Phân tích hướng đi #BTC những tháng cuối năm

Hôm qua chỉ số CPI ( chỉ số giá tiêu dùng) được công bố là 2.5%. Vậy nó phản ánh điều gì?

Để trả lời câu hỏi này phải nhìn một cách tổng thể bắt đầu từ 2016. Từ 2016 đến khoảng tháng 4/2021, CPI Mỹ hay còn gọi là lạm phát giao động trong khoảng -0.1% đến 3%, phần nhiều là 1.8%-2% như biểu đồ dưới đây. Từ tháng 5/2021 CPI bắt đầu tăng phi mã ( 2020-2021 là dịch covid nặng) , CPI đạt đỉnh 9.1% vào tháng 7/2022, nên biết rằng khủng hoảng năm 2008, CPI cũng đạt đỉnh nhưng chỉ là 5.6% thôi. Chính vì thế mà lạm phát đợt này được đánh giá là "kinh khủng".

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. USD đang mất giá!

Vậy thì phải làm cho USD tăng giá trị. Tức là siết nguồn cung, tăng nguồn cầu USD. Đó là khởi đầu cho việc tăng lãi suất, lãi suất tăng, chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia nới rộng, đơn cử như Mỹ và Nhật, Mỹ lãi suất hơn 5%, Nhật lãi suất 0%, vì thế mà nhiều thực thể bán JPY mua USD tích trữ để hưởng lợi. Từ 16/3/2022 FED bắt đầu tăng lãi suất từ 0.25% lên 0.5%, bấy giờ lạm phát CPI đã ở rất cao là 7.5%, liên tục các tháng sau đó lãi suất tăng dựng đứng lên 5.5% và gim ở mức này cho đến hiện tại.

Sự tăng lãi suất quyết liệt này đã có hiệu quả cao về mặt kìm chế lạm phát như hình đầu tiên, CPI đã giảm từ 9.1% xuống còn 2.5%. Đã đến lúc hạ lãi suất những tháng cuối năm và đầu năm sau. Theo dự báo là như này. Năm nay sẽ có hai đợt cắt giảm vào tháng 9 và tháng 12.

Lãi suất USD cắt giảm thì tiền sẽ ra thị trường nhiều hơn và trú ẩn vào những tài sản khác.

Đó là tín hiệu tốt cho thị trường tài sản những tháng cuối năm 2024. Về hướng đi của BTC sẽ phân tích ở bài tiếp sau.