Hiệu ứng "Fear and Greed" (Sợ hãi và tham lam), ở trên Binance có một chức năng là xe được chỉ số tham tham và sợ hãi của thị trường. Vậy các bạn có từng tìm hiểu tham lam và sợ hãi là gì không? Hôm nay mình được một người em mới tham gia thị trường và hỏi mình, mình liền viết bài này.

Đến với khái niệm trước nhé, tham lam là gì? và sợ hãi là gì? Hành vi của nó xảy ra như nào? tác động của nó ảnh hưởng như thế nào?

* Tham lam

- Đây là một trạng thái cảm xúc xuất hiện khi các nhà đầu tư nhìn thấy lợi nhuận hay cơ hội có khả năng mang lại lợi nhuận khiến họ muốn đầu tư vào dự án.

- Hành vi/biểu hiện thường thấy:

+ Mua ồ ạt, khiến chúng tăng giá rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn

+ Bỏ qua rủi ro tiềm ẩn, đầu tư vào các dự án mới, có sức nóng mà không tìm hiểu kỹ.

+ Không chịu chốt lời vì mong muốn và kì vọng giá vẫn có thể tiếp tục tăng

- Tác động của nó như thế nào? Khi lòng tham nổi lên, qua một số những hành vi ở trên có thể khiến cho giá trị của nó tăng quá cao so với giá trị thực dẫn đến "bong bóng thị trường"

* Sợ hãi

- Cảm xúc tâm lý này xảy ra khi dự án hay một thứ gì đó mà họ đang đầu tư đang trong trạng thái giảm mạnh hoặc lo ngại rằng họ sẽ mất một phần hay toàn bộ vốn đầu tư.

- Hành vi/biểu hiện thường thấy:

+ Bán tháo tài sản để bảo vệ những thứ còn lại, ngay cả khi họ không biết đấy có phải một đợt điều chỉnh giá hay không.

+ Tránh/sợ đầu tư vào những dự án mới vì ngại rủi ro dẫn đến bỏ lỡ cơ hội.

- Tác động: ngược lại với tham lam, giá trị của của những thứ đó sẽ giảm tới mức quá thấp so với giá trị thực

Đến với chu kì của Fear và Greed

- Giai đoạn tham lam: Nhà đầu tư lạc quan, giá tăng, mọi người đổ xô mua vào.

- Giai đoạn đỉnh cao: Giá đạt mức cao nhất do lòng tham đẩy lên, và thường không còn nền tảng cơ bản hỗ trợ.

- Giai đoạn sợ hãi: Giá giảm mạnh, nhà đầu tư bán tháo, thị trường rơi vào hoảng loạn.

- Giai đoạn đáy: Giá giảm quá mức, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư sáng suốt quay lại thị trường.

* Đây là những giai đoạn để Fear và Greed nổi lên

Một số ví dụ thực tế:

- Tham lam: Trong bong bóng công nghệ cuối những năm 1990, nhà đầu tư ồ ạt đổ tiền vào cổ phiếu công nghệ, dẫn đến giá trị thị trường tăng vượt xa giá trị thực tế. Khi bong bóng vỡ, thị trường sụp đổ và nhiều nhà đầu tư chịu lỗ nặng.

- Sợ hãi: Trong khủng hoảng tài chính 2008, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu vì sợ mất tiền, khiến giá cổ phiếu lao dốc nghiêm trọng, dù nhiều công ty vẫn có nền tảng kinh doanh tốt.

Đến với chỉ số Fear và Greed, chỉ số này sẽ được tính từ 0->100, 0-50 là sợ hãi,50-100 là tham lam với 50 là mức cân bằng.

Cách khắc phục

* Để giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng "Fear and Greed", nhà đầu tư nên:

- Lập kế hoạch đầu tư cụ thể: Đặt ra mục tiêu rõ ràng, mức lợi nhuận kỳ vọng, và ngưỡng cắt lỗ.

- Giữ vững kỷ luật: Không để cảm xúc chi phối, tuân thủ chiến lược đã đặt ra.

- Đánh giá thị trường một cách khách quan: Dựa trên dữ liệu và phân tích, không chạy theo đám đông.

- Chú trọng dài hạn: Thay vì phản ứng với biến động ngắn hạn, tập trung vào mục tiêu đầu tư lâu dài.