DeFi đã có từ năm 2017 nhưng đến 2020 mới là năm thực sự bùng nổ của DeFi. DeFi đã mở ra dịch vụ tài chính mới đầy tiềm năng những cũng ẩn chứa đầy rủi ro. Trong bài viết dưới đây, Theblock101 cùng bạn khám phá những rủi ro và tiềm năng khi tham gia vào các dự án DeFi.

1. Tổng quan về DeFi

DeFi (Decentralised Finance) tài chính phi tập trung, trong đó các dịch vụ tài chính được cung cung cấp thông qua các nền tảng phi tập trung, dựa trên công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh (smart contract). DeFi cho phép người dùng thực hiện các dịch vụ tài chính truyền thống nhưng không cần thông qua các bên trung gian mà các giao dịch đó sẽ được tự thực hiện hoàn toàn thông qua hợp đồng thông minh.

Thời gian đầu DeFi chỉ đơn giản là các dự án về wallet, sàn dex, lending dần dần DeFi đã lớn mạnh và đa dạng hơn với các sản phẩm mới Perpetual, Options,…

Là một thị trường non trẻ nên DeFi có rất nhiều cơ hội đầu tư và tiềm tàng đầy rủi ro, không ít trường hợp đã giàu lên chỉ sau 1 đêm tuy nhiên cũng có người mất tất cả chỉ sau vài giờ.

2. Rủi ro khi tham gia đầu tư vào các dự án DeFi

2.1. Rủi ro hợp đồng thông minh

Một phần quan trọng của hệ thống DeFi là các hợp đồng thông minh.

Rủi ro hợp đồng thông minh liên quan đến lỗi trong mã nguồn hợp đồng hoặc thiết kế không an toàn, có thể dẫn đến mất tiền hoặc lừa đảo.

Ví dụ, trong năm 2020, giao thức DeFi "YAM Finance" đã gặp sự cố hợp đồng thông minh, từ sơ suất của dự án trong việc vội vã ra sản phẩm mà không qua audit đã dẫn đến việc để lại lỗ hổng cho hacker khai thác. Hậu quả là hầu hết giá trị của đồng YAM đã mất chỉ sau vài ngày.

Để tránh những rủi ro liên quan đến hợp đồng thông minh có một số phương pháp sau:

  • Kiểm tra báo cáo audit của dự án, các đơn vị audit có uy tín không.

  • Kiểm tra an toàn của hợp đồng thông minh trên https://dexscreener.com/.

  • Không nên để tài sản trên một nền tảng duy nhất.

  • Không có gì là an toàn tuyệt đối, bạn cần có thói quen revoke quyền sử dụng tài sản khỏi các smartcontract để giữ an toàn ví.

2.2. Rủi ro bảo mật

Các dịch vụ DeFi có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng hoặc lỗ hổng bảo mật, dẫn đến mất mát tài sản của người dùng.

Ví dụ, trong năm 2021, giao thức DeFi Poly Network đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công hack trị giá hàng trăm triệu đô la, làm mất tiền và token của người dùng.

Gần đây nhất là dự án KyberSwap đã bị hacker ghé thăm, pool thanh khoản của KyberSwap bị tấn công thông qua hình thức flash loan gây thiệt hại 47 triệu USD.

Kyber Network thông báo về việc bị tấn công

2.3. Rủi ro từ chính đội ngũ dự án

Trong thị trường crypto bên cạnh các dự án chất lượng luôn tồn tại những dự án lừa đảo, rugpul người dùng.

Hình thức lừa đảo này diễn ra rất tinh vi, đội dev có sản phẩm thật, xây dựng các kênh truyền thông bình thường như các dự án khác để tạo độ uy tín để thu hút người dùng nạp tiền vào nền tảng. Một ngày đẹp trời đội dev này sẽ ôm tiền bỏ chạy, người dùng không thể truy cập vào nền tảng được nữa.

Ví dụ như vào tháng 7 dự án Kannagi Finance trên zkSync Era đã rug pull cộng đồng, TVL từ 2,13 triệu đô đã về 0.

Kannagi Finance rug pull

2.4. Rủi ro từ biến động giá

Thị trường crypto có biên độ giá lớn và rất nhạy cảm với tin tức. Trong trường hợp bạn tham gia vào một nền tảng lending, việc biến động giá mạnh có thể dẫn đến việc thanh lý tài sản thế chấp. Một trường hợp khác là cung cấp thanh khoản trên nền tảng DeFi, việc biến động giá mạnh sẽ dẫn việc tổn thất tạm thời.

2.5. Rủi ro về vấn đề thanh khoản

Đối với các dự án DeFi, rủi ro thanh khoản thị trường là điều đáng lo ngại nhất. Khi bạn giao dịch với số tiền lớn luôn cân nhắc kiểm tra lại thanh khoản của cặp giao dịch. Đã không ít trường hợp sau khi swap số tiền lớn thì chỉ nhận được vài đô la.

Những kẻ giả mạo ngày càng tinh vi, vấn để click vào link giả mạo không chỉ xảy ra với những người mới mà ngay cả những người lâu năm trong thị trường cũng gặp phải. Một số hình thức lừa đảo phổ biến như sau.

Giả danh admin: Nhiều kẻ lừa đảo sẽ giả danh admin và nhắn tin trước cho bạn mời gọi bạn mua các vòng private, dụ dỗ bạn gửi tiền trước để vào các nhóm kín share kèo. Đặc biệt bạn gặp vấn đề về sàn hay ví khi nhắn tin cần giúp đỡ vào các nhóm sàn, những kẻ lừa đảo sẽ nhắn tin trước và dụ dộ bạn gửi Seed phrase hay đưa bạn link lừa đảo.

Giả danh trang media dự án: Hình thức này sẽ đánh lừa thị giác và lòng tham của bạn. Những kèo lừa đảo sẽ tạo trang truyền thông như twitter, website giả mạo kênh chính thống, nếu nhìn thoáng qua sẽ rất khó phát hiện. Họ sẽ dụ bạn bằng các tin tức airdrop, claim token, nếu bạn click và truy cập những trang này, tỉ lệ bạn bị mất tài sản sẽ rất cao.

Ví dụ về rủi ro giả mạo kênh truyền thông

Giả danh người tuyển dụng: Hình thức này mới xuất hiện trong 2 năm gần đây. Mục tiêu tấn công của những kẻ lừa đảo này là các admin quản lý nhóm cộng động, những người đang có nhu cầu tìm việc. Họ sẽ gửi bạn một file APK hoặc yêu cầu bạn tải ứng dụng từ web của họ sau đó yêu cầu bạn cài đặt trên máy tính. Khi bạn cài file, mã độc sẽ truy cập vào máy tính của bạn và ăn cắp các thông tin quan trọng như mail, Seed phrase.

Hacker đăng thông tin tuyển dụng giả mạo

2.7. Rủi ro về pháp lý

Thị trường Crypto nói chung và DeFi nói riêng đang không được pháp luật công nhận và bảo vệ, trong trường hợp bạn bị mất tiền từ các vụ tấn công sẽ rất khó để đòi lại hay nhờ chính quyền can thiệp.

3. Tiềm năng khi tham gia đầu tư vào các dự án DeFi

3.1. Cơ hội nhận airdrop

Các dự án DeFi tạo dấu ấn với cộng đồng bằng những phần thưởng airdrop cho cộng đồng, có những airdrop rất lớn từ vài nghìn đến vài chục nghìn đô.

Một số airdrop nổi bật như:

  • Uniswap Airdrop 400 UNI cho 250.000 địa chỉ ví, ước tính mỗi ví nhận được hơn 1000 USD vào thời điểm Airdrop.

  • Aptos Labs, dự án sẽ airdrop cho những ai tham gia Aptos Incentivized Testnet (chương trình chạy node) (mỗi ví 300 APT) hoặc đã mint Aptos Zero NFT mạng lưới testnet (mỗi ví 150 APT). Ước tính mỗi ví nhận được Airdrop của Aptos có giá trị hơn $1000 mỗi ví.

  • Jito đã airdrop cho 9000 địa chỉ ví, ví thấp nhận nhận 10000$.

3.2. Tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận cao

Việc listing token lên một sàn DEX rất dễ dàng so với các sàn CEX, do đó việc list các sàn DEX giúp các dự án non trẻ chưa đủ lực về tài chính có thể tiếp cận đến cộng đồng cách dễ dàng. Về phía người dùng thì có cơ hội đầu tư các dự án tiềm năng từ sớm, và khi giá list các sàn lớn như Bybit, Binance thì giá đã có sự tăng trưởng nhiều.

3.3. Cơ hội kiếm thu nhập thụ động

Người dùng có thể tham gia cung cấp thanh khoản trên nền tảng DEX, hay tham gia farm trên các nền tảng Yeld Farming hoặc tham gia lending trên các nền tảng Lending để kiếm lợi nhuận.

3.4. Cơ hội việc làm

Các dự án DeFi có rất nhiều cơ hội việc làm cho bạn, các dự án DeFi hay có các chương trình tuyển đại sứ hay quản lý cộng đồng địa phương. Khi bạn làm các vị trí đó sẽ được nhận lương từ dự án, giá dao đồng từ 500$-2000$, ngoài ra bạn sẽ biết trước các thông tin quan trọng của dự án, đây là một lợi thế trong đầu tư.

4. Kết luận

Thị trường DeFi còn rất mới và đầy tiềm năng giúp bạn thay đổi vị thế trong thời gian ngắn, tuy nhiên nó cũng chứa đầy rủi ro. Hãy luôn trang bị đầy đủ kiến thức trước khi tham gia vào thị trường DeFi. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho chúng tại Bigcoin Vietnam, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các admin.