Funding Rate là một khái niệm phổ biến trong thế giới tiền điện tử, đặc biệt là ở thị trường giao dịch hợp đồng tương lai Futures và tùy chọn Options trên các sàn. Vậy cụ thể Funding Rate là gì?

Funding Rate hay Funding Fee là tỷ lệ lãi suất hoặc phí giao dịch được thanh toán định kỳ cho nhà đầu tư đang mua hoặc bán khống. Mục đích của loại phí này là để duy trì sự cân bằng giữa giá hợp đồng tương lai và giá thị trường thực tế.

Thông thường, Funding Rate được tính theo sự chênh lệch của giá tài sản ở Spot và Futures. Ngoài ra, nó được biểu thị dưới dạng phần trăm %.

Trader được trả hoặc phải trả tiền tùy thuộc vào vị thế và tỷ lệ funding rate, cụ thể:

  • Funding Rate ở mức dương: Giá Futures tài sản cao hơn giá Spot, Trader đặt lệnh Long trả tiền cho Trader đặt lênh Short.

  • Funding Rate ở mức âm : Giá Futures tài sản thấp hơn giá Spot, Trader đặt lệnh Short trả tiền choTrader đặt lênh Long.

Thực tế, coi thể coi Funding Rate như là công cụ thể hiện tâm lý Trader và thị trường. Trong các giai đoạn quan trọng như Bull Market, Funding Rate nếu dương thì nhà đầu tư sẽ có tâm lý lạc quan và ngược lại.

Lưu ý, Funding Rate có thể đôi lúc tăng hoặc giảm nhanh, không thể dự đoán được.

Funding Rate sàn Onus là gì?

Vì sao phải có Funding Rate trên sàn ?

Funding Rate cần thiết xuất hiện trong các giao dịch tiền điện tử. Nó có nhiều mục tiêu và chức năng lớn như:

  • Tạo cân bằng giữa người mua và người bán: Khi giá Futures của tài sản tiền điện tử biến đổi sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho sàn . Ngoài ra còn đảm bảo tính ổn định của thị trường.

  • Hạn chế nhận lợi nhuận dễ dàng: Không có Funding Rate, các bên có thể tận dụng lỗ hổng từ chênh lệch giá giữa hợp đồng Futures và giá thị trường.

  • Khắc phục hiện tượng giá chênh lệch: Funding Rate thay đổi lãi suất thanh toán giữa các bên để đưa giá hợp đồng tương lai về mức tốt.

  • Duy trì tính thanh khoản và ổn định thị trường: Funding Rate làm cho thị trường trở nên ổn định hơn. Lâu dần tạo mối hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Nói chung, Funding Rate ra đời nhằm ngăn chặn thị trường có biến động. Chung quy đều đảm bảo lợi ích cho Trader.

Cách để tính Funding Rate chính xác nhất?

Funding Rate là gì? Và cách tính toán nó ra sao? Chắc các bạn cũng chưa hề được biết, vậy hãy tiếp tục tìm hiểu nhé.

Bình thường, Funding Rate được tính dựa trên các yếu tố cụ thể của hợp đồng tương lai:

  • Funding Rate = Max(0, Min(Premium Index, Mark Price) – Fair Price) / Funding Interval

Trong đó:

  • Premium Index: Là một chỉ số dựa trên sự chênh lệch giữa giá tương lai và giá thị trường thực tế. Tính bằng cách lấy giá tương lai và trừ đi giá thị trường. Sau đó lại dùng nó chia cho giá thị trường và nhân với 100.

  • Mark Price: Là giá hiện tại của hợp đồng tương lai. Nó được tính bằng cách lấy giá trị trung bình của một số giao dịch gần đây. Mark Price dùng để xác định giá đóng cửa hằng ngày và các khoản thanh toán liên quan.

  • Fair Price: Là giá tương lai của hợp đồng nếu không có ảnh hưởng từ Funding Rate. Giá trị củ nó thường bằng Mark Price.

  • Funding Interval: Là khoảng thời gian giữa các lần tính Funding Rate, thường mỗi 8 giờ hoặc tùy thuộc vào sàn.

Nói chung, bạn có thể tính nhanh như sau:

  • Funding Fee = Tổng khối lượng vị thế đang mở X Funding Rate

Một số mặt hạn chế của Funding Rate để lại

Công bằng mà nói, chính Funding Rate cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng lênTrader và sàn giao dịch.

  • Rủi ro tài chính: Nếu không hiểu rõ cách hoạt động của Funding Rate, Trader có thể phải trả số tiền lớn. Điều này khi xảy ra nhiều còn gây thất thoát tài sản đáng kể.

  • Đánh lừa: Funding Rate có thể đi theo một quỹ đạo khó lường. Bên người bán có thể cố tình đặt lệnh mua hoặc bán lớn để làm thay đổi Premium Index và làm tăng Funding Rate. Họ làm điều này chính là để thu lợi. Điều này nhìn chung sẽ làm mất đi tính công bằng trong thị trường.

  • Tăng chi phí giao dịch: Như đã nói, Funding Rate thường biến đổi và dao động mạnh, các phe có thể phải chịu chi phí giao dịch lớn để duy trì vị thế.

  • Ảnh hưởng đến tính thanh khoản: Sự thay đổi đôi khi quá nhanh chóng của Funding Rate có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản.

  • Áp lực giao dịch ngắn hạn: Funding Rate được tính theo thời gian và có thể tạo áp lực cho các bên liên quan.

Funding Rate là gì?

Kiếm tiền với Funding Rate? Dễ nhưng phải lưu ý nhiều

Những người có vốn hiểu biết về Funding Rate thường lợi dụng nó để Trading và đem lại nhiều lợi nhuận không hề nhỏ. Họ dùng Funding Rate để phán xét tâm lý thị trường và dễ đưa ra quyết định giao dịch hơn. Trader có khả năng kiếm thêm Funding Fee từ một số chiến lược sau:

  • Tìm tài sản có tỉ lệ Funding Rate dương:Trader phe Long phải trả tiền cho các Trader phe Short.

  • Chia vốn để mua tài sản Spot: Đồng thời mở vị thế Short với khối lượng ngang hàng.

Ví dụ, Trader tên X mua 20,000 USD BTC đồng thời mở vị thế Short cũng với cỡ 20,000 USD. Chẳng hạn, Funding Rate là 0.01%. Khi đó, 1 ngày X nhận được 20,000 x 0.01% x 3 = 6 USD. Suy ra X sẽ có 2190 USD/ 1 năm và mức APR dạt 10.95%/ 1 năm.

Tính chất căn bản khi kiếm tiền với Funding Rate

Nếu áp dụng cách như bên trên thì bạn cần suy xét tới một số lưu ý sau:

  • Chiến lược được giới thiệu bên trên này chỉ có thể thực hiện khi Ffunding Rate ở mức dương.

  • Tỉ lệ Funding sẽ thường xuyên biến đổi. Vì thế nênsẽ không thực hiện được liên tục.

  • Sử dụng đòn bẩy nhỏ để tránh rủi ro về giá.

  • Chiến lược trên cũng là phương pháp phòng bảo toàn các danh mục đầu tư.

  • Có thể thử sử dụng khi tài sản có tỉ lệ Funding cao một cách đột biến.

Tất nhiên là bạn cần xem thêm nhiều video, đọc thêm nhiều bài viết trên mạng để có kinh nghiệm hơn.

Các lưu ý chung nếu muốn kiếm tiền với Funding Rate?

  • Hiểu rõ cơ chế hoạt động: Cần hiểu rõ cách Funding Rate được tính toán trên sàn. Hãy cố nắm vững Premium Index, Mark Price và Funding Interval…

  • Tìm hiểu về sàn giao dịch cụ thể: Mỗi sàn có cách tính Funding Rate riêng và tần suất cũng có thể khác nhau (ví dụ: mỗi 8 giờ, mỗi 1 giờ). Điều này có thể tạo ra cơ hội hoặc rủi ro khác nhau.

  • Quản lý rủi ro ổn: Giao dịch nà cũng luôn đi kèm với rủi ro cao. Hãy đảm bảo bạn có một chiến lược vững chắc. Đừng đặt tất cả tiền vào một giao dịch và sử dụng stop-loss đúng lúc.

  • Theo dõi thị trường liên tục: Thị trường luôn biến đổi và Funding Rate cũng thay đổi theo thời gian.

  • Hạn chế đòn bẩy: Sử dụng đòn bẩy khi kiếm tiền với Funding Rate như 1 con dao 2 lưới. Cần hết sức cẩn trọng và luôn cân nhắc.

Funding Rate là gì?

Một số thuật ngữ liên quan đến Funding Rate

Vẫn còn vô vàn kiến thức liên quan về Funding Rate, hãy tiếp tục xem qua các thông tin bổ ích bên dưới. Dưới đây là một số thuật ngữ liên quan đến Funding Rate:

  • Funding Rate (Tỷ lệ lãi suất): Là tỷ lệ mà bên long phải trả cho bên short, hoặc ngược lại. Để duy trì sự cân bằng giữa các vị thế trên thị trường tương lai.

  • Long (Người mua): Là những người tham gia vào thị trường tương lai với hy vọng giá tài sản sẽ tăng.

  • Short (Người bán): Là những người tham gia vào thị trường tương lai với hy vọng giá tài sản sẽ giảm.

  • Liquidation (Thanh lý): Là quá trình sàn tự động bán hợp đồng tương lai.

  • Perpetual Swap (Hợp đồng vô thời hạn): Là loại hợp đồng tương lai không có ngày hết hạn cụ thể.

  • Auto-Deleveraging (ADL): Là quá trình các vị thế bị thanh lý tự động.

  • Funding Interval (Khoảng thời gian Funding Rate): Là khoảng thời gian giữa các lần tính toán Funding Rate.

Mong rằng, qua bài viết trên các bạn đã hiểu được Funding Rate là gì? Có thể thấy, sự xuất hiện của nó là vô cùng quan trọng, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải lưu tâm đến.