Thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường tiền mã hóa trong 12 giờ qua đã chứng kiến làn sóng bán tháo vì tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến.
Tối ngày 02/08, số liệu tỷ lệ việc làm từ Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 7 đạt 4,3%, cao hơn mức dự đoán là 4,1%.
Thông tin này đã nhanh chóng tạo tâm lý quan ngại trên các thị trường tài chính khi giới đầu tư lo sự đây có thể là dấu hiệu của một đợt suy thoái kinh tế mới, khiến sắc đỏ lan rộng.
Các chỉ số đầu tư lớn của Hoa Kỳ như S&P 500, Nasdaq và Dow Jones đều giảm đến 2 - 2,9% trong phiên giao dịch ngày 02/08, kết quả tệ nhất của nhiều tháng trở lại đây.
Tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt đến 1,2 nghìn tỷ USD trong cùng phiên, trong khi đó con số này của thị trường chứng khoán toàn cầu là 2,9 nghìn tỷ, với Nhật Bản ghi nhận ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1987.
Trước những chuyển biến bất giờ của thị trường chứng khoán và nền kinh tế, tỷ lệ đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải cắt giảm lãi suất trong tháng 9 này đã tăng vọt. Fed trong tuần này đã tiếp tục ra quyết định giữ nguyên lãi suất vì chưa chắc chắn về tình hình lạm phát.
Thị trường tiền mã hóa cũng bị ảnh hưởng bởi những sự kiện trên, với giá Bitcoin trong 12 giờ qua đã giảm từ 65.000 USD về tận 60.500 USD, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7. BTC trước đó còn bị ảnh hưởng bởi thông tin cuộc xung đột Trung Đông có thể nóng lên trở lại sau vụ Israel ám sát thủ lĩnh phong trào Hồi giáo Hamas hồi giữa tuần.
Như vậy, kể từ khi trở lại mốc 70.000 USD vào hôm 29/07, $BTC đã sụt đến 13,5% giá trị chỉ trong vòng có 1 tuần.
Ethereum thì còn lao dốc nghiêm trọng hơn, mất đến 7% giá trị để một lần nữa quay về vùng giá 2.910 USD.
Các đồng #Altacoins lớn khác thì cũng chứng kiến sắc đỏ bao trùm, giảm 3-15% so với giờ này ngày hôm qua.
Cú điều chỉnh mới nhất trên thị trường tiền mã hóa đã khiến gần 310 triệu USD lệnh phái sinh bị thanh lý trong 24 giờ qua, với phe long chiếm 87%.