Hệ sinh thái Staking trên Ethereum đang trở thành một chủ đề sôi nổi và ngày càng được bàn tán nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nhà đầu tư vẫn chưa phân biệt được sự khác biệt và cách hoạt động của chúng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích theo cách đơn giản nhất.
Trước khi khám phá các giao thức phức tạp hơn, hãy cùng nắm vững khái niệm Liquid Staking, một cơ chế quan trọng trong hệ sinh thái DeFi.
Liquid Staking là giao thức cho phép người dùng đem tài sản(coin hoặc token) để stake trên blockchain và nhận lại một loại token đại diện (liquid staking token hay LST) tương ứng với số lượng tài sản đã stake theo tỷ lệ 1:1. Ưu điểm của LST là tính thanh khoản, cho phép người dùng tiếp tục tham gia vào các hoạt động DeFi khác như AMM, Lending, Borrowing, Yield Farming… mà không cần unstake tài sản gốc.
Ví dụ cụ thể, khi người dùng stake ETH trên giao thức Lido (Step 1), họ sẽ nhận lại stETH theo tỷ lệ 1:1 (Step 2). Sau đó, stETH có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp trên Aave để vay các tài sản khác phục vụ mục đích đầu tư (Step 3).
Nếu người dùng muốn lấy lại tài sản gốc là ETH thì chỉ cần đơn giản gửi lại tài sản phái sinh (stETH) vào nền tảng và burn nó đi thì nền tảng sẽ gửi lại người dùng tài sản gốc.
Điểm mấu chốt của Liquid Staking là giải phóng tài sản khỏi trạng thái bị khóa khi stake, mang đến sự linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận cho người dùng.
Tiếp nối khái niệm Liquid Staking, Restaking được giới thiệu bởi dự án EigenLayer, mở ra một cách tiếp cận mới trong việc tối ưu hóa lợi nhuận từ tài sản đã stake.
Về cơ bản, Restaking là quá trình tái đầu tư hoặc triển khai stake lại những liquid staked token (LST) như stETH. Mục đích của việc này là cung cấp bảo mật cho các ứng dụng trung gian (middleware) và đồng thời mang lại thêm phần thưởng cho người dùng.
Cụ thể, sau khi stake ETH trên Lido và nhận stETH, người dùng có thể tham gia vào EigenLayer với vai trò node operator hoặc validator bằng cách restake stETH vào smart contract của EigenLayer. Lúc này, node operator sẽ lựa chọn cung cấp dịch vụ cho các middleware như Oracle, Data Availability, Sidechains, Rollups… và nhận thưởng tương ứng.
Cơ chế slashing sẽ được áp dụng để xử phạt các hành vi gian lận hoặc gây hại cho hệ thống, đảm bảo tính minh bạch và bảo mật.
Restaking được ví như việc tận dụng “lãi suất kép”, mang lợi nhuận từ việc stake ban đầu để tái đầu tư và tạo ra nguồn thu nhập bổ sung. Mô hình này mang đến lợi ích kép, vừa gia tăng lợi nhuận cho người dùng, vừa thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho cả hệ sinh thái dự án.
Sau bước đột phá của EigenLayer với khái niệm restaking, một số dự án Liquid Restaking token (LRT) đã ra đời, nhằm giải quyết bài toán thanh khoản cho ETH/LST staking trong EigenLayer.
Cơ chế hoạt động của Liquid Restaking bao gồm ba bước chính:
Liquid Staking: Người dùng stake ETH và nhận lại LST (ví dụ: stETH) theo tỷ lệ 1:1.
Liquid Restaking: Người dùng tiếp tục stake LST để nhận LRT (liquid restacking token), đại diện cho số LST đã restake.
Liquid Restaking Finance: LRT có thể được sử dụng trong các giao thức DeFi chuyên biệt cho liquid restaking, mang lại thêm nhiều lựa chọn đầu tư và gia tăng lợi nhuận.
Liquid Restaking được coi là giải pháp nâng cao tính thanh khoản cho hoạt động restaking, giúp người dùng tận dụng tối đa tiềm năng của tài sản đã stake và linh hoạt tham gia vào các cơ hội DeFi đa dạng.
Liquid Restaking được coi là giải pháp nâng cao tính thanh khoản cho hoạt động restaking, giúp người dùng tận dụng tối đa tiềm năng của tài sản đã stake và linh hoạt tham gia vào các cơ hội DeFi đa dạng.
Ví dụ:
Bước 1: Người dùng đem ETH lên giao thức Lido để stake và nhận stETH.
Bước 2: Người dùng tiếp tục đem stETH lên giao thức Etherfi để restake và nhận eETH.
Bước 3: Người dùng sẽ đem eETH lên các hoạt động LRT Finance như Pendle để farm lợi nhuận.
Tổng quan về hệ sinh thái của EigenLayer
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất phân loại và giải thích sự khác nhau của từng loại giao thức, không nêu rõ ưu nhược điểm và không khuyến khích đầu tư.