Vào những năm 60 và 70, hầu hết các nhà kinh tế học đều tin vào lý thuyết đường cong Phillips

- Khi tỷ lệ lạm phát tăng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm, và ngược lại như thế

Trước 1979 FED đã sử dụng 1 chính sách tiền tệ "Stop and Go" đê đối phó tình trạng thất nghiệp cao và lạm phát cao năm đó.

Go có nghĩa là FED giảm lãi suất, khiến lạm phát tăng nhưng bù lại giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Stop thì ngược lại, FED tăng lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng theo

Năm 1960 tỷ lệ thất nghiệp Mĩ cực cao, FED ngay lập tức áp dụng chính sách Go , tức là giảm lãi suất, chính sách này đã rất thành công khi giảm tỷ lệ thất nghiệp liên tục trong nhiều năm liên tiếp.

Nhưng đến thập niên 1970, thị trường đã chứng minh rằng chính sách Stop and Go là 1 thất bại lớn của Fed

  1. Bởi sau khi Fed tăng lãi suất đã vội vã giảm lãi suất, đê cứu tỷ lệ thất nghiệp, kết quả là lạm phát leo thang, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất lịch sử lên tới 10%, tức 10,7tr người thất nghiệp, khiến cả nước Mĩ phẫn nộ, lúc này xuất hiện 1 người dc xem là cứu tinh của cả nước Mĩ là Paul Volcker, chủ tịch mới của Fed lúc đó

Ông đã nhìn vào cốt lõi vấn đề là lượng tiền lưu thông đang quá nhiều, nên dùng mọi phương pháp giảm lượng tiền này lưu thông qua ngân hàng, ông chỉ tập trung tăng lãi suất, hút tiền về bằng mọi giá.

Theo thuyết cung cầu, thi cái gì càng ít,  trong khi nhu cầu càng nhiều thì cái đó càng có giá, cho nên việc hút tiền tăng lãi suất, khiến đồng đô la mạnh trở lại, dù giai đoạn đầu khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng khá cao, nhiều người đã cho rằng ông sai, thậm chí hăm dọa ám sát ông, ngay cả tổng thống đã đề cử ông lên cũng ko chịu dc áp lực mà phải từ chức.

Đến cuối 1980 FED đã tăng lãi suất lên gần 20%, cuối cùng hành trình này chỉ mất 3 năm đã kéo lạm phát xuống còn 5% và nền kinh tế Mĩ đã quay lại quỹ đạo, lúc đó mọi người mới xem ông là người hùng, ông đã thay đổi triệt để quan niệm của cục dự trữ FED, đến tận hôm nay, FED vẫn chỉ áp dụng 1 cách tăng lãi suất mà ông đã dùng để cứu nền kinh tế.

Suy cho cùng thi muốn sinh, thi phải diệt.

Muốn thấy sóng 1 2 3 thì phải đây lên sóng 5, để xuất hiện sóng abc.

Bao thập kĩ tiền tệ của nhân loại đều cho thấy rằng, Giá trị đồng tiền 1 quốc gia vẫn là thứ quan trọng nhất, bởi nó chính là niềm tin của toàn dân (đọc lại bài cũ Brazill)

Theo lý thuyết thì cứ tăng lãi suất giảm lạm phát thì tỷ lệ thất nghiệp tăng, kinh tế sẽ suy thoái, nhưng các chu kì kinh tế cho thấy, suy thoái khó diễn ra, và dù có diễn ra mà giá trị đồng tiền quốc gia còn mạnh thì người dần đều vục dậy nền kinh tế đc.

Anh em ngẫm xem đúng ko , chỉ khi giá trị đồng tiền quốc gia đó ko còn mạnh, thi người dân mới buông tay nắm giữ, ko còn động lực lao động để tìm kiếm giữ thứ có giá trị đó.

- Chỉ số PMI của Mĩ mới đây tăng cao nhất trong 3 tháng liên tiếp.

- Chỉ số tiêu dùng, đơn đặt hàng (Code Durable Goods Orders) của Mĩ cũng tăng cao nhất trong 3 tháng

-GDP đạt mức tăng mạnh nhất từ 2022

- Số liệu việc làm, tăng liên tục 39 tháng

- Sức tiêu thụ đạt mức cao nhất trong 1 năm qua và từ tháng 3/2023 đến nay chỉ số tiêu dùng của Mĩ chưa từng giảm

Vậy theo anh em, có suy thoái diễn ra ko? Bài học từ câu chuyện trên là gì ?

Hôm sau sẽ chia sẽ và giải thích thêm về nhiều chỉ số, nói lên rất nhiều điều thú vị khác nữa tại channel Vĩ mô nhé