 vì cáo buộc hỗ trợ Triều Tiên. Hai đồng sáng lập của nền tảng cũng bị buộc tội vào năm 2023 với tội danh hỗ trợ rửa tiền hơn 1 tỷ USD, trong đó có nhóm tội phạm mạng liên kết với Triều Tiên. Cũng trong tuần này, Alexey Pertsev, đồng sáng lập của Tornado Cash đã bị kết tội rửa tiền và nhận bản án 64 tháng tù tại Hà Lan. Tornado Cash là một máy trộn hoạt động dựa trên công nghệ ZK-SNARKS nhằm che giấu nguồn gốc của giao dịch tiền mã hoá. Do đó tội phạm thường xuyên sử dụng công cụ này để che giấu các giao dịch bất hợp pháp, để đánh lạc hướng các cơ quan thực thi pháp luật và trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế.

Liên Hợp Quốc: Triều Tiên Rửa 147,5 Triệu USD Qua Tornado Cash

LHQ cáo buộc Triều Tiên đã rửa 147,5 triệu USD giá trị tiền mã hoá thông qua nền tảng Tornado Cash vào tháng 3, sau khi đánh cắp số tiền này từ sàn giao dịch tiền mã hoá HTX vào năm ngoái.

Theo báo cáo mật từ Liên Hợp Quốc được Reuters tiết lộ hôm thứ Ba, Triều Tiên đã thực hiện 97 vụ tấn công mạng nghi ngờ nhắm vào các công ty tiền mã hoá từ năm 2017 đến 2024, với tổng giá trị khoảng 3,6 tỷ USD.

Trong đó, một vụ tấn công vào cuối năm ngoái đã đánh cắp 147,5 triệu USD từ sàn giao dịch HTX, trước khi số tiền này được rửa thông qua Tornado Cash vào tháng 3 năm nay. Thông tin này được cung cấp bởi công ty phân tích blockchain PeckShield và Elliptic.

Exclusive: North Korea laundered $147.5 million through virtual currency platform Tornado Cash in March after stealing it last year from a cryptocurrency exchange, according to confidential work by United Nations sanctions monitors seen by @Reuters https://t.co/C2nAybV6eD

— Reuters (@Reuters) May 14, 2024

Riêng trong năm 2024, các chuyên gia từ Liên Hợp Quốc đang điều tra 11 vụ đánh cắp tiền mã hoá trị giá khoảng 54,7 triệu USD, và cho rằng nhiều vụ trong số này có thể do một số nhân viên IT của Triều Tiên được các công ty liên quan đến tiền mã hoá nhỏ vô tình tuyển dụng.

Theo báo cáo, nhiều quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và doanh nghiệp tư nhân cho rằng các nhân viên IT của Triều Tiên hoạt động ở nước ngoài đã tạo ra những khoản thu nhập đáng kể cho nước này.

Báo cáo cũng chỉ ra Triều Tiên đang ngày càng trở nên tinh vi trong việc sử dụng công nghệ để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp, trong khi những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để kiềm chế các hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế.

Mặc dù Triều Tiên đã chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 nhằm cắt giảm nguồn tài trợ cho các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, nhưng tổ chức này vẫn chưa áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào kể từ năm 2017. 

Việc Triều Tiên sử dụng Tornado Cash để rửa tiền một lần nữa dấy lên lo ngại về khả năng của các máy trộn tiền mã hoá trong việc hỗ trợ các hoạt động bất hợp pháp.

Mỹ trước đó đã áp lệnh trừng phạt đối với Tornado Cash vào năm 2022 vì cáo buộc hỗ trợ Triều Tiên. Hai đồng sáng lập của nền tảng cũng bị buộc tội vào năm 2023 với tội danh hỗ trợ rửa tiền hơn 1 tỷ USD, trong đó có nhóm tội phạm mạng liên kết với Triều Tiên.

Cũng trong tuần này, Alexey Pertsev, đồng sáng lập của Tornado Cash đã bị kết tội rửa tiền và nhận bản án 64 tháng tù tại Hà Lan.

Tornado Cash là một máy trộn hoạt động dựa trên công nghệ ZK-SNARKS nhằm che giấu nguồn gốc của giao dịch tiền mã hoá. Do đó tội phạm thường xuyên sử dụng công cụ này để che giấu các giao dịch bất hợp pháp, để đánh lạc hướng các cơ quan thực thi pháp luật và trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế.
DePIN: Cuộc Cách Mạng Cơ Sở Hạ Tầng Cho Internet of ThingsDePin, viết tắt của Decentralized Physical Infrastructure, đang nổi lên như một giải pháp cách mạng trong việc quản lý cơ sở hạ tầng vật lý thông qua công nghệ blockchain. Bài viết này sẽ khám phá mô hình hoạt động và tiềm năng phát triển của DePin. Sơ lược về DePIN Khác với các ứng dụng phi tập trung truyền thống (dApps), DePin tập trung vào việc tạo ra và quản lý các cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ blockchain và cơ sở hạ tầng vật lý như phương tiện (xe cộ),băng thông dữ liệu,năng lượng mặt trời,CPU máy tính,… nhằm kết nối những người cung cấp cơ sở hạ tầng và khách hàng có nhu cầu tạo ra một hệ thống minh bạch, hiệu quả và an toàn hơn. Sự phát triển của DePIN DePin bắt đầu thu hút sự chú ý từ năm 2020 khi các dự án đầu tiên bắt đầu triển khai. Điển hình là Helium Network, một dự án tạo ra mạng lưới không dây phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain. Helium cho phép các thiết bị IoT (Internet of Things) kết nối với nhau một cách an toàn và hiệu quả mà không cần thông qua các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống. Sự phát triển của DePin được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng cao về cơ sở hạ tầng linh hoạt và minh bạch. Những hệ thống truyền thống thường gặp phải các vấn đề về độ tin cậy, chi phí cao và thiếu minh bạch. Với DePin, các vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng công nghệ blockchain để tạo ra các hợp đồng thông minh và các hệ thống tự động hóa. Mô hình hoạt động của DePIN DePIN kỳ vọng sẽ phát triển một cơ sở hạ tầng vật lý tiết kiệm tài nguyên thông qua cơ chế khuyến khích. Đầu tiên, các nhà cung cấp được khuyến khích các nhà cung cấp đóng góp các cơ sở vật lý của họ vào mạng lưới phi tập trung, đổi lại họ sẽ được nhận thưởng bằng Token. DePIN cung cấp các tài nguyên này cho Users và tạo ra doanh thu thông qua các khoản phí người dùng trả. Người dùng cũng bị thu hút bởi mức phí dịch vụ rẻ hơn so với các cơ sở thuộc sở hữu của doanh nghiệp truyền thống. Khi mạng lưới phát triển, giá trị của token tăng lên, mang lại nhiều phần thưởng hơn cho các nhà cung cấp và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, cũng như nhiều nhà cung cấp hơn.  Khi chu kỳ này tiếp diễn và mạng lưới mở rộng, động cơ phát triển của DePIN sẽ càng được đẩy mạnh. Các lĩnh vực ứng dụng chính của DePIN 1. Lưu trữ phi tập trung (Decentralized Storage) Lưu trữ dữ liệu trên blockchain là một trong những yếu tố quan trọng nhất để mở rộng mạng lưới,  So với lưu trữ truyền thống, lưu trữ phi tập trung có nhiều ưu và nhược điểm. Ưu điểm: Chi phí thấp hơn: Giá lưu trữ dữ liệu rẻ hơn so với các hệ thống tập trung. Đáng tin cậy hơn: Dữ liệu không bị phụ thuộc vào một điểm duy nhất, giảm nguy cơ mất mát do sự cố. Quyền kiểm soát: Người dùng tự truy cập và quản lý dữ liệu của mình mà không cần qua bên thứ ba. Bảo mật cao hơn: Dữ liệu được mã hóa và phân tán, giảm nguy cơ bị tấn công. Tận dụng tài nguyên: Sử dụng lượng lưu trữ không dùng đến của cộng đồng mà không cần thêm thiết bị mới. Dự án đáng chú ý: Filecoin ($FIL), Arweave ($AR), Storj ($STORJ) 2. Tính toán phi tập trung (Decentralized Compute) Tính toán phi tập trung chia sẻ khả năng tính toán của máy tính cá nhân tham gia vào mạng lưới. Việc này tạo ra môi trường điện toán đám mây hiệu quả và an toàn hơn. Ưu điểm: Hỗ trợ AI: Mảng này hỗ trợ mạnh mẽ cho trí tuệ nhân tạo, cung cấp khả năng tính toán cho máy học (machine learning), vốn tiêu tốn nhiều tài nguyên. Hiệu quả và an toàn: Các ứng dụng có thể tận dụng sức mạnh tính toán phân tán để xử lý nhanh chóng và bảo mật. Dự án nổi bật: Render Network, Akash Network, Bittensor ($TAO) 3. Mạng kết nối không dây (Wireless Networks) Mảng DePin này cho phép người dùng sử dụng mạng không dây tại các địa điểm khác nhau bằng cách tải ứng dụng và mua token trả phí sử dụng, khuyến khích nhà cung cấp bằng token của họ. Ưu điểm: Dễ dàng truy cập: Người dùng có thể kết nối với mạng không dây bất kỳ nơi nào có cung cấp dịch vụ. Khuyến khích sự tham gia: Các nhà cung cấp dịch vụ được khuyến khích tham gia và mở rộng mạng lưới bằng cách nhận token. Dự án nổi bật: Helium ($HNT), WiFi Coin ($WIFI) 4. Mạng cảm biến và địa lý (Sensors and Geospatial Network) Mảng này sử dụng phần cứng DePin để triển khai các cảm biến khắp nơi, thu thập dữ liệu phục vụ cho bản đồ, dữ liệu môi trường, giao thông, chuỗi cung ứng,… Ưu điểm: Dữ liệu phong phú: Thu thập và cung cấp dữ liệu chi tiết về môi trường và giao thông. Ứng dụng rộng rãi: Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như bản đồ, môi trường, chuỗi cung ứng. Dự án nổi bật: HiveMapper, Honeycomb ($HONEY) 5. Một số mảng khác Năng lượng (Energy): Sử dụng DePin để quản lý và phân phối năng lượng tái tạo, tạo ra hệ thống năng lượng minh bạch và hiệu quả. Sức khoẻ (Health Care): Các ứng dụng như Healthblocks thưởng cho người dùng vì đã cung cấp một số thông tin liên quan đến sức khỏe nhất định để giúp các công ty và nhân viên chăm sóc sức khỏe đạt được những tiến bộ. Người dùng cũng có thể kết nối các thiết bị thể dục của mình với ứng dụng để theo dõi mục tiêu tập thể dục của mình. Ví dụ: DIMO (dữ liệu cho ô tô), Motus, Healthblocks… Mạng di động (Mobility Network): Cung cấp dữ liệu và dịch vụ cho các phương tiện di chuyển thông minh. Lợi ích của DePin Việc áp dụng DePin mang lại nhiều lợi ích, bao gồm: 1. Khả năng mở rộng linh hoạt: DePIN cho phép mạng lưới mở rộng quy mô bằng cách tăng cường tài nguyên thay vì phụ thuộc vào việc nâng cấp công suất của từng đơn vị. Điều này mang đến sự linh hoạt tối ưu, cho phép hệ thống dễ dàng thích ứng với biến động nhu cầu. Trong trường hợp nhu cầu thấp, tài nguyên có thể được “nghỉ ngơi” để tiết kiệm chi phí. Khi nhu cầu tăng cao, mạng lưới có thể kích hoạt thêm tài nguyên, đảm bảo khả năng đáp ứng tức thì mà không gặp phải bất kỳ gián đoạn nào. Khả năng mở rộng linh hoạt này cho phép DePIN đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. 2. Kiểm soát cộng đồng, phân cấp tối ưu: Tương tự như DeFi, DePIN loại bỏ mô hình tập trung, trao quyền kiểm soát cho cộng đồng người dùng. Thay vì phụ thuộc vào các tập đoàn, DePIN hoạt động như một DAO (Decentralized Autonomous Organization) trong lĩnh vực hạ tầng, nơi mọi người tham gia đóng góp tài nguyên và có quyền biểu quyết tương xứng với mức độ đóng góp của họ. Mô hình phân cấp này đảm bảo sự minh bạch, công bằng và loại bỏ nguy cơ kiểm soát độc quyền. 3. Mô hình định giá hợp lý, minh bạch: DePIN sử dụng mô hình định giá dựa trên chi phí vận hành thực tế của nhà cung cấp và các yếu tố liên quan đến mạng lưới. Không giống như các cơ sở truyền thống thường áp dụng mức giá cao hơn do chi phí vận hành và lợi nhuận của tập đoàn, DePIN hướng đến mức giá hợp lý, phản ánh đúng giá trị thực của dịch vụ. Điều này mang đến lợi ích thiết thực cho người dùng, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích nhà cung cấp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. 4. Vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí: DePIN được thiết kế để tối ưu hóa chi phí vận hành. Nhờ sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp có thể tham gia nhiều mạng lưới DePIN khác nhau, tận dụng tối đa tài nguyên của mình. Người dùng cũng được hưởng lợi từ mức giá dịch vụ cạnh tranh do chi phí vận hành của DePIN thấp hơn so với mô hình truyền thống. 5. Mở rộng cánh cửa cho mọi người tham gia: DePIN hoạt động theo cơ chế không giới hạn, cho phép bất kỳ ai có đủ điều kiện đều có thể trở thành nhà cung cấp hoặc người dùng. Không có rào cản gia nhập, không yêu cầu thẩm định phức tạp, DePIN tạo ra môi trường bình đẳng và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng. 6. Khuyến khích tham gia bằng cơ chế thưởng hiệu quả: DePIN sử dụng token như một công cụ khuyến khích mạnh mẽ. Nhà cung cấp nhận phần thưởng token tương ứng với mức độ đóng góp của họ, tạo ra nguồn thu nhập thụ động hoặc chủ động. Cơ chế này thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhà cung cấp, đồng thời thu hút thêm người dùng mới, góp phần mở rộng hệ sinh thái DePIN. Thách thức và cơ hội Mặc dù DePin mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Đầu tiên, việc triển khai các dự án DePin đòi hỏi một cơ sở hạ tầng công nghệ cao và phức tạp. Thứ hai, vấn đề pháp lý và quản lý cũng là một rào cản lớn, khi các quy định hiện hành chưa thực sự bắt kịp với sự phát triển của công nghệ blockchain. Tuy nhiên, các cơ hội mà DePin mang lại là vô cùng lớn. Với sự hỗ trợ của các nhà đầu tư và chính phủ, DePin có thể trở thành một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của tương lai. Các quốc gia và doanh nghiệp đang dần nhận ra tiềm năng của DePin và bắt đầu đầu tư vào các dự án này. Vì sao Depin sẽ trở thành xu hướng? Theo CoinGecko, tổng vốn hoá của Depin hiện tại đang gần $30B USD, dẫn đầu bởi Filecoin ($4B) và Render Network ($3.2B). Mức vốn hoá này còn cao hơn cả Lending/Borrowing với vốn hoá $6.3B USD và Gaming ($7.1B) USD. Depin đang dần chứng tỏ vị thế của mình trong thị trường Crypto. Kết luận DePin, với tiềm năng thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng, đang trở thành một xu hướng công nghệ đáng chú ý. Sự kết hợp giữa blockchain và cơ sở hạ tầng vật lý không chỉ mang lại nhiều lợi ích mà còn mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững. Tuy còn nhiều thách thức phía trước, nhưng với sự hỗ trợ từ các bên liên quan, DePin hứa hẹn sẽ trở thành một phần không thể thiếu của tương lai.

DePIN: Cuộc Cách Mạng Cơ Sở Hạ Tầng Cho Internet of Things

DePin, viết tắt của Decentralized Physical Infrastructure, đang nổi lên như một giải pháp cách mạng trong việc quản lý cơ sở hạ tầng vật lý thông qua công nghệ blockchain. Bài viết này sẽ khám phá mô hình hoạt động và tiềm năng phát triển của DePin.

Sơ lược về DePIN

Khác với các ứng dụng phi tập trung truyền thống (dApps), DePin tập trung vào việc tạo ra và quản lý các cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ blockchain và cơ sở hạ tầng vật lý như phương tiện (xe cộ),băng thông dữ liệu,năng lượng mặt trời,CPU máy tính,… nhằm kết nối những người cung cấp cơ sở hạ tầng và khách hàng có nhu cầu tạo ra một hệ thống minh bạch, hiệu quả và an toàn hơn.

Sự phát triển của DePIN

DePin bắt đầu thu hút sự chú ý từ năm 2020 khi các dự án đầu tiên bắt đầu triển khai. Điển hình là Helium Network, một dự án tạo ra mạng lưới không dây phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain. Helium cho phép các thiết bị IoT (Internet of Things) kết nối với nhau một cách an toàn và hiệu quả mà không cần thông qua các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống.

Sự phát triển của DePin được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng cao về cơ sở hạ tầng linh hoạt và minh bạch. Những hệ thống truyền thống thường gặp phải các vấn đề về độ tin cậy, chi phí cao và thiếu minh bạch. Với DePin, các vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng công nghệ blockchain để tạo ra các hợp đồng thông minh và các hệ thống tự động hóa.

Mô hình hoạt động của DePIN

DePIN kỳ vọng sẽ phát triển một cơ sở hạ tầng vật lý tiết kiệm tài nguyên thông qua cơ chế khuyến khích. Đầu tiên, các nhà cung cấp được khuyến khích các nhà cung cấp đóng góp các cơ sở vật lý của họ vào mạng lưới phi tập trung, đổi lại họ sẽ được nhận thưởng bằng Token.

DePIN cung cấp các tài nguyên này cho Users và tạo ra doanh thu thông qua các khoản phí người dùng trả.

Người dùng cũng bị thu hút bởi mức phí dịch vụ rẻ hơn so với các cơ sở thuộc sở hữu của doanh nghiệp truyền thống. Khi mạng lưới phát triển, giá trị của token tăng lên, mang lại nhiều phần thưởng hơn cho các nhà cung cấp và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, cũng như nhiều nhà cung cấp hơn. 

Khi chu kỳ này tiếp diễn và mạng lưới mở rộng, động cơ phát triển của DePIN sẽ càng được đẩy mạnh.

Các lĩnh vực ứng dụng chính của DePIN

1. Lưu trữ phi tập trung (Decentralized Storage)

Lưu trữ dữ liệu trên blockchain là một trong những yếu tố quan trọng nhất để mở rộng mạng lưới,  So với lưu trữ truyền thống, lưu trữ phi tập trung có nhiều ưu và nhược điểm.

Ưu điểm:

Chi phí thấp hơn: Giá lưu trữ dữ liệu rẻ hơn so với các hệ thống tập trung.

Đáng tin cậy hơn: Dữ liệu không bị phụ thuộc vào một điểm duy nhất, giảm nguy cơ mất mát do sự cố.

Quyền kiểm soát: Người dùng tự truy cập và quản lý dữ liệu của mình mà không cần qua bên thứ ba.

Bảo mật cao hơn: Dữ liệu được mã hóa và phân tán, giảm nguy cơ bị tấn công.

Tận dụng tài nguyên: Sử dụng lượng lưu trữ không dùng đến của cộng đồng mà không cần thêm thiết bị mới.

Dự án đáng chú ý: Filecoin ($FIL), Arweave ($AR), Storj ($STORJ) 2. Tính toán phi tập trung (Decentralized Compute)

Tính toán phi tập trung chia sẻ khả năng tính toán của máy tính cá nhân tham gia vào mạng lưới. Việc này tạo ra môi trường điện toán đám mây hiệu quả và an toàn hơn.

Ưu điểm:

Hỗ trợ AI: Mảng này hỗ trợ mạnh mẽ cho trí tuệ nhân tạo, cung cấp khả năng tính toán cho máy học (machine learning), vốn tiêu tốn nhiều tài nguyên.

Hiệu quả và an toàn: Các ứng dụng có thể tận dụng sức mạnh tính toán phân tán để xử lý nhanh chóng và bảo mật.

Dự án nổi bật: Render Network, Akash Network, Bittensor ($TAO) 3. Mạng kết nối không dây (Wireless Networks)

Mảng DePin này cho phép người dùng sử dụng mạng không dây tại các địa điểm khác nhau bằng cách tải ứng dụng và mua token trả phí sử dụng, khuyến khích nhà cung cấp bằng token của họ.

Ưu điểm:

Dễ dàng truy cập: Người dùng có thể kết nối với mạng không dây bất kỳ nơi nào có cung cấp dịch vụ.

Khuyến khích sự tham gia: Các nhà cung cấp dịch vụ được khuyến khích tham gia và mở rộng mạng lưới bằng cách nhận token.

Dự án nổi bật: Helium ($HNT), WiFi Coin ($WIFI) 4. Mạng cảm biến và địa lý (Sensors and Geospatial Network)

Mảng này sử dụng phần cứng DePin để triển khai các cảm biến khắp nơi, thu thập dữ liệu phục vụ cho bản đồ, dữ liệu môi trường, giao thông, chuỗi cung ứng,…

Ưu điểm:

Dữ liệu phong phú: Thu thập và cung cấp dữ liệu chi tiết về môi trường và giao thông.

Ứng dụng rộng rãi: Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như bản đồ, môi trường, chuỗi cung ứng.

Dự án nổi bật: HiveMapper, Honeycomb ($HONEY) 5. Một số mảng khác

Năng lượng (Energy): Sử dụng DePin để quản lý và phân phối năng lượng tái tạo, tạo ra hệ thống năng lượng minh bạch và hiệu quả.

Sức khoẻ (Health Care): Các ứng dụng như Healthblocks thưởng cho người dùng vì đã cung cấp một số thông tin liên quan đến sức khỏe nhất định để giúp các công ty và nhân viên chăm sóc sức khỏe đạt được những tiến bộ. Người dùng cũng có thể kết nối các thiết bị thể dục của mình với ứng dụng để theo dõi mục tiêu tập thể dục của mình.

Ví dụ: DIMO (dữ liệu cho ô tô), Motus, Healthblocks…

Mạng di động (Mobility Network): Cung cấp dữ liệu và dịch vụ cho các phương tiện di chuyển thông minh.

Lợi ích của DePin

Việc áp dụng DePin mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

1. Khả năng mở rộng linh hoạt: DePIN cho phép mạng lưới mở rộng quy mô bằng cách tăng cường tài nguyên thay vì phụ thuộc vào việc nâng cấp công suất của từng đơn vị. Điều này mang đến sự linh hoạt tối ưu, cho phép hệ thống dễ dàng thích ứng với biến động nhu cầu. Trong trường hợp nhu cầu thấp, tài nguyên có thể được “nghỉ ngơi” để tiết kiệm chi phí. Khi nhu cầu tăng cao, mạng lưới có thể kích hoạt thêm tài nguyên, đảm bảo khả năng đáp ứng tức thì mà không gặp phải bất kỳ gián đoạn nào. Khả năng mở rộng linh hoạt này cho phép DePIN đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

2. Kiểm soát cộng đồng, phân cấp tối ưu: Tương tự như DeFi, DePIN loại bỏ mô hình tập trung, trao quyền kiểm soát cho cộng đồng người dùng. Thay vì phụ thuộc vào các tập đoàn, DePIN hoạt động như một DAO (Decentralized Autonomous Organization) trong lĩnh vực hạ tầng, nơi mọi người tham gia đóng góp tài nguyên và có quyền biểu quyết tương xứng với mức độ đóng góp của họ. Mô hình phân cấp này đảm bảo sự minh bạch, công bằng và loại bỏ nguy cơ kiểm soát độc quyền.

3. Mô hình định giá hợp lý, minh bạch: DePIN sử dụng mô hình định giá dựa trên chi phí vận hành thực tế của nhà cung cấp và các yếu tố liên quan đến mạng lưới. Không giống như các cơ sở truyền thống thường áp dụng mức giá cao hơn do chi phí vận hành và lợi nhuận của tập đoàn, DePIN hướng đến mức giá hợp lý, phản ánh đúng giá trị thực của dịch vụ. Điều này mang đến lợi ích thiết thực cho người dùng, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích nhà cung cấp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

4. Vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí: DePIN được thiết kế để tối ưu hóa chi phí vận hành. Nhờ sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp có thể tham gia nhiều mạng lưới DePIN khác nhau, tận dụng tối đa tài nguyên của mình. Người dùng cũng được hưởng lợi từ mức giá dịch vụ cạnh tranh do chi phí vận hành của DePIN thấp hơn so với mô hình truyền thống.

5. Mở rộng cánh cửa cho mọi người tham gia: DePIN hoạt động theo cơ chế không giới hạn, cho phép bất kỳ ai có đủ điều kiện đều có thể trở thành nhà cung cấp hoặc người dùng. Không có rào cản gia nhập, không yêu cầu thẩm định phức tạp, DePIN tạo ra môi trường bình đẳng và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.

6. Khuyến khích tham gia bằng cơ chế thưởng hiệu quả: DePIN sử dụng token như một công cụ khuyến khích mạnh mẽ. Nhà cung cấp nhận phần thưởng token tương ứng với mức độ đóng góp của họ, tạo ra nguồn thu nhập thụ động hoặc chủ động. Cơ chế này thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhà cung cấp, đồng thời thu hút thêm người dùng mới, góp phần mở rộng hệ sinh thái DePIN.

Thách thức và cơ hội

Mặc dù DePin mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Đầu tiên, việc triển khai các dự án DePin đòi hỏi một cơ sở hạ tầng công nghệ cao và phức tạp. Thứ hai, vấn đề pháp lý và quản lý cũng là một rào cản lớn, khi các quy định hiện hành chưa thực sự bắt kịp với sự phát triển của công nghệ blockchain.

Tuy nhiên, các cơ hội mà DePin mang lại là vô cùng lớn. Với sự hỗ trợ của các nhà đầu tư và chính phủ, DePin có thể trở thành một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của tương lai. Các quốc gia và doanh nghiệp đang dần nhận ra tiềm năng của DePin và bắt đầu đầu tư vào các dự án này.

Vì sao Depin sẽ trở thành xu hướng?

Theo CoinGecko, tổng vốn hoá của Depin hiện tại đang gần $30B USD, dẫn đầu bởi Filecoin ($4B) và Render Network ($3.2B). Mức vốn hoá này còn cao hơn cả Lending/Borrowing với vốn hoá $6.3B USD và Gaming ($7.1B) USD. Depin đang dần chứng tỏ vị thế của mình trong thị trường Crypto.

Kết luận

DePin, với tiềm năng thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng, đang trở thành một xu hướng công nghệ đáng chú ý. Sự kết hợp giữa blockchain và cơ sở hạ tầng vật lý không chỉ mang lại nhiều lợi ích mà còn mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững. Tuy còn nhiều thách thức phía trước, nhưng với sự hỗ trợ từ các bên liên quan, DePin hứa hẹn sẽ trở thành một phần không thể thiếu của tương lai.
Standard Chartered Hoàn Tất Thử Nghiệm Token Hóa Tài Sản Tại Hồng KôngNgân hàng Standard Chartered (SCBHK) đã hoàn tất thử nghiệm token hóa tiền gửi ngân hàng và tín dụng carbon, mở ra tiềm năng cho việc thanh toán tài sản token hóa trong tương lai. Theo thông cáo báo chí ngày 14/5, SCBHK đã hợp tác với Ngân hàng Mox (Mox), Mastercard và Libeara để thực hiện một dự án thử nghiệm (POC) trong Khu vực thử nghiệm Fintech của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA). Dự án tập trung vào việc khám phá lợi ích về hoạt động và quản lý rủi ro của tiền gửi token hóa để hỗ trợ thanh toán các tài sản token hóa. Đây là lần đầu tiên Mạng lưới Đa Token (MTN) của Mastercard được thử nghiệm trực tiếp. Trong khuôn khổ POC, một khách hàng của Mox muốn mua tín dụng carbon để bù đắp lượng khí thải carbon cá nhân. Khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản ngân hàng Mox và yêu cầu SCBHK token hóa tín dụng carbon thông qua Libeara, một nền tảng token hóa được xây dựng bởi SC Ventures. Tiếp theo, tiền gửi của khách hàng được token hóa thông qua MTN của Mastercard, và một giao dịch hoán đổi đồng thời được thực hiện giữa hai token. Kết quả sẽ là một giao dịch minh bạch, tức thời giữa SCBHK và Mox, cho phép khách hàng nhận được tín dụng carbon token hóa. Khách hàng có thể giữ tín dụng carbon này trong ví kỹ thuật số hoặc sử dụng để bù đắp lượng khí thải carbon của mình. Bà Mary Huen, Giám đốc điều hành SCBHK cho biết: “Việc token hóa tài sản trong thế giới thực và khả năng sử dụng các hình thức tiền tệ token hóa khác nhau là điều cần thiết cho tương lai của ngành tài chính”. Bà Helena Chen, Giám đốc điều hành Mastercard tại Hồng Kông và Ma Cao nhận định: “Để khai phá hết tiềm năng của công nghệ blockchain, cần có sự hợp tác, thử nghiệm, khám phá và phát triển liên tục các trường hợp sử dụng sáng tạo để mang lại giá trị thực cho doanh nghiệp và khả năng tương tác trong toàn ngành”. Dự án POC này cho thấy cách tiếp cận chiến lược của SCBHK trong việc tập hợp chuyên môn từ các đối tác và thúc đẩy các giải pháp tài chính kỹ thuật số sáng tạo. SCBHK cũng đang hỗ trợ sự phát triển của tài sản số tại Hồng Kông thông qua nhiều dự án quan trọng khác, bao gồm Project mBridge, Project Ensemble và Chương trình Thí điểm eHKD của HKMA.

Standard Chartered Hoàn Tất Thử Nghiệm Token Hóa Tài Sản Tại Hồng Kông

Ngân hàng Standard Chartered (SCBHK) đã hoàn tất thử nghiệm token hóa tiền gửi ngân hàng và tín dụng carbon, mở ra tiềm năng cho việc thanh toán tài sản token hóa trong tương lai.

Theo thông cáo báo chí ngày 14/5, SCBHK đã hợp tác với Ngân hàng Mox (Mox), Mastercard và Libeara để thực hiện một dự án thử nghiệm (POC) trong Khu vực thử nghiệm Fintech của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA).

Dự án tập trung vào việc khám phá lợi ích về hoạt động và quản lý rủi ro của tiền gửi token hóa để hỗ trợ thanh toán các tài sản token hóa. Đây là lần đầu tiên Mạng lưới Đa Token (MTN) của Mastercard được thử nghiệm trực tiếp.

Trong khuôn khổ POC, một khách hàng của Mox muốn mua tín dụng carbon để bù đắp lượng khí thải carbon cá nhân. Khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản ngân hàng Mox và yêu cầu SCBHK token hóa tín dụng carbon thông qua Libeara, một nền tảng token hóa được xây dựng bởi SC Ventures.

Tiếp theo, tiền gửi của khách hàng được token hóa thông qua MTN của Mastercard, và một giao dịch hoán đổi đồng thời được thực hiện giữa hai token. Kết quả sẽ là một giao dịch minh bạch, tức thời giữa SCBHK và Mox, cho phép khách hàng nhận được tín dụng carbon token hóa.

Khách hàng có thể giữ tín dụng carbon này trong ví kỹ thuật số hoặc sử dụng để bù đắp lượng khí thải carbon của mình.

Bà Mary Huen, Giám đốc điều hành SCBHK cho biết: “Việc token hóa tài sản trong thế giới thực và khả năng sử dụng các hình thức tiền tệ token hóa khác nhau là điều cần thiết cho tương lai của ngành tài chính”.

Bà Helena Chen, Giám đốc điều hành Mastercard tại Hồng Kông và Ma Cao nhận định: “Để khai phá hết tiềm năng của công nghệ blockchain, cần có sự hợp tác, thử nghiệm, khám phá và phát triển liên tục các trường hợp sử dụng sáng tạo để mang lại giá trị thực cho doanh nghiệp và khả năng tương tác trong toàn ngành”.

Dự án POC này cho thấy cách tiếp cận chiến lược của SCBHK trong việc tập hợp chuyên môn từ các đối tác và thúc đẩy các giải pháp tài chính kỹ thuật số sáng tạo. SCBHK cũng đang hỗ trợ sự phát triển của tài sản số tại Hồng Kông thông qua nhiều dự án quan trọng khác, bao gồm Project mBridge, Project Ensemble và Chương trình Thí điểm eHKD của HKMA.
Breaking News – 20/05Tin tức tổng hợp thị trường blockchain & tiền mã hóa – 20/05 Fantom (FTM) công bố thêm chi tiết về blockchain mới Sonic Network (S), hứa hẹn có airdrop Fantom (FTM) vừa công bố thông tin về blockchain mới Sonic Network (S), được phát triển trên nền tảng công nghệ Sonic thay thế cho phiên bản Opera cũ. Sau khi Sonic được triển khai, người nắm giữ FTM có thể quy đổi 1:1 để lấy token S trên mạng lưới mới. Sonic hứa hẹn tốc độ xử lý 2,000 giao dịch/giây, kết nối với Ethereum và các blockchain EVM, hỗ trợ staking, liquid staking, tài trợ phát triển DeFi, AI, SocialFi. Đặc biệt, dự án sẽ có chương trình airdrop token S cho người dùng. Thời gian triển khai Sonic dự kiến vào cuối mùa hè, đầu mùa thu 2024. Trong thời gian tới, cộng đồng Fantom sẽ có thể đóng góp ý kiến cho đề xuất này. Oklahoma thông qua dự luật bảo vệ “quyền cơ bản của Bitcoin” Tiểu bang Oklahoma, Hoa Kỳ, đã thông qua dự luật “OKHB3594” vào tháng 5/2024, bảo vệ các quyền cơ bản của người dân liên quan đến Bitcoin và tài sản kỹ thuật số. Luật sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2024, cấp cho người dân quyền tự lưu trữ, sử dụng tiền kỹ thuật số không bị đánh thuế hoặc phí bổ sung, được đào coin tại nhà, kinh doanh mô hình đào/staking mà không cần giấy phép, và không bị áp dụng giá điện “phân biệt đối xử” với các doanh nghiệp đào tài sản kỹ thuật số. LayerZero bắt đầu giai đoạn “săn sybil” sau khi nhận được hơn 800.000 địa chỉ “đầu thú” Sau khi kết thúc giai đoạn 1 của chiến dịch “săn sybil”, LayerZero đã nhận được 803,903 địa chỉ ví tự báo cáo hành vi sybil. LayerZero sẽ cho phép những địa chỉ này giữ lại 15% lượng token. Từ 18/05 đến 01/06/2024, LayerZero sẽ triển khai giai đoạn 2, cho phép người dùng tố cáo hành vi săn airdrop để nhận 10% lượng token cho những địa chỉ gian lận. LayerZero cũng hợp tác với Nansen và Chaos Labs để hỗ trợ chiến dịch này. zkSync “ẩn ý” về khả năng airdrop vào cuối tháng 6 Dự án layer-2 zkSync sẽ nâng cấp lên phiên bản v24 vào cuối tháng 6/2024 để tăng cường tính phi tập trung, đây được xem là bước cuối trước khi trao quyền quản trị về cho cộng đồng. Nhiều người đoán đây sẽ là thời điểm zkSync phát hành token, nhằm tạo cơ chế cho người dùng tham gia quản trị. zkSync triển khai mainnet từ tháng 3/2024 và cam kết phát hành token trong 1 năm. Nhờ kỳ vọng airdrop, TVL của dự án đạt gần 200 triệu USD trước khi giảm về 141 triệu USD. Thời điểm zkSync thông báo airdrop khả năng cao sẽ gần với kết thúc đánh giá danh sách ví sybil của LayerZero và airdrop của Blast, được cho là đang thu hút sự chú ý của giới làm airdrop.

Breaking News – 20/05

Tin tức tổng hợp thị trường blockchain & tiền mã hóa – 20/05

Fantom (FTM) công bố thêm chi tiết về blockchain mới Sonic Network (S), hứa hẹn có airdrop

Fantom (FTM) vừa công bố thông tin về blockchain mới Sonic Network (S), được phát triển trên nền tảng công nghệ Sonic thay thế cho phiên bản Opera cũ. Sau khi Sonic được triển khai, người nắm giữ FTM có thể quy đổi 1:1 để lấy token S trên mạng lưới mới.

Sonic hứa hẹn tốc độ xử lý 2,000 giao dịch/giây, kết nối với Ethereum và các blockchain EVM, hỗ trợ staking, liquid staking, tài trợ phát triển DeFi, AI, SocialFi. Đặc biệt, dự án sẽ có chương trình airdrop token S cho người dùng.

Thời gian triển khai Sonic dự kiến vào cuối mùa hè, đầu mùa thu 2024. Trong thời gian tới, cộng đồng Fantom sẽ có thể đóng góp ý kiến cho đề xuất này.

Oklahoma thông qua dự luật bảo vệ “quyền cơ bản của Bitcoin”

Tiểu bang Oklahoma, Hoa Kỳ, đã thông qua dự luật “OKHB3594” vào tháng 5/2024, bảo vệ các quyền cơ bản của người dân liên quan đến Bitcoin và tài sản kỹ thuật số. Luật sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2024, cấp cho người dân quyền tự lưu trữ, sử dụng tiền kỹ thuật số không bị đánh thuế hoặc phí bổ sung, được đào coin tại nhà, kinh doanh mô hình đào/staking mà không cần giấy phép, và không bị áp dụng giá điện “phân biệt đối xử” với các doanh nghiệp đào tài sản kỹ thuật số.

LayerZero bắt đầu giai đoạn “săn sybil” sau khi nhận được hơn 800.000 địa chỉ “đầu thú”

Sau khi kết thúc giai đoạn 1 của chiến dịch “săn sybil”, LayerZero đã nhận được 803,903 địa chỉ ví tự báo cáo hành vi sybil. LayerZero sẽ cho phép những địa chỉ này giữ lại 15% lượng token. Từ 18/05 đến 01/06/2024, LayerZero sẽ triển khai giai đoạn 2, cho phép người dùng tố cáo hành vi săn airdrop để nhận 10% lượng token cho những địa chỉ gian lận. LayerZero cũng hợp tác với Nansen và Chaos Labs để hỗ trợ chiến dịch này.

zkSync “ẩn ý” về khả năng airdrop vào cuối tháng 6

Dự án layer-2 zkSync sẽ nâng cấp lên phiên bản v24 vào cuối tháng 6/2024 để tăng cường tính phi tập trung, đây được xem là bước cuối trước khi trao quyền quản trị về cho cộng đồng. Nhiều người đoán đây sẽ là thời điểm zkSync phát hành token, nhằm tạo cơ chế cho người dùng tham gia quản trị.

zkSync triển khai mainnet từ tháng 3/2024 và cam kết phát hành token trong 1 năm. Nhờ kỳ vọng airdrop, TVL của dự án đạt gần 200 triệu USD trước khi giảm về 141 triệu USD.

Thời điểm zkSync thông báo airdrop khả năng cao sẽ gần với kết thúc đánh giá danh sách ví sybil của LayerZero và airdrop của Blast, được cho là đang thu hút sự chú ý của giới làm airdrop.
Reddit và OpenAI bắt tay, mang nội dung mạng xã hội vào ChatGPTReddit và OpenAI vừa công bố quan hệ đối tác chiến lược, cho phép ChatGPT truy cập kho dữ liệu khổng lồ của Reddit, hứa hẹn mang đến trải nghiệm người dùng đột phá cho cả hai nền tảng. Theo thỏa thuận ký ngày 16/5, OpenAI sẽ tích hợp nội dung từ kho dữ liệu khổng lồ của Reddit gồm hơn 1 tỷ bài đăng và 16 tỷ bình luận lên ChatGPT. OpenAI sẽ truy cập Reddit Data API, cung cấp nội dung theo thời gian thực, có cấu trúc và độc đáo từ Reddit, giúp OpenAI nâng cao khả năng “hiểu và trình bày” nội dung một cách hiệu quả. Quan hệ đối tác cũng cho phép Reddit mang các tính năng hỗ trợ AI mới đến với người dùng và quản trị viên. Reddit sẽ dựa trên nền tảng mô hình AI của OpenAI để hiện thực hóa tầm nhìn mạnh mẽ của mình. Điểm đặc biệt của thỏa thuận này nằm ở mối quan hệ giữa OpenAI và Reddit khi Sam Altman, CEO OpenAI đang nắm giữ 8,7% cổ phần, lớn thứ 3 công ty. Tuy nhiên OpenAI khẳng định, thỏa thuận được thực hiện một cách minh bạch và chuyên nghiệp, dưới điều hành của Giám đốc vận hành, Brad Lightcap và thông qua sự chấp thuận của hội đồng quản trị độc lập. Hợp tác với OpenAI là một trong những chiến lược quan trọng của Reddit nhằm thúc đẩy gia tăng doanh thu và khẳng định vị thế trên thị trường. Reddit đã ký nhiều thỏa thuận cấp phép dữ liệu với tổng giá trị hơn 200 triệu USD, doanh thu không quảng cáo của công ty trong quý đầu tiên với tư cách là một công ty đại chúng đã tăng 450% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ vào các thỏa thuận này. Tin tức này đã tác động tích cực đến giá cổ phiếu của Reddit, tăng 11% trong phiên giao dịch mở rộng sau khi thông báo được công bố. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng vấp phải những lo ngại từ một số người dùng Reddit về vấn đề quyền riêng tư dữ liệu. Việc chia sẻ dữ liệu cá nhân cho mục đích đào tạo AI tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ thông tin và lạm dụng. Một số người dùng cũng bày tỏ lo lắng về khả năng AI can thiệp vào các cuộc thảo luận trên Reddit và thao túng dư luận. Trước đó, Reddit đã từng phản đối một dự án nhằm trao quyền kiểm soát dữ liệu cho người dùng. Do đó, công ty sẽ phải có những giải pháp rõ ràng để đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân của người dùng khi tham gia vào thỏa thuận này.

Reddit và OpenAI bắt tay, mang nội dung mạng xã hội vào ChatGPT

Reddit và OpenAI vừa công bố quan hệ đối tác chiến lược, cho phép ChatGPT truy cập kho dữ liệu khổng lồ của Reddit, hứa hẹn mang đến trải nghiệm người dùng đột phá cho cả hai nền tảng.

Theo thỏa thuận ký ngày 16/5, OpenAI sẽ tích hợp nội dung từ kho dữ liệu khổng lồ của Reddit gồm hơn 1 tỷ bài đăng và 16 tỷ bình luận lên ChatGPT. OpenAI sẽ truy cập Reddit Data API, cung cấp nội dung theo thời gian thực, có cấu trúc và độc đáo từ Reddit, giúp OpenAI nâng cao khả năng “hiểu và trình bày” nội dung một cách hiệu quả.

Quan hệ đối tác cũng cho phép Reddit mang các tính năng hỗ trợ AI mới đến với người dùng và quản trị viên. Reddit sẽ dựa trên nền tảng mô hình AI của OpenAI để hiện thực hóa tầm nhìn mạnh mẽ của mình.

Điểm đặc biệt của thỏa thuận này nằm ở mối quan hệ giữa OpenAI và Reddit khi Sam Altman, CEO OpenAI đang nắm giữ 8,7% cổ phần, lớn thứ 3 công ty. Tuy nhiên OpenAI khẳng định, thỏa thuận được thực hiện một cách minh bạch và chuyên nghiệp, dưới điều hành của Giám đốc vận hành, Brad Lightcap và thông qua sự chấp thuận của hội đồng quản trị độc lập.

Hợp tác với OpenAI là một trong những chiến lược quan trọng của Reddit nhằm thúc đẩy gia tăng doanh thu và khẳng định vị thế trên thị trường. Reddit đã ký nhiều thỏa thuận cấp phép dữ liệu với tổng giá trị hơn 200 triệu USD, doanh thu không quảng cáo của công ty trong quý đầu tiên với tư cách là một công ty đại chúng đã tăng 450% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ vào các thỏa thuận này.

Tin tức này đã tác động tích cực đến giá cổ phiếu của Reddit, tăng 11% trong phiên giao dịch mở rộng sau khi thông báo được công bố.

Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng vấp phải những lo ngại từ một số người dùng Reddit về vấn đề quyền riêng tư dữ liệu. Việc chia sẻ dữ liệu cá nhân cho mục đích đào tạo AI tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ thông tin và lạm dụng. Một số người dùng cũng bày tỏ lo lắng về khả năng AI can thiệp vào các cuộc thảo luận trên Reddit và thao túng dư luận.

Trước đó, Reddit đã từng phản đối một dự án nhằm trao quyền kiểm soát dữ liệu cho người dùng. Do đó, công ty sẽ phải có những giải pháp rõ ràng để đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân của người dùng khi tham gia vào thỏa thuận này.
Microsoft đối mặt Án phạt 2 Tỷ USD Ở EU Vì Bing AIGã khổng lồ công nghệ Microsoft có thể đối mặt án phạt lên tới 2 tỷ USD, tương đương 1% doanh thu hàng năm, nếu không cung cấp thông tin về nguy cơ từ công cụ tìm kiếm Bing AI theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) trước ngày 27/5. Theo thông báo trên trang web của Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan này đã gửi yêu cầu pháp lý tới Microsoft vào ngày 17/5, yêu cầu công ty cung cấp thông tin liên quan đến nguy cơ từ tính năng AI tạo sinh trên Bing, bao gồm “Copilot in Bing” và “Image Creator by Designer”. Yêu cầu này xuất phát từ lo ngại rằng Bing AI có thể tạo ra thông tin sai lệch (“ảo giác”), lan truyền deepfake và thao túng thông tin tự động, gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới. Source: @EU_Commission on X.com. EC cho rằng Microsoft có thể đã vi phạm Đạo luật Dịch vụ Kỹ số (DSA) của EU, quy định các dịch vụ trực tuyến lớn như Bing phải thực hiện đánh giá rủi ro đầy đủ và áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tương ứng. Trước đó, vào ngày 14/3, EC đã gửi yêu cầu thông tin ban đầu cho Microsoft. Tuy nhiên, công ty đã không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Do đó, EC đã gửi yêu cầu pháp lý lần thứ hai, với thời hạn đến ngày 27/5. Nếu Microsoft không tuân thủ, EC có thể áp dụng mức phạt lên tới 1% tổng doanh thu hàng năm của công ty, tương đương hơn 2 tỷ USD, dựa trên doanh thu 211 tỷ USD của Microsoft trong năm 2023. Ngoài ra, EC cũng có thể áp dụng hình phạt định kỳ lên tới 5% doanh thu trung bình hàng ngày của Microsoft. EC nhấn mạnh rằng yêu cầu thông tin này là một hành động điều tra, không phải là kết luận cuối cùng về việc Microsoft có vi phạm DSA hay không. Dựa trên thông tin mà Microsoft cung cấp, EC sẽ đánh giá các bước tiếp theo, bao gồm khả năng khởi động thủ tục tố tụng chính thức theo Điều 66 của DSA. Hiện tại, Microsoft vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức về yêu cầu của EC. Thông tin này cho thấy nỗ lực của EU trong việc kiểm soát rủi ro từ công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh. Việc EC nhắm vào Bing AI của Microsoft, một trong những công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, cho thấy quyết tâm của EU trong việc bảo vệ người dùng khỏi thông tin sai lệch và thao túng thông tin trực tuyến.

Microsoft đối mặt Án phạt 2 Tỷ USD Ở EU Vì Bing AI

Gã khổng lồ công nghệ Microsoft có thể đối mặt án phạt lên tới 2 tỷ USD, tương đương 1% doanh thu hàng năm, nếu không cung cấp thông tin về nguy cơ từ công cụ tìm kiếm Bing AI theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) trước ngày 27/5.

Theo thông báo trên trang web của Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan này đã gửi yêu cầu pháp lý tới Microsoft vào ngày 17/5, yêu cầu công ty cung cấp thông tin liên quan đến nguy cơ từ tính năng AI tạo sinh trên Bing, bao gồm “Copilot in Bing” và “Image Creator by Designer”.

Yêu cầu này xuất phát từ lo ngại rằng Bing AI có thể tạo ra thông tin sai lệch (“ảo giác”), lan truyền deepfake và thao túng thông tin tự động, gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới.

Source: @EU_Commission on X.com.

EC cho rằng Microsoft có thể đã vi phạm Đạo luật Dịch vụ Kỹ số (DSA) của EU, quy định các dịch vụ trực tuyến lớn như Bing phải thực hiện đánh giá rủi ro đầy đủ và áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tương ứng.

Trước đó, vào ngày 14/3, EC đã gửi yêu cầu thông tin ban đầu cho Microsoft. Tuy nhiên, công ty đã không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Do đó, EC đã gửi yêu cầu pháp lý lần thứ hai, với thời hạn đến ngày 27/5.

Nếu Microsoft không tuân thủ, EC có thể áp dụng mức phạt lên tới 1% tổng doanh thu hàng năm của công ty, tương đương hơn 2 tỷ USD, dựa trên doanh thu 211 tỷ USD của Microsoft trong năm 2023. Ngoài ra, EC cũng có thể áp dụng hình phạt định kỳ lên tới 5% doanh thu trung bình hàng ngày của Microsoft.

EC nhấn mạnh rằng yêu cầu thông tin này là một hành động điều tra, không phải là kết luận cuối cùng về việc Microsoft có vi phạm DSA hay không. Dựa trên thông tin mà Microsoft cung cấp, EC sẽ đánh giá các bước tiếp theo, bao gồm khả năng khởi động thủ tục tố tụng chính thức theo Điều 66 của DSA.

Hiện tại, Microsoft vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức về yêu cầu của EC.

Thông tin này cho thấy nỗ lực của EU trong việc kiểm soát rủi ro từ công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh. Việc EC nhắm vào Bing AI của Microsoft, một trong những công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, cho thấy quyết tâm của EU trong việc bảo vệ người dùng khỏi thông tin sai lệch và thao túng thông tin trực tuyến.
Ba Cường Quốc Trừng Phạt Lãnh Đạo Băng Đảng LockbitChính phủ Mỹ, Anh và Úc đã cùng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Dmitry Khoroshev, kẻ cầm đầu băng đảng ransomware LockBit khét tiếng có trụ sở tại Nga. Ngày 7/5, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt lệnh trừng phạt đối với Dmitry Khoroshev, lãnh đạo nhóm ransomware khét tiếng, LockBit. Theo cơ quan này, từ tháng 1/2020, băng đảng LockBit đã thu về hơn số lượng tiền mã hoá trị giá 500 triệu USD, thông qua các cuộc tấn công ransomware nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng như bệnh viện và tổ chức tài chính. Chính phủ Mỹ cáo buộc Khoroshev là thủ lĩnh của nhóm này và là người phát triển phần mềm độc hại được sử dụng để tấn công nạn nhân. Cùng thông báo từ phía Mỹ, Vương quốc Anh và Úc cũng cũng đã đưa Khoroshev vào danh sách trừng phạt. Đây là một xu hướng cho thấy Mỹ và Anh đang ngày càng hợp tác chặt chẽ trong việc điều phối các lệnh trừng phạt đối với các đối tượng sử dụng tiền mã hoá nhằm đảm bảo hiệu quả của các biện pháp trừng phạt.  Trước đó, Mỹ và Anh đã cùng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Gaza Now, một dịch vụ trao đổi tiền tệ có liên quan đến Hamas vào đầu năm nay, và vào tháng 9/2023, hai nước cũng đã cùng trừng phạt các thành viên của băng đảng tội phạm mạng Trickbot. Thông báo trừng phạt ngày 7/5 cũng đánh dấu lần đầu tiên các chính phủ tiết lộ danh tính của Khoroshev với tư cách là thủ lĩnh của LockBit. Ngoài việc áp đặt lệnh trừng phạt, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã công bố cáo buộc hình sự chống lại Khoroshev, trong khi Bộ Ngoại giao nước này treo thưởng 10 triệu USD cho người bắt giữ được Khoroshev. Hành động chung giữa ba quốc gia không chỉ nhằm tăng cường hiệu quả của các biện pháp trừng phạt mà còn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm đối phó với tội phạm mạng quốc tế, đặc biệt là những băng đảng sử dụng ransomware để tấn công các mục tiêu quan trọng, đe dọa an ninh và an toàn trên toàn cầu.

Ba Cường Quốc Trừng Phạt Lãnh Đạo Băng Đảng Lockbit

Chính phủ Mỹ, Anh và Úc đã cùng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Dmitry Khoroshev, kẻ cầm đầu băng đảng ransomware LockBit khét tiếng có trụ sở tại Nga.

Ngày 7/5, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt lệnh trừng phạt đối với Dmitry Khoroshev, lãnh đạo nhóm ransomware khét tiếng, LockBit. Theo cơ quan này, từ tháng 1/2020, băng đảng LockBit đã thu về hơn số lượng tiền mã hoá trị giá 500 triệu USD, thông qua các cuộc tấn công ransomware nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng như bệnh viện và tổ chức tài chính. Chính phủ Mỹ cáo buộc Khoroshev là thủ lĩnh của nhóm này và là người phát triển phần mềm độc hại được sử dụng để tấn công nạn nhân.

Cùng thông báo từ phía Mỹ, Vương quốc Anh và Úc cũng cũng đã đưa Khoroshev vào danh sách trừng phạt. Đây là một xu hướng cho thấy Mỹ và Anh đang ngày càng hợp tác chặt chẽ trong việc điều phối các lệnh trừng phạt đối với các đối tượng sử dụng tiền mã hoá nhằm đảm bảo hiệu quả của các biện pháp trừng phạt. 

Trước đó, Mỹ và Anh đã cùng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Gaza Now, một dịch vụ trao đổi tiền tệ có liên quan đến Hamas vào đầu năm nay, và vào tháng 9/2023, hai nước cũng đã cùng trừng phạt các thành viên của băng đảng tội phạm mạng Trickbot.

Thông báo trừng phạt ngày 7/5 cũng đánh dấu lần đầu tiên các chính phủ tiết lộ danh tính của Khoroshev với tư cách là thủ lĩnh của LockBit. Ngoài việc áp đặt lệnh trừng phạt, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã công bố cáo buộc hình sự chống lại Khoroshev, trong khi Bộ Ngoại giao nước này treo thưởng 10 triệu USD cho người bắt giữ được Khoroshev.

Hành động chung giữa ba quốc gia không chỉ nhằm tăng cường hiệu quả của các biện pháp trừng phạt mà còn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm đối phó với tội phạm mạng quốc tế, đặc biệt là những băng đảng sử dụng ransomware để tấn công các mục tiêu quan trọng, đe dọa an ninh và an toàn trên toàn cầu.
Gen Z Và Gen Y Lạc Quan Về Tương Lai Với AIDeloitte vừa công bố khảo sát ý kiến của nhóm thế hệ Gen Z và Millennials (Gen Y) từ 44 quốc gia cho thấy sự lạc quan thận trọng về làn sóng AI trong tương lai. Báo cáo thường niên lần thứ 13 của Deloitte được tổng kết vào ngày 15/5 khảo sát hơn 22,800 người thuộc thế hệ Gen Z và Millennials (Gen Y) từ 44 quốc gia, tập trung vào thái độ của họ đối với công việc và các vấn đề xã hội. Một trong những chủ đề nổi bật trong báo cáo năm nay là công nghệ Generative AI (GenAI) và những tác động của nó lên công việc và cuộc sống. Theo khảo sát, AI đang tạo ra cả cơ hội và thách thức đối với thế hệ Gen Z và Millennials. Mặc dù có những cảm xúc lạc quan, nhiều người vẫn lo ngại rằng tự động hóa do AI thúc đẩy sẽ làm mất đi nhiều công việc. Gần 1/3 Gen Z (32%) và Millennials (31%) tin rằng GenAI sẽ cải thiện tình hình kinh tế quốc gia trong năm tới. Tuy nhiên, 59% Gen Z và 59% Millennials tin rằng tự động hóa sẽ loại bỏ công việc, và con số này tăng lên đến 71% và 73% trong số những người thường xuyên sử dụng GenAI. Dù vậy, những người thường xuyên sử dụng AI lại cảm thấy công nghệ này có thể cải thiện cân bằng công việc và cuộc sống, cũng như cách làm việc của họ. Có tới 80% Gen Z và 84% Millennials thường xuyên sử dụng AI tin rằng công nghệ này sẽ giúp họ có thêm thời gian và cải thiện cân bằng công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng GenAI cũng tạo ra nhiều lo ngại. Gần 78% Gen Z và 79% Millennials thường xuyên sử dụng GenAI cho rằng họ cần tìm kiếm các công việc ít có khả năng bị tự động hóa. Ngoài ra, sự phát triển của AI cũng dấy lên những lo ngại về việc tái đào tạo và khả năng thích ứng. Gần 60% Gen Z và 57% Millennials cho rằng sự phổ biến của AI sẽ yêu cầu họ phải tái đào tạo và ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của họ. Khoảng 59% Gen Z và 57% thế hệ Millennials đã báo cáo kế hoạch đào tạo lại kỹ năng để thích ứng với các tác động nghề nghiệp của AI. Khảo sát cũng chỉ ra rằng, mặc dù có những tiến bộ tích cực, nhiều người vẫn cảm thấy chưa được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với những thay đổi do AI mang lại. Chỉ khoảng một nửa Gen Z (51%) và 45% Millennials được hỏi cảm thấy chủ lao động của họ đang đào tạo đầy đủ về kiến thức AI. Sức khỏe tâm thần cũng là một vấn đề lớn khi nói về tác động của GenAI. Khoảng 40% Gen Z và 35% Millennials cảm thấy căng thẳng phần lớn hoặc toàn thời gian. Nhiều người tin rằng nhà tuyển dụng của họ đang chú trọng đến sức khỏe tâm thần của nhân viên, nhưng vẫn cần nhiều cải tiến để tạo ra môi trường làm việc hỗ trợ hơn. Chỉ khoảng 54% Gen Z và 55% Millennials cho biết họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện về các vấn đề tâm thần với quản lý của mình. Đối với Gen Z và Millennials, AI không chỉ là một công nghệ mới mà còn là yếu tố định hình tương lai nghề nghiệp và cuộc sống. Những nhà tuyển dụng và doanh nghiệp lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu này sẽ có thể giữ được lực lượng lao động hài lòng, năng suất, linh hoạt và sẵn sàng thích ứng.

Gen Z Và Gen Y Lạc Quan Về Tương Lai Với AI

Deloitte vừa công bố khảo sát ý kiến của nhóm thế hệ Gen Z và Millennials (Gen Y) từ 44 quốc gia cho thấy sự lạc quan thận trọng về làn sóng AI trong tương lai.

Báo cáo thường niên lần thứ 13 của Deloitte được tổng kết vào ngày 15/5 khảo sát hơn 22,800 người thuộc thế hệ Gen Z và Millennials (Gen Y) từ 44 quốc gia, tập trung vào thái độ của họ đối với công việc và các vấn đề xã hội. Một trong những chủ đề nổi bật trong báo cáo năm nay là công nghệ Generative AI (GenAI) và những tác động của nó lên công việc và cuộc sống.

Theo khảo sát, AI đang tạo ra cả cơ hội và thách thức đối với thế hệ Gen Z và Millennials. Mặc dù có những cảm xúc lạc quan, nhiều người vẫn lo ngại rằng tự động hóa do AI thúc đẩy sẽ làm mất đi nhiều công việc.

Gần 1/3 Gen Z (32%) và Millennials (31%) tin rằng GenAI sẽ cải thiện tình hình kinh tế quốc gia trong năm tới. Tuy nhiên, 59% Gen Z và 59% Millennials tin rằng tự động hóa sẽ loại bỏ công việc, và con số này tăng lên đến 71% và 73% trong số những người thường xuyên sử dụng GenAI.

Dù vậy, những người thường xuyên sử dụng AI lại cảm thấy công nghệ này có thể cải thiện cân bằng công việc và cuộc sống, cũng như cách làm việc của họ. Có tới 80% Gen Z và 84% Millennials thường xuyên sử dụng AI tin rằng công nghệ này sẽ giúp họ có thêm thời gian và cải thiện cân bằng công việc và cuộc sống.

Tuy nhiên, việc sử dụng GenAI cũng tạo ra nhiều lo ngại. Gần 78% Gen Z và 79% Millennials thường xuyên sử dụng GenAI cho rằng họ cần tìm kiếm các công việc ít có khả năng bị tự động hóa.

Ngoài ra, sự phát triển của AI cũng dấy lên những lo ngại về việc tái đào tạo và khả năng thích ứng. Gần 60% Gen Z và 57% Millennials cho rằng sự phổ biến của AI sẽ yêu cầu họ phải tái đào tạo và ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của họ. Khoảng 59% Gen Z và 57% thế hệ Millennials đã báo cáo kế hoạch đào tạo lại kỹ năng để thích ứng với các tác động nghề nghiệp của AI.

Khảo sát cũng chỉ ra rằng, mặc dù có những tiến bộ tích cực, nhiều người vẫn cảm thấy chưa được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với những thay đổi do AI mang lại. Chỉ khoảng một nửa Gen Z (51%) và 45% Millennials được hỏi cảm thấy chủ lao động của họ đang đào tạo đầy đủ về kiến thức AI.

Sức khỏe tâm thần cũng là một vấn đề lớn khi nói về tác động của GenAI. Khoảng 40% Gen Z và 35% Millennials cảm thấy căng thẳng phần lớn hoặc toàn thời gian. Nhiều người tin rằng nhà tuyển dụng của họ đang chú trọng đến sức khỏe tâm thần của nhân viên, nhưng vẫn cần nhiều cải tiến để tạo ra môi trường làm việc hỗ trợ hơn. Chỉ khoảng 54% Gen Z và 55% Millennials cho biết họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện về các vấn đề tâm thần với quản lý của mình.

Đối với Gen Z và Millennials, AI không chỉ là một công nghệ mới mà còn là yếu tố định hình tương lai nghề nghiệp và cuộc sống. Những nhà tuyển dụng và doanh nghiệp lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu này sẽ có thể giữ được lực lượng lao động hài lòng, năng suất, linh hoạt và sẵn sàng thích ứng.
Các Nghị Sĩ Mỹ Công Bố Lộ Trình Phát Triển Luật AIMột nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã kêu gọi tăng ngân sách nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của chính phủ lên ít nhất 32 tỷ USD hàng năm. Các thượng nghị sĩ Schumer, Mike Rounds, Todd Young và Martin Heinrich đã công bố một lộ trình dựa trên ý kiến chuyên gia để giải quyết các vấn đề phát sinh từ sự tiến bộ nhanh chóng của AI vào thứ tư, ngày 15/5. Mặc dù là trụ sở của nhiều công ty AI lớn nhất thế giới, song Mỹ hiện đang chậm chân so với Liên minh châu Âu (EU), cũng như các khu vực khác trong việc vạch ra các quy định quản lý lĩnh vực này; trong khi đó, Trung Quốc hiện đang chi tiêu gấp khoảng 10 lần về khoản phát triển AI. Các nhà lập pháp Mỹ kỳ vọng khoản tài trợ trị giá 32 tỷ USD từ nay đến năm 2026 sẽ thúc đẩy đổi mới và đảm bảo sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực AI. Kế hoạch của nhóm tập trung vào Generative AI, công nghệ tạo sinh có khả năng tạo văn bản, ảnh và video từ các yêu cầu mở, đã gây ra cả sự hứng thú lẫn lo ngại rằng nó có thể làm mất việc làm, lật đổ các cuộc bầu cử và thậm chí vượt qua con người. Các quan chức Mỹ cảnh báo AI có thể làm gia tăng rủi ro về thiên vị, can thiệp bầu cử qua nội dung giả mạo và sử dụng trong vũ khí sinh học hoặc tấn công mạng. Ủy ban Quy tắc Thượng viện sẽ xem xét để đối phó với tác động của AI trong các cuộc bầu cử, bao gồm ngăn chặn nội dung giả mạo do AI tạo ra trong quảng cáo chiến dịch. Thượng nghị sĩ Schumer hy vọng Quốc hội sẽ thông qua một số luật về AI vào cuối năm nay, trong khi các ủy ban đang làm việc về luật AI trong những tháng tới. Chính quyền Biden và các nhà lập pháp cũng đang tìm kiếm một giải pháp về luật cho ngành AI nhưng tiến độ vẫn còn chậm. Tăng cường đầu tư vào AI được coi là bước đi chiến lược để duy trì và củng cố vị thế của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ quan trọng này. Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh sự đầu tư sẽ mang lại lợi ích lâu dài, đảm bảo vị thế của Mỹ trong cuộc đua AI toàn cầu cũng như giải quyết các thách thức xã hội, kinh tế mà AI mang lại.

Các Nghị Sĩ Mỹ Công Bố Lộ Trình Phát Triển Luật AI

Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã kêu gọi tăng ngân sách nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của chính phủ lên ít nhất 32 tỷ USD hàng năm.

Các thượng nghị sĩ Schumer, Mike Rounds, Todd Young và Martin Heinrich đã công bố một lộ trình dựa trên ý kiến chuyên gia để giải quyết các vấn đề phát sinh từ sự tiến bộ nhanh chóng của AI vào thứ tư, ngày 15/5.

Mặc dù là trụ sở của nhiều công ty AI lớn nhất thế giới, song Mỹ hiện đang chậm chân so với Liên minh châu Âu (EU), cũng như các khu vực khác trong việc vạch ra các quy định quản lý lĩnh vực này; trong khi đó, Trung Quốc hiện đang chi tiêu gấp khoảng 10 lần về khoản phát triển AI.

Các nhà lập pháp Mỹ kỳ vọng khoản tài trợ trị giá 32 tỷ USD từ nay đến năm 2026 sẽ thúc đẩy đổi mới và đảm bảo sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực AI.

Kế hoạch của nhóm tập trung vào Generative AI, công nghệ tạo sinh có khả năng tạo văn bản, ảnh và video từ các yêu cầu mở, đã gây ra cả sự hứng thú lẫn lo ngại rằng nó có thể làm mất việc làm, lật đổ các cuộc bầu cử và thậm chí vượt qua con người.

Các quan chức Mỹ cảnh báo AI có thể làm gia tăng rủi ro về thiên vị, can thiệp bầu cử qua nội dung giả mạo và sử dụng trong vũ khí sinh học hoặc tấn công mạng. Ủy ban Quy tắc Thượng viện sẽ xem xét để đối phó với tác động của AI trong các cuộc bầu cử, bao gồm ngăn chặn nội dung giả mạo do AI tạo ra trong quảng cáo chiến dịch.

Thượng nghị sĩ Schumer hy vọng Quốc hội sẽ thông qua một số luật về AI vào cuối năm nay, trong khi các ủy ban đang làm việc về luật AI trong những tháng tới. Chính quyền Biden và các nhà lập pháp cũng đang tìm kiếm một giải pháp về luật cho ngành AI nhưng tiến độ vẫn còn chậm.

Tăng cường đầu tư vào AI được coi là bước đi chiến lược để duy trì và củng cố vị thế của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ quan trọng này. Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh sự đầu tư sẽ mang lại lợi ích lâu dài, đảm bảo vị thế của Mỹ trong cuộc đua AI toàn cầu cũng như giải quyết các thách thức xã hội, kinh tế mà AI mang lại.
Các Ngân Hàng Mỹ Hoàn Thành Thí Điểm Token Hóa Tài SảnDTCC, hệ thống thanh toán bù trừ lớn nhất thế giới, và Chainlink, nhà cung cấp dịch vụ oracle blockchain, đã hoàn thành chương trình thử nghiệm Smart NAV với sự tham gia của nhiều ngân hàng lớn tại Mỹ. Chương trình nhằm mục tiêu tiêu chuẩn hóa phương thức cung cấp dữ liệu giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ trên blockchain. Theo báo cáo của DTCC vào ngày 16/5, Smart NAV được triển khai nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa phương thức cung cấp dữ liệu giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ trên blockchain, sử dụng Giao thức tương tác đa chuỗi (CCIP) của Chainlink. Chương trình đã chứng minh rằng việc cung cấp dữ liệu có cấu trúc trên blockchain và tạo ra các vai trò và quy trình tiêu chuẩn có thể nhúng dữ liệu cơ bản vào nhiều trường hợp sử dụng trên blockchain, chẳng hạn như quỹ token hóa và hợp đồng thông minh tổng hợp dữ liệu. Loại hợp đồng này được thiết kế để lưu trữ và quản lý dữ liệu cho nhiều quỹ khác nhau. Theo DTCC, khả năng này có thể hỗ trợ cho việc khám phá ngành trong tương lai, đồng thời mở ra nhiều ứng dụng và dịch vụ mới được xây dựng dựa trên nền tảng dữ liệu đã được tiêu chuẩn hóa và đưa lên blockchain, chẳng hạn như các ứng dụng môi giới, phổ biến dữ liệu tự động hóa hơn và dễ dàng truy cập dữ liệu lịch sử cho các quỹ. Chương trình thử nghiệm đã giúp thiết lập quản lý dữ liệu tự động tốt hơn, hạn chế tác động đến các hoạt động thị trường hiện tại đối với các tổ chức tài chính truyền thống, cho phép khách hàng truy xuất dữ liệu lịch sử mà không cần lưu giữ hồ sơ thủ công và cung cấp các giải pháp API rộng hơn cho dữ liệu giá. Các ngân hàng Mỹ tham gia chương trình thử nghiệm bao gồm American Century Investments, BNY Mellon, Edward Jones, Franklin Templeton, Invesco, JPMorgan, MFS Investment Management, Mid Atlantic Trust, State Street và U.S. Bank. Sau báo cáo của DTCC, token LINK của Chainlink đã tăng 12,5% lên 15,72 USD, theo CoinGecko. Trong 12 tháng qua, LINK đã tăng hơn 130% trong b ối cảnh thị trường tiền mã hoá đang trên đà tăng trưởng. Báo cáo của DTCC được đưa ra trong bối cảnh sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc token hóa tài sản trong thế giới thực từ các tổ chức tài chính truyền thống lớn. Vào ngày 19/3, BlackRock đã ra mắt quỹ thị trường tiền tệ token hóa (MMF) có tên là BUIDL trên mạng Ethereum, cung cấp lợi suất bằng đô la Mỹ. Sự hợp tác giữa DTCC và Chainlink, cùng với sự tham gia của các định chế tài chính lớn, cho thấy xu hướng token hóa tài sản đang ngày càng được chú trọng và có tiềm năng thay đổi bộ mặt của ngành tài chính truyền thống.

Các Ngân Hàng Mỹ Hoàn Thành Thí Điểm Token Hóa Tài Sản

DTCC, hệ thống thanh toán bù trừ lớn nhất thế giới, và Chainlink, nhà cung cấp dịch vụ oracle blockchain, đã hoàn thành chương trình thử nghiệm Smart NAV với sự tham gia của nhiều ngân hàng lớn tại Mỹ. Chương trình nhằm mục tiêu tiêu chuẩn hóa phương thức cung cấp dữ liệu giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ trên blockchain.

Theo báo cáo của DTCC vào ngày 16/5, Smart NAV được triển khai nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa phương thức cung cấp dữ liệu giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ trên blockchain, sử dụng Giao thức tương tác đa chuỗi (CCIP) của Chainlink.

Chương trình đã chứng minh rằng việc cung cấp dữ liệu có cấu trúc trên blockchain và tạo ra các vai trò và quy trình tiêu chuẩn có thể nhúng dữ liệu cơ bản vào nhiều trường hợp sử dụng trên blockchain, chẳng hạn như quỹ token hóa và hợp đồng thông minh tổng hợp dữ liệu. Loại hợp đồng này được thiết kế để lưu trữ và quản lý dữ liệu cho nhiều quỹ khác nhau.

Theo DTCC, khả năng này có thể hỗ trợ cho việc khám phá ngành trong tương lai, đồng thời mở ra nhiều ứng dụng và dịch vụ mới được xây dựng dựa trên nền tảng dữ liệu đã được tiêu chuẩn hóa và đưa lên blockchain, chẳng hạn như các ứng dụng môi giới, phổ biến dữ liệu tự động hóa hơn và dễ dàng truy cập dữ liệu lịch sử cho các quỹ.

Chương trình thử nghiệm đã giúp thiết lập quản lý dữ liệu tự động tốt hơn, hạn chế tác động đến các hoạt động thị trường hiện tại đối với các tổ chức tài chính truyền thống, cho phép khách hàng truy xuất dữ liệu lịch sử mà không cần lưu giữ hồ sơ thủ công và cung cấp các giải pháp API rộng hơn cho dữ liệu giá.

Các ngân hàng Mỹ tham gia chương trình thử nghiệm bao gồm American Century Investments, BNY Mellon, Edward Jones, Franklin Templeton, Invesco, JPMorgan, MFS Investment Management, Mid Atlantic Trust, State Street và U.S. Bank.

Sau báo cáo của DTCC, token LINK của Chainlink đã tăng 12,5% lên 15,72 USD, theo CoinGecko. Trong 12 tháng qua, LINK đã tăng hơn 130% trong b ối cảnh thị trường tiền mã hoá đang trên đà tăng trưởng.

Báo cáo của DTCC được đưa ra trong bối cảnh sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc token hóa tài sản trong thế giới thực từ các tổ chức tài chính truyền thống lớn. Vào ngày 19/3, BlackRock đã ra mắt quỹ thị trường tiền tệ token hóa (MMF) có tên là BUIDL trên mạng Ethereum, cung cấp lợi suất bằng đô la Mỹ.

Sự hợp tác giữa DTCC và Chainlink, cùng với sự tham gia của các định chế tài chính lớn, cho thấy xu hướng token hóa tài sản đang ngày càng được chú trọng và có tiềm năng thay đổi bộ mặt của ngành tài chính truyền thống.
Trung Quốc Triệt Phá Đường Dây Rửa Tiền 1,9 Tỷ USDTCảnh sát Trung Quốc vừa triệt phá một đường dây rửa tiền quy mô lớn sử dụng stablecoin USDT, với số tiền ước tính lên tới 1,9 tỷ USD tại Thành Đô, Tứ Xuyên, nơi USDT thường được sử dụng để trao đổi ngoại tệ. Ngày 15/5, cảnh sát Trung Quốc đã triệt phá một đường dây rửa tiền chuyên sử dụng USDT, đồng thời bắt giữ 93 nghi phạm trên 26 tỉnh thành và đóng băng 149 triệu Nhân dân tệ (tương đương 20 triệu USD) liên quan đến hoạt động rửa tiền quy mô lớn trên. Các nhà chức trách cho biết, nhóm này đã sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng và ví tiền mã hóa để thực hiện các giao dịch ẩn danh, nhằm trốn tránh sự giám sát của cơ quan chức năng. Họ đã thu hút các khách hàng muốn chuyển tiền ra nước ngoài để mua bất động sản, đầu tư, hoặc trốn thuế. Cụ thể, chiến dịch triệt phá được khởi động từ tháng 11/2022, khi Công an quận Long Tuyền, Thành Đô phát hiện một nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngầm để thanh toán trong vụ án buôn bán thuốc bất hợp pháp. Ngày 1/6/2023, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an và Công an tỉnh, lực lượng chức năng đồng loạt triển khai chiến dịch bắt giữ tại 6 địa điểm: Thượng Hải, Trường Sa, Nam Kinh, Thâm Quyến, Phúc Châu và Kim Hoa, bắt giữ 25 đối tượng, trong đó có các đối tượng cầm đầu là Lâm mỗ, Ông mỗ và Trần mỗ. Qua khám xét, cảnh sát thu giữ nhiều thẻ ngân hàng, USB token và các công cụ thanh toán khác. Kết quả điều tra cho thấy, từ tháng 1/2021, nhóm đối tượng này đã lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu để thực hiện giao dịch ngoại hối bất hợp pháp thông qua USDT, cung cấp dịch vụ chuyển tiền, thanh toán cho các cá nhân có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài. Hoạt động của chúng chủ yếu phục vụ cho việc buôn lậu mỹ phẩm, dược phẩm, mua tài sản ở nước ngoài, và thông đồng với các công ty khác để thực hiện hành vi lừa đảo hoàn thuế. Bằng cách sử dụng USDT, nhóm đối tượng đã qua mặt được cơ quan quản lý ngoại hối, tạo ra một kênh thanh toán bất hợp pháp, gây ra mối đe dọa lớn đối với an ninh tài chính và ngoại hối quốc gia. Hơn nữa, hoạt động rửa tiền của chúng còn kéo theo nhiều loại tội phạm khác như lừa đảo tài chính, tham nhũng, buôn bán thuốc bất hợp pháp, buôn lậu hàng cấm, lừa đảo thẻ tín dụng và gian lận hoàn thuế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự kinh tế thị trường và quản lý tài chính. Tháng 8/2023, chuyên án mở rộng phạm vi điều tra ra toàn quốc, bắt giữ thêm 168 đối tượng liên quan tại 26 tỉnh thành. Đây là chiến dịch truy quét tội phạm rửa tiền lớn nhất tại tỉnh Tứ Xuyên trong những năm gần đây. Dù chính phủ đã cấm mọi hoạt động liên quan đến tiền mã hoá, người dân địa phương vẫn tìm cách né tránh lệnh cấm này. Theo báo cáo của Kyros Ventures, người Trung Quốc hiện là một trong những nhóm nắm giữ stablecoin lớn nhất thế giới, với 33,3% nhà đầu tư sở hữu nhiều loại stablecoin, chỉ sau Việt Nam với 58,6%. Vụ triệt phá là một phần trong chiến dịch lớn của chính phủ Trung Quốc nhằm trấn áp các hoạt động tài chính bất hợp pháp và rửa tiền. Trước đó, vào tháng 3, cảnh sát Trung Quốc cũng đã bắt giữ một nhóm tội phạm khác do sử dụng tiền mã hóa để rửa tiền từ hoạt động cờ bạc trực tuyến.

Trung Quốc Triệt Phá Đường Dây Rửa Tiền 1,9 Tỷ USDT

Cảnh sát Trung Quốc vừa triệt phá một đường dây rửa tiền quy mô lớn sử dụng stablecoin USDT, với số tiền ước tính lên tới 1,9 tỷ USD tại Thành Đô, Tứ Xuyên, nơi USDT thường được sử dụng để trao đổi ngoại tệ.

Ngày 15/5, cảnh sát Trung Quốc đã triệt phá một đường dây rửa tiền chuyên sử dụng USDT, đồng thời bắt giữ 93 nghi phạm trên 26 tỉnh thành và đóng băng 149 triệu Nhân dân tệ (tương đương 20 triệu USD) liên quan đến hoạt động rửa tiền quy mô lớn trên.

Các nhà chức trách cho biết, nhóm này đã sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng và ví tiền mã hóa để thực hiện các giao dịch ẩn danh, nhằm trốn tránh sự giám sát của cơ quan chức năng. Họ đã thu hút các khách hàng muốn chuyển tiền ra nước ngoài để mua bất động sản, đầu tư, hoặc trốn thuế.

Cụ thể, chiến dịch triệt phá được khởi động từ tháng 11/2022, khi Công an quận Long Tuyền, Thành Đô phát hiện một nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngầm để thanh toán trong vụ án buôn bán thuốc bất hợp pháp.

Ngày 1/6/2023, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an và Công an tỉnh, lực lượng chức năng đồng loạt triển khai chiến dịch bắt giữ tại 6 địa điểm: Thượng Hải, Trường Sa, Nam Kinh, Thâm Quyến, Phúc Châu và Kim Hoa, bắt giữ 25 đối tượng, trong đó có các đối tượng cầm đầu là Lâm mỗ, Ông mỗ và Trần mỗ.

Qua khám xét, cảnh sát thu giữ nhiều thẻ ngân hàng, USB token và các công cụ thanh toán khác.

Kết quả điều tra cho thấy, từ tháng 1/2021, nhóm đối tượng này đã lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu để thực hiện giao dịch ngoại hối bất hợp pháp thông qua USDT, cung cấp dịch vụ chuyển tiền, thanh toán cho các cá nhân có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài.

Hoạt động của chúng chủ yếu phục vụ cho việc buôn lậu mỹ phẩm, dược phẩm, mua tài sản ở nước ngoài, và thông đồng với các công ty khác để thực hiện hành vi lừa đảo hoàn thuế.

Bằng cách sử dụng USDT, nhóm đối tượng đã qua mặt được cơ quan quản lý ngoại hối, tạo ra một kênh thanh toán bất hợp pháp, gây ra mối đe dọa lớn đối với an ninh tài chính và ngoại hối quốc gia.

Hơn nữa, hoạt động rửa tiền của chúng còn kéo theo nhiều loại tội phạm khác như lừa đảo tài chính, tham nhũng, buôn bán thuốc bất hợp pháp, buôn lậu hàng cấm, lừa đảo thẻ tín dụng và gian lận hoàn thuế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự kinh tế thị trường và quản lý tài chính.

Tháng 8/2023, chuyên án mở rộng phạm vi điều tra ra toàn quốc, bắt giữ thêm 168 đối tượng liên quan tại 26 tỉnh thành. Đây là chiến dịch truy quét tội phạm rửa tiền lớn nhất tại tỉnh Tứ Xuyên trong những năm gần đây.

Dù chính phủ đã cấm mọi hoạt động liên quan đến tiền mã hoá, người dân địa phương vẫn tìm cách né tránh lệnh cấm này. Theo báo cáo của Kyros Ventures, người Trung Quốc hiện là một trong những nhóm nắm giữ stablecoin lớn nhất thế giới, với 33,3% nhà đầu tư sở hữu nhiều loại stablecoin, chỉ sau Việt Nam với 58,6%.

Vụ triệt phá là một phần trong chiến dịch lớn của chính phủ Trung Quốc nhằm trấn áp các hoạt động tài chính bất hợp pháp và rửa tiền. Trước đó, vào tháng 3, cảnh sát Trung Quốc cũng đã bắt giữ một nhóm tội phạm khác do sử dụng tiền mã hóa để rửa tiền từ hoạt động cờ bạc trực tuyến.
Đồng Sáng Lập OpenAI Rời Công TyIlya Sutskever, đồng sáng lập kiêm giám đốc khoa học của OpenAI đã chính thức rời khỏi công ty sau gần một thập kỷ gắn bó. Thông báo về sự ra đi của Sutskever được đưa ra một ngày sau khi OpenAI trình làng GPT-4o với khả năng được đánh giá là “gần tương đương con người”. Tuy nhiên, chưa rõ vai trò của kiến trúc sư trưởng đối với siêu AI này thế nào. “Sau gần một thập kỷ, tôi đã đưa ra quyết định rằng mình sẽ rời OpenAI”, Ilya Sutskever viết trên X chiều thứ ba. “Tôi rất hào hứng với những gì sắp xảy ra với bản thân, một dự án rất có ý nghĩa. Tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn lúc thích hợp”. OpenAI cho biết Jakub Pachocki, Giám đốc nghiên cứu của công ty sẽ đảm nhận thay vị trí của Sutskever. Lý do cụ thể cho việc ông Sutskever rời đi không được tiết lộ, nhưng nhiều đồn đoán cho rằng nó liên quan đến mâu thuẫn nội bộ trong công ty. Vào ngày 17/11 năm ngoái, Ilya Sutskever được cho là người đóng vai trò trung tâm trong vụ sa thải CEO Altman, nhưng nỗ lực này bất thành và dẫn đến những căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai người về sua. Sự ra đi này đánh dấu một mất mát lớn cho OpenAI, sau khi một thành viên sáng lập khác là Andrej Karpathy cũng đã rời đi đầu năm nay. Mặc dù vậy, CEO Altman vẫn dành những lời khen ngợi cho Sutskever: “Điều này rất buồn đối với tôi; Ilya là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thế hệ chúng ta, một ngọn đèn dẫn đường của lĩnh vực chúng ta, và là một người bạn thân thiết.” Hiện tại, ông Sutskever vẫn chưa tiết lộ về dự án tiếp theo của mình. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng ông sẽ tiếp tục theo đuổi nghiên cứu trong lĩnh vực AI và có thể sẽ đóng góp vào việc phát triển những công nghệ AI mới an toàn và có lợi cho nhân loại.

Đồng Sáng Lập OpenAI Rời Công Ty

Ilya Sutskever, đồng sáng lập kiêm giám đốc khoa học của OpenAI đã chính thức rời khỏi công ty sau gần một thập kỷ gắn bó.

Thông báo về sự ra đi của Sutskever được đưa ra một ngày sau khi OpenAI trình làng GPT-4o với khả năng được đánh giá là “gần tương đương con người”. Tuy nhiên, chưa rõ vai trò của kiến trúc sư trưởng đối với siêu AI này thế nào.

“Sau gần một thập kỷ, tôi đã đưa ra quyết định rằng mình sẽ rời OpenAI”, Ilya Sutskever viết trên X chiều thứ ba. “Tôi rất hào hứng với những gì sắp xảy ra với bản thân, một dự án rất có ý nghĩa. Tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn lúc thích hợp”.

OpenAI cho biết Jakub Pachocki, Giám đốc nghiên cứu của công ty sẽ đảm nhận thay vị trí của Sutskever.

Lý do cụ thể cho việc ông Sutskever rời đi không được tiết lộ, nhưng nhiều đồn đoán cho rằng nó liên quan đến mâu thuẫn nội bộ trong công ty.

Vào ngày 17/11 năm ngoái, Ilya Sutskever được cho là người đóng vai trò trung tâm trong vụ sa thải CEO Altman, nhưng nỗ lực này bất thành và dẫn đến những căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai người về sua.

Sự ra đi này đánh dấu một mất mát lớn cho OpenAI, sau khi một thành viên sáng lập khác là Andrej Karpathy cũng đã rời đi đầu năm nay.

Mặc dù vậy, CEO Altman vẫn dành những lời khen ngợi cho Sutskever: “Điều này rất buồn đối với tôi; Ilya là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thế hệ chúng ta, một ngọn đèn dẫn đường của lĩnh vực chúng ta, và là một người bạn thân thiết.”

Hiện tại, ông Sutskever vẫn chưa tiết lộ về dự án tiếp theo của mình. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng ông sẽ tiếp tục theo đuổi nghiên cứu trong lĩnh vực AI và có thể sẽ đóng góp vào việc phát triển những công nghệ AI mới an toàn và có lợi cho nhân loại.
Breaking News – 17/05Tin tức tổng hợp thị trường blockchain & tiền mã hóa – 17/05 El Salvador khai thác được 474 Bitcoin nhờ núi lửa Tecapa Theo Reuters, El Salvador đã khai thác được 473,5 Bitcoin nhờ năng lượng địa nhiệt từ núi lửa Tecapa, nâng tổng số Bitcoin do chính phủ nắm giữ lên 5.751 BTC, trị giá khoảng 375 triệu USD. Chính quyền Tổng thống Nayib Bukele đã triển khai 300 trung tâm xử lý dữ liệu để đào Bitcoin, chỉ sử dụng 1,5 MW trong tổng số 102 MW điện do nhà máy cung cấp. Trong bối cảnh các công ty khai thác crypto đang gặp khó, El Salvador trở thành quốc gia tiên phong sử dụng năng lượng tái tạo để khai thác tiền điện tử. Cặp anh em bị cáo buộc vì đánh cắp 25 triệu USD bằng bot MEV trên Ethereum Hai anh em cựu sinh viên MIT Anton Peraire-Bueno và James Pepaire-Bueno bị cáo buộc sử dụng bot MEV để chiếm đoạt 25 triệu USD trên Ethereum trong 12 giây. Họ bị buộc tội lừa đảo, gian lận và rửa tiền. Cụ thể, họ lợi dụng lỗ hổng trong Flashbots để nhanh chóng rút số tiền trên dưới dạng stablecoin và token thanh khoản. Sau khi thực hiện hành vi, hai anh em cố gắng tìm cách trốn tránh trách nhiệm nhưng đã bị bắt và có thể đối mặt mức án tối đa 20 năm tù. MakerDAO kế hoạch ra mắt stablecoin phi tập trung mới “PureDai” thay thế DAI MakerDAO dự kiến sẽ ra mắt stablecoin mới “PureDai” trong vài năm tới, nhằm thay thế cho DAI hiện tại. PureDai sẽ hoạt động độc quyền trên mạng Ethereum, sử dụng ETH và stETH làm tài sản đảm bảo, và hoàn toàn dựa vào các oracle phi tập trung. Khác với DAI, PureDai sẽ có tỷ giá tự do, không được neo giá với đô la Mỹ. Bên cạnh PureDai, MakerDAO cũng sẽ phát hành một stablecoin mới khác là NewStable, được coi là bản nâng cấp của DAI và tập trung vào tuân thủ các quy định liên quan đến Real World Asset (RWA). Người dùng DAI sẽ có thể nâng cấp lên NewStable hoặc PureDai khi các sản phẩm này ra mắt. Dự kiến nhiều năm sau, stablecoin DAI sẽ bị loại bỏ, phụ thuộc vào tốc độ áp dụng của PureDai và NewStable trong hệ sinh thái MakerDAO. Morgan Stanley đầu tư 270 triệu USD vào ETF Bitcoin spot Theo hồ sơ 13F mới nhất của SEC, Morgan Stanley đã đầu tư 269,9 triệu USD vào ETF Bitcoin spot thông qua quỹ GBTC của Grayscale, trở thành chủ sở hữu GBTC lớn nhất sau Susquehanna International Group. Các ngân hàng toàn cầu khác như Ngân hàng Hoàng gia Canada, JP Morgan Chase, Wells Fargo, BNP Paribas và UBS, cũng như một số công ty quản lý quỹ, đều đã tiết lộ các khoản đầu tư tương tự vào các ETF Bitcoin spot. Sự quan tâm ngày càng tăng của các tổ chức tài chính lớn đối với thị trường tiền điện tử có thể được xem là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của ngành này trong tương lai.

Breaking News – 17/05

Tin tức tổng hợp thị trường blockchain & tiền mã hóa – 17/05

El Salvador khai thác được 474 Bitcoin nhờ núi lửa Tecapa

Theo Reuters, El Salvador đã khai thác được 473,5 Bitcoin nhờ năng lượng địa nhiệt từ núi lửa Tecapa, nâng tổng số Bitcoin do chính phủ nắm giữ lên 5.751 BTC, trị giá khoảng 375 triệu USD. Chính quyền Tổng thống Nayib Bukele đã triển khai 300 trung tâm xử lý dữ liệu để đào Bitcoin, chỉ sử dụng 1,5 MW trong tổng số 102 MW điện do nhà máy cung cấp. Trong bối cảnh các công ty khai thác crypto đang gặp khó, El Salvador trở thành quốc gia tiên phong sử dụng năng lượng tái tạo để khai thác tiền điện tử.

Cặp anh em bị cáo buộc vì đánh cắp 25 triệu USD bằng bot MEV trên Ethereum

Hai anh em cựu sinh viên MIT Anton Peraire-Bueno và James Pepaire-Bueno bị cáo buộc sử dụng bot MEV để chiếm đoạt 25 triệu USD trên Ethereum trong 12 giây. Họ bị buộc tội lừa đảo, gian lận và rửa tiền. Cụ thể, họ lợi dụng lỗ hổng trong Flashbots để nhanh chóng rút số tiền trên dưới dạng stablecoin và token thanh khoản. Sau khi thực hiện hành vi, hai anh em cố gắng tìm cách trốn tránh trách nhiệm nhưng đã bị bắt và có thể đối mặt mức án tối đa 20 năm tù.

MakerDAO kế hoạch ra mắt stablecoin phi tập trung mới “PureDai” thay thế DAI

MakerDAO dự kiến sẽ ra mắt stablecoin mới “PureDai” trong vài năm tới, nhằm thay thế cho DAI hiện tại. PureDai sẽ hoạt động độc quyền trên mạng Ethereum, sử dụng ETH và stETH làm tài sản đảm bảo, và hoàn toàn dựa vào các oracle phi tập trung. Khác với DAI, PureDai sẽ có tỷ giá tự do, không được neo giá với đô la Mỹ.

Bên cạnh PureDai, MakerDAO cũng sẽ phát hành một stablecoin mới khác là NewStable, được coi là bản nâng cấp của DAI và tập trung vào tuân thủ các quy định liên quan đến Real World Asset (RWA). Người dùng DAI sẽ có thể nâng cấp lên NewStable hoặc PureDai khi các sản phẩm này ra mắt.

Dự kiến nhiều năm sau, stablecoin DAI sẽ bị loại bỏ, phụ thuộc vào tốc độ áp dụng của PureDai và NewStable trong hệ sinh thái MakerDAO.

Morgan Stanley đầu tư 270 triệu USD vào ETF Bitcoin spot

Theo hồ sơ 13F mới nhất của SEC, Morgan Stanley đã đầu tư 269,9 triệu USD vào ETF Bitcoin spot thông qua quỹ GBTC của Grayscale, trở thành chủ sở hữu GBTC lớn nhất sau Susquehanna International Group.

Các ngân hàng toàn cầu khác như Ngân hàng Hoàng gia Canada, JP Morgan Chase, Wells Fargo, BNP Paribas và UBS, cũng như một số công ty quản lý quỹ, đều đã tiết lộ các khoản đầu tư tương tự vào các ETF Bitcoin spot.

Sự quan tâm ngày càng tăng của các tổ chức tài chính lớn đối với thị trường tiền điện tử có thể được xem là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của ngành này trong tương lai.
“Gã Khổng Lồ” Quản Lý Quỹ Đổ 2 Tỷ USD Vào ETF BitcoinMillennium Management và Schonfeld Strategic Advisors, hai trong số những “gã khổng lồ” quản lý quỹ truyền thống, đã khiến thị trường Bitcoin dậy sóng khi công bố khoản đầu tư khổng lồ vào ETF Bitcoin giao ngay trong báo cáo 13F quý đầu tiên. Theo đó, Millennium đã đầu tư tổng cộng 1,9 tỷ USD vào các ETF Bitcoin giao ngay, bao gồm 844,2 triệu USD vào IBIT của BlackRock, 806,7 triệu USD vào FBTC của Fidelity, 202 triệu USD vào GBTC của Grayscale, 45 triệu USD vào ARKB của Ark và 44,7 triệu USD vào BITB của Bitwise. Schonfeld Strategic Advisors cũng không kém cạnh khi rót 248 triệu USD vào IBIT và 231,8 triệu USD vào FBTC, nâng tổng mức đầu tư lên 479 triệu USD. Dữ liệu từ Fintel cho thấy Millennium và Schonfeld hiện nắm giữ lượng đầu tư IBIT và FBTC lớn nhất, với Millennium đứng đầu ở cả hai hạng mục và Schonfeld đứng thứ hai. Millennium cũng nằm trong top 10 chủ sở hữu lớn nhất cho mỗi khoản đầu tư ETF Bitcoin giao ngay khác. Điều đáng chú ý là các khoản đầu tư khổng lồ này đánh dấu sự gia nhập của các nhà quản lý quỹ đầu cơ lớn vào thị trường ETF Bitcoin. Millennium quản lý khối tài sản trị giá 69 tỷ USD vào cuối năm 2023, trong khi Schonfeld quản lý 13 tỷ USD. Thông tin được công bố vào phút chót, ngay trước hạn chót nộp báo cáo 13F hàng quý vào ngày 15/5. Trước đó, nhiều công ty khác, bao gồm Aristeia Capital, Boothbay Fund Management, Pine Ridge, và đặc biệt là hai ngân hàng toàn cầu lớn như JP Morgan và Wells Fargo cũng đã tiết lộ khoản đầu tư lớn vào IBIT và các quỹ khác. Morgan Stanley cũng gây chú ý khi công bố đầu tư vào GBTC, trở thành một trong số ít ngân hàng lớn có hệ thống Toàn cầu (G-SIB) nắm giữ ETF Bitcoin giao ngay. Matt Hougan, CIO của Bitwise, trước đó đã dự đoán rằng hơn 700 công ty chuyên nghiệp sẽ đầu tư gần 5 tỷ USD vào ETF Bitcoin giao ngay trước hạn chót 15/5. Tuy nhiên, ông lưu ý các nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm phần lớn tài sản của ETF Bitcoin giao ngay. Hiện tại, 10 ETF Bitcoin giao ngay đang hoạt động có tổng tài sản quản lý là 53 tỷ USD và tổng dòng vốn đầu tư là 12 tỷ USD. Sự tham gia của các “ông lớn” quản lý quỹ hứa hẹn sẽ tạo nên cú hích mạnh mẽ, đẩy dòng vốn đổ vào ETF Bitcoin ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường Bitcoin trong thời gian tới.

“Gã Khổng Lồ” Quản Lý Quỹ Đổ 2 Tỷ USD Vào ETF Bitcoin

Millennium Management và Schonfeld Strategic Advisors, hai trong số những “gã khổng lồ” quản lý quỹ truyền thống, đã khiến thị trường Bitcoin dậy sóng khi công bố khoản đầu tư khổng lồ vào ETF Bitcoin giao ngay trong báo cáo 13F quý đầu tiên.

Theo đó, Millennium đã đầu tư tổng cộng 1,9 tỷ USD vào các ETF Bitcoin giao ngay, bao gồm 844,2 triệu USD vào IBIT của BlackRock, 806,7 triệu USD vào FBTC của Fidelity, 202 triệu USD vào GBTC của Grayscale, 45 triệu USD vào ARKB của Ark và 44,7 triệu USD vào BITB của Bitwise.

Schonfeld Strategic Advisors cũng không kém cạnh khi rót 248 triệu USD vào IBIT và 231,8 triệu USD vào FBTC, nâng tổng mức đầu tư lên 479 triệu USD.

Dữ liệu từ Fintel cho thấy Millennium và Schonfeld hiện nắm giữ lượng đầu tư IBIT và FBTC lớn nhất, với Millennium đứng đầu ở cả hai hạng mục và Schonfeld đứng thứ hai. Millennium cũng nằm trong top 10 chủ sở hữu lớn nhất cho mỗi khoản đầu tư ETF Bitcoin giao ngay khác.

Điều đáng chú ý là các khoản đầu tư khổng lồ này đánh dấu sự gia nhập của các nhà quản lý quỹ đầu cơ lớn vào thị trường ETF Bitcoin. Millennium quản lý khối tài sản trị giá 69 tỷ USD vào cuối năm 2023, trong khi Schonfeld quản lý 13 tỷ USD.

Thông tin được công bố vào phút chót, ngay trước hạn chót nộp báo cáo 13F hàng quý vào ngày 15/5. Trước đó, nhiều công ty khác, bao gồm Aristeia Capital, Boothbay Fund Management, Pine Ridge, và đặc biệt là hai ngân hàng toàn cầu lớn như JP Morgan và Wells Fargo cũng đã tiết lộ khoản đầu tư lớn vào IBIT và các quỹ khác.

Morgan Stanley cũng gây chú ý khi công bố đầu tư vào GBTC, trở thành một trong số ít ngân hàng lớn có hệ thống Toàn cầu (G-SIB) nắm giữ ETF Bitcoin giao ngay.

Matt Hougan, CIO của Bitwise, trước đó đã dự đoán rằng hơn 700 công ty chuyên nghiệp sẽ đầu tư gần 5 tỷ USD vào ETF Bitcoin giao ngay trước hạn chót 15/5. Tuy nhiên, ông lưu ý các nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm phần lớn tài sản của ETF Bitcoin giao ngay.

Hiện tại, 10 ETF Bitcoin giao ngay đang hoạt động có tổng tài sản quản lý là 53 tỷ USD và tổng dòng vốn đầu tư là 12 tỷ USD. Sự tham gia của các “ông lớn” quản lý quỹ hứa hẹn sẽ tạo nên cú hích mạnh mẽ, đẩy dòng vốn đổ vào ETF Bitcoin ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường Bitcoin trong thời gian tới.
Ra Mắt Chatbot Venice AI Cạnh Tranh ChatGPTNền tảng AI Venice mới ra mắt đã thu hút sự chú ý với lời hứa bảo mật thông tin người dùng và hỗ trợ tự do ngôn luận, nhằm cạnh tranh với các mô hình AI phổ biến như ChatGPT của OpenAI và Grok của Elon Musk. Erik Voorhees, nhà sáng lập ShapeShit và là một người ủng hộ Bitcoin, đã công bố ra mắt nền tảng AI Venice trên mạng xã hội X. Venice, được hỗ trợ bởi công nghệ Mô hình Ngôn ngữ Lớn (LLM), chính thức hoạt động từ ngày 10/5. Theo mô tả của Voorhees, Venice là một nền tảng AI riêng tư, không cần cấp phép, được thiết kế để thúc đẩy sự tiến bộ văn minh không bị hạn chế. Nền tảng AI này có những điểm tương đồng nhất định với ChatGPT, Grok và thậm chí là Claude của Anthropic nhưng không thực hiện “những thứ theo kiểu Orwell”. “Orwellian” ở đây ám chỉ việc một số công cụ AI xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Ví dụ, Google đã bị một số người dùng kiện vì họ cho rằng công ty đã truy cập dữ liệu của họ một cách phi đạo đức. Gã khổng lồ AI này đã theo dõi hoạt động trên internet của người dùng mà họ tin rằng đang duyệt web một cách riêng tư. Để giải quyết vụ kiện, Google đã đồng ý xóa hàng tỷ bản ghi dữ liệu. Tình huống với Google phản ánh tuyên bố của Voorhees về việc các công ty AI lớn theo dõi hoạt động của người dùng và kiểm soát những gì được nói. Ông thậm chí còn cáo buộc những công ty này chia sẻ dữ liệu người dùng với bên thứ ba, bao gồm cả nhà quảng cáo, tin tặc và thậm chí là chính phủ. Với việc ra mắt Venice AI, Voorhees khẳng định rằng thách thức về quyền riêng tư đã được giải quyết. Ông viết trên X: “Venice không do thám bạn. Venice không kiểm duyệt cuộc trò chuyện của bạn. Venice không tiêm nhiễm định kiến, chủ nghĩa an toàn hay tuyên truyền chính trị.” Voorhees ca ngợi khả năng của Venice, cho rằng nó mang đến cho người dùng khả năng giao tiếp trực tiếp và không bị lọc với trí tuệ máy móc. Ông tin rằng người dùng AI sẽ an toàn hơn với các dịch vụ mà Venice cung cấp, vì quyền riêng tư của họ sẽ được bảo vệ và không bị xâm phạm. Để đạt được sự bảo mật và quyền riêng tư, Venice AI loại bỏ vai trò của bên trung gian có thể kiểm soát khỏi tay người dùng. Ngoài quyền riêng tư, Venice tự hào về việc cho phép người dùng sửa đổi các thông số và ranh giới của cuộc trò chuyện. Nó đạt được điều này bằng cách cung cấp cho họ quyền truy cập trực tiếp vào System Prompt. Voorhees lưu ý rằng đây là một dịch vụ mà không nhà cung cấp tập trung nào cung cấp. Nhìn chung, Venice đang hỗ trợ tự do ngôn luận giống như X của Musk. Sự xuất hiện của Venice AI hứa hẹn mang đến một lựa chọn mới cho người dùng AI, đặc biệt là những người quan tâm đến việc bảo vệ quyền riêng tư và tự do ngôn luận. Việc Venice AI có thể cạnh tranh thành công với các đối thủ lớn như ChatGPT hay Grok hay không vẫn là điều cần theo dõi trong tương lai.

Ra Mắt Chatbot Venice AI Cạnh Tranh ChatGPT

Nền tảng AI Venice mới ra mắt đã thu hút sự chú ý với lời hứa bảo mật thông tin người dùng và hỗ trợ tự do ngôn luận, nhằm cạnh tranh với các mô hình AI phổ biến như ChatGPT của OpenAI và Grok của Elon Musk.

Erik Voorhees, nhà sáng lập ShapeShit và là một người ủng hộ Bitcoin, đã công bố ra mắt nền tảng AI Venice trên mạng xã hội X. Venice, được hỗ trợ bởi công nghệ Mô hình Ngôn ngữ Lớn (LLM), chính thức hoạt động từ ngày 10/5. Theo mô tả của Voorhees, Venice là một nền tảng AI riêng tư, không cần cấp phép, được thiết kế để thúc đẩy sự tiến bộ văn minh không bị hạn chế.

Nền tảng AI này có những điểm tương đồng nhất định với ChatGPT, Grok và thậm chí là Claude của Anthropic nhưng không thực hiện “những thứ theo kiểu Orwell”. “Orwellian” ở đây ám chỉ việc một số công cụ AI xâm phạm quyền riêng tư của người dùng.

Ví dụ, Google đã bị một số người dùng kiện vì họ cho rằng công ty đã truy cập dữ liệu của họ một cách phi đạo đức. Gã khổng lồ AI này đã theo dõi hoạt động trên internet của người dùng mà họ tin rằng đang duyệt web một cách riêng tư. Để giải quyết vụ kiện, Google đã đồng ý xóa hàng tỷ bản ghi dữ liệu.

Tình huống với Google phản ánh tuyên bố của Voorhees về việc các công ty AI lớn theo dõi hoạt động của người dùng và kiểm soát những gì được nói. Ông thậm chí còn cáo buộc những công ty này chia sẻ dữ liệu người dùng với bên thứ ba, bao gồm cả nhà quảng cáo, tin tặc và thậm chí là chính phủ.

Với việc ra mắt Venice AI, Voorhees khẳng định rằng thách thức về quyền riêng tư đã được giải quyết. Ông viết trên X: “Venice không do thám bạn. Venice không kiểm duyệt cuộc trò chuyện của bạn. Venice không tiêm nhiễm định kiến, chủ nghĩa an toàn hay tuyên truyền chính trị.”

Voorhees ca ngợi khả năng của Venice, cho rằng nó mang đến cho người dùng khả năng giao tiếp trực tiếp và không bị lọc với trí tuệ máy móc. Ông tin rằng người dùng AI sẽ an toàn hơn với các dịch vụ mà Venice cung cấp, vì quyền riêng tư của họ sẽ được bảo vệ và không bị xâm phạm.

Để đạt được sự bảo mật và quyền riêng tư, Venice AI loại bỏ vai trò của bên trung gian có thể kiểm soát khỏi tay người dùng. Ngoài quyền riêng tư, Venice tự hào về việc cho phép người dùng sửa đổi các thông số và ranh giới của cuộc trò chuyện. Nó đạt được điều này bằng cách cung cấp cho họ quyền truy cập trực tiếp vào System Prompt.

Voorhees lưu ý rằng đây là một dịch vụ mà không nhà cung cấp tập trung nào cung cấp. Nhìn chung, Venice đang hỗ trợ tự do ngôn luận giống như X của Musk.

Sự xuất hiện của Venice AI hứa hẹn mang đến một lựa chọn mới cho người dùng AI, đặc biệt là những người quan tâm đến việc bảo vệ quyền riêng tư và tự do ngôn luận. Việc Venice AI có thể cạnh tranh thành công với các đối thủ lớn như ChatGPT hay Grok hay không vẫn là điều cần theo dõi trong tương lai.
Microsoft Rót 4 Tỷ Euro Vào Ngành AI Tại PhápTại Hội nghị Choose France diễn ra vào 13/5, Microsoft đã công bố khoản đầu tư trị giá 4.3 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Pháp. Microsoft vừa công bố khoản đầu tư lớn nhất vào Pháp trong lịch sử 41 năm hoạt động tại đây, với tổng giá trị lên đến 4 tỷ Euro.  Khoản đầu tư này tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ hệ sinh thái startup AI tại Pháp, nhằm đẩy mạnh ứng dụng AI và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Microsoft, Brad Smith, chia sẻ: “Khoản đầu tư lớn này thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc hỗ trợ đổi mới số và tăng trưởng kinh tế tại Pháp. Chúng tôi đang xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây và AI hiện đại, đào tạo kỹ năng AI cho mọi người, và hỗ trợ các startup Pháp sử dụng công nghệ của chúng tôi để phát triển một cách công bằng và có trách nhiệm.” Microsoft sẽ mở rộng cơ sở hạ tầng Đám mây và AI của mình tại Pháp, bao gồm kế hoạch đầu tư vào việc xây dựng một khuôn viên trung tâm dữ liệu mới ở khu vực Grand Est, Mulhouse Alsace Agglomération, và mở rộng các cơ sở hiện có tại Paris và Marseille. Đến cuối năm 2025, Microsoft dự kiến sẽ đưa vào hoạt động tới 25,000 GPU tiên tiến nhất. Franck Leroy, Chủ tịch Hội đồng khu vực Grand Est, nhận định: “Dự án này sẽ biến Alsace trở thành khu vực đi đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Pháp và châu Âu. Đây là một dự án quốc gia và châu Âu quan trọng, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của các khu vực và doanh nghiệp của chúng tôi, đồng thời đảm bảo an toàn dữ liệu.” Microsoft cũng nhấn mạnh vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng AI, với mục tiêu đào tạo 1 triệu người Pháp vào cuối năm 2027. Công ty sẽ phối hợp với các đối tác chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các trường đại học và tổ chức giáo dục cao hơn để phát động các chương trình đào tạo mới nhằm phát triển sự thông thạo về AI cho mọi người, hỗ trợ chuyển đổi kinh doanh bằng AI và thúc đẩy phát triển AI một cách an toàn và có trách nhiệm. Corine de Bilbao, Phó Chủ tịch Tập đoàn Microsoft Pháp, bày tỏ sự tự hào: “Chúng tôi tự hào thông báo về một khoản đầu tư lịch sử tại Pháp. Thông qua cơ sở hạ tầng đám mây và AI tiên tiến, cùng với một kế hoạch đào tạo lớn cho người Pháp và hỗ trợ mới cho các startup, chúng tôi tiếp tục cam kết với sự tăng trưởng bền vững và bao trùm.” Dự án này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển công nghệ tại Pháp mà còn là minh chứng cho cam kết của Microsoft trong việc xây dựng một tương lai số bền vững, thông qua các thỏa thuận về năng lượng tái tạo và chương trình AI có trách nhiệm, đặt mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho hoạt động của công ty vào năm 2025.

Microsoft Rót 4 Tỷ Euro Vào Ngành AI Tại Pháp

Tại Hội nghị Choose France diễn ra vào 13/5, Microsoft đã công bố khoản đầu tư trị giá 4.3 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Pháp.

Microsoft vừa công bố khoản đầu tư lớn nhất vào Pháp trong lịch sử 41 năm hoạt động tại đây, với tổng giá trị lên đến 4 tỷ Euro.  Khoản đầu tư này tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ hệ sinh thái startup AI tại Pháp, nhằm đẩy mạnh ứng dụng AI và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Microsoft, Brad Smith, chia sẻ: “Khoản đầu tư lớn này thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc hỗ trợ đổi mới số và tăng trưởng kinh tế tại Pháp. Chúng tôi đang xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây và AI hiện đại, đào tạo kỹ năng AI cho mọi người, và hỗ trợ các startup Pháp sử dụng công nghệ của chúng tôi để phát triển một cách công bằng và có trách nhiệm.”

Microsoft sẽ mở rộng cơ sở hạ tầng Đám mây và AI của mình tại Pháp, bao gồm kế hoạch đầu tư vào việc xây dựng một khuôn viên trung tâm dữ liệu mới ở khu vực Grand Est, Mulhouse Alsace Agglomération, và mở rộng các cơ sở hiện có tại Paris và Marseille. Đến cuối năm 2025, Microsoft dự kiến sẽ đưa vào hoạt động tới 25,000 GPU tiên tiến nhất.

Franck Leroy, Chủ tịch Hội đồng khu vực Grand Est, nhận định: “Dự án này sẽ biến Alsace trở thành khu vực đi đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Pháp và châu Âu. Đây là một dự án quốc gia và châu Âu quan trọng, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của các khu vực và doanh nghiệp của chúng tôi, đồng thời đảm bảo an toàn dữ liệu.”

Microsoft cũng nhấn mạnh vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng AI, với mục tiêu đào tạo 1 triệu người Pháp vào cuối năm 2027. Công ty sẽ phối hợp với các đối tác chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các trường đại học và tổ chức giáo dục cao hơn để phát động các chương trình đào tạo mới nhằm phát triển sự thông thạo về AI cho mọi người, hỗ trợ chuyển đổi kinh doanh bằng AI và thúc đẩy phát triển AI một cách an toàn và có trách nhiệm.

Corine de Bilbao, Phó Chủ tịch Tập đoàn Microsoft Pháp, bày tỏ sự tự hào: “Chúng tôi tự hào thông báo về một khoản đầu tư lịch sử tại Pháp. Thông qua cơ sở hạ tầng đám mây và AI tiên tiến, cùng với một kế hoạch đào tạo lớn cho người Pháp và hỗ trợ mới cho các startup, chúng tôi tiếp tục cam kết với sự tăng trưởng bền vững và bao trùm.”

Dự án này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển công nghệ tại Pháp mà còn là minh chứng cho cam kết của Microsoft trong việc xây dựng một tương lai số bền vững, thông qua các thỏa thuận về năng lượng tái tạo và chương trình AI có trách nhiệm, đặt mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho hoạt động của công ty vào năm 2025.
Explora las últimas noticias sobre criptos
⚡️ Participa en los últimos debates del mundo cripto
💬 Interactúa con tus creadores favoritos
👍 Disfruta contenido de tu interés
Email/número de teléfono

Lo más reciente

--
Ver más
Mapa del sitio
Cookie Preferences
Términos y condiciones de la plataforma