Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về RWAs là gì và các lợi ích của việc token hóa RWAs.

Mới đây, CEO của BlackRock là Larry Pink cũng đã nói rằng việc BTC ETF được công nhận để giao dịch trên các sàn chứng khoán ở Mỹ cũng chỉ là những bước đầu trong cuộc cách mạng công nghệ toàn thị trường tài chính truyền thống. Ở giai đoạn tiếp theo, việc BlackRock theo đuổi là họ sẽ token hóa tất cả những tài sản tài chính, có thể kể như chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp/ chính phủ, bất động sản, v..v..

Larry cũng nhấn mạnh rằng hiện tại chúng ta có đủ công nghệ để hiện thực hóa việc token hóa RWAs, và mình tin rằng Chainlink chính là công ty đang nắm giữ chìa khóa công nghệ đó. Hiện tại có thể nói, Chainlink là nền tảng duy nhất hội tụ đầy đủ các yếu tố quan trọng có thể thúc đẩy việc token hóa RWA, giúp chuyển đổi nền kinh tế truyền thống trị giá hàng nghìn tỉ đô thành một nền kinh tế on-chain.

Xin nhắc lại, có rất nhiều lý do khiến các tổ chức và tập đoàn tài chính muốn token hóa RWAs, trong đó ba lý do chính bao gồm:

- Tính thanh khoản (Liquidity): Khi các tài sản được token hóa, các loại token này sẽ có thể tiếp cận đến người dùng trên toàn thế giới, giống như chúng ta có thể giao dịch, chuyển BTC và ETH ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với công nghệ CCIP của Chainlink, các public blockchain và private blockchain có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng, việc này giúp họ có thể trao đổi/ giao dịch với nhau mà không có bất kỳ trở ngại nào. Điều này có thể nói ngành tài chính truyền thống và DeFi sẽ thành một thể giống nhất khi các blockchain này được kết nối với nhau.

- Tính minh bạch (Transparency): Vì các tài sản được token trên các blockchain, nên việc quản lý/ theo dõi tài sản được đảm bảo một cách minh bạch. Quan trọng nhất, chúng ta có thể làm giảm rủi ro sụp đổ của toàn hệ thống, có thể kể đến như việc các tổ chức sử dụng đòn bẩy. Ví dụ như trong thị trường truyền thống, chúng ta sẽ không biết ngân hàng hay tổ chức đó sử dụng đòn bẩy như thế nào, trông họ có vẻ ổn về mặt sức khỏe tài chính, nhưng có thể thực tế họ đang phải mang gánh rất nhiều nợ. Do đó, việc giao dịch trên blockchain và sự tích hợp Proof of Reserve giúp minh bạch hơn trong việc hạn chế rủi ro dạng này.

- Tính tiếp cận (Accessibility): Đương nhiên, việc token hóa RWA sẽ giúp mở rộng theo tập người dùng tiềm năng của một số loại tài sản bằng cách cho phép họ truy cập dễ hơn hơn thông qua các ứng dụng xây dựng trên blockchain, bởi vì đối với blockchain là không có bất kỳ giới hạn nào về biên giới ở đây. Ngoài ra, các loại tài sản có giá trị lớn đều có thể chia nhỏ hơn để giao dịch, việc này cũng giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ dàng tiếp cận và sở hữu hơn (ví dụ như 1 BTC có thể giao dịch 0.1, 0.01, hay 0.001).

Tuy nhiên, để token hóa RWA trên blockchain, chúng ta sẽ cần phải giải quyết một số việc quan trọng sau đây:

- Làm sao có thể đảm bảo token giao dịch trên blockchain được đảm bảo và back 1:1 bằng tài sản thực? Vì blockchain hoạt động một cách độc lập với thế giới tài chính truyền thống, vậy làm sao để các thông tin về tài sản đó (ví dụ như lượng dự trữ, hoặc giá trị giao dịch) ở thế giới thực được cập nhật real-time trên blockchain?

- Khi token hóa, có nghĩa là các tài sản đó sẽ được giao dịch dưới dạng hợp đồng thông minh (smart contract), nên các vấn đề về bug hay hay lỗ hỏng bảo mật là việc không thể tránh khỏi. Vậy thì làm sao ta có thể đảm bảo rằng các token RWA được giao dịch, hay chuyển dịch một cách an toàn giữa các blockchain với nhau?

- Thêm nữa, khi token hóa, các loại token này sẽ được giao dịch và lưu trữ trên hàng chục hoặc hàng trăm blockchain khác nhau, ví dụ ngân hàng A ở Mỹ phát hành token hóa chứng khoán T. Khách hàng của ngân hàng B ở VN tham gia đầu tư dạng chứng khoán token hóa T này. Bởi vì 2 ngân hàng sử dụng blockchain khác nhau, và loại chứng khoán token T này liên tục được công ty họ cập nhật các điều khoản của người sở hữu, điều này dẫn đến câu hỏi là làm sao có thể kết nối offchain data này đến bất kỳ blockchain nào, nơi mà token T đó đang được lưu trữ?

Do đó, tất cả các RWAs được token hóa được yêu cầu bắt buộc phải có ba yếu tố chính, bao gồm:

- Luôn được cập nhật thông tin từ thế giới bên ngoài.
- Phải đảm bảo an toàn cho việc giao dịch chuỗi chéo
- Được kết nối với dữ liệu offchain, bất kể loại tài sản được được chuyển đến blockchain nào.

Bởi vì điều này, Chainlink chính là nền tảng duy nhất trên thế giới có thể đảm bảo giúp cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính token hóa RWAs thỏa các điều kiện trên. Từ khi ra mắt Main net cho đến hiện tại, tất cả các công nghệ mà Chainlink nghiên cứu và phát triền đều nhắm đến phục vụ cho cuộc cách mạng thay đổi thị trường tài chính truyền thống này, xa hơn là hướng đến việc phát triển nền tảng internet hiện tại thành verifiable web (web được xác minh).

Các công nghệ mà Chainlink phát triển giúp Chainlink trở thành platform được cộng đồng crypto xem là standard (chuẩn mực) của nền kinh tế blockchain. Từ khi CCIP được ra đời, Chainlink không chỉ được công đồng crypto công nhận, mà rất nhiều các tổ chức tài chính lớn đã xác nhận hợp tác với Chainlink để xây dựng các chuẩn mực cho việc token hóa tài sản thế giới thực.

Các công nghệ này có thể kể đến như:


- Cross-chain Interoperability Protocol (CCIP): Kể từ khi BTC ra đời, rồi đến ETH phát triển smart contract, CCIP là một trong những công nghệ có thể nói là quan trọng nhất của nền kinh tế blockchain được phát triển. Về mặt kỹ thuật, các blockchain không thể giao tiếp với nhau vì các blockchain này không có cùng tiếng nói, CCIP giúp các blockchain có thể giao tiếp với nhau, trao đổi truyền tin, chuyển token và tin nhắn/ sự kiện một cách dễ dàng mà không có một chút khó khăn gì. CCIP giống như một ổ cắm điện chuyển đổi, các tổ chức tài chính chỉ cần tích hợp ổ cắm CCIP, là họ có thể kết nối với bất kỳ tổ chức tài chính nào khác trên thế giới. Nên nhớ, việc token hóa RWA sẽ được thực hiện bởi các tổ chức tài chính, và họ sẽ dùng private blockchain của họ mà không phải là blockchain của ai khác, nên việc 100 tổ chức hay ngân hàng tham gia token hóa là chúng ta sẽ thấy 100 blockchain mới xuất hiện trên thị trường. Việc có một standard kết nối như CCIP là cực kỳ quan trọng trong việc kết nối.



- Proof of Reserve (PoR): PoR là một trong những giải pháp tối ưu và quan trọng cho việc đảm bảo các token RWA được back bởi các tài sản thực tế. Ví dụ dễ thấy nhất chính là việc token hóa chứng khoán, PoR sẽ đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng rằng các nhà phát phát chứng khoán token hóa đang nắm giữ đúng lượng chứng khoán ở thế giới thật bằng với lượng họ phát hành trên blockchain.

- Data Stream - Data Feeds - Functions: Quay lại vấn đề nội tại của blockchain, bởi vì các blockchain cô lập với thế giới bên ngoài, hay còn gọi là Oracle problem. Các công nghệ về data này sẽ đảm bảo rằng các blockchain của ngân hàng luôn được cập nhật các data ngoài đời thực một cách nhanh nhất và chính xác nhất (giá cả giao dịch, hay trạng thái buôn bán). Và với sự hỗ trợ của CCIP, các data này sẽ được chuyển đến bất kỳ blockchain nào mà không có khó khăn hay trở ngại.

- DECO: Các thông tin về tài chính luôn được xem những thông tin nhạy cảm, Chainlink hiện đang phát triển DECO để giải quyết vấn đề này. DECO là một giao thức oracle phát triển dựa trên công nghệ Zero-Knowledge, nhằm giúp các tổ chức và cá nhân chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu của các token RWA mà không phải tiết lộ thông tin cá nhân cho bên thứ ba.

Với các công nghệ và dịch vụ của mình, Chainlink có thể giải quyết các vấn để nêu trên một cách dễ dàng, bao gồm cả kết nối dữ liệu offchain và khả năng kết nối cross-chain trong khi vẫn có thể duy trì và đảm bảo bảo mật cao theo chuẩn và yêu cầu của các tổ chức tài chính truyền thống.

Đó là lý do vì sao, những tổ chức tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới đã và đang khám phá các khả năng của nền tảng Chainlink cho các ứng dụng token hóa RWA. Có thể kế đến như:

- Swift - tổ chức quy định các chuẩn giao dịch liên ngân hàng của toàn thế giới - đã hợp tác với Chainlink và hơn 10 tổ chức tài chính lớn như Euroclear, Clearstream, BNP Paribas, BNY Mellon và City để chứng minh họ có thể kết nối nhiều blockchain private và public khác nhau, giao dịch một cách an toàn và có khả năng mở rộng quy mô bằng Chainlink CCIP.

- DTCC là tổ chức vận hành hệ thống thanh toán chừng khoán lớn nhất thế giới (hầu hết các giao dịch chứng khoán ở Mỹ được xử lý bởi DTCC), và DTCC đang hợp tác với Chainlink để đưa thị trường chứng khoán truyền thống lên giao dịch onchain.

- ANZ Bank là một trong những ngân hàng lớn nhất ở Úc (hiện tại quản lý hơn 1 nghìn tỷ đô), đã sử dụng Chainlink CCIP cho việc mua tài sản đã được token hóa trên nhiều blockchain khác nhau và bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau.

- ARTA TechFin là tổ chức tài chính có trụ sở tại Hongkong, đang sử dụng nền tảng của Chainlink cho việc phát triển các tính năng quan trọng cho việc token hóa các quỹ đầu tư của họ.

Nói tóm lại, việc token hóa RWAs mang lại cơ hội lớn cho việc tái cơ cấu nền tài chính truyền thống hiện tại trở nên an toàn, minh bạch và hiệu quả hơn, đồng thời giải quyết các xung đột lợi ích giữa các bên liên quan, ví dụ như việc các bank/ tổ chức có thể không tin tưởng nhau trong các thỏa thuận tài chính, nơi mà cơ sở hạ tầng của nền tài chính truyền thống không giải quyết được. Các bank và các tổ chức tài chính hiện tại đã thấy được lợi ích và thế mạnh của việc token hóa tài sản thế giới thực, và chúng ta sẽ thấy hàng tỉ nghìn tỉ đô đổ vào thị trường crypto/ blockchain này bằng con đường token hóa RWA.

Và ở đây, Chainlink chính là người nằm giữ chìa khóa quan trọng để mở cánh cổng này.

Các bạn có thể đọc lại phần một để hiểu về sự tất yếu của RWA mùa Uptrend này ở phần một: Phần 1 - Real World Assets (RWAs) tokennisation sẽ đưa thị trường crypto lên một tầm cao mới

*Nguồn: X phuchoangle (username X: @phuchoanglevn).