#BinanceVietnamSquare
#CKB

Bài viết này sẽ giành cho các bạn ở Việt Nam. Dịch tự động trên BinanceSquare có thể sẽ không chính xác. Mình tự tìm hiểu RGB++ nên đây sẽ là một bài giải thích ở high level giúp các bạn hiểu các keywords trong RGB++. Góp ý dưới comment nhé ^!-

********************************************
agenda: *
1. RGB *
a) Client side validation là gì? *
b) Single-use seal - Con dấu dùng 1 lần. *
2. RGB++ *
3. Key notes *
********************************************

1. RGB

Trong kiến trúc của RGB, asset được issue trên Bitcoin đơn thuần chỉ là một đoạn mã băm sha256, với kích thước rất nhỏ khoảng 32bytes trông như sau: 2e7d2c03a9507ae265ecf5b5356885a53393a2029d241394997265a1a25aefc6.


Nội dung thực sự của asset như tổng cung, tên token, fungibility được định nghĩa off-chain. Trạng thái số dư mỗi bên tham gia giao dịch cũng được ghi lại off-chain theo một tiêu chuẩn chung để tất cả các bên tuân theo. Sau đó toàn bộ nội dung này sẽ được băm và ghi lên một đơn vị UTXO của Bitcoin(*).

  • Tên, tổng cung, fungibility: được lưu lên Bitcoin lúc issue asset (asset issuance)

  • Trạng thái số dư: được lưu lên Bitcoin lúc các bên settle giao dịch. (transaction settlement)

Bản thân Bitcoin không thể xác minh được trạng thái (vd số dư) khi các asset dạng này transfer qua lại, cho nên RGB sử dụng một kỹ thuật tên là Client side validation



______________________________________

a). Client side validation là gì?

Để verify off-chain, các bên tham gia trao nhận assets sẽ phải lưu lại lịch sử giao dịch của chính họ và của những người họ tương tác với(**).

Lịch sử giao dịch này được lưu với định dạng cây Merkle DAG - Directed Acyclic Graph.

Khi một người gửi RGB asset, anh ta sẽ tạo ra bằng chứng proof từ cây DAG này và gửi kèm giao dịch đó tới người nhận.

Khi một người nhận được một RGB asset, anh ta sẽ đối chiếu bằng chứng đính kèm từ người gửi với phiên bản cây Merkle DAG anh ta lưu trữ, và xác minh các luật lệ kèm theo (ví dụ của smart contract).


Question: Tại đây, mọi người có thể sẽ thắc mắc, nếu một hacker gửi cho Alice 100 RGB token để đổi lấy xe hơi của Alice, và ngay sau đó tạo thêm 1 giao dịch để gửi cho chính anh ta 100 RGB thì sao?

Ở đây hacker đang double spend số tiền 100 RGB token anh ta có!

--> Đây là nơi mà Bitcoin tham gia vào kiến trúc của RGB với con dấu dùng một lần. Single-use seal.

______________________________________
b). Single-use seal - Con dấu dùng 1 lần

Con dấu dùng một lần này đã được đề cập ở trên. Đó chính là một đơn vị UTXO trên Bitcoin với kích thước 32 bytes. UTXO này lưu lại bản tóm lược của trạng thái số dư các bên cùng các thông tin khác, và được đính kèm với mỗi giao dịch trong RGB.

UTXO này bị huỷ và tạo mới với dữ liệu 32byte mới trên mỗi giao dịch RGB. Logic này được lập trình nhờ sự trợ giúp của Bitcoin với Bitcoin script.

--> Và với sự trợ giúp này của Bitcoin, Hacker sẽ thất bại ở giao dịch double spend vì con dấu (UTXO) dùng một lần ở giao dịch đầu tiên đã bị huỷ và giờ trở nên bất hợp lệ.


_______________________________________
2. RGB++

a) CKB

Đầu tiên thì phải giải thích CKB là gì vì đây là thành phần được dùng trong RGB++ để nâng cấp RGB.

CKB là bản nâng cấp lên từ cấu trúc sổ cái UTXO của Bitcoin và có tên là cell-model (về bản chất đây là một dạng extended UTXO).

b) RGB++ nâng cấp RGB với isomorphic binding và CKB như thế nào?

Thay thế DAG và quản lí nó bằng cell (cell model) trên CKB và CKB lúc này đây trở thành DA (data availability) cho RGB, giúp user tránh khỏi việc phải quản lí phiên bản DAG của riêng họ trong quá trình giao dịch.

Liên kết single-use seal (Bitcoin UTXO) ở bên Bitcoin sang CKB, giúp quá verify transaction bên CKB và data settlement lên Bitcoin thuận lợi hơn.

_______________________________________
3. Key notes

  1. Bất kì asset nào ở trên CKB đều có thể 1 bước trở thành Bitcoin asset. (Các meme đời đầu như Omiga trên CKB đang integrate để chuyển thành RGB++ asset).

  2. Asset trên CKB không phải là RGB++ asset

  3. Asset CKB sau khi commit/settle lên BTC thì mới thành RGB++ asset

  4. User cần có Bitcoin thì mới có thể nhận RGB++ asset. Bạn nào muốn chơi defi đợt này thì chuẩn bị ít BTC với joyID

  5. RGB++ team gọi bước commit/settle data lên Bitcoin là Leap/Jump

  6. Không hề có Brige trong RGB++ đồng nghĩa với việc không có nguy cơ bridge hack. Kiến trúc của RGB và RGB++ cho phép tạo ra Bitcoin L2 asset với security level rất cao.