Thời gian gần đây tất cả chúng ta đều nghe rất nhiều về khả năng có 1 cuộc suy thoái.

Tuy nhiên, đó chỉ là phỏng đoán. Ta cần những data có thể cho ta thấy 1 bức tranh rõ ràng hơn 1 sự phỏng đoán.

10 chỉ báo dưới đây sẽ giúp anh em đánh giá khả năng có xảy ra suy thoái hay không.

—————————————

I. Nhóm chỉ số về tăng trưởng kinh tế

1. Chỉ báo Leading Economic Index

Chỉ báo Leading Economic Index (LEI) là một chỉ số kinh tế tổng hợp được sử dụng để dự đoán các xu hướng kinh tế trong tương lai. Nó là tổng hợp từ một loạt các chỉ số kinh tế khác nhau, như số lượng đơn đặt hàng mới từ các nhà sản xuất, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp, lãi suất và các yếu tố tài chính khác.

LEI tăng qua các tháng => Đang trên đà phát triển.

LEI giảm qua các tháng => Suy thoái hoặc giảm tốc kinh tế.

———————

2. Chỉ báo ISM Manufacturing PMI

Chỉ báo ISM Manufacturing PMI (Purchasing Managers' Index) là một chỉ số quan trọng đo lường sức khỏe của ngành sản xuất tại Hoa Kỳ. Nó được tổng hợp dựa trên khảo sát các nhà quản lý mua hàng trong ngành sản xuất, đánh giá các yếu tố như sản lượng, đơn đặt hàng mới, việc làm, tồn kho và giao hàng của nhà cung cấp.

PMI < 50 kéo dài thường dẫn đến suy thoái.PMI > 50 cho thấy hoạt động sản xuất mở rộng.

.

II. Nhóm chỉ số về niềm tin người tiêu dùng

1. Doanh số bán lẻ

Chỉ số Doanh Số Bán Lẻ (Retail Sales Index) đo lường tổng giá trị hàng hóa được bán bởi các nhà bán lẻ trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là hàng tháng. Chỉ số này phản ánh sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng và là một chỉ báo quan trọng về tình hình kinh tế tổng thể. Doanh số bán lẻ là thước đo chi tiêu của người tiêu dùng. Ở US/ EU, chi tiêu cá nhân chiếm 70% tổng GDP.

Sức khỏe tài chính người tiêu dùng yếu → Thắt chặt chi tiêu → Doanh số bán lẻ giảm sút → Doanh nghiệp giảm doanh số → Phá sản → Người lao động mất việc → Suy thoái.

———————

2. Doanh số bán lẻ thực tế theo năm

Doanh số bán lẻ thực tế theo năm (Real Retail Sales Year-over-Year Percent Change) là chỉ số đo lường tổng giá trị hàng hóa được bán bởi các nhà bán lẻ, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, trong một khoảng thời gian một năm. Nó phản ánh sự thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng theo thời gian, loại bỏ ảnh hưởng của giá cả tăng hoặc giảm.

Lạm phát thường diễn ra khi chỉ số này <0%.

———————

3. Lạm phát giá tiêu dùng CPI

Lạm phát giá tiêu dùng (Consumer Price Index) là chỉ số đo lường sự thay đổi trung bình của giá cả hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua, qua thời gian. Nó là thước đo phổ biến nhất để đánh giá mức độ lạm phát trong một nền kinh tế.

CPI giảm liên tục qua các tháng có thể là dấu hiệu của suy thoái.

———————

4. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE

Chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE (Personal Consumption Expenditures) là chỉ số đo lường tổng chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ chi tiêu của các hộ gia đình và đóng góp vào GDP.

Lịch sử đã chứng minh PCE sau 1 cú sụt giảm mạnh có thể là dấu hiệu của suy thoái.

.

II. Nhóm chỉ số về thị trường tài chính

1. Đường cong lợi suất đảo ngược

Đường Cong Lợi Suất Đảo Ngược (Inverted Yield Curve) là hiện tượng khi lãi suất của các trái phiếu ngắn hạn cao hơn lãi suất của các trái phiếu dài hạn. Thông thường, lãi suất trái phiếu dài hạn cao hơn vì rủi ro tăng lên theo thời gian, nhưng khi đường cong lợi suất bị đảo ngược, nó cho thấy sự bất thường trên thị trường.

Đường cong lợi suất đảo ngược thường được coi là một dấu hiệu cảnh báo sớm về suy thoái kinh tế. Nó cho thấy nhà đầu tư mất niềm tin vào triển vọng kinh tế dài hạn và sẵn sàng chấp nhận lợi suất thấp hơn cho các khoản đầu tư dài hạn.

Tuy không phải mọi lần đảo ngược đều dẫn đến suy thoái nhưng mọi cuộc suy thoái sau WW2 đều xảy ra sau khi đường cong lợi suất bị đảo ngược.

———————

2. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất

Kỳ vọng cắt giảm lãi suất là chỉ báo dự đoán của thị trường về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ giảm lãi suất trong tương lai. Điều này thường xảy ra khi nền kinh tế đang suy yếu hoặc có nguy cơ suy thoái, và cắt giảm lãi suất được xem là biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế.

Trong 60 năm qua, mỗi lần thị trường kỳ vọng ít nhất 2% lãi suất giảm thì suy thoái ở Hoa Kỳ lại xảy ra.

.

IV. Nhóm chỉ số về thị trường lao động

1. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate) là chỉ số đo lường phần trăm của lực lượng lao động đang tìm kiếm việc làm nhưng chưa tìm được việc trong một khoảng thời gian nhất định. Nó phản ánh tình trạng việc làm trong nền kinh tế.

Tỷ lệ thấp thường cho thấy nền kinh tế mạnh, với nhiều người có việc làm, trong khi tỷ lệ cao có thể chỉ ra suy thoái kinh tế hoặc khó khăn trong thị trường lao động. Trong quá khứ, mỗi khi tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại sau 1 thời gian giảm mạnh thì suy thoái thường đến ngay sau.

———————

2. Chỉ số suy thoái Sahm

Chỉ số suy thoái Sahm là một chỉ báo kinh tế được phát triển bởi nhà kinh tế Claudia Sahm, dùng để phát hiện sớm các cuộc suy thoái kinh tế. Chỉ số này so sánh tỷ lệ thất nghiệp hiện tại với tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong 12 tháng trước đó. Khi tỷ lệ thất nghiệp hiện tại tăng ít nhất 0,5% so với mức trung bình của 12 tháng, chỉ số này báo hiệu nguy cơ suy thoái kinh tế.