Đến với chapter 6 này, nhân vật chính sẽ là hiệu ứng tâm lý FOMO. Dạo thời gian này em thấy môi trường xung quanh em hay cộng đồng mạng những nhóm mà em tham gia mọi người đều đang dùng cụm từ FOMO rất nhiều nhưng có vẻ như có nhiều người không hiểu đúng về nó. Họ nhầm hiệu ứng tâm lý FOMO (Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội) với hiệu ứng tâm lý herd mentality hoặc mob psychology (Tâm lý đám đông). Hai loại hiệu ứng tâm lý này về cơ bản là nó có liên hệ với nhau tuy nhiên cả hai đều là hai loại hiệu ứng tâm lý riêng biệt có thể hoặc không cần đi đôi với nhau.

Phân tích cho mọi người một chút:

Hiệu ứng FOMO(sợ bỏ lỡ cơ hội): đây là hiệu ứng tâm lý khiến cho mọi người cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi khi nghĩ rằng mình đã-đang-sẽ bỏ qua một thông tin, trải nghiệm hay một cơ hội nào đó mà người khác đã-đang-sẽ có. Nói một cách dễ hiệu là hành động mà con người luôn tục truy cập mạng xã hội theo dõi thông tin về một vấn đề hót hòn họt nào đó, sợ bỏ lỡ những buổi tụ tập, sự kiện và không muốn bị làm "TỐI CỔ". Trong đầu tư cũng vậy.

Hiệu ứng herd mentality hoặc mob psychology (đám đông): như ở chapter một đã viết, đây là loại cảm xúc bị ảnh bởi số đông và điều này dẫn đến một hệ lụy đó sự không cân nhắc khi đưa ra quyết định hoặc có nhưng không đáng kể. Loại cảm xúc này không nhất thiết được xuất phát thì nỗi sợ bỏ lỡ mà nó còn xuất phát từ áp lực bên ngoài xã hội hay tâm lý cảm thấy sẽ an toàn khi đi theo số đông.

Nêu các bạn đã đọc đoạn so sánh trên các bạn sẽ thấy, một phần hiệu ứng FOMO(Sợ bỏ lỡ) là một phần lý do dẫn đến đến hiệu ứng tâm lý herd mentality hoặc mob psychology (Đám đông).

VD: khi họ thấy rằng rất nhiều người đầu tư vào một đồng coin A lo sợ rằng mình sẽ bỏ qua hay mất đi cơ hội đầu tư, nếu không đầu tư thì mình sẽ thiệt thòi, nếu đồng coin A nó không ngon thì mọi người mua làm gì, chả nhẽ tất cả mọi người đầu tư vào đồng coin đó họ đều là người *** và sau đó họ quyết định đi theo đám đông.

===> Hiệu ứng FOMO (Sợ bỏ lỡ) # Hiệu ứng herd mentality hoặc mob psychology (Đám đông). Chúng nó liên kết nhưng khôn nhất thiết phải đi đôi.

2 VD cho khẳng định trên:

VD1: Bạn không muốn lam tối cổ nên hay tra soát mạng xã hội để cập nhật thông tin(có FOMO nhưng không dính herd mentality hoặc mob psychology)

VD2: Trong một thí nghiệm, trong một phòng khám có 1 người không biết gì hết và 5 người khác là người của tổ chức thí nghiệm. Mỗi khi được gọi người của tổ chức đều dơ một tay lên và đi vào, sau khi gọi 3 người của tổ chức thì gọi người "may mắn" -Người được gia một thí nghiệm mà mình không biết- anh chàng không dơ tay và bị 2 người kia nhìn, sau một sự lưỡng lự nhất định, chàng trai vẫn quyết định dơ một tay và đi vào.

Tiếp tục quay lại với nhân vật chính của chúng ta FOMO.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến loại hiệu ứng tâm lý này:

- Thiếu thoả mãn cá nhận: những người này đều không biết kiểm soát mong muốn của bản thân, luôn cảm thấy cuộc sống không đủ thú vị, cảm thấy bị thiệt thòi va dễ bị lôi quấn bởi những thú vui, cơ hội tốt mà người khác đang có.

- Sự so sánh xã hội không lành mạnh: Con người hay gặp một trạng thái so sánh chính là luôn so sánh điểm yếu của mình với điểm mạnh của người khác. Điều này thật khó để có thể nói cho họ hiểu vì họ thường chỉ tin vào những thứ họ thấy.

Tác hại FOMO gây ra trong đầu tư:

- Mua đỉnh bán đáy.

- Tăng tỉ lệ rủi ro khi thị trường đang/sắp được điều chỉnh.

- Không có chiến lược rõ ràng

- Điều tệ nhất là... Không biết điểm dừng, luôn luôn chạy theo đám đông.

Làm sao để có thể kiểm soát được FOMO trong đầu tư?

-> Có chiến lược mục đích trước khi đầu tư một hạng mục nào đó.

-> Quản lý cảm xúc của bản thân, hãy để phần "Người" kiểm soát phần "Con" trong thị trường đầu tư kiếm lời này.

-> Học hỏi từ những sai lầm

-> ....