Trong tình yêu, khi đang trong một mối quan hệ với ai đó quá lâu, khi mà bạn hết tình cảm, rất khó chịu hay cảm thấy gò bó áp lực rất muốn chia tay nhưng kết quả vẫn là ở lại... Và trong đầu tư cũng vậy dù có lỗ nhưng các bạn vẫn không cắt và tiếp tục bơm vốn vào để đầu tư. Các bạn đã bao giờ nghĩ tại sao lại vậy không? Trong bài viết này của mình sẽ giải đáp cho bạn một số thắc mắc trong đó.
Hiệu ứng tâm lý "quá gắn bó" - Endowment Effect - Đây là hiện tượng khi nhà đầu tư đánh giá cao tài sản của mình hơn giá trị thị trường thực sự của nó, chỉ vì bản thân đã sở hữu nó. Điều này dẫn đến việc họ không muốn bán ra hoặc chốt lời kịp thời, ngay cả khi tài sản đã đạt giá trị hợp lý hoặc đang giảm giá, khiến họ dễ chịu lỗ hơn hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt hơn.
Một số biểu hiện của việc gắn bó với tài sản đầu tư:
Không muốn bán ra khi cần thiết: Nhà đầu tư thường khó cắt lỗ khi tài sản giảm giá vì hy vọng rằng nó sẽ phục hồi. Họ giữ tài sản quá lâu dù tài sản có thể không còn giá trị đầu tư lâu dài.
Đánh giá cao tài sản chỉ vì đã sở hữu: Khi quá gắn bó với tài sản, nhà đầu tư có xu hướng cho rằng tài sản này có giá trị cao hơn thực tế, dẫn đến các quyết định giữ lại ngay cả khi có cơ hội chốt lời hợp lý.
Kỳ vọng không thực tế vào loại tài sản mặc dù nó không còn khả năng để phát triển thậm chí là thua lỗ.
===>Hiệu suất đầu tư thấp, rủi ro thua lỗ cao, các danh mục đầu tư không cân bằng
Làm sao để thoát khỏi loại tâm lý này?
-> xác định mục tiêu rõ ràng, đặt target, xác định thời điểm cắt lãi cắt lỗ đạt được target mình đặt ra.
-> Đa dạng hóa các hạng mục đầu tư, nếu chưa có kiến thức hãy chủ động học hỏi, tham khảo các bài viết thu nhặt kiến thức về cho mình.
-> Thực hiện tái cơ cấu định kì, việc này giúp các nhà đầu tư đánh giá lại các khoản đầu tư và điều chỉnh danh mục để đạt hiệu xuất/lãi xuất cao hơn tránh bám víu vào những tài sản không còn phù hợp tại thời điểm.