Binance Square
LIVE
PCB Block
@blockchain247
Top news channel 247 🚀🚀🚀
يتابع
المتابعون
إعجاب
مُشاركة
جميع المُحتوى
LIVE
--
Circle Vượt Mặt Tether Giành Quyền Phát Hành Stablecoin Đầu Tiên Tại Châu ÂuCircle, công ty đứng sau stablecoin USDC, đã trở thành công ty đầu tiên nhận được giấy phép phát hành stablecoin theo quy định MiCA mới của Liên minh châu Âu (EU), mở đường cho việc mở rộng thị trường stablecoin tại khu vực này. Theo thông tin mới nhất từ CEO Jeremy Allaire, Circle đã chính thức nhận được giấy phép Tổ chức Tiền mã hoá (EMI) từ cơ quan quản lý Pháp, cho phép công ty phát hành và quản lý stablecoin USDC và EURC (trước đây là EUROC) tại thị trường Châu Âu. Giấy phép sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, khẳng định vị thế dẫn đầu trong nỗ lực mở rộng hoạt động của Circle. BREAKING NEWS: @Circle announces that USDC and EURC are now available under new EU stablecoin laws; Circle is the first global stablecoin issuer to be compliant with MiCA. Circle is now natively issuing both USDC and EURC to European customers effective July 1st.Details… pic.twitter.com/isNBumoi3e — Jeremy Allaire – jda.eth (@jerallaire) July 1, 2024 Khởi xướng từ tháng 9/2020 và chính thức được Nghị viện Châu Âu thông qua vào tháng 4/2023, MiCA được xem là khuôn khổ pháp lý toàn diện đầu tiên trên thế giới dành riêng cho lĩnh vực tài sản số. MiCA đặt ra những yêu cầu khắt khe về quản lý rủi ro, bảo mật thông tin, và minh bạch trong các hoạt động. Mục tiêu của MiCA là tạo ra một “sân chơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp tiền mã hoá, đồng thời bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy sự đổi mới. Giấy phép này đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho thị trường stablecoin tại Châu Âu, vốn đang đối mặt với nhiều bất ổn sau khi MiCA đưa ra những quy định nghiêm ngặt về cách sử dụng loại tài sản này. Ví dụ, theo khuôn khổ của EU, các công ty có giới hạn phát hành hàng ngày là 215 triệu USD giá trị giao dịch. Trước đó, một số nền tảng giao dịch như Bitstamp đã hủy niêm yết stablecoin EURT của Tether do lo ngại về vấn đề tuân thủ. Việc Circle nhận được giấy phép EMI và tuân thủ MiCA có thể là chiến lược quan trọng để công ty giành thị phần tại Châu Âu và thậm chí là thách thức Tether, nhà phát hành stablecoin lớn nhất thế giới. Sự ra đi của EURT trên một số sàn giao dịch đã tạo ra khoảng trống thị trường cho USDC của Circle, đặc biệt khi công ty là đơn vị đầu tiên nhận được giấy phép MiCA. Bên cạnh đó, Circle cũng đang có kế hoạch chuyển trụ sở pháp lý từ Ireland về Mỹ trước khi IPO. Các quy định về stablecoin sắp tới của Mỹ có thể củng cố vị thế của công ty như một thế lực stablecoin toàn cầu. USDC hiện là stablecoin lớn thứ hai thị trường, chiếm khoảng 20% tổng nguồn cung stablecoin toàn cầu, theo dữ liệu từ The Block Data. Với việc nhận được giấy phép hoạt động theo MiCA, Circle được kỳ vọng sẽ tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu của mình trong thị trường stablecoin, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phổ biến và áp dụng rộng rãi stablecoin trong nền kinh tế số. Mặc dù vậy, USDC vẫn còn chặng đường dài phía trước để vượt mặt Tether về vốn hóa thị trường. USDT hiện đang giữ vị trí số một với 113 tỷ USD, trong khi USDC chỉ có 32 tỷ USD. Tại thời điểm viết bài, USDC vẫn chưa thể vượt qua mức đỉnh 55 tỷ USD vào tháng 6/2022. Vốn hoá của USDC do Circle phát hành / Nguồn: Coingecko Tuy nhiên, với lợi thế tiên phong trong việc tuân thủ MiCA và tham vọng mở rộng thị trường toàn cầu, Circle đang có cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách với Tether và khẳng định vị thế dẫn đầu trong thị trường stablecoin.

Circle Vượt Mặt Tether Giành Quyền Phát Hành Stablecoin Đầu Tiên Tại Châu Âu

Circle, công ty đứng sau stablecoin USDC, đã trở thành công ty đầu tiên nhận được giấy phép phát hành stablecoin theo quy định MiCA mới của Liên minh châu Âu (EU), mở đường cho việc mở rộng thị trường stablecoin tại khu vực này.

Theo thông tin mới nhất từ CEO Jeremy Allaire, Circle đã chính thức nhận được giấy phép Tổ chức Tiền mã hoá (EMI) từ cơ quan quản lý Pháp, cho phép công ty phát hành và quản lý stablecoin USDC và EURC (trước đây là EUROC) tại thị trường Châu Âu. Giấy phép sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, khẳng định vị thế dẫn đầu trong nỗ lực mở rộng hoạt động của Circle.

BREAKING NEWS: @Circle announces that USDC and EURC are now available under new EU stablecoin laws; Circle is the first global stablecoin issuer to be compliant with MiCA. Circle is now natively issuing both USDC and EURC to European customers effective July 1st.Details… pic.twitter.com/isNBumoi3e

— Jeremy Allaire – jda.eth (@jerallaire) July 1, 2024

Khởi xướng từ tháng 9/2020 và chính thức được Nghị viện Châu Âu thông qua vào tháng 4/2023, MiCA được xem là khuôn khổ pháp lý toàn diện đầu tiên trên thế giới dành riêng cho lĩnh vực tài sản số. MiCA đặt ra những yêu cầu khắt khe về quản lý rủi ro, bảo mật thông tin, và minh bạch trong các hoạt động. Mục tiêu của MiCA là tạo ra một “sân chơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp tiền mã hoá, đồng thời bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy sự đổi mới.

Giấy phép này đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho thị trường stablecoin tại Châu Âu, vốn đang đối mặt với nhiều bất ổn sau khi MiCA đưa ra những quy định nghiêm ngặt về cách sử dụng loại tài sản này. Ví dụ, theo khuôn khổ của EU, các công ty có giới hạn phát hành hàng ngày là 215 triệu USD giá trị giao dịch. Trước đó, một số nền tảng giao dịch như Bitstamp đã hủy niêm yết stablecoin EURT của Tether do lo ngại về vấn đề tuân thủ.

Việc Circle nhận được giấy phép EMI và tuân thủ MiCA có thể là chiến lược quan trọng để công ty giành thị phần tại Châu Âu và thậm chí là thách thức Tether, nhà phát hành stablecoin lớn nhất thế giới. Sự ra đi của EURT trên một số sàn giao dịch đã tạo ra khoảng trống thị trường cho USDC của Circle, đặc biệt khi công ty là đơn vị đầu tiên nhận được giấy phép MiCA.

Bên cạnh đó, Circle cũng đang có kế hoạch chuyển trụ sở pháp lý từ Ireland về Mỹ trước khi IPO. Các quy định về stablecoin sắp tới của Mỹ có thể củng cố vị thế của công ty như một thế lực stablecoin toàn cầu.

USDC hiện là stablecoin lớn thứ hai thị trường, chiếm khoảng 20% tổng nguồn cung stablecoin toàn cầu, theo dữ liệu từ The Block Data. Với việc nhận được giấy phép hoạt động theo MiCA, Circle được kỳ vọng sẽ tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu của mình trong thị trường stablecoin, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phổ biến và áp dụng rộng rãi stablecoin trong nền kinh tế số.

Mặc dù vậy, USDC vẫn còn chặng đường dài phía trước để vượt mặt Tether về vốn hóa thị trường. USDT hiện đang giữ vị trí số một với 113 tỷ USD, trong khi USDC chỉ có 32 tỷ USD. Tại thời điểm viết bài, USDC vẫn chưa thể vượt qua mức đỉnh 55 tỷ USD vào tháng 6/2022.

Vốn hoá của USDC do Circle phát hành / Nguồn: Coingecko

Tuy nhiên, với lợi thế tiên phong trong việc tuân thủ MiCA và tham vọng mở rộng thị trường toàn cầu, Circle đang có cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách với Tether và khẳng định vị thế dẫn đầu trong thị trường stablecoin.
Ant Group Bơm Gần 500 Triệu USD Vào Lĩnh Vực BlockchainTập đoàn công nghệ tài chính khổng lồ của Trung Quốc, Ant Group, đã tăng cường đầu tư vào hai công ty con hoạt động trong lĩnh vực blockchain với tổng số vốn gần 500 triệu USD, cho thấy tham vọng lớn của trong việc nắm bắt cơ hội từ công nghệ blockchain, bất chấp lệnh cấm tiền mã hoá tại Trung Quốc. Ant Digital Technologies, công ty con chuyên về blockchain của Ant Group, xác nhận đã tăng vốn điều lệ cho Ant Blockchain Technology (Shanghai) Co. từ 100 triệu Nhân dân tệ lên 1,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 206,4 triệu USD). Đồng thời, Ant Chain (Shanghai) Digital Technology Co. cũng được tăng vốn từ 100 triệu Nhân dân tệ lên 2,1 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 288,9 triệu USD). Ant Blockchain Technology (Shanghai) Co., thành lập vào tháng 12/2018, hoạt động trong các mảng phát triển phần mềm, bán lẻ phần cứng và dịch vụ công nghệ thông tin. Theo đại diện Ant Digital Technologies, việc tăng vốn cho hai công ty con nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn duy trì lệnh cấm giao dịch tiền mã hoá từ tháng 9/2021. Tuy nhiên, chính phủ nước này đang khuyến khích phát triển công nghệ blockchain và nền kinh tế số, tạo điều kiện cho các tập đoàn công nghệ lớn như Alibaba và Tencent phát triển nền tảng blockchain riêng. Tham vọng vươn tầm quốc tế với Ant Chain và ZAN của Ant Group Ant Group đã ra mắt thương hiệu blockchain riêng là Ant Chain vào tháng 7/2020 và thương hiệu Blockchain ZAN hướng đến thị trường quốc tế vào tháng 9/2023. Ant Digital Technologies cũng tham gia cộng đồng ngành blockchain tại Hồng Kông, cùng phát triển đồng tiền số của ngân hàng trung ương (CBDC) và token hóa tài sản. Việc Ant Group mạnh tay đầu tư vào blockchain cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của công nghệ này tại Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định, blockchain có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như chuỗi cung ứng, tài chính, quản lý tài sản, … góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại quốc gia tỷ dân.

Ant Group Bơm Gần 500 Triệu USD Vào Lĩnh Vực Blockchain

Tập đoàn công nghệ tài chính khổng lồ của Trung Quốc, Ant Group, đã tăng cường đầu tư vào hai công ty con hoạt động trong lĩnh vực blockchain với tổng số vốn gần 500 triệu USD, cho thấy tham vọng lớn của trong việc nắm bắt cơ hội từ công nghệ blockchain, bất chấp lệnh cấm tiền mã hoá tại Trung Quốc.

Ant Digital Technologies, công ty con chuyên về blockchain của Ant Group, xác nhận đã tăng vốn điều lệ cho Ant Blockchain Technology (Shanghai) Co. từ 100 triệu Nhân dân tệ lên 1,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 206,4 triệu USD). Đồng thời, Ant Chain (Shanghai) Digital Technology Co. cũng được tăng vốn từ 100 triệu Nhân dân tệ lên 2,1 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 288,9 triệu USD).

Ant Blockchain Technology (Shanghai) Co., thành lập vào tháng 12/2018, hoạt động trong các mảng phát triển phần mềm, bán lẻ phần cứng và dịch vụ công nghệ thông tin. Theo đại diện Ant Digital Technologies, việc tăng vốn cho hai công ty con nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn duy trì lệnh cấm giao dịch tiền mã hoá từ tháng 9/2021. Tuy nhiên, chính phủ nước này đang khuyến khích phát triển công nghệ blockchain và nền kinh tế số, tạo điều kiện cho các tập đoàn công nghệ lớn như Alibaba và Tencent phát triển nền tảng blockchain riêng.

Tham vọng vươn tầm quốc tế với Ant Chain và ZAN của Ant Group

Ant Group đã ra mắt thương hiệu blockchain riêng là Ant Chain vào tháng 7/2020 và thương hiệu Blockchain ZAN hướng đến thị trường quốc tế vào tháng 9/2023. Ant Digital Technologies cũng tham gia cộng đồng ngành blockchain tại Hồng Kông, cùng phát triển đồng tiền số của ngân hàng trung ương (CBDC) và token hóa tài sản.

Việc Ant Group mạnh tay đầu tư vào blockchain cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của công nghệ này tại Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định, blockchain có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như chuỗi cung ứng, tài chính, quản lý tài sản, … góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại quốc gia tỷ dân.
SK Hynix Bơm 74,6 tỷ USD Vào cuộc Đua AIHãng sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới, SK Hynix sẽ đầu tư 74,6 tỷ USD vào mảng kinh doanh chip, đặc biệt tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm cạnh tranh trong thị trường bán dẫn. Theo thông báo từ tập đoàn mẹ SK Group vào Chủ nhật, khoản đầu tư khổng lồ này sẽ được triển khai từ nay đến năm 2028, cho thấy tham vọng lớn của SK Hynix nhằm giành lấy thị phần trong ngành AI. Trọng tâm đầu tư sẽ hướng đến các lĩnh vực như chip nhớ băng thông cao (HBM), trung tâm dữ liệu AI và các dịch vụ AI cá nhân hóa. Động thái này diễn ra trong bối cảnh SK Hynix và mảng pin xe điện của tập đoàn đang gặp khó khăn về lợi nhuận. Chủ tịch SK Group, ông Chey Tae-won, nhấn mạnh sự cần thiết của “thay đổi mang tính nền tảng và chủ động” trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Bên cạnh đó, SK Group cũng có kế hoạch huy động 80 nghìn tỷ won (khoảng 60 tỷ USD) vào năm 2026 để đầu tư vào AI, bán dẫn và chia cổ tức cho cổ đông. Tập đoàn cũng đang xem xét tinh giản hơn 175 công ty con, với khả năng sáp nhập giữa SK Innovation (sở hữu nhà máy lọc dầu và sản xuất pin SK On) và công ty con SK E&S. Dự kiến, lợi nhuận trước thuế của SK Group sẽ đạt khoảng 22 nghìn tỷ won trong năm nay, sau khi báo lỗ vào năm ngoái. Mục tiêu của tập đoàn là đạt 40 nghìn tỷ won lợi nhuận trước thuế vào năm 2026. Hàn Quốc, quê hương của các nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới là Samsung Electronics và SK Hynix, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong lĩnh vực thiết kế chip và sản xuất chip theo hợp đồng.  Đầu năm nay, chính phủ Hàn Quốc đã công bố gói hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành công nghiệp chip, nhằm duy trì vị thế cạnh tranh trong thị trường bán dẫn toàn cầu.

SK Hynix Bơm 74,6 tỷ USD Vào cuộc Đua AI

Hãng sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới, SK Hynix sẽ đầu tư 74,6 tỷ USD vào mảng kinh doanh chip, đặc biệt tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm cạnh tranh trong thị trường bán dẫn.

Theo thông báo từ tập đoàn mẹ SK Group vào Chủ nhật, khoản đầu tư khổng lồ này sẽ được triển khai từ nay đến năm 2028, cho thấy tham vọng lớn của SK Hynix nhằm giành lấy thị phần trong ngành AI. Trọng tâm đầu tư sẽ hướng đến các lĩnh vực như chip nhớ băng thông cao (HBM), trung tâm dữ liệu AI và các dịch vụ AI cá nhân hóa.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh SK Hynix và mảng pin xe điện của tập đoàn đang gặp khó khăn về lợi nhuận. Chủ tịch SK Group, ông Chey Tae-won, nhấn mạnh sự cần thiết của “thay đổi mang tính nền tảng và chủ động” trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay.

Bên cạnh đó, SK Group cũng có kế hoạch huy động 80 nghìn tỷ won (khoảng 60 tỷ USD) vào năm 2026 để đầu tư vào AI, bán dẫn và chia cổ tức cho cổ đông. Tập đoàn cũng đang xem xét tinh giản hơn 175 công ty con, với khả năng sáp nhập giữa SK Innovation (sở hữu nhà máy lọc dầu và sản xuất pin SK On) và công ty con SK E&S.

Dự kiến, lợi nhuận trước thuế của SK Group sẽ đạt khoảng 22 nghìn tỷ won trong năm nay, sau khi báo lỗ vào năm ngoái. Mục tiêu của tập đoàn là đạt 40 nghìn tỷ won lợi nhuận trước thuế vào năm 2026.

Hàn Quốc, quê hương của các nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới là Samsung Electronics và SK Hynix, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong lĩnh vực thiết kế chip và sản xuất chip theo hợp đồng. 

Đầu năm nay, chính phủ Hàn Quốc đã công bố gói hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành công nghiệp chip, nhằm duy trì vị thế cạnh tranh trong thị trường bán dẫn toàn cầu.
40% Sinh Viên Hàn Quốc Đầu Tư Tiền Mã Hoá40% sinh viên đại học tại Hàn Quốc đang đầu tư vào tiền mã hóa như Bitcoin và cổ phiếu nước ngoài, cho thấy xu hướng dịch chuyển sang đầu tư toàn cầu và tài sản kỹ thuật số. Theo khảo sát được thực hiện bởi Korea Investment and Securities với hơn 400 sinh viên đại học từ ngày 11/6 đến 22/6, 40% trong số đó cho biết họ đang đầu tư vào tiền mã hóa như Bitcoin. Lý do chính được đưa ra là kỳ vọng lợi nhuận cao từ thị trường này. Tiền mã hoá là một trong những kênh đầu tư được giới trẻ Hàn Quốc quan tâm nhất. Nguồn: The New York Times Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy sự quan tâm lớn đối với thị trường chứng khoán nước ngoài. Cụ thể, 72% sinh viên được hỏi cho biết họ đang đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài, chủ yếu là các công ty niêm yết trên sàn NYSE. Trong số này, 89% có kế hoạch đa dạng hóa danh mục đầu tư NYSE của họ trong thời gian tới và 87% dự định tham gia thị trường này trong vòng một năm tới. Tuy nhiên, sự quan tâm đối với các thị trường chứng khoán châu Á khác lại không cao. Chỉ 5% đầu tư vào Nhật Bản và 3% đầu tư vào Trung Quốc. Điều này cho thấy giới trẻ Hàn Quốc không mấy tin tưởng vào thị trường chứng khoán trong nước, với lý do được đưa ra là thị trường nội địa có phần biến động mạnh hơn so với thị trường nước ngoài. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ hiểu biết về tài chính của sinh viên đang dần tăng lên, ngày càng nhiều người trẻ bắt đầu đầu tư sớm. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ bắt đầu đầu tư trong ba năm qua, và nhiều người đã đầu tư số tiền lớn, hơn 7.180 USD. Xu hướng này được cho là do sự phổ biến của các ứng dụng giao dịch trực tuyến và sự gia tăng của các cộng đồng đầu tư trực tuyến, giúp việc tiếp cận thông tin và thực hiện giao dịch trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực tế, hơn 17% sinh viên thừa nhận đã phải vay nợ để đầu tư vào cổ phiếu và tài sản kỹ thuật số, cho thấy sự gia tăng của cả lợi nhuận và rủi ro tài chính trong giới trẻ Hàn Quốc. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư trẻ cần trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu rõ khẩu vị rủi ro của bản thân và lựa chọn kênh đầu tư phù hợp để tránh những rủi ro không đáng có. Bên cạnh cổ phiếu và tiền mã hóa, sinh viên Hàn Quốc cũng tham gia vào các sản phẩm tài chính khác như chứng chỉ quỹ, quỹ ETF và trái phiếu. Khảo sát cho thấy giới trẻ nước này đang mất dần niềm tin vào các hệ thống tài chính truyền thống như dịch vụ hưu trí, tài khoản tiết kiệm và thị trường chứng khoán nội địa. Khảo sát này phản ánh một sự thay đổi sâu sắc trong quan điểm tài chính của giới trẻ Hàn Quốc, những người hiện sẵn sàng đầu tư vào thị trường toàn cầu và tiền mã hóa hơn là thị trường trong nước. Xu hướng này được thúc đẩy bởi kỳ vọng lợi nhuận cao hơn và nhận thức về sự ổn định trong đầu tư nước ngoài. Sự dịch chuyển này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần có những điều chỉnh phù hợp để thu hút dòng vốn đầu tư trong nước, đồng thời tăng cường công tác giáo dục tài chính cho thế hệ trẻ.

40% Sinh Viên Hàn Quốc Đầu Tư Tiền Mã Hoá

40% sinh viên đại học tại Hàn Quốc đang đầu tư vào tiền mã hóa như Bitcoin và cổ phiếu nước ngoài, cho thấy xu hướng dịch chuyển sang đầu tư toàn cầu và tài sản kỹ thuật số.

Theo khảo sát được thực hiện bởi Korea Investment and Securities với hơn 400 sinh viên đại học từ ngày 11/6 đến 22/6, 40% trong số đó cho biết họ đang đầu tư vào tiền mã hóa như Bitcoin. Lý do chính được đưa ra là kỳ vọng lợi nhuận cao từ thị trường này.

Tiền mã hoá là một trong những kênh đầu tư được giới trẻ Hàn Quốc quan tâm nhất. Nguồn: The New York Times

Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy sự quan tâm lớn đối với thị trường chứng khoán nước ngoài. Cụ thể, 72% sinh viên được hỏi cho biết họ đang đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài, chủ yếu là các công ty niêm yết trên sàn NYSE. Trong số này, 89% có kế hoạch đa dạng hóa danh mục đầu tư NYSE của họ trong thời gian tới và 87% dự định tham gia thị trường này trong vòng một năm tới.

Tuy nhiên, sự quan tâm đối với các thị trường chứng khoán châu Á khác lại không cao. Chỉ 5% đầu tư vào Nhật Bản và 3% đầu tư vào Trung Quốc. Điều này cho thấy giới trẻ Hàn Quốc không mấy tin tưởng vào thị trường chứng khoán trong nước, với lý do được đưa ra là thị trường nội địa có phần biến động mạnh hơn so với thị trường nước ngoài.

Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ hiểu biết về tài chính của sinh viên đang dần tăng lên, ngày càng nhiều người trẻ bắt đầu đầu tư sớm. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ bắt đầu đầu tư trong ba năm qua, và nhiều người đã đầu tư số tiền lớn, hơn 7.180 USD. Xu hướng này được cho là do sự phổ biến của các ứng dụng giao dịch trực tuyến và sự gia tăng của các cộng đồng đầu tư trực tuyến, giúp việc tiếp cận thông tin và thực hiện giao dịch trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, thực tế, hơn 17% sinh viên thừa nhận đã phải vay nợ để đầu tư vào cổ phiếu và tài sản kỹ thuật số, cho thấy sự gia tăng của cả lợi nhuận và rủi ro tài chính trong giới trẻ Hàn Quốc. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư trẻ cần trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu rõ khẩu vị rủi ro của bản thân và lựa chọn kênh đầu tư phù hợp để tránh những rủi ro không đáng có.

Bên cạnh cổ phiếu và tiền mã hóa, sinh viên Hàn Quốc cũng tham gia vào các sản phẩm tài chính khác như chứng chỉ quỹ, quỹ ETF và trái phiếu. Khảo sát cho thấy giới trẻ nước này đang mất dần niềm tin vào các hệ thống tài chính truyền thống như dịch vụ hưu trí, tài khoản tiết kiệm và thị trường chứng khoán nội địa.

Khảo sát này phản ánh một sự thay đổi sâu sắc trong quan điểm tài chính của giới trẻ Hàn Quốc, những người hiện sẵn sàng đầu tư vào thị trường toàn cầu và tiền mã hóa hơn là thị trường trong nước. Xu hướng này được thúc đẩy bởi kỳ vọng lợi nhuận cao hơn và nhận thức về sự ổn định trong đầu tư nước ngoài. Sự dịch chuyển này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần có những điều chỉnh phù hợp để thu hút dòng vốn đầu tư trong nước, đồng thời tăng cường công tác giáo dục tài chính cho thế hệ trẻ.
Xét Nghiệm Máu Với AI: Tia Hy Vọng Cho Bệnh Nhân ParkinsonMột nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications đã mang đến hy vọng cho bệnh nhân Parkinson với phương pháp xét nghiệm máu bằng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng dự đoán bệnh sớm, trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh Parkinson, căn bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai thế giới ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Việc chẩn đoán sớm đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Cao đẳng Luân Đôn (UCL) và Đại học Göttingen đã huấn luyện thuật toán học máy để nhận diện 8 loại protein đặc trưng trong máu có liên quan đến nguy cơ mắc Parkinson. Thử nghiệm trên 72 người có nguy cơ mắc các rối loạn não, bao gồm cả Parkinson, cho thấy phương pháp này dự đoán chính xác 16 trường hợp phát triển bệnh, thậm chí sớm hơn 7 năm so với chẩn đoán lâm sàng. Độ chính xác chung của xét nghiệm đạt 79%, cho thấy tiềm năng to lớn trong việc ứng dụng thực tiễn. Giáo sư Kevin Mills, tác giả chính của nghiên cứu từ UCL, nhấn mạnh, “chúng ta cần bắt đầu điều trị thử nghiệm trước khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng.” Bên cạnh đó, Tiến sĩ Jenny Hällqvist, đồng tác giả nghiên cứu, cũng đồng tình rằng cần bảo vệ các tế bào thần kinh ngay từ đầu, thay vì chờ đợi đến khi quá muộn. Nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm phương pháp xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn và thân thiện. Tuy nhiên, cần có thêm những thử nghiệm quy mô lớn để kiểm chứng tính chính xác của phương pháp này. Không dừng lại ở đó, các nhà khoa học đang ấp ủ kế hoạch tạo ra một xét nghiệm đơn giản hơn, chỉ cần một giọt máu trên thẻ để gửi đến phòng thí nghiệm phân tích, nhằm dự đoán bệnh Parkinson sớm hơn nữa. Mặc dù còn nhiều thách thức, xét nghiệm máu bằng AI được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới trong việc chẩn đoán sớm, theo dõi hiệu quả điều trị và phát triển phương pháp điều trị đột phá cho căn bệnh Parkinson, mang đến hy vọng cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.

Xét Nghiệm Máu Với AI: Tia Hy Vọng Cho Bệnh Nhân Parkinson

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications đã mang đến hy vọng cho bệnh nhân Parkinson với phương pháp xét nghiệm máu bằng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng dự đoán bệnh sớm, trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Bệnh Parkinson, căn bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai thế giới ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Việc chẩn đoán sớm đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Cao đẳng Luân Đôn (UCL) và Đại học Göttingen đã huấn luyện thuật toán học máy để nhận diện 8 loại protein đặc trưng trong máu có liên quan đến nguy cơ mắc Parkinson.

Thử nghiệm trên 72 người có nguy cơ mắc các rối loạn não, bao gồm cả Parkinson, cho thấy phương pháp này dự đoán chính xác 16 trường hợp phát triển bệnh, thậm chí sớm hơn 7 năm so với chẩn đoán lâm sàng. Độ chính xác chung của xét nghiệm đạt 79%, cho thấy tiềm năng to lớn trong việc ứng dụng thực tiễn.

Giáo sư Kevin Mills, tác giả chính của nghiên cứu từ UCL, nhấn mạnh, “chúng ta cần bắt đầu điều trị thử nghiệm trước khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng.” Bên cạnh đó, Tiến sĩ Jenny Hällqvist, đồng tác giả nghiên cứu, cũng đồng tình rằng cần bảo vệ các tế bào thần kinh ngay từ đầu, thay vì chờ đợi đến khi quá muộn.

Nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm phương pháp xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn và thân thiện. Tuy nhiên, cần có thêm những thử nghiệm quy mô lớn để kiểm chứng tính chính xác của phương pháp này.

Không dừng lại ở đó, các nhà khoa học đang ấp ủ kế hoạch tạo ra một xét nghiệm đơn giản hơn, chỉ cần một giọt máu trên thẻ để gửi đến phòng thí nghiệm phân tích, nhằm dự đoán bệnh Parkinson sớm hơn nữa.

Mặc dù còn nhiều thách thức, xét nghiệm máu bằng AI được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới trong việc chẩn đoán sớm, theo dõi hiệu quả điều trị và phát triển phương pháp điều trị đột phá cho căn bệnh Parkinson, mang đến hy vọng cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.
Google Nâng Cao Độ Tin Cậy Cho AI Bằng Nhiều Mối Quan Hệ MớiHợp tác cùng Moody’s, MSCI và nhiều ông lớn khác, Google sẽ trang bị cho nền tảng AI nguồn dữ liệu chất lượng cao, giúp củng cố niềm tin người dùng. Trong bối cảnh lo ngại về độ tin cậy của thông tin do AI tạo ra ngày càng gia tăng, Google đang đẩy mạnh chiến lược “nền tảng dữ liệu” cho nền tảng AI Vertex AI. Từ quý tới, Vertex AI sẽ được tích hợp nguồn dữ liệu chất lượng cao từ các “ông lớn” trong nhiều lĩnh vực như Moody’s, MSCI, Thomson Reuters và Zoominfo. Sự hợp tác này nhằm giải quyết bài toán “ảo giác” – thuật ngữ chỉ việc AI tạo ra thông tin sai lệch. Ông Nick Reed, Giám đốc sản phẩm của Moody’s, tin tưởng vào tiềm năng của dịch vụ Google trong việc kết nối AI với nguồn dữ liệu chất lượng cao. Sự kết hợp này, cùng với Google Search, được kỳ vọng sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho các trợ lý ảo và ứng dụng thông minh. Trước đó, Google đã tích hợp Google Search vào dịch vụ nền tảng dữ liệu, cho phép bổ sung thông tin từ web vào kết quả do Gemini – mô hình AI tạo sinh của Google – đưa ra. Tuy nhiên, sự hạn chế về độ chính xác của nguồn thông tin không chính thống trên web vẫn là bài toán khó giải. Việc hợp tác với các đối tác uy tín như Moody’s, MSCI, Thomson Reuters và Zoominfo được kỳ vọng sẽ là bước tiến đột phá, mang đến nguồn dữ liệu đáng tin cậy hơn cho Gemini của Google. Bên cạnh đó, Google cũng ra mắt tính năng “nền tảng dữ liệu độ trung thực cao” (high-fidelity grounding), được thiết kế để hỗ trợ hệ thống AI xử lý các yêu cầu phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao như tóm tắt nhiều tài liệu cùng lúc hay trích xuất dữ liệu quan trọng từ báo cáo tài chính. Tính năng này ứng dụng Gemini 1.5 Flash – phiên bản nâng cấp mới nhất của mô hình AI tạo sinh Google. Trả lời phỏng vấn, ông Thomas Kurian, Giám đốc điều hành Google Cloud, tự tin khẳng định Google có ba lợi thế cạnh tranh then chốt trong cuộc đua AI. Thứ nhất là Google Search – nguồn dữ liệu web và hiểu biết thế giới thực đáng tin cậy. Thứ hai là quyền kiểm soát tối đa cho người dùng, cho phép tùy chỉnh cách thức nền tảng dữ liệu hoạt động. Cuối cùng là nền tảng dữ liệu độ trung thực cao, giúp AI tập trung vào yêu cầu cụ thể, đưa ra kết quả chính xác và phù hợp hơn. “Sự kết hợp hoàn hảo của ba yếu tố này chính là chìa khóa then chốt giúp Google kiểm soát chất lượng thông tin do AI tạo ra, giảm thiểu tối đa hiện tượng “ảo giác” và củng cố niềm tin của người dùng vào công nghệ AI,” ông Kurian nhấn mạnh. Ngoài thông tin về hợp tác chiến lược và nâng cấp công nghệ, Google cũng công bố phát hành Gemini 1.5 Flash và 1.5 Pro, Gemma 2, và các cập nhật mới nhất cho Vertex AI.

Google Nâng Cao Độ Tin Cậy Cho AI Bằng Nhiều Mối Quan Hệ Mới

Hợp tác cùng Moody’s, MSCI và nhiều ông lớn khác, Google sẽ trang bị cho nền tảng AI nguồn dữ liệu chất lượng cao, giúp củng cố niềm tin người dùng.

Trong bối cảnh lo ngại về độ tin cậy của thông tin do AI tạo ra ngày càng gia tăng, Google đang đẩy mạnh chiến lược “nền tảng dữ liệu” cho nền tảng AI Vertex AI. Từ quý tới, Vertex AI sẽ được tích hợp nguồn dữ liệu chất lượng cao từ các “ông lớn” trong nhiều lĩnh vực như Moody’s, MSCI, Thomson Reuters và Zoominfo.

Sự hợp tác này nhằm giải quyết bài toán “ảo giác” – thuật ngữ chỉ việc AI tạo ra thông tin sai lệch. Ông Nick Reed, Giám đốc sản phẩm của Moody’s, tin tưởng vào tiềm năng của dịch vụ Google trong việc kết nối AI với nguồn dữ liệu chất lượng cao. Sự kết hợp này, cùng với Google Search, được kỳ vọng sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho các trợ lý ảo và ứng dụng thông minh.

Trước đó, Google đã tích hợp Google Search vào dịch vụ nền tảng dữ liệu, cho phép bổ sung thông tin từ web vào kết quả do Gemini – mô hình AI tạo sinh của Google – đưa ra. Tuy nhiên, sự hạn chế về độ chính xác của nguồn thông tin không chính thống trên web vẫn là bài toán khó giải.

Việc hợp tác với các đối tác uy tín như Moody’s, MSCI, Thomson Reuters và Zoominfo được kỳ vọng sẽ là bước tiến đột phá, mang đến nguồn dữ liệu đáng tin cậy hơn cho Gemini của Google.

Bên cạnh đó, Google cũng ra mắt tính năng “nền tảng dữ liệu độ trung thực cao” (high-fidelity grounding), được thiết kế để hỗ trợ hệ thống AI xử lý các yêu cầu phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao như tóm tắt nhiều tài liệu cùng lúc hay trích xuất dữ liệu quan trọng từ báo cáo tài chính. Tính năng này ứng dụng Gemini 1.5 Flash – phiên bản nâng cấp mới nhất của mô hình AI tạo sinh Google.

Trả lời phỏng vấn, ông Thomas Kurian, Giám đốc điều hành Google Cloud, tự tin khẳng định Google có ba lợi thế cạnh tranh then chốt trong cuộc đua AI.

Thứ nhất là Google Search – nguồn dữ liệu web và hiểu biết thế giới thực đáng tin cậy. Thứ hai là quyền kiểm soát tối đa cho người dùng, cho phép tùy chỉnh cách thức nền tảng dữ liệu hoạt động. Cuối cùng là nền tảng dữ liệu độ trung thực cao, giúp AI tập trung vào yêu cầu cụ thể, đưa ra kết quả chính xác và phù hợp hơn.

“Sự kết hợp hoàn hảo của ba yếu tố này chính là chìa khóa then chốt giúp Google kiểm soát chất lượng thông tin do AI tạo ra, giảm thiểu tối đa hiện tượng “ảo giác” và củng cố niềm tin của người dùng vào công nghệ AI,” ông Kurian nhấn mạnh.

Ngoài thông tin về hợp tác chiến lược và nâng cấp công nghệ, Google cũng công bố phát hành Gemini 1.5 Flash và 1.5 Pro, Gemma 2, và các cập nhật mới nhất cho Vertex AI.
Sàn Mt. Gox Trả Nợ 9 Tỷ USD: JPMorgan Cảnh Báo Bán Tháo Ập Đến Thị TrườngJPMorgan dự báo thị trường tiền mã hóa có thể chứng kiến ​​làn sóng bán tháo trong tháng 7 do các chủ nợ của Mt. Gox nhận lại 142.000 Bitcoin, tương đương 9 tỷ USD. Trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào ngày 27/6, JPMorgan (JPM) cảnh báo thị trường tiền mã hóa có thể đối mặt với áp lực bán mạnh trong tháng 7 tới, xuất phát từ việc các chủ nợ của sàn giao dịch Bitcoin (BTC) Mt. Gox dự kiến sẽ nhận lại khoản BTC khổng lồ. Theo đó, người được ủy thác của sàn giao dịch Mt. Gox đã thông báo vào đầu tuần này rằng họ sẽ hoàn trả cho các chủ nợ vào tháng 7. JPMorgan lưu ý thông báo này đã gây ra sự bất ổn trên thị trường tiền mã hóa do lo ngại rằng một số chủ nợ sẽ bán tháo Bitcoin của họ ngay khi nhận được chúng. Ước tính, các chủ nợ sẽ nhận lại tổng cộng 142.000 Bitcoin, tương đương khoảng 9 tỷ USD theo giá trị thị trường hiện tại. Tâm lý lo ngại bao trùm thị trường tiền ảo Nhóm phân tích của JPMorgan, dẫn đầu bởi Nikolaos Panigirtzoglou, nhận định: “Nỗi sợ hãi này là có cơ sở dựa trên hành động gần đây của các chủ nợ Gemini, được cho là đã thanh lý một phần tài sản tiền mã hoá nhận được trong những tuần gần đây”. Trước đó, vào ngày 29/5, Gemini đã thông báo rằng người dùng Gemini Earn đã nhận lại tất cả tài sản kỹ thuật số của họ sau khi giải quyết xong các vấn đề với Genesis. Mặc dù thời hạn cuối cùng để các chủ nợ của Mt. Gox nhận lại tiền là vào tháng 10, JPMorgan dự báo phần lớn hoạt động hoàn trả sẽ diễn ra trong tháng 7. Báo cáo kết luận, nếu điều này xảy ra, thị trường tiền mã hóa có thể chứng kiến ​​làn sóng bán tháo trong tháng tới trước khi phục hồi trở lại vào tháng 8. Tác động từ vụ phá sản FTX Bên cạnh đó, báo cáo của JPMorgan, việc thanh toán bằng tiền mặt cho các chủ nợ của sàn giao dịch tiền mã hoá FTX, dự kiến ​​diễn ra sau ngày 7/10, có thể mang lại tác động tích cực cho thị trường. Tuy nhiên khoảng cách ba tháng giữa hoạt động bán tiềm năng của chủ nợ Mt. Gox và việc tái đầu tư của chủ nợ FTX vào cuối năm nay là một yếu tố có thể hỗ trợ thị trường Nhìn chung, báo cáo của JPMorgan cho thấy thị trường tiền mã hóa đang bước vào giai đoạn biến động khó lường, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp. Các nhà đầu tư cần thận trọng và theo dõi sát sao diễn biến thị trường để có thể đưa ra quyết định kịp thời. Đọc thêm về tin tức về Blockchain mới nhất tại: phocapblockchain.net

Sàn Mt. Gox Trả Nợ 9 Tỷ USD: JPMorgan Cảnh Báo Bán Tháo Ập Đến Thị Trường

JPMorgan dự báo thị trường tiền mã hóa có thể chứng kiến ​​làn sóng bán tháo trong tháng 7 do các chủ nợ của Mt. Gox nhận lại 142.000 Bitcoin, tương đương 9 tỷ USD.

Trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào ngày 27/6, JPMorgan (JPM) cảnh báo thị trường tiền mã hóa có thể đối mặt với áp lực bán mạnh trong tháng 7 tới, xuất phát từ việc các chủ nợ của sàn giao dịch Bitcoin (BTC) Mt. Gox dự kiến sẽ nhận lại khoản BTC khổng lồ.

Theo đó, người được ủy thác của sàn giao dịch Mt. Gox đã thông báo vào đầu tuần này rằng họ sẽ hoàn trả cho các chủ nợ vào tháng 7. JPMorgan lưu ý thông báo này đã gây ra sự bất ổn trên thị trường tiền mã hóa do lo ngại rằng một số chủ nợ sẽ bán tháo Bitcoin của họ ngay khi nhận được chúng. Ước tính, các chủ nợ sẽ nhận lại tổng cộng 142.000 Bitcoin, tương đương khoảng 9 tỷ USD theo giá trị thị trường hiện tại.

Tâm lý lo ngại bao trùm thị trường tiền ảo

Nhóm phân tích của JPMorgan, dẫn đầu bởi Nikolaos Panigirtzoglou, nhận định: “Nỗi sợ hãi này là có cơ sở dựa trên hành động gần đây của các chủ nợ Gemini, được cho là đã thanh lý một phần tài sản tiền mã hoá nhận được trong những tuần gần đây”. Trước đó, vào ngày 29/5, Gemini đã thông báo rằng người dùng Gemini Earn đã nhận lại tất cả tài sản kỹ thuật số của họ sau khi giải quyết xong các vấn đề với Genesis.

Mặc dù thời hạn cuối cùng để các chủ nợ của Mt. Gox nhận lại tiền là vào tháng 10, JPMorgan dự báo phần lớn hoạt động hoàn trả sẽ diễn ra trong tháng 7. Báo cáo kết luận, nếu điều này xảy ra, thị trường tiền mã hóa có thể chứng kiến ​​làn sóng bán tháo trong tháng tới trước khi phục hồi trở lại vào tháng 8.

Tác động từ vụ phá sản FTX

Bên cạnh đó, báo cáo của JPMorgan, việc thanh toán bằng tiền mặt cho các chủ nợ của sàn giao dịch tiền mã hoá FTX, dự kiến ​​diễn ra sau ngày 7/10, có thể mang lại tác động tích cực cho thị trường. Tuy nhiên khoảng cách ba tháng giữa hoạt động bán tiềm năng của chủ nợ Mt. Gox và việc tái đầu tư của chủ nợ FTX vào cuối năm nay là một yếu tố có thể hỗ trợ thị trường

Nhìn chung, báo cáo của JPMorgan cho thấy thị trường tiền mã hóa đang bước vào giai đoạn biến động khó lường, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp. Các nhà đầu tư cần thận trọng và theo dõi sát sao diễn biến thị trường để có thể đưa ra quyết định kịp thời.

Đọc thêm về tin tức về Blockchain mới nhất tại: phocapblockchain.net
Israel Đầu Tư Siêu Máy Tính Nhằm Bắt Kịp Cuộc Đua AI Toàn CầuIsrael quyết định đầu tư 250 triệu USD xây dựng siêu máy tính đầu tiên nhằm củng cố vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang nóng lên. Theo Reuters, động thái này cho thấy Israel nhận thức rõ tốc độ phát triển chóng mặt của AI cùng những cơ hội và thách thức to lớn mà nó mang lại. Siêu máy tính sẽ là nền tảng then chốt, giúp các doanh nghiệp và viện nghiên cứu Israel tiếp cận công nghệ AI tiên tiến, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Phát biểu tại hội nghị về AI diễn ra vào 26/6, ông Dror Bin, giám đốc điều hành của Cơ quan Đổi mới Israel (IIA), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực AI. Ông cho biết, mặc dù AI đã và đang là động lực quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghệ Israel, nhưng quốc gia này cần phải hành động quyết liệt hơn nữa để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng AI toàn cầu. Chính phủ Israel dự kiến đầu tư 250 triệu USD cho chương trình AI quốc gia, với sự tham gia của cả khu vực công, tư nhân và các học viện. Dự án sẽ được triển khai từ năm 2024 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Tại Israel, công nghệ đóng góp tới 20% GDP, đưa quốc gia này trở thành một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Hiện tại, Israel có hơn 9.000 công ty khởi nghiệp, trong đó hơn 2.200 công ty ứng dụng AI vào hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, Israel sở hữu 73 công ty chuyên về AI tạo sinh (Generative AI), đứng thứ ba thế giới về số lượng công ty trong lĩnh vực này. Người đứng đầu IIA cho biết thêm, việc các công ty công nghệ cao và các nhà nghiên cứu phải thuê dịch vụ đám mây do thiếu cơ sở hạ tầng tính toán hiệu năng cao trong nước là một thực tế đáng lo ngại. Việc xây dựng siêu máy tính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhu cầu hoạt động nghiên cứu và phát triển AI, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Dự án xây dựng siêu máy tính sẽ được IIA tổ chức đấu thầu vào tháng tới. Đây được coi là bước đi chiến lược của Israel nhằm hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc AI toàn cầu, đồng thời khẳng định vị thế tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Israel Đầu Tư Siêu Máy Tính Nhằm Bắt Kịp Cuộc Đua AI Toàn Cầu

Israel quyết định đầu tư 250 triệu USD xây dựng siêu máy tính đầu tiên nhằm củng cố vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang nóng lên.

Theo Reuters, động thái này cho thấy Israel nhận thức rõ tốc độ phát triển chóng mặt của AI cùng những cơ hội và thách thức to lớn mà nó mang lại. Siêu máy tính sẽ là nền tảng then chốt, giúp các doanh nghiệp và viện nghiên cứu Israel tiếp cận công nghệ AI tiên tiến, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.

Phát biểu tại hội nghị về AI diễn ra vào 26/6, ông Dror Bin, giám đốc điều hành của Cơ quan Đổi mới Israel (IIA), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực AI. Ông cho biết, mặc dù AI đã và đang là động lực quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghệ Israel, nhưng quốc gia này cần phải hành động quyết liệt hơn nữa để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng AI toàn cầu.

Chính phủ Israel dự kiến đầu tư 250 triệu USD cho chương trình AI quốc gia, với sự tham gia của cả khu vực công, tư nhân và các học viện. Dự án sẽ được triển khai từ năm 2024 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027.

Tại Israel, công nghệ đóng góp tới 20% GDP, đưa quốc gia này trở thành một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Hiện tại, Israel có hơn 9.000 công ty khởi nghiệp, trong đó hơn 2.200 công ty ứng dụng AI vào hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, Israel sở hữu 73 công ty chuyên về AI tạo sinh (Generative AI), đứng thứ ba thế giới về số lượng công ty trong lĩnh vực này.

Người đứng đầu IIA cho biết thêm, việc các công ty công nghệ cao và các nhà nghiên cứu phải thuê dịch vụ đám mây do thiếu cơ sở hạ tầng tính toán hiệu năng cao trong nước là một thực tế đáng lo ngại. Việc xây dựng siêu máy tính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhu cầu hoạt động nghiên cứu và phát triển AI, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Dự án xây dựng siêu máy tính sẽ được IIA tổ chức đấu thầu vào tháng tới. Đây được coi là bước đi chiến lược của Israel nhằm hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc AI toàn cầu, đồng thời khẳng định vị thế tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Lệnh Cấm Của OpenAI Ở Thị Trường Trung Quốc: Đòn Bẩy Cho Ngành AI Nội ĐịaTheo Bloomberg News, OpenAI, công ty mẹ của ChatGPT, dự kiến sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc từ ngày 9/7. Quyết định này được cho là cú hích tiềm năng cho ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) nội địa của quốc gia tỷ dân, khi hơn 200 công ty Trung Quốc đang phát triển công nghệ LLM, và 117 LLM đã được phê duyệt phát hành tính đến tháng 3/2024. Thông tin về lệnh cấm của OpenAI đã gây xôn xao cộng đồng công nghệ Trung Quốc. Trong khi một số ý kiến bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực đến sự phát triển AI trong nước, giới chuyên gia lại nhận định đây có thể là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp AI nội địa bùng nổ.  Ông Zhou Hongyi, nhà sáng lập kiêm CEO công ty an ninh mạng Qihoo 360, một trong những doanh nghiệp đang phát triển LLM, khẳng định trên mạng xã hội: “OpenAI đóng cửa với Trung Quốc chỉ càng thúc đẩy ngành LLM bản địa bùng nổ”. Trước đây, việc sử dụng VPN để truy cập OpenAI và các dịch vụ nước ngoài khác đã trở nên phổ biến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, lệnh cấm API sắp tới của OpenAI được kỳ vọng sẽ thúc đẩy người dùng trong nước chuyển sang các giải pháp “cây nhà lá vườn”. Nắm bắt thời cơ, hàng loạt ông lớn công nghệ Trung Quốc đã tung ra các chương trình hỗ trợ hấp dẫn để thu hút người dùng OpenAI. Zhipu AI, startup được kỳ vọng là đối thủ đáng gờm của OpenAI, đã đi tiên phong với “kế hoạch di chuyển đặc biệt” trên WeChat, hỗ trợ người dùng OpenAI chuyển đổi sang nền tảng LLM nội địa. Alibaba, Baidu, Baichuan, 01.AI,… cũng đồng loạt triển khai chương trình ưu đãi, từ giảm giá sâu, tặng token miễn phí, hỗ trợ kỹ thuật, cho đến cam kết LLM “sánh ngang” OpenAI về năng . Microsoft, đơn vị hỗ trợ lớn nhất của OpenAI, cũng đã đăng hướng dẫn trên WeChat về cách chuyển sang dịch vụ do đối tác địa phương 21Vianet điều hành. Theo Zhang Yi, nhà sáng lập kiêm chuyên gia phân tích tại iiMedia Research, phản ứng nhanh nhạy của cộng đồng AI Trung Quốc cho thấy rõ cuộc đua giành thị phần đang ngày càng nóng lên. Từ đầu năm 2024, cuộc chiến giá đã nổ ra giữa các “ông lớn” AI Trung Quốc, với nhiều công ty, trong đó có Baidu, mạnh tay cung cấp miễn phí các mô hình AI cấu hình thấp nhằm thu hút người dùng. Lệnh cấm của OpenAI, dù vô tình hay hữu ý, có thể trở thành cú hích cho ngành AI Trung Quốc. Với tiềm lực công nghệ và nguồn nhân lực dồi dào, cùng chính sách hỗ trợ từ chính phủ, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng biến thách thức thành cơ hội, khẳng định vị thế cường quốc AI trên trường quốc tế.

Lệnh Cấm Của OpenAI Ở Thị Trường Trung Quốc: Đòn Bẩy Cho Ngành AI Nội Địa

Theo Bloomberg News, OpenAI, công ty mẹ của ChatGPT, dự kiến sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc từ ngày 9/7. Quyết định này được cho là cú hích tiềm năng cho ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) nội địa của quốc gia tỷ dân, khi hơn 200 công ty Trung Quốc đang phát triển công nghệ LLM, và 117 LLM đã được phê duyệt phát hành tính đến tháng 3/2024.

Thông tin về lệnh cấm của OpenAI đã gây xôn xao cộng đồng công nghệ Trung Quốc. Trong khi một số ý kiến bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực đến sự phát triển AI trong nước, giới chuyên gia lại nhận định đây có thể là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp AI nội địa bùng nổ. 

Ông Zhou Hongyi, nhà sáng lập kiêm CEO công ty an ninh mạng Qihoo 360, một trong những doanh nghiệp đang phát triển LLM, khẳng định trên mạng xã hội: “OpenAI đóng cửa với Trung Quốc chỉ càng thúc đẩy ngành LLM bản địa bùng nổ”.

Trước đây, việc sử dụng VPN để truy cập OpenAI và các dịch vụ nước ngoài khác đã trở nên phổ biến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, lệnh cấm API sắp tới của OpenAI được kỳ vọng sẽ thúc đẩy người dùng trong nước chuyển sang các giải pháp “cây nhà lá vườn”. Nắm bắt thời cơ, hàng loạt ông lớn công nghệ Trung Quốc đã tung ra các chương trình hỗ trợ hấp dẫn để thu hút người dùng OpenAI.

Zhipu AI, startup được kỳ vọng là đối thủ đáng gờm của OpenAI, đã đi tiên phong với “kế hoạch di chuyển đặc biệt” trên WeChat, hỗ trợ người dùng OpenAI chuyển đổi sang nền tảng LLM nội địa. Alibaba, Baidu, Baichuan, 01.AI,… cũng đồng loạt triển khai chương trình ưu đãi, từ giảm giá sâu, tặng token miễn phí, hỗ trợ kỹ thuật, cho đến cam kết LLM “sánh ngang” OpenAI về năng .

Microsoft, đơn vị hỗ trợ lớn nhất của OpenAI, cũng đã đăng hướng dẫn trên WeChat về cách chuyển sang dịch vụ do đối tác địa phương 21Vianet điều hành.

Theo Zhang Yi, nhà sáng lập kiêm chuyên gia phân tích tại iiMedia Research, phản ứng nhanh nhạy của cộng đồng AI Trung Quốc cho thấy rõ cuộc đua giành thị phần đang ngày càng nóng lên. Từ đầu năm 2024, cuộc chiến giá đã nổ ra giữa các “ông lớn” AI Trung Quốc, với nhiều công ty, trong đó có Baidu, mạnh tay cung cấp miễn phí các mô hình AI cấu hình thấp nhằm thu hút người dùng.

Lệnh cấm của OpenAI, dù vô tình hay hữu ý, có thể trở thành cú hích cho ngành AI Trung Quốc. Với tiềm lực công nghệ và nguồn nhân lực dồi dào, cùng chính sách hỗ trợ từ chính phủ, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng biến thách thức thành cơ hội, khẳng định vị thế cường quốc AI trên trường quốc tế.
Dự Án NFT Hỗ Trợ Người Cao Tuổi Tại Làng Yamakoshi Nhật BảnDự án Neo-Yamakoshi tại Nhật Bản thu hút 1.700 digital citizens (công dân kỹ thuật số) bằng cách bán NFT để hỗ trợ dân số già. Thu về 423.000 USD cho các sáng kiến cộng đồng tại làng. Yamakoshi, một ngôi làng Nhật Bản hẻo lánh nép mình trong dãy núi Niigata, đã thu hút 1.700 “công dân kỹ thuật số” thông qua việc bán token(NFT) trong một sáng kiến ​​nhằm hỗ trợ và duy trì dân số già ở đây. Dự án Làng Neo-Yamakoshi, do người dân địa phương đứng đầu, quản lý bộ sưu tập Nishikigoi NFT, được đặt theo tên của giống cá chép koi rực rỡ. Những tài sản kỹ thuật số này không chỉ đóng vai trò là mã nhận dạng cho các “công dân kỹ thuật số” của làng Yamakoshi mà còn là mã thông báo quản trị, cho phép họ tham gia vào các quy trình bỏ phiếu do tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) của làng quản lý. Theo báo cáo mới từ công ty nghiên cứu và tư vấn Yuri Group của Nhật Bản, dự án đã huy động được hơn 423.000 USD thông qua bán NFT Nishikigoi kể từ khi ra mắt vào năm 2021. Số tiền thu được đã được sử dụng cho các hoạt động cộng đồng như tổ chức ngày hội thể thao cho học sinh địa phương. Mã thông báo Nishikigoi được cung cấp miễn phí cho cư dân sinh sống tại làng, trong khi cộng đồng sẽ phải mua chúng. Giá sàn là 0,0318 Ether (ETH, khoảng 3.469 USD) tính đến ngày 26/6, theo sàn giao dịch NFT Magic Eden. Mặc dù công nghệ NFT không phải là giải pháp tức thời cho tỷ lệ sinh giảm kỷ lục của Nhật Bản, nhưng đây là một cách tiếp cận độc đáo và mang tính thử nghiệm để gây quỹ cho dân số già ở các cộng đồng nông thôn biệt lập. “Nếu chiến lược của họ hiệu quả và mở rộng sang các làng khác, chúng tôi ước tính rằng khu vực nông thôn Nhật Bản có thể huy động được khoảng nửa tỷ USD, đồng thời thử nghiệm một làn sóng công nghệ xã hội mới có sức hấp dẫn toàn cầu,” Yuri Group cho biết trong báo cáo của mình. Vào tháng 4, Hội đồng Chiến lược Dân số – một tổ chức tư nhân – đã báo cáo rằng 40% trong số 1.729 đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất do tỷ lệ sinh giảm. Chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida coi Web3 là yếu tố quan trọng để đạt được “Xã hội 5.0” – kế hoạch nhằm tạo ra một xã hội bền vững và tiên tiến hơn bằng cách tích hợp các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và dữ liệu lớn. Dự án Neo-Yamakoshi Village đã được Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tài trợ 10 triệu yên (khoảng 62.500 USD) để thử nghiệm và triển khai các công cụ Web3.Tuy nhiên, dự án đã gặp phải một số trở ngại, như việc giải thích công nghệ và lợi ích của nó cho người lớn tuổi. Theo Yuri Group, người quản lý dự án cho biết họ gặp khó khăn trong việc trình bày quy trình bỏ phiếu của tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) và tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp. Ngoài ra, những “cư dân kỹ thuật số” nước ngoài cũng gặp phải rào cản ngôn ngữ. Suy giảm thị trường NFT toàn cầu Theo dữ liệu của CryptoSlam, khối lượng bán NFT toàn cầu đang trên đà kết thúc quý 2 năm 2024 với mức giảm 45%, trong khi tháng 6 dự kiến ​​sẽ trở thành tháng hoạt động kém nhất kể từ tháng 10 năm 2023. Vốn hóa thị trường NFT, chủ yếu bị chi phối bởi collectibles(phẩm sưu tầm kỹ thuật số,) và avatars(hình đại diện kỹ thuật số), đã giảm 31,5% trong ba tháng tính đến ngày 26 tháng 6, theo dữ liệu từ NFTGo. Mặc dù hoạt động giao dịch NFT toàn cầu giảm mạnh trong những tháng gần đây, Yuri Group cho biết vẫn có tiềm năng cho cả NFT thực tế và NFT sưu tầm ở Nhật Bản. “Đây là Nhật Bản, quê hương của anime và manga, một quốc gia có văn hóa sưu tầm đồ vật hữu hình rất phát triển, điều này phù hợp với việc áp dụng NFT”, Will Fee, nhà nghiên cứu tại Yuri Group, cho biết. “Những ‘cư dân kỹ thuật số’ trong metaverse Yamakoshi cũng có xu hướng sử dụng avatar anime hoặc hoạt hình, cho thấy các ứng dụng vui nhộn hơn của công nghệ này cũng có chỗ đứng bên cạnh những trường hợp sử dụng có tác động xã hội của nó”, ông nói thêm. Đọc thêm các tin tức mới nhất về Blockchain tại : phocapblockchain.net

Dự Án NFT Hỗ Trợ Người Cao Tuổi Tại Làng Yamakoshi Nhật Bản

Dự án Neo-Yamakoshi tại Nhật Bản thu hút 1.700 digital citizens (công dân kỹ thuật số) bằng cách bán NFT để hỗ trợ dân số già. Thu về 423.000 USD cho các sáng kiến cộng đồng tại làng.

Yamakoshi, một ngôi làng Nhật Bản hẻo lánh nép mình trong dãy núi Niigata, đã thu hút 1.700 “công dân kỹ thuật số” thông qua việc bán token(NFT) trong một sáng kiến ​​nhằm hỗ trợ và duy trì dân số già ở đây.

Dự án Làng Neo-Yamakoshi, do người dân địa phương đứng đầu, quản lý bộ sưu tập Nishikigoi NFT, được đặt theo tên của giống cá chép koi rực rỡ. Những tài sản kỹ thuật số này không chỉ đóng vai trò là mã nhận dạng cho các “công dân kỹ thuật số” của làng Yamakoshi mà còn là mã thông báo quản trị, cho phép họ tham gia vào các quy trình bỏ phiếu do tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) của làng quản lý.

Theo báo cáo mới từ công ty nghiên cứu và tư vấn Yuri Group của Nhật Bản, dự án đã huy động được hơn 423.000 USD thông qua bán NFT Nishikigoi kể từ khi ra mắt vào năm 2021. Số tiền thu được đã được sử dụng cho các hoạt động cộng đồng như tổ chức ngày hội thể thao cho học sinh địa phương.

Mã thông báo Nishikigoi được cung cấp miễn phí cho cư dân sinh sống tại làng, trong khi cộng đồng sẽ phải mua chúng. Giá sàn là 0,0318 Ether (ETH, khoảng 3.469 USD) tính đến ngày 26/6, theo sàn giao dịch NFT Magic Eden.

Mặc dù công nghệ NFT không phải là giải pháp tức thời cho tỷ lệ sinh giảm kỷ lục của Nhật Bản, nhưng đây là một cách tiếp cận độc đáo và mang tính thử nghiệm để gây quỹ cho dân số già ở các cộng đồng nông thôn biệt lập.

“Nếu chiến lược của họ hiệu quả và mở rộng sang các làng khác, chúng tôi ước tính rằng khu vực nông thôn Nhật Bản có thể huy động được khoảng nửa tỷ USD, đồng thời thử nghiệm một làn sóng công nghệ xã hội mới có sức hấp dẫn toàn cầu,” Yuri Group cho biết trong báo cáo của mình.

Vào tháng 4, Hội đồng Chiến lược Dân số – một tổ chức tư nhân – đã báo cáo rằng 40% trong số 1.729 đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất do tỷ lệ sinh giảm. Chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida coi Web3 là yếu tố quan trọng để đạt được “Xã hội 5.0” – kế hoạch nhằm tạo ra một xã hội bền vững và tiên tiến hơn bằng cách tích hợp các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và dữ liệu lớn.

Dự án Neo-Yamakoshi Village đã được Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tài trợ 10 triệu yên (khoảng 62.500 USD) để thử nghiệm và triển khai các công cụ Web3.Tuy nhiên, dự án đã gặp phải một số trở ngại, như việc giải thích công nghệ và lợi ích của nó cho người lớn tuổi. Theo Yuri Group, người quản lý dự án cho biết họ gặp khó khăn trong việc trình bày quy trình bỏ phiếu của tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) và tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp.

Ngoài ra, những “cư dân kỹ thuật số” nước ngoài cũng gặp phải rào cản ngôn ngữ.

Suy giảm thị trường NFT toàn cầu

Theo dữ liệu của CryptoSlam, khối lượng bán NFT toàn cầu đang trên đà kết thúc quý 2 năm 2024 với mức giảm 45%, trong khi tháng 6 dự kiến ​​sẽ trở thành tháng hoạt động kém nhất kể từ tháng 10 năm 2023.

Vốn hóa thị trường NFT, chủ yếu bị chi phối bởi collectibles(phẩm sưu tầm kỹ thuật số,) và avatars(hình đại diện kỹ thuật số), đã giảm 31,5% trong ba tháng tính đến ngày 26 tháng 6, theo dữ liệu từ NFTGo.

Mặc dù hoạt động giao dịch NFT toàn cầu giảm mạnh trong những tháng gần đây, Yuri Group cho biết vẫn có tiềm năng cho cả NFT thực tế và NFT sưu tầm ở Nhật Bản.

“Đây là Nhật Bản, quê hương của anime và manga, một quốc gia có văn hóa sưu tầm đồ vật hữu hình rất phát triển, điều này phù hợp với việc áp dụng NFT”, Will Fee, nhà nghiên cứu tại Yuri Group, cho biết.

“Những ‘cư dân kỹ thuật số’ trong metaverse Yamakoshi cũng có xu hướng sử dụng avatar anime hoặc hoạt hình, cho thấy các ứng dụng vui nhộn hơn của công nghệ này cũng có chỗ đứng bên cạnh những trường hợp sử dụng có tác động xã hội của nó”, ông nói thêm.

Đọc thêm các tin tức mới nhất về Blockchain tại : phocapblockchain.net
Ethereum Dencun: Tìm Hiểu Về Protro-Danksharding Và Các Giải Pháp Mở Rộng Layer 2Ethereum, mạng lưới blockchain lớn thứ hai thế giới, từ lâu đã phải đối mặt với bài toán nan giải về khả năng mở rộng. Sự tăng trưởng người dùng chóng mặt và việc triển khai các ứng dụng DeFi, NFT đã khiến mạng lưới quá tải, dẫn đến phí giao dịch tăng cao và tốc độ xử lý chậm. Bản nâng cấp Dencun ra đời với mục tiêu giải quyết những thách thức này, mở ra kỷ nguyên mới cho Ethereum với khả năng mở rộng Layer 2 vượt trội. Từ tầm nhìn của Vitalik Buterin đến thách thức về khả năng mở rộng Ý tưởng về Ethereum được thai nghén bởi Vitalik Buterin vào cuối năm 2013, với mong muốn tạo ra một blockchain vượt xa hệ thống thanh toán thông thường. Ethereum đã trở thành nền tảng cho sự bùng nổ của các ứng dụng đột phá như hợp đồng thông minh, NFT và DeFi. Tuy nhiên, sự tăng trưởng người dùng nhanh chóng đã khiến mạng lưới quá tải, phí gas tăng vọt. Vào tháng 1/2021, việc gửi một token ERC-20 có thể tiêu tốn hơn 60 USD, giao dịch Uniswap đơn giản dao động từ 60 đến 100 USD, và tương tác hợp đồng thông minh phức tạp có thể lên tới 100-200 USD. Đồ thị từ YCharts biểu diễn chi phí Gas trên Ethereum trong vài năm trở lại đây Giải pháp Layer 2: Nỗ lực giảm tải cho mạng lưới chính Để giải quyết vấn đề phí gas, các nhà phát triển Ethereum đã liên tục tìm kiếm giải pháp, trong đó có Layer 2 (L2). L2 hoạt động như một lớp thứ hai được xây dựng trên Ethereum, cho phép xử lý giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) hoặc tổng hợp giao dịch trước khi xác nhận trên mạng lưới chính (mainnet). Tuy nhiên, L2 cũng tồn tại một số hạn chế như: gia tăng độ phức tạp cho người dùng khi phải tìm hiểu về các chuỗi và công nghệ khác nhau, rủi ro tập trung hóa nếu số lượng trình xác thực hạn chế, và phí chuyển dữ liệu về mạng lưới chính vẫn còn cao. Dencun: Bước tiến mới cho khả năng mở rộng Ethereum Bản nâng cấp Dencun, bao gồm Shanghai (tháng 4/2023) và Cancun-Deneb, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình phát triển của Ethereum. Shanghai tập trung vào việc tối ưu hóa Ethereum Virtual Machine (EVM) và giới thiệu các cải tiến về giao thức. Cancun-Deneb (Dencun) nâng cấp lớp thực thi (Cancun) và lớp đồng thuận (Deneb) của mạng lưới, nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng mạnh mẽ hơn cho DApp và hợp đồng thông minh, từ đó nâng cao khả năng mở rộng và bảo mật. Lộ trình nâng cấp phiên bản Dencun của Ethereum: Lộ trình nâng cấp phiên bản Dencun của Ethereum Proto-danksharding: Chìa khóa cho khả năng mở rộng Layer-2 Một trong những điểm nổi bật của Dencun là EIP-4844, giới thiệu danksharding và proto-danksharding. Danksharding đề xuất cách tiếp cận mới để mở rộng Ethereum bằng cách chia blockchain thành các đơn vị nhỏ hơn gọi là “blob”. Các blob này hoạt động như các thùng chứa dữ liệu giao dịch và hợp đồng thông minh. Bằng cách xử lý song song các blob này, mạng lưới có thể xử lý khối lượng giao dịch lớn hơn đáng kể, cải thiện khả năng mở rộng và thông lượng tổng thể. Các blob, viết tắt của “binary large objects“, là tập hợp dữ liệu ở dạng nhị phân, không nhất thiết phải tuân theo một cấu trúc tệp tin cụ thể. Trong mạng lưới Ethereum, các blob hoạt động như những phân đoạn độc lập, góp phần tăng cường năng lực xử lý chung của toàn mạng lưới. Proto-danksharding, được triển khai thông qua EIP-4844, xây dựng dựa trên danksharding bằng cách giới thiệu thêm không gian lưu trữ trong mạng lưới Ethereum. Dung lượng lưu trữ tăng lên này cho phép xử lý hiệu quả hơn các tập dữ liệu lớn hơn, tăng cường hơn nữa khả năng mở rộng. Proto-danksharding cải thiện khả năng mở rộng Layer-2 như thế nào? Cấu trủa của Blob như bộ nhớ bổ sung trong mạng lưới, cung cấp giải pháp thay thế tiết kiệm chi phí hơn so với dữ liệu cuộc gọi (call data) truyền thống. Không giống như dữ liệu cuộc gọi, vốn lưu trữ thông tin vĩnh viễn trên mạng chính, blob có thể lưu trữ tạm thời các khối dữ liệu lớn cùng với các giao dịch thông thường. Dữ liệu này sẽ không thể truy cập sau một khoảng thời gian nhất định (thường là ba tuần). Blob có thể chứa một lượng lớn dữ liệu, bao gồm chi tiết giao dịch, mã hợp đồng thông minh và siêu dữ liệu liên quan. Điều này cho phép xử lý hiệu quả khối lượng dữ liệu đáng kể trong mỗi blob. Bằng cách cho phép các giải pháp L2 lưu trữ dữ liệu trong blob thay vì dữ liệu cuộc gọi đắt đỏ, EIP-4844 mở đường cho các giao dịch nhanh hơn và giảm đáng kể phí. Vitalik Buterin ước tính chi phí sẽ giảm tới 60 lần, với 125 kilobyte dữ liệu cuộc gọi có giá khoảng 0,06 ETH (khoảng 3,34 USD cho một blob có kích thước tương tự). Nền tảng theo dõi dữ liệu Dune Analytics đã tiết lộ rằng phí giao dịch trung bình trên L2 cũng đã giảm mạnh. Lợi ích của Dencun: Giảm phí, tăng tốc độ, tối ưu trải nghiệm Việc giới thiệu proto-danksharding mang đến khả năng giảm chi phí đáng kể cho các giải pháp Layer-2. Các blob đóng vai trò như bộ chứa lưu trữ tạm thời, giảm chi phí xử lý và cuối cùng dẫn đến phí giao dịch thấp hơn cho người dùng Ethereum. Với Dencun, người dùng Ethereum có thể mong đợi: Giao dịch nhanh hơn: Xử lý giao dịch được tối ưu hóa, mang lại tốc độ xử lý nhanh chóng. Phí giao dịch thấp hơn: Proto-danksharding giúp giảm chi phí lưu trữ dữ liệu, từ đó giảm phí giao dịch. Mạng lưới ổn định và bảo mật hơn: Nâng cấp bảo mật và ổn định mạng lưới, đảm bảo nền tảng mạnh mẽ cho các tương tác. Tương lai của Ethereum sau Dencun Dencun được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn cho Ethereum. Nó không chỉ giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao dịch trên mạng lưới chính và giảm phí gas mà còn giảm phí giao dịch trên các giải pháp Layer-2. Điều này có thể khuyến khích người dùng ở lại trong hệ sinh thái Ethereum, giảm sức hấp dẫn của việc di chuyển sang các blockchain khác. Dencun có thể sẽ ngăn chặn làn sóng di cư của người dùng từ Ethereum sang các blockchain khác. Nó có thể thúc đẩy sự phát triển của DeFi, NFT, GameFi, SocialFi và các ứng dụng metaverse được xây dựng trên Ethereum. Ngoài ra, mạng lưới sẽ giảm bớt rào cản gia nhập đối với người dùng mới. Những yếu tố này có thể dẫn đến việc áp dụng rộng rãi hơn và đưa Ethereum đến gần hơn với dòng tài chính chính thống. Kết luận Bản nâng cấp Dencun đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Ethereum. Bằng cách giải quyết bài toán nan giải về khả năng mở rộng, Ethereum đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành nền tảng blockchain hàng đầu thế giới, sẵn sàng cho sự bùng nổ ứng dụng và người dùng trong tương lai.

Ethereum Dencun: Tìm Hiểu Về Protro-Danksharding Và Các Giải Pháp Mở Rộng Layer 2

Ethereum, mạng lưới blockchain lớn thứ hai thế giới, từ lâu đã phải đối mặt với bài toán nan giải về khả năng mở rộng. Sự tăng trưởng người dùng chóng mặt và việc triển khai các ứng dụng DeFi, NFT đã khiến mạng lưới quá tải, dẫn đến phí giao dịch tăng cao và tốc độ xử lý chậm. Bản nâng cấp Dencun ra đời với mục tiêu giải quyết những thách thức này, mở ra kỷ nguyên mới cho Ethereum với khả năng mở rộng Layer 2 vượt trội.

Từ tầm nhìn của Vitalik Buterin đến thách thức về khả năng mở rộng

Ý tưởng về Ethereum được thai nghén bởi Vitalik Buterin vào cuối năm 2013, với mong muốn tạo ra một blockchain vượt xa hệ thống thanh toán thông thường. Ethereum đã trở thành nền tảng cho sự bùng nổ của các ứng dụng đột phá như hợp đồng thông minh, NFT và DeFi.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng người dùng nhanh chóng đã khiến mạng lưới quá tải, phí gas tăng vọt. Vào tháng 1/2021, việc gửi một token ERC-20 có thể tiêu tốn hơn 60 USD, giao dịch Uniswap đơn giản dao động từ 60 đến 100 USD, và tương tác hợp đồng thông minh phức tạp có thể lên tới 100-200 USD.

Đồ thị từ YCharts biểu diễn chi phí Gas trên Ethereum trong vài năm trở lại đây Giải pháp Layer 2: Nỗ lực giảm tải cho mạng lưới chính

Để giải quyết vấn đề phí gas, các nhà phát triển Ethereum đã liên tục tìm kiếm giải pháp, trong đó có Layer 2 (L2). L2 hoạt động như một lớp thứ hai được xây dựng trên Ethereum, cho phép xử lý giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) hoặc tổng hợp giao dịch trước khi xác nhận trên mạng lưới chính (mainnet).

Tuy nhiên, L2 cũng tồn tại một số hạn chế như: gia tăng độ phức tạp cho người dùng khi phải tìm hiểu về các chuỗi và công nghệ khác nhau, rủi ro tập trung hóa nếu số lượng trình xác thực hạn chế, và phí chuyển dữ liệu về mạng lưới chính vẫn còn cao.

Dencun: Bước tiến mới cho khả năng mở rộng Ethereum

Bản nâng cấp Dencun, bao gồm Shanghai (tháng 4/2023) và Cancun-Deneb, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình phát triển của Ethereum.

Shanghai tập trung vào việc tối ưu hóa Ethereum Virtual Machine (EVM) và giới thiệu các cải tiến về giao thức.

Cancun-Deneb (Dencun) nâng cấp lớp thực thi (Cancun) và lớp đồng thuận (Deneb) của mạng lưới, nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng mạnh mẽ hơn cho DApp và hợp đồng thông minh, từ đó nâng cao khả năng mở rộng và bảo mật.

Lộ trình nâng cấp phiên bản Dencun của Ethereum:

Lộ trình nâng cấp phiên bản Dencun của Ethereum Proto-danksharding: Chìa khóa cho khả năng mở rộng Layer-2

Một trong những điểm nổi bật của Dencun là EIP-4844, giới thiệu danksharding và proto-danksharding.

Danksharding đề xuất cách tiếp cận mới để mở rộng Ethereum bằng cách chia blockchain thành các đơn vị nhỏ hơn gọi là “blob”. Các blob này hoạt động như các thùng chứa dữ liệu giao dịch và hợp đồng thông minh. Bằng cách xử lý song song các blob này, mạng lưới có thể xử lý khối lượng giao dịch lớn hơn đáng kể, cải thiện khả năng mở rộng và thông lượng tổng thể.

Các blob, viết tắt của “binary large objects“, là tập hợp dữ liệu ở dạng nhị phân, không nhất thiết phải tuân theo một cấu trúc tệp tin cụ thể. Trong mạng lưới Ethereum, các blob hoạt động như những phân đoạn độc lập, góp phần tăng cường năng lực xử lý chung của toàn mạng lưới.

Proto-danksharding, được triển khai thông qua EIP-4844, xây dựng dựa trên danksharding bằng cách giới thiệu thêm không gian lưu trữ trong mạng lưới Ethereum. Dung lượng lưu trữ tăng lên này cho phép xử lý hiệu quả hơn các tập dữ liệu lớn hơn, tăng cường hơn nữa khả năng mở rộng.

Proto-danksharding cải thiện khả năng mở rộng Layer-2 như thế nào?

Cấu trủa của Blob như bộ nhớ bổ sung trong mạng lưới, cung cấp giải pháp thay thế tiết kiệm chi phí hơn so với dữ liệu cuộc gọi (call data) truyền thống. Không giống như dữ liệu cuộc gọi, vốn lưu trữ thông tin vĩnh viễn trên mạng chính, blob có thể lưu trữ tạm thời các khối dữ liệu lớn cùng với các giao dịch thông thường. Dữ liệu này sẽ không thể truy cập sau một khoảng thời gian nhất định (thường là ba tuần).

Blob có thể chứa một lượng lớn dữ liệu, bao gồm chi tiết giao dịch, mã hợp đồng thông minh và siêu dữ liệu liên quan. Điều này cho phép xử lý hiệu quả khối lượng dữ liệu đáng kể trong mỗi blob. Bằng cách cho phép các giải pháp L2 lưu trữ dữ liệu trong blob thay vì dữ liệu cuộc gọi đắt đỏ, EIP-4844 mở đường cho các giao dịch nhanh hơn và giảm đáng kể phí.

Vitalik Buterin ước tính chi phí sẽ giảm tới 60 lần, với 125 kilobyte dữ liệu cuộc gọi có giá khoảng 0,06 ETH (khoảng 3,34 USD cho một blob có kích thước tương tự).

Nền tảng theo dõi dữ liệu Dune Analytics đã tiết lộ rằng phí giao dịch trung bình trên L2 cũng đã giảm mạnh.

Lợi ích của Dencun: Giảm phí, tăng tốc độ, tối ưu trải nghiệm

Việc giới thiệu proto-danksharding mang đến khả năng giảm chi phí đáng kể cho các giải pháp Layer-2. Các blob đóng vai trò như bộ chứa lưu trữ tạm thời, giảm chi phí xử lý và cuối cùng dẫn đến phí giao dịch thấp hơn cho người dùng Ethereum.

Với Dencun, người dùng Ethereum có thể mong đợi:

Giao dịch nhanh hơn: Xử lý giao dịch được tối ưu hóa, mang lại tốc độ xử lý nhanh chóng.

Phí giao dịch thấp hơn: Proto-danksharding giúp giảm chi phí lưu trữ dữ liệu, từ đó giảm phí giao dịch.

Mạng lưới ổn định và bảo mật hơn: Nâng cấp bảo mật và ổn định mạng lưới, đảm bảo nền tảng mạnh mẽ cho các tương tác.

Tương lai của Ethereum sau Dencun

Dencun được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn cho Ethereum. Nó không chỉ giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao dịch trên mạng lưới chính và giảm phí gas mà còn giảm phí giao dịch trên các giải pháp Layer-2. Điều này có thể khuyến khích người dùng ở lại trong hệ sinh thái Ethereum, giảm sức hấp dẫn của việc di chuyển sang các blockchain khác.

Dencun có thể sẽ ngăn chặn làn sóng di cư của người dùng từ Ethereum sang các blockchain khác. Nó có thể thúc đẩy sự phát triển của DeFi, NFT, GameFi, SocialFi và các ứng dụng metaverse được xây dựng trên Ethereum. Ngoài ra, mạng lưới sẽ giảm bớt rào cản gia nhập đối với người dùng mới. Những yếu tố này có thể dẫn đến việc áp dụng rộng rãi hơn và đưa Ethereum đến gần hơn với dòng tài chính chính thống.

Kết luận

Bản nâng cấp Dencun đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Ethereum. Bằng cách giải quyết bài toán nan giải về khả năng mở rộng, Ethereum đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành nền tảng blockchain hàng đầu thế giới, sẵn sàng cho sự bùng nổ ứng dụng và người dùng trong tương lai.
Apple Muốn Tích Hợp AI Của MetaApple được cho là đang đàm phán với Meta để tích hợp mô hình AI của hãng này vào hệ thống Apple Intelligence, theo Wall Street Journal. Thương vụ tiềm năng này ngay lập tức gây tranh cãi giới công nghệ, bởi lẽ, Apple và Meta vốn được biết đến là hai đối thủ trong nhiều năm qua. Cuộc đua AI nóng lên: Apple tìm kiếm đồng minh? Thông tin về sự hợp tác này xuất hiện trong bối cảnh cuộc đua phát triển AI đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Là một trong những “ông lớn” công nghệ, nhưng Apple được đánh giá là chậm chân hơn so với các đối thủ như Microsoft hay Google trong lĩnh vực này. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác mạnh như Meta được xem là bước đi chiến lược, giúp Apple nhanh chóng bắt kịp cuộc chơi. Trước đó, tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) diễn ra vào đầu tháng 6, Apple đã công bố ChatGPT của OpenAI là đối tác đầu tiên cho hệ thống Apple Intelligence. Tuy nhiên nếu hợp tác thành công với nhiều đối tác, sẽ giúp hãng đa dạng hóa hệ sinh thái AI và mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ông Craig Federighi, Phó chủ tịch cấp cao về kỹ thuật phần mềm của Apple, cho biết ChatGPT hiện là lựa chọn tốt nhất cho người dùng Apple. Tuy nhiên, hãng cũng có kế hoạch tích hợp Gemini của Google và đang trong quá trình thảo luận với các công ty khởi nghiệp AI như Anthropic và Perplexity để đưa AI tạo sinh của họ vào Apple Intelligence. Việc hợp tác với Apple sẽ là chiến thắng lớn của Meta Đối với Meta, thương vụ hợp tác nếu thành công sẽ là chiến thắng lớn. Việc đưa mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) Llama – con át chủ bài của hãng tiếp cận hàng tỷ người dùng iPhone, đồng nghĩa với việc mở ra thị trường khổng lồ cho Meta. Mặc dù Llama 2 và Llama 3 đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghệ, nhưng lên kệ hệ sinh thái Apple sẽ là bước tiến chiến lược, giúp Meta khẳng định vị thế trên bản đồ AI toàn cầu. Về phía Apple, việc hợp tác với Meta và nhiều đối tác khác cho thấy chiến lược khôn ngoan của hãng trong việc cung cấp đa dạng lựa chọn AI cho người dùng. Như ông Craig Federighi, Phó chủ tịch cấp cao về kỹ thuật phần mềm của Apple, đã chia sẻ, “người dùng sẽ muốn khai thác những loại chuyên môn khác nhau vượt ra khỏi chuyên môn “lõi” của Apple, việc cho phép lựa chọn mô hình AI phù hợp với từng tác vụ cụ thể (viết sáng tạo, nghiên cứu thông tin y tế,…) không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn giúp Apple tránh phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác.” Từ đối đầu đến hợp tác: Khi lợi ích chung lên tiếng Sự xuất hiện của Meta trong danh sách đối tác tiềm năng của Apple là một bất ngờ, đặc biệt là khi xét đến lịch sử đối đầu giữa hai gã khổng lồ công nghệ. Mâu thuẫn về quyền riêng tư trên thiết bị di động vào năm 2021 khiến Meta mất 10 tỷ USD doanh thu, tiếp đến là cuộc tranh cãi về phí dịch vụ quảng cáo tăng cường, cho thấy mối quan hệ cơm chẳng lành canh chẳng ngọt giữa hai bên. Tuy nhiên, tiềm năng khổng lồ mà thị trường AI mang lại có thể là chất xúc tác khiến hai ông lớn xích lại gần nhau, dù những lợi ích tài chính mà thỏa thuận này mang lại vẫn chưa thực sự rõ ràng, bất chấp việc hợp tác với Apple sẽ giúp các công ty AI tiếp cận hàng tỷ người dùng. Hiện Apple cho biết họ không yêu cầu chia sẻ doanh thu hay trả phí dịch vụ cho các công ty AI trong quá trình đàm phán. Thay vào đó, các công ty AI có thể bán gói đăng ký dịch vụ cao cấp thông qua Apple Intelligence. Tương tự như App Store, Apple sẽ hưởng phần trăm doanh thu từ các gói đăng ký này. Theo Gene Munster, chuyên gia phân tích kỳ cựu của Apple và là CEO của Deepwater Asset Management, OpenAI sẽ cung cấp phiên bản ChatGPT miễn phí thông qua Apple Intelligence, nhưng người dùng cũng có thể liên kết tài khoản ChatGPT trả phí với thiết bị Apple của họ. Dự kiến, ​​lượng người dùng ChatGPT sẽ tăng gấp đôi nhờ sự hợp tác với Apple, nhưng chi phí cơ sở hạ tầng của OpenAI cũng sẽ tăng từ 30% đến 40%. Munster cũng dự đoán 10% đến 20% người dùng Apple sẽ lựa chọn trả phí cho gói AI cao cấp, có thể mang lại hàng tỷ USD cho các công ty AI tích hợp thành công với nền tảng mới của Apple.

Apple Muốn Tích Hợp AI Của Meta

Apple được cho là đang đàm phán với Meta để tích hợp mô hình AI của hãng này vào hệ thống Apple Intelligence, theo Wall Street Journal. Thương vụ tiềm năng này ngay lập tức gây tranh cãi giới công nghệ, bởi lẽ, Apple và Meta vốn được biết đến là hai đối thủ trong nhiều năm qua.

Cuộc đua AI nóng lên: Apple tìm kiếm đồng minh?

Thông tin về sự hợp tác này xuất hiện trong bối cảnh cuộc đua phát triển AI đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Là một trong những “ông lớn” công nghệ, nhưng Apple được đánh giá là chậm chân hơn so với các đối thủ như Microsoft hay Google trong lĩnh vực này. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác mạnh như Meta được xem là bước đi chiến lược, giúp Apple nhanh chóng bắt kịp cuộc chơi.

Trước đó, tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) diễn ra vào đầu tháng 6, Apple đã công bố ChatGPT của OpenAI là đối tác đầu tiên cho hệ thống Apple Intelligence. Tuy nhiên nếu hợp tác thành công với nhiều đối tác, sẽ giúp hãng đa dạng hóa hệ sinh thái AI và mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Ông Craig Federighi, Phó chủ tịch cấp cao về kỹ thuật phần mềm của Apple, cho biết ChatGPT hiện là lựa chọn tốt nhất cho người dùng Apple. Tuy nhiên, hãng cũng có kế hoạch tích hợp Gemini của Google và đang trong quá trình thảo luận với các công ty khởi nghiệp AI như Anthropic và Perplexity để đưa AI tạo sinh của họ vào Apple Intelligence.

Việc hợp tác với Apple sẽ là chiến thắng lớn của Meta

Đối với Meta, thương vụ hợp tác nếu thành công sẽ là chiến thắng lớn. Việc đưa mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) Llama – con át chủ bài của hãng tiếp cận hàng tỷ người dùng iPhone, đồng nghĩa với việc mở ra thị trường khổng lồ cho Meta. Mặc dù Llama 2 và Llama 3 đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghệ, nhưng lên kệ hệ sinh thái Apple sẽ là bước tiến chiến lược, giúp Meta khẳng định vị thế trên bản đồ AI toàn cầu.

Về phía Apple, việc hợp tác với Meta và nhiều đối tác khác cho thấy chiến lược khôn ngoan của hãng trong việc cung cấp đa dạng lựa chọn AI cho người dùng. Như ông Craig Federighi, Phó chủ tịch cấp cao về kỹ thuật phần mềm của Apple, đã chia sẻ, “người dùng sẽ muốn khai thác những loại chuyên môn khác nhau vượt ra khỏi chuyên môn “lõi” của Apple, việc cho phép lựa chọn mô hình AI phù hợp với từng tác vụ cụ thể (viết sáng tạo, nghiên cứu thông tin y tế,…) không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn giúp Apple tránh phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác.”

Từ đối đầu đến hợp tác: Khi lợi ích chung lên tiếng

Sự xuất hiện của Meta trong danh sách đối tác tiềm năng của Apple là một bất ngờ, đặc biệt là khi xét đến lịch sử đối đầu giữa hai gã khổng lồ công nghệ. Mâu thuẫn về quyền riêng tư trên thiết bị di động vào năm 2021 khiến Meta mất 10 tỷ USD doanh thu, tiếp đến là cuộc tranh cãi về phí dịch vụ quảng cáo tăng cường, cho thấy mối quan hệ cơm chẳng lành canh chẳng ngọt giữa hai bên.

Tuy nhiên, tiềm năng khổng lồ mà thị trường AI mang lại có thể là chất xúc tác khiến hai ông lớn xích lại gần nhau, dù những lợi ích tài chính mà thỏa thuận này mang lại vẫn chưa thực sự rõ ràng, bất chấp việc hợp tác với Apple sẽ giúp các công ty AI tiếp cận hàng tỷ người dùng.

Hiện Apple cho biết họ không yêu cầu chia sẻ doanh thu hay trả phí dịch vụ cho các công ty AI trong quá trình đàm phán. Thay vào đó, các công ty AI có thể bán gói đăng ký dịch vụ cao cấp thông qua Apple Intelligence. Tương tự như App Store, Apple sẽ hưởng phần trăm doanh thu từ các gói đăng ký này.

Theo Gene Munster, chuyên gia phân tích kỳ cựu của Apple và là CEO của Deepwater Asset Management, OpenAI sẽ cung cấp phiên bản ChatGPT miễn phí thông qua Apple Intelligence, nhưng người dùng cũng có thể liên kết tài khoản ChatGPT trả phí với thiết bị Apple của họ.

Dự kiến, ​​lượng người dùng ChatGPT sẽ tăng gấp đôi nhờ sự hợp tác với Apple, nhưng chi phí cơ sở hạ tầng của OpenAI cũng sẽ tăng từ 30% đến 40%. Munster cũng dự đoán 10% đến 20% người dùng Apple sẽ lựa chọn trả phí cho gói AI cao cấp, có thể mang lại hàng tỷ USD cho các công ty AI tích hợp thành công với nền tảng mới của Apple.
Hacker tấn Công hãng Tin 7News, Giả Mạo Elon Musk Quảng Cáo Tiền Mã HoáKênh YouTube của hãng tin Úc, 7News đã bị hacker tấn công và phát trực tiếp hình ảnh deepfake Elon Musk kêu gọi đầu tư tiền mã hoá, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Kênh YouTube của 7News đã bị hacker tấn công và phát tán trò lừa đảo tiền mã hoá bằng cách sử dụng hình ảnh deepfake của Elon Musk. Chúng thay đổi giao diện kênh 7News giống như kênh của Tesla, với hình ảnh Elon Musk giả mạo được tạo bằng AI. “Elon Musk” giả mạo này hứa hẹn sẽ gửi lại gấp đôi số tiền mã hoá mà người xem gửi đến một địa chỉ ví cụ thể. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, có khoảng 150.000 người đang xem ba video trực tiếp chiếu hình ảnh Elon Musk giả mạo xuất hiện trên kênh 7News. Tuy nhiên, hiện chưa rõ có bao nhiêu lượt xem trong số đó là thật, bởi các hacker có thể đã sử dụng tài khoản bot để tăng lượng người xem ảo. Hình ảnh deepfake của Elon Muskc trên kênh YouTube 7News bị tấn công. Nguồn: YouTube Mặc dù các liên kết đến kênh YouTube của 7News đã bị vô hiệu hóa, nhưng kênh bị tấn công vẫn hiển thị dấu tích xác minh của hãng tin này. Người phát ngôn của Seven West Media, công ty mẹ của 7News cho biết họ đã nắm được việc một số kênh YouTube của công ty bị hacker tấn công và đang phát tán nội dung lừa đảo. Hiện Seven đang tiến hành điều tra, phối hợp với YouTube để khắc phục sự cố và gỡ bỏ những nội dung độc hại càng sớm càng tốt. Phía YouTube hiện chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc. Elon Musk là một nhân vật nổi tiếng và hình ảnh của ông thường xuyên bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các vụ lừa đảo tiền mã hoá. Đầu tháng này, đã có hơn 35 video trực tiếp trên YouTube giả mạo Elon Musk với mục đích lừa đảo người xem tham gia vào các chương trình đầu tư “siêu lợi nhuận”. Vụ tấn công vào kênh YouTube của 7News diễn ra cùng tuần mà tờ Sydney Morning Herald và The Australian đưa tin về việc Seven West Media sẽ cắt giảm 150 việc làm, ảnh hưởng đến một số vị trí trong bộ phận tiếp thị. Sự trùng hợp về thời điểm này làm dấy lên nghi ngờ về việc hacker có thể đã lợi dụng tình hình biến động nhân sự tại Seven West Media để tấn công hệ thống của 7News.

Hacker tấn Công hãng Tin 7News, Giả Mạo Elon Musk Quảng Cáo Tiền Mã Hoá

Kênh YouTube của hãng tin Úc, 7News đã bị hacker tấn công và phát trực tiếp hình ảnh deepfake Elon Musk kêu gọi đầu tư tiền mã hoá, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.

Kênh YouTube của 7News đã bị hacker tấn công và phát tán trò lừa đảo tiền mã hoá bằng cách sử dụng hình ảnh deepfake của Elon Musk. Chúng thay đổi giao diện kênh 7News giống như kênh của Tesla, với hình ảnh Elon Musk giả mạo được tạo bằng AI. “Elon Musk” giả mạo này hứa hẹn sẽ gửi lại gấp đôi số tiền mã hoá mà người xem gửi đến một địa chỉ ví cụ thể.

Vào thời điểm xảy ra vụ việc, có khoảng 150.000 người đang xem ba video trực tiếp chiếu hình ảnh Elon Musk giả mạo xuất hiện trên kênh 7News. Tuy nhiên, hiện chưa rõ có bao nhiêu lượt xem trong số đó là thật, bởi các hacker có thể đã sử dụng tài khoản bot để tăng lượng người xem ảo.

Hình ảnh deepfake của Elon Muskc trên kênh YouTube 7News bị tấn công. Nguồn: YouTube

Mặc dù các liên kết đến kênh YouTube của 7News đã bị vô hiệu hóa, nhưng kênh bị tấn công vẫn hiển thị dấu tích xác minh của hãng tin này.

Người phát ngôn của Seven West Media, công ty mẹ của 7News cho biết họ đã nắm được việc một số kênh YouTube của công ty bị hacker tấn công và đang phát tán nội dung lừa đảo. Hiện Seven đang tiến hành điều tra, phối hợp với YouTube để khắc phục sự cố và gỡ bỏ những nội dung độc hại càng sớm càng tốt. Phía YouTube hiện chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc.

Elon Musk là một nhân vật nổi tiếng và hình ảnh của ông thường xuyên bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các vụ lừa đảo tiền mã hoá. Đầu tháng này, đã có hơn 35 video trực tiếp trên YouTube giả mạo Elon Musk với mục đích lừa đảo người xem tham gia vào các chương trình đầu tư “siêu lợi nhuận”.

Vụ tấn công vào kênh YouTube của 7News diễn ra cùng tuần mà tờ Sydney Morning Herald và The Australian đưa tin về việc Seven West Media sẽ cắt giảm 150 việc làm, ảnh hưởng đến một số vị trí trong bộ phận tiếp thị. Sự trùng hợp về thời điểm này làm dấy lên nghi ngờ về việc hacker có thể đã lợi dụng tình hình biến động nhân sự tại Seven West Media để tấn công hệ thống của 7News.
Các Sàn Giao Dịch Huỷ Niêm Yết Stablecoin Tại Châu Âu Để Tuân Thủ MiCANhiều sàn giao dịch tiền mã hoá như Uphold, Binance và OKX đã có động thái thay đổi chính sách đối với stablecoin tại Châu Âu, nhằm đáp ứng yêu cầu tuân thủ khung quy định về thị trường tiền mã hoá (MiCA). Uphold là một trong những sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu tại Châu Âu có động thái quyết liệt nhất.  Họ thông báo sẽ ngừng hỗ trợ sáu loại stablecoin phổ biến gồm USDT, TUSD, DAI, FRAX, GUSD và USDP từ ngày 1/7, để tuân thủ các yêu cầu của MiCA.  Trong khi đó, Binance áp dụng một cách tiếp cận khác nhằm tuân thủ quy định mới khi chia stablecoin thành hai danh mục gồm “stablecoin được quản lý” và “stablecoin trái phép.” Stablecoin thuộc danh mục thứ hai sẽ chỉ có sẵn cho người dùng ở Châu Âu ở chế độ “chỉ bán.”  Đáng chú ý, OKX đã chính thức ngừng hỗ trợ các cặp giao dịch USDT ở Châu Âu, và Kraken đang xem xét lại khả năng hỗ trợ stablecoin của Tether trong khu vực. Đặc biệt, việc cấm hoàn toàn sử dụng stablecoin thuật toán ở EU sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các stablecoin như DAI và FRAX, vốn dựa vào thuật toán để duy trì giá trị. Sự thay đổi này đã dấy lên những lo ngại về tác động tiềm ẩn đối với nhà đầu tư, theo thống kê từ CoinGecko, khối lượng giao dịch stablecoin chiếm hơn 60% tổng khối lượng giao dịch trên các sàn mã hóa lớn. Nếu các loại stablecoin phổ biến kể trên bị cấm, có thể khiến nhà đầu tư tại Châu Âu chuyển hướng sang các sàn giao dịch khác hoặc các thị trường tài chính khác, gây ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch và sự tin tưởng vào thị trường tiền mã hóa. Việc quản lý chặt chẽ hơn đối với stablecoin kỳ vọng sẽ giúp tăng cường sự ổn định và minh bạch hơn cho thị trường tiền mã hoá tại EU, tuy nhiên quá trình chuyển đổi và thích nghi với luật mới sẽ là một thách thức đối với các sàn giao dịch, nhà phát hành stablecoin và nhà đầu tư, đồng thời cũng có thể khiến các nhà phát hành stablecoin phải tìm cách di dời hoạt động ra khỏi khu vực. MiCA được thông qua bởi Nghị viện Châu Âu vào tháng 4/2023. Các quy định mới đối với stablecoin sẽ có hiệu lực tại Khu vực Kinh tế Châu Âu vào ngày 30/6. Do đó, các sàn giao dịch tiền mã hoá đang gấp rút đưa nền tảng của họ tuân thủ theo những quy định mới.

Các Sàn Giao Dịch Huỷ Niêm Yết Stablecoin Tại Châu Âu Để Tuân Thủ MiCA

Nhiều sàn giao dịch tiền mã hoá như Uphold, Binance và OKX đã có động thái thay đổi chính sách đối với stablecoin tại Châu Âu, nhằm đáp ứng yêu cầu tuân thủ khung quy định về thị trường tiền mã hoá (MiCA).

Uphold là một trong những sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu tại Châu Âu có động thái quyết liệt nhất.  Họ thông báo sẽ ngừng hỗ trợ sáu loại stablecoin phổ biến gồm USDT, TUSD, DAI, FRAX, GUSD và USDP từ ngày 1/7, để tuân thủ các yêu cầu của MiCA. 

Trong khi đó, Binance áp dụng một cách tiếp cận khác nhằm tuân thủ quy định mới khi chia stablecoin thành hai danh mục gồm “stablecoin được quản lý” và “stablecoin trái phép.” Stablecoin thuộc danh mục thứ hai sẽ chỉ có sẵn cho người dùng ở Châu Âu ở chế độ “chỉ bán.” 

Đáng chú ý, OKX đã chính thức ngừng hỗ trợ các cặp giao dịch USDT ở Châu Âu, và Kraken đang xem xét lại khả năng hỗ trợ stablecoin của Tether trong khu vực. Đặc biệt, việc cấm hoàn toàn sử dụng stablecoin thuật toán ở EU sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các stablecoin như DAI và FRAX, vốn dựa vào thuật toán để duy trì giá trị.

Sự thay đổi này đã dấy lên những lo ngại về tác động tiềm ẩn đối với nhà đầu tư, theo thống kê từ CoinGecko, khối lượng giao dịch stablecoin chiếm hơn 60% tổng khối lượng giao dịch trên các sàn mã hóa lớn. Nếu các loại stablecoin phổ biến kể trên bị cấm, có thể khiến nhà đầu tư tại Châu Âu chuyển hướng sang các sàn giao dịch khác hoặc các thị trường tài chính khác, gây ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch và sự tin tưởng vào thị trường tiền mã hóa.

Việc quản lý chặt chẽ hơn đối với stablecoin kỳ vọng sẽ giúp tăng cường sự ổn định và minh bạch hơn cho thị trường tiền mã hoá tại EU, tuy nhiên quá trình chuyển đổi và thích nghi với luật mới sẽ là một thách thức đối với các sàn giao dịch, nhà phát hành stablecoin và nhà đầu tư, đồng thời cũng có thể khiến các nhà phát hành stablecoin phải tìm cách di dời hoạt động ra khỏi khu vực.

MiCA được thông qua bởi Nghị viện Châu Âu vào tháng 4/2023. Các quy định mới đối với stablecoin sẽ có hiệu lực tại Khu vực Kinh tế Châu Âu vào ngày 30/6. Do đó, các sàn giao dịch tiền mã hoá đang gấp rút đưa nền tảng của họ tuân thủ theo những quy định mới.
Solana Mở Rộng Khả Năng Tiếp Cận Tiền Mã Hoá Với “Blinks” Và “Actions”Solana Foundation hợp tác với Dialect ra mắt tính năng mới cho phép người dùng giao dịch tiền mã hóa trực tiếp trên mạng xã hội, nhắm mục tiêu đơn giản hóa trải nghiệm người dùng và thúc đẩy ứng dụng rộng rãi hơn. Mạng lưới blockchain Solana, tâm điểm của cơn sốt “meme coin” gần đây với các dự án như token $MOTHER của rapper Iggy Azalea (vốn hóa 70 triệu USD) và $WIF (vốn hóa hơn 2 tỷ USD), đã giới thiệu bộ tính năng mới mang tên “Actions” và “Blinks”. Được phát triển bởi Solana Foundation với sự hợp tác cùng Dialect, tính năng này cho phép người dùng thực hiện giao dịch blockchain trực tiếp trên các trang web và nền tảng mạng xã hội quen thuộc như X. Theo thông báo của Solana Foundation, “Solana Actions cho phép người dùng thực hiện các giao dịch trên chuỗi trên nhiều nền tảng, bao gồm trang web, mạng xã hội và mã QR vật lý. Actions giúp các nhà phát triển dễ dàng tích hợp mọi thứ bạn có thể làm trong hệ sinh thái Solana ngay vào ứng dụng của họ.” Công nghệ này sẽ được hỗ trợ bởi các ví Solana phổ biến như Phantom và Backpack ngay từ đầu và các nền tảng khác có thể tích hợp nó bằng cách làm theo hướng dẫn triển khai trong tài liệu dành cho nhà phát triển của chuỗi. Tuy nhiên, để blockchain trở nên phổ biến, công nghệ nền tảng cần được nâng cấp. Phần mềm ví phức tạp và các nền tảng giao dịch khó điều hướng khiến việc giao dịch meme coin và tiền mã hóa nói chung trở thành rào cản đối với người mới. Solana Actions Execution and Lifecycle “Actions” và “Blinks” trên Solana cho phép mọi trang web và ứng dụng trên internet trở thành điểm phân phối cho các tương tác trên chuỗi – thúc đẩy mục tiêu áp dụng chính thống”, Jon Wong, giám đốc kỹ thuật hệ sinh thái của Solana Foundation, cho biết. Ví dụ: người dùng có thể nhúng “action” vào bài đăng trên X đề cập đến một meme coin cụ thể. Những người xem bài đăng có thể nhấp vào đó và bắt đầu giao dịch trên Solana, thêm token vào ví blockchain của họ. Người dùng cũng có thể sử dụng “blinks” (ghép từ “blockchain” và “link”) để chia sẻ hành động từ những người dùng khác với những người theo dõi của họ. “Từ nguồn cấp dữ liệu X của bạn, bạn có thể mua NFT, tip cho người sáng tạo, nhận tiền, bỏ phiếu, đặt cược, trao đổi và hơn thế nữa…” theo Chris Osborn, người sáng lập Dialect. “Blinks” và “Actions” có nhiều điểm tương đồng với Farcaster, nền tảng mạng xã hội tương tự X trên blockchain Base của Coinbase. Người dùng Farcaster có thể dễ dàng nhúng các liên kết trực tiếp đến tài sản blockchain trong bài đăng của họ và các ứng dụng khách Farcaster chuyên biệt như Kiosk (một tiện ích sắp ra mắt từ những người tạo ra nền tảng xuất bản Web3 Mirror) biến các lời kêu gọi hành động giống như nhấp nháy thành điểm bán hàng cốt lõi. Farcaster, Kiosk và Solana đều nhận thức rõ rằng mạng xã hội đang đi đầu trong văn hóa tiền mã hóa – nơi người dùng trao đổi meme, tin tức và cơ hội giao dịch. Công nghệ của Solana khác biệt ở chỗ nó tích hợp chức năng blockchain vào các ứng dụng xã hội Web2 hiện có thay vì các ứng dụng Web3 độc lập mới. Osborn hy vọng “Actions” cuối cùng có thể phá vỡ cách thức hoạt động của web ở cấp độ cốt lõi. “Việc cung cấp các hành động này vào các nguồn cấp dữ liệu như X, Reddit, có thể là Discord sớm – những nền tảng khác mà mọi người muốn có trải nghiệm Hành động này – chỉ là bước khởi đầu”, Osborn nói. “Điều tôi thực sự hào hứng là internet ‘Web3’ thực sự không phải là ‘bắt chước’ là gì? Chúng tôi không biết đó là gì, nhưng tôi nghĩ ý tưởng về hành động là cốt lõi.”

Solana Mở Rộng Khả Năng Tiếp Cận Tiền Mã Hoá Với “Blinks” Và “Actions”

Solana Foundation hợp tác với Dialect ra mắt tính năng mới cho phép người dùng giao dịch tiền mã hóa trực tiếp trên mạng xã hội, nhắm mục tiêu đơn giản hóa trải nghiệm người dùng và thúc đẩy ứng dụng rộng rãi hơn.

Mạng lưới blockchain Solana, tâm điểm của cơn sốt “meme coin” gần đây với các dự án như token $MOTHER của rapper Iggy Azalea (vốn hóa 70 triệu USD) và $WIF (vốn hóa hơn 2 tỷ USD), đã giới thiệu bộ tính năng mới mang tên “Actions” và “Blinks”. Được phát triển bởi Solana Foundation với sự hợp tác cùng Dialect, tính năng này cho phép người dùng thực hiện giao dịch blockchain trực tiếp trên các trang web và nền tảng mạng xã hội quen thuộc như X.

Theo thông báo của Solana Foundation, “Solana Actions cho phép người dùng thực hiện các giao dịch trên chuỗi trên nhiều nền tảng, bao gồm trang web, mạng xã hội và mã QR vật lý. Actions giúp các nhà phát triển dễ dàng tích hợp mọi thứ bạn có thể làm trong hệ sinh thái Solana ngay vào ứng dụng của họ.”

Công nghệ này sẽ được hỗ trợ bởi các ví Solana phổ biến như Phantom và Backpack ngay từ đầu và các nền tảng khác có thể tích hợp nó bằng cách làm theo hướng dẫn triển khai trong tài liệu dành cho nhà phát triển của chuỗi.

Tuy nhiên, để blockchain trở nên phổ biến, công nghệ nền tảng cần được nâng cấp. Phần mềm ví phức tạp và các nền tảng giao dịch khó điều hướng khiến việc giao dịch meme coin và tiền mã hóa nói chung trở thành rào cản đối với người mới.

Solana Actions Execution and Lifecycle

“Actions” và “Blinks” trên Solana cho phép mọi trang web và ứng dụng trên internet trở thành điểm phân phối cho các tương tác trên chuỗi – thúc đẩy mục tiêu áp dụng chính thống”, Jon Wong, giám đốc kỹ thuật hệ sinh thái của Solana Foundation, cho biết.

Ví dụ: người dùng có thể nhúng “action” vào bài đăng trên X đề cập đến một meme coin cụ thể. Những người xem bài đăng có thể nhấp vào đó và bắt đầu giao dịch trên Solana, thêm token vào ví blockchain của họ. Người dùng cũng có thể sử dụng “blinks” (ghép từ “blockchain” và “link”) để chia sẻ hành động từ những người dùng khác với những người theo dõi của họ.

“Từ nguồn cấp dữ liệu X của bạn, bạn có thể mua NFT, tip cho người sáng tạo, nhận tiền, bỏ phiếu, đặt cược, trao đổi và hơn thế nữa…” theo Chris Osborn, người sáng lập Dialect.

“Blinks” và “Actions” có nhiều điểm tương đồng với Farcaster, nền tảng mạng xã hội tương tự X trên blockchain Base của Coinbase. Người dùng Farcaster có thể dễ dàng nhúng các liên kết trực tiếp đến tài sản blockchain trong bài đăng của họ và các ứng dụng khách Farcaster chuyên biệt như Kiosk (một tiện ích sắp ra mắt từ những người tạo ra nền tảng xuất bản Web3 Mirror) biến các lời kêu gọi hành động giống như nhấp nháy thành điểm bán hàng cốt lõi.

Farcaster, Kiosk và Solana đều nhận thức rõ rằng mạng xã hội đang đi đầu trong văn hóa tiền mã hóa – nơi người dùng trao đổi meme, tin tức và cơ hội giao dịch. Công nghệ của Solana khác biệt ở chỗ nó tích hợp chức năng blockchain vào các ứng dụng xã hội Web2 hiện có thay vì các ứng dụng Web3 độc lập mới.

Osborn hy vọng “Actions” cuối cùng có thể phá vỡ cách thức hoạt động của web ở cấp độ cốt lõi. “Việc cung cấp các hành động này vào các nguồn cấp dữ liệu như X, Reddit, có thể là Discord sớm – những nền tảng khác mà mọi người muốn có trải nghiệm Hành động này – chỉ là bước khởi đầu”, Osborn nói. “Điều tôi thực sự hào hứng là internet ‘Web3’ thực sự không phải là ‘bắt chước’ là gì? Chúng tôi không biết đó là gì, nhưng tôi nghĩ ý tưởng về hành động là cốt lõi.”
Ethereum Lạm Phát Liên Tục Trong 73 NgàyKể từ giữa tháng 4/2023, nguồn cung Ethereum (ETH) đã tăng dần, đây là chuỗi lạm phát dài nhất kể từ sau The Merge năm 2022. Theo dữ liệu từ ultrasound.money, hơn 112.000 ETH đã được thêm vào tổng nguồn cung kể từ ngày 14/4. Nguyên nhân chính được cho là do bản nâng cấp Dencun triển khai vào ngày 13/3. Bản nâng cấp Dencun giới thiệu chín đề xuất cải tiến Ethereum (EIP), trong đó EIP-4844, mang đến “blobs”, một cơ chế cho phép dữ liệu giao dịch được lưu trữ riêng biệt và tạm thời, góp phần giảm phí gas trên các mạng Layer 2. Nói cách khác, EIP-4844 cho phép người dùng “gửi kèm” một lượng lớn dữ liệu với giao dịch mà không làm tắc nghẽn mạng chính Ethereum. Ngoài ra, Dencun cũng giới thiệu proto-danksharding, một kỹ thuật mới nhằm cải thiện khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu trên blockchain Ethereum. Proto-danksharding là bước đệm cho việc triển khai đầy đủ sharding trên Ethereum, một nâng cấp được thiết kế để tăng đáng kể khả năng mở rộng của blockchain bằng cách chia nó thành các phân đoạn nhỏ hơn gọi là “shard”. Mặc dù những cải tiến này đã giúp giảm đáng kể chi phí thực hiện giao dịch trên các mạng lớp 2 của Ethereum như Arbitrum và Optimism, nhưng tổng lượng ETH bị đốt cháy trên mạng chính đã giảm đáng kể. Trước nâng cấp Dencun, việc cạnh tranh về không gian khối trên mạng chính Ethereum rất cao, dẫn đến phí gas cao. Do đó đã khuyến khích người dùng và nhà phát triển chuyển sang các giải pháp lớp 2. Tuy nhiên, với việc Dencun giảm phí gas trên mạng chính, động lực sử dụng lớp 2 đã giảm xuống, dẫn đến số ETH bị đốt cũng giảm và góp phần khiến ETH bị lạm phát. Nguồn cung của Ethereum tăng mạnh mẽ trở lại từ ngày 14/4. Nguồn: ultrasound.money Dù nguồn cung ETH đã chuyển sang lạm phát trong những tháng gần đây, nhưng tổng nguồn cung ETH vẫn giảm đáng kể kể từ sau The Merge. Hơn 1,5 tỷ ETH đã bị đốt cháy kể từ tháng 9/2022, trong khi 1,36 tỷ ETH đã được tạo ra, dẫn đến tổng nguồn cung giảm 345.000 ETH, tương đương với hơn 1,1 tỷ USD theo giá hiện tại. Việc tăng nguồn cung ETH trong ngắn hạn có thể gây ra áp lực bán đối với đồng tiền điện tử này, một số nhà đầu tư có thể lo ngại về việc lạm phát sẽ làm giảm giá trị của ETH. Tuy nhiên, về lâu dài, nâng cấp Dencun được kỳ vọng sẽ giúp Ethereum trở nên hiệu quả và có khả năng mở rộng hơn, thu hút thêm người dùng và nhà phát triển. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu ETH tăng cao hơn, bù đắp cho bất kỳ áp lực bán nào trong ngắn hạn. Có hơn $1.1 tỉ USD giá trị Ethereum đã được đốt hậu The Merge. Nguồn: ultrasound.money Theo dõi sát sao tác động của Dencun đối với nguồn cung ETH là rất quan trọng vì lạm phát tiếp tục ở mức cao. Vitalik Buterin, nhà sáng lập Ethereum, có thể cần phải thông qua điều chỉnh cơ chế đốt cháy ETH khác để duy trì sự ổn định của mạng lưới.

Ethereum Lạm Phát Liên Tục Trong 73 Ngày

Kể từ giữa tháng 4/2023, nguồn cung Ethereum (ETH) đã tăng dần, đây là chuỗi lạm phát dài nhất kể từ sau The Merge năm 2022.

Theo dữ liệu từ ultrasound.money, hơn 112.000 ETH đã được thêm vào tổng nguồn cung kể từ ngày 14/4. Nguyên nhân chính được cho là do bản nâng cấp Dencun triển khai vào ngày 13/3.

Bản nâng cấp Dencun giới thiệu chín đề xuất cải tiến Ethereum (EIP), trong đó EIP-4844, mang đến “blobs”, một cơ chế cho phép dữ liệu giao dịch được lưu trữ riêng biệt và tạm thời, góp phần giảm phí gas trên các mạng Layer 2. Nói cách khác, EIP-4844 cho phép người dùng “gửi kèm” một lượng lớn dữ liệu với giao dịch mà không làm tắc nghẽn mạng chính Ethereum.

Ngoài ra, Dencun cũng giới thiệu proto-danksharding, một kỹ thuật mới nhằm cải thiện khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu trên blockchain Ethereum. Proto-danksharding là bước đệm cho việc triển khai đầy đủ sharding trên Ethereum, một nâng cấp được thiết kế để tăng đáng kể khả năng mở rộng của blockchain bằng cách chia nó thành các phân đoạn nhỏ hơn gọi là “shard”.

Mặc dù những cải tiến này đã giúp giảm đáng kể chi phí thực hiện giao dịch trên các mạng lớp 2 của Ethereum như Arbitrum và Optimism, nhưng tổng lượng ETH bị đốt cháy trên mạng chính đã giảm đáng kể.

Trước nâng cấp Dencun, việc cạnh tranh về không gian khối trên mạng chính Ethereum rất cao, dẫn đến phí gas cao. Do đó đã khuyến khích người dùng và nhà phát triển chuyển sang các giải pháp lớp 2. Tuy nhiên, với việc Dencun giảm phí gas trên mạng chính, động lực sử dụng lớp 2 đã giảm xuống, dẫn đến số ETH bị đốt cũng giảm và góp phần khiến ETH bị lạm phát.

Nguồn cung của Ethereum tăng mạnh mẽ trở lại từ ngày 14/4. Nguồn: ultrasound.money

Dù nguồn cung ETH đã chuyển sang lạm phát trong những tháng gần đây, nhưng tổng nguồn cung ETH vẫn giảm đáng kể kể từ sau The Merge. Hơn 1,5 tỷ ETH đã bị đốt cháy kể từ tháng 9/2022, trong khi 1,36 tỷ ETH đã được tạo ra, dẫn đến tổng nguồn cung giảm 345.000 ETH, tương đương với hơn 1,1 tỷ USD theo giá hiện tại.

Việc tăng nguồn cung ETH trong ngắn hạn có thể gây ra áp lực bán đối với đồng tiền điện tử này, một số nhà đầu tư có thể lo ngại về việc lạm phát sẽ làm giảm giá trị của ETH. Tuy nhiên, về lâu dài, nâng cấp Dencun được kỳ vọng sẽ giúp Ethereum trở nên hiệu quả và có khả năng mở rộng hơn, thu hút thêm người dùng và nhà phát triển. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu ETH tăng cao hơn, bù đắp cho bất kỳ áp lực bán nào trong ngắn hạn.

Có hơn $1.1 tỉ USD giá trị Ethereum đã được đốt hậu The Merge. Nguồn: ultrasound.money

Theo dõi sát sao tác động của Dencun đối với nguồn cung ETH là rất quan trọng vì lạm phát tiếp tục ở mức cao. Vitalik Buterin, nhà sáng lập Ethereum, có thể cần phải thông qua điều chỉnh cơ chế đốt cháy ETH khác để duy trì sự ổn định của mạng lưới.
Chủ Tịch SEC: Lĩnh Vực Tiền Mã Hoá Đang Vi Phạm Luật Pháp Nghiêm TrọngChủ tịch SEC, Gary Gensler tiếp tục chỉ trích lĩnh vực tiền mã hoá trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 25/6. Ông cho rằng thị trường này đang thiếu minh bạch và có nhiều vi phạm luật pháp nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề tập trung hóa.  Gensler nhấn mạnh rằng một số nền tảng tiền mã hoá hiện nay đang nắm quyền kiểm soát quá lớn và kết hợp các hoạt động vi phạm luật mà ngành tài chính truyền thống không bao giờ chấp nhận.  Ông đã liệt kê một số vi phạm cụ thể như giao dịch trái với lợi ích khách hàng, giao dịch trước (front running) và nhận đầu tư trước khi niêm yết. Ông cũng nhắc đến những vụ kiện đang diễn ra, cho biết nhiều “nhân vật hàng đầu” trong ngành đang phải đối mặt với án tù. Chủ tịch SEC khẳng định, những vi phạm không chỉ liên quan đến luật chứng khoán, mà còn bao gồm các luật khác như Luật Bí mật Ngân hàng, Luật Sàn giao dịch Hàng hóa, và luật chống rửa tiền.  Theo Gensler, nhiều nền tảng tiền mã hoá đang cung cấp các token có thể được xem là chứng khoán theo luật hiện hành và quan điểm của Tòa án Tối cao. Đồng thời cho rằng công chúng Mỹ đang thiếu thông tin đầy đủ về các sản phẩm này, trong khi các bên trung gian như sàn giao dịch và nhà môi giới chứng khoán đang hoạt động thiếu minh bạch. Gensler cho biết, những vấn đề trên, kết hợp với tình trạng vi phạm luật pháp nghiêm trọng đã khiến SEC phải đưa ra các vụ kiện chống lại nhiều công ty trong ngành. Ông khẳng định SEC sẽ tiếp tục hành động để bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tiền mã hoá. Trong khi từ chối trả lời các câu hỏi về chính trị, Gensler xác nhận quá trình phê duyệt các ETF Ethereum giao ngay đang diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, ông không đưa ra bất kỳ dự đoán nào về thời điểm phê duyệt. Lời phát biểu của Gensler cho thấy SEC vẫn giữ lập trường cứng rắn đối với ngành tiền mã hóa. Ngành này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tuân thủ các quy định của SEC, và các nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn khi tham gia thị trường.

Chủ Tịch SEC: Lĩnh Vực Tiền Mã Hoá Đang Vi Phạm Luật Pháp Nghiêm Trọng

Chủ tịch SEC, Gary Gensler tiếp tục chỉ trích lĩnh vực tiền mã hoá trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 25/6. Ông cho rằng thị trường này đang thiếu minh bạch và có nhiều vi phạm luật pháp nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề tập trung hóa. 

Gensler nhấn mạnh rằng một số nền tảng tiền mã hoá hiện nay đang nắm quyền kiểm soát quá lớn và kết hợp các hoạt động vi phạm luật mà ngành tài chính truyền thống không bao giờ chấp nhận. 

Ông đã liệt kê một số vi phạm cụ thể như giao dịch trái với lợi ích khách hàng, giao dịch trước (front running) và nhận đầu tư trước khi niêm yết. Ông cũng nhắc đến những vụ kiện đang diễn ra, cho biết nhiều “nhân vật hàng đầu” trong ngành đang phải đối mặt với án tù.

Chủ tịch SEC khẳng định, những vi phạm không chỉ liên quan đến luật chứng khoán, mà còn bao gồm các luật khác như Luật Bí mật Ngân hàng, Luật Sàn giao dịch Hàng hóa, và luật chống rửa tiền. 

Theo Gensler, nhiều nền tảng tiền mã hoá đang cung cấp các token có thể được xem là chứng khoán theo luật hiện hành và quan điểm của Tòa án Tối cao. Đồng thời cho rằng công chúng Mỹ đang thiếu thông tin đầy đủ về các sản phẩm này, trong khi các bên trung gian như sàn giao dịch và nhà môi giới chứng khoán đang hoạt động thiếu minh bạch.

Gensler cho biết, những vấn đề trên, kết hợp với tình trạng vi phạm luật pháp nghiêm trọng đã khiến SEC phải đưa ra các vụ kiện chống lại nhiều công ty trong ngành. Ông khẳng định SEC sẽ tiếp tục hành động để bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tiền mã hoá.

Trong khi từ chối trả lời các câu hỏi về chính trị, Gensler xác nhận quá trình phê duyệt các ETF Ethereum giao ngay đang diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, ông không đưa ra bất kỳ dự đoán nào về thời điểm phê duyệt.

Lời phát biểu của Gensler cho thấy SEC vẫn giữ lập trường cứng rắn đối với ngành tiền mã hóa. Ngành này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tuân thủ các quy định của SEC, và các nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn khi tham gia thị trường.
Danh Tính Satoshi Nakamoto Thực Sự Đã Được Tiết Lộ?Sự tò mò về danh tính của Satoshi Nakamoto – người sáng lập Bitcoin đã tạo nên các cuộc tranh cãi trong cộng đồng tiền mã hoá nhiều năm nay. Một bài báo gần đây tiếp tục đưa ra các dẫn chứng mới về việc có khả năng danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto đã được tiết lộ. Bài báo gần đây từ Hacker Noon tiết lộ thêm nhiều thông tin mới về danh tính của Satoshi Nakamoto, trong bối cảnh hành trình tìm kiếm người sáng lập ẩn danh của Bitcoin đã đưa chúng ta vào nhiều ngõ cụt và manh mối rải rác khắp nơi. Tuy nhiên, các dữ liệu mới xuất hiện như những mảnh ghép trong một bức tranh, hé lộ rằng Satoshi Nakamoto có thể là một nhóm người hoặc một cá nhân liên quan mật thiết đến các dự án tiền mã hoá lớn khác. Thông tin mới về Satoshi Nakamoto Một giả thuyết mới từ YouTuber Fooch cho rằng Satoshi Nakamoto có thể là ba người, kết hợp tên đầu và họ của họ. Điều này khác với các giả thuyết trước đây cho rằng Satoshi chỉ là một cá nhân duy nhất. Lịch sử giao dịch và các dấu hiệu kỹ thuật Các phân tích kỹ thuật đã xác định được một chuỗi giao dịch đáng ngờ, liên quan trực tiếp đến các block đầu tiên của Bitcoin. Những giao dịch này không chỉ cho thấy một mô hình giao dịch đặc biệt mà còn có các dấu hiệu cho thấy người thực hiện có kiến thức sâu về công nghệ blockchain. Cụ thể, các giao dịch Bitcoin đầu tiên sử dụng các chữ ký số tinh vi, mức độ mà tại thời điểm đó chỉ có một số ít chuyên gia có thể đạt được. Điều này dẫn đến giả thuyết rằng Satoshi Nakamoto có thể là một nhóm người với kỹ năng kỹ thuật đặc biệt, phối hợp cùng nhau để tạo ra Bitcoin. Một điểm đáng chú ý khác là việc sử dụng các thuật toán mã hoá tiên tiến trong các giao dịch. Những thuật toán này được cho là chỉ có thể được phát triển bởi những người có trình độ kỹ thuật cao và hiểu biết sâu rộng về tiền mã hoá. Điều này làm gia tăng khả năng rằng Satoshi Nakamoto không phải là một cá nhân đơn lẻ mà có thể là một nhóm người với các kỹ năng và kiến thức đa dạng. Hal Finney và Adam Back Có nhiều giả thuyết khác cho rằng, Hal Finney, một tên tuổi nổi bật trong cộng đồng Bitcoin, được biết đến là người đầu tiên nhận Bitcoin trong một giao dịch có thể là Satoshi Nakamoto. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2009, Finney đã nhận được 10 Bitcoin từ Satoshi Nakamoto, đánh dấu ông là một trong những người ủng hộ và đóng góp sớm nhất cho dự án. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Jameson Lopp, một nhà nghiên cứu Bitcoin, đã cung cấp bằng chứng cho thấy Hal Finney không phải là Satoshi Nakamoto. Lopp đã phân tích thời gian của một giao dịch Bitcoin cụ thể và sự tham gia của Finney trong một cuộc đua, kết luận rằng hai sự kiện này xảy ra đồng thời, loại trừ khả năng Finney là Satoshi vào thời điểm đó. Ngoài ra, Adam Back, nhà mật mã học người Anh và CEO của Blockstream, cũng được nghi ngờ là Satoshi vì sự tham gia sớm của ông với Bitcoin. Năm 1997, Adam phát triển Hashcash, một hệ thống bằng chứng công việc hiện đang được sử dụng trong khai thác Bitcoin. Phát minh này được nhắc đến trong sách trắng của Satoshi Nakamoto. Dù vậy, qua các email công khai giữa Satoshi và Adam, có thể thấy cả hai có phong cách giao tiếp và chuyên môn kỹ thuật khác biệt, chứng tỏ Adam không phải là Satoshi. Bằng chứng về kinh nghiệm của Satoshi Nakamoto Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số bằng chứng văn bản liên quan đến các dự án mã hoá khác mà Satoshi Nakamoto có thể đã tham gia. Nội dung và văn phong của những tài liệu này tương tự với những gì Satoshi Nakamoto đã công bố, giúp xác định các đặc điểm cá nhân của Nakamoto và cung cấp thêm manh mối về các dự án khác mà ông có thể đã tham gia trước khi tạo ra Bitcoin. Gavin Andresen, nhà phát triển cốt lõi ban đầu của Bitcoin, thường bị nghi ngờ là Satoshi Nakamoto do những đóng góp đáng kể của ông cho hệ sinh thái Bitcoin và sự quen thuộc với công việc của Satoshi. Trong bộ phim tài liệu “The Bitcoin Story,” Gavin ca ngợi trí tuệ phi thường của Satoshi và thừa nhận rằng ông chưa bao giờ gặp trực tiếp Satoshi, chỉ giao tiếp qua email và các diễn đàn trực tuyến. Gavin cũng tin rằng ông có thể là người cuối cùng giao tiếp với Satoshi. Trong email cuối cùng gửi cho Satoshi, Gavin đã thông báo rằng ông được mời đến CIA để thuyết trình. Sau đó, Satoshi nói rằng ông sẽ rút lui và từ đó, Gavin không còn nghe tin tức từ Satoshi nữa. Một trong những yếu tố quan trọng khác trong việc xác định danh tính của Satoshi Nakamoto là các dòng mã nguồn của Bitcoin. Các chuyên gia đã tiến hành phân tích mã nguồn này và tìm thấy các đoạn mã tương tự trong các dự án mã hoá khác. Điều này gợi ý rằng người viết mã cho Bitcoin có thể đã tái sử dụng các đoạn mã từ các dự án trước đó, củng cố thêm giả thuyết rằng Satoshi Nakamoto có kinh nghiệm sâu rộng trong ngành công nghệ mã hoá. Một điểm đáng chú ý khác là việc sử dụng các công cụ mã hoá phức tạp và các thuật toán tiên tiến trong các giao dịch và mã nguồn của Bitcoin. Điều này cho thấy Satoshi Nakamoto không chỉ là một người có kiến thức cơ bản về mã hoá mà còn có kỹ năng chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này. Tác động đến thị trường tiền mã hoá Nếu danh tính của Satoshi Nakamoto thực sự được tiết lộ, nó có thể tạo ra một làn sóng chấn động trong cộng đồng tiền mã hoá. Giá trị của Bitcoin có thể biến động mạnh khi các nhà đầu tư phản ứng với thông tin mới. Một số chuyên gia cho rằng, việc biết danh tính của Satoshi Nakamoto có thể làm tăng niềm tin vào Bitcoin nếu người sáng lập được coi là một nhà tiên phong đáng tin cậy. Ngược lại, nếu danh tính của Satoshi Nakamoto bị phơi bày và liên quan đến những cá nhân hoặc nhóm người không đáng tin cậy, điều này có thể làm giảm lòng tin vào Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác. Trong khi các cuộc tranh luận về danh tính của Satoshi Nakamoto vẫn tiếp tục, bài báo từ Hacker Noon đã cung cấp một cái nhìn mới và sâu sắc hơn về người sáng lập bí ẩn này. Những bằng chứng mới và các phân tích kỹ thuật chi tiết đã mở ra nhiều hướng đi mới cho việc khám phá danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto. Chỉ thời gian mới có thể trả lời câu hỏi liệu những phát hiện này có đúng hay không, nhưng chắc chắn rằng cuộc hành trình tìm kiếm sự thật về Satoshi Nakamoto sẽ còn tiếp tục và thu hút sự chú ý của cộng đồng tiền mã hoá toàn cầu. Một số chuyên gia còn cho rằng, việc xác định danh tính của Satoshi Nakamoto có thể ảnh hưởng đến các quy định pháp lý về tiền mã hoá. Nếu Satoshi Nakamoto được phát hiện là một cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến các hoạt động không minh bạch, các cơ quan quản lý có thể thắt chặt các quy định đối với Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác. Ngược lại, nếu danh tính của ông được xác nhận là một người có uy tín và đóng góp lớn cho cộng đồng tiền mã hoá, điều này có thể thúc đẩy sự chấp nhận và sử dụng tiền mã hoá trên toàn thế giới. Cuối cùng, sự tiết lộ danh tính của Satoshi Nakamoto có thể mở ra nhiều cơ hội mới cho nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ blockchain. Các nhà nghiên cứu có thể học hỏi từ những kinh nghiệm và kiến thức của ông để phát triển các ứng dụng và giải pháp mới, mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Với những phân tích và bằng chứng mới, cuộc hành trình tìm kiếm sự thật về Satoshi Nakamoto không chỉ dừng lại ở việc xác định danh tính của một người sáng lập mà còn mở ra nhiều câu hỏi và cơ hội mới cho tương lai của tiền mã hoá và công nghệ blockchain.

Danh Tính Satoshi Nakamoto Thực Sự Đã Được Tiết Lộ?

Sự tò mò về danh tính của Satoshi Nakamoto – người sáng lập Bitcoin đã tạo nên các cuộc tranh cãi trong cộng đồng tiền mã hoá nhiều năm nay. Một bài báo gần đây tiếp tục đưa ra các dẫn chứng mới về việc có khả năng danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto đã được tiết lộ.

Bài báo gần đây từ Hacker Noon tiết lộ thêm nhiều thông tin mới về danh tính của Satoshi Nakamoto, trong bối cảnh hành trình tìm kiếm người sáng lập ẩn danh của Bitcoin đã đưa chúng ta vào nhiều ngõ cụt và manh mối rải rác khắp nơi. Tuy nhiên, các dữ liệu mới xuất hiện như những mảnh ghép trong một bức tranh, hé lộ rằng Satoshi Nakamoto có thể là một nhóm người hoặc một cá nhân liên quan mật thiết đến các dự án tiền mã hoá lớn khác.

Thông tin mới về Satoshi Nakamoto

Một giả thuyết mới từ YouTuber Fooch cho rằng Satoshi Nakamoto có thể là ba người, kết hợp tên đầu và họ của họ. Điều này khác với các giả thuyết trước đây cho rằng Satoshi chỉ là một cá nhân duy nhất.

Lịch sử giao dịch và các dấu hiệu kỹ thuật

Các phân tích kỹ thuật đã xác định được một chuỗi giao dịch đáng ngờ, liên quan trực tiếp đến các block đầu tiên của Bitcoin. Những giao dịch này không chỉ cho thấy một mô hình giao dịch đặc biệt mà còn có các dấu hiệu cho thấy người thực hiện có kiến thức sâu về công nghệ blockchain.

Cụ thể, các giao dịch Bitcoin đầu tiên sử dụng các chữ ký số tinh vi, mức độ mà tại thời điểm đó chỉ có một số ít chuyên gia có thể đạt được. Điều này dẫn đến giả thuyết rằng Satoshi Nakamoto có thể là một nhóm người với kỹ năng kỹ thuật đặc biệt, phối hợp cùng nhau để tạo ra Bitcoin.

Một điểm đáng chú ý khác là việc sử dụng các thuật toán mã hoá tiên tiến trong các giao dịch. Những thuật toán này được cho là chỉ có thể được phát triển bởi những người có trình độ kỹ thuật cao và hiểu biết sâu rộng về tiền mã hoá. Điều này làm gia tăng khả năng rằng Satoshi Nakamoto không phải là một cá nhân đơn lẻ mà có thể là một nhóm người với các kỹ năng và kiến thức đa dạng.

Hal Finney và Adam Back

Có nhiều giả thuyết khác cho rằng, Hal Finney, một tên tuổi nổi bật trong cộng đồng Bitcoin, được biết đến là người đầu tiên nhận Bitcoin trong một giao dịch có thể là Satoshi Nakamoto. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2009, Finney đã nhận được 10 Bitcoin từ Satoshi Nakamoto, đánh dấu ông là một trong những người ủng hộ và đóng góp sớm nhất cho dự án.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Jameson Lopp, một nhà nghiên cứu Bitcoin, đã cung cấp bằng chứng cho thấy Hal Finney không phải là Satoshi Nakamoto. Lopp đã phân tích thời gian của một giao dịch Bitcoin cụ thể và sự tham gia của Finney trong một cuộc đua, kết luận rằng hai sự kiện này xảy ra đồng thời, loại trừ khả năng Finney là Satoshi vào thời điểm đó.

Ngoài ra, Adam Back, nhà mật mã học người Anh và CEO của Blockstream, cũng được nghi ngờ là Satoshi vì sự tham gia sớm của ông với Bitcoin. Năm 1997, Adam phát triển Hashcash, một hệ thống bằng chứng công việc hiện đang được sử dụng trong khai thác Bitcoin. Phát minh này được nhắc đến trong sách trắng của Satoshi Nakamoto. Dù vậy, qua các email công khai giữa Satoshi và Adam, có thể thấy cả hai có phong cách giao tiếp và chuyên môn kỹ thuật khác biệt, chứng tỏ Adam không phải là Satoshi.

Bằng chứng về kinh nghiệm của Satoshi Nakamoto

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số bằng chứng văn bản liên quan đến các dự án mã hoá khác mà Satoshi Nakamoto có thể đã tham gia. Nội dung và văn phong của những tài liệu này tương tự với những gì Satoshi Nakamoto đã công bố, giúp xác định các đặc điểm cá nhân của Nakamoto và cung cấp thêm manh mối về các dự án khác mà ông có thể đã tham gia trước khi tạo ra Bitcoin.

Gavin Andresen, nhà phát triển cốt lõi ban đầu của Bitcoin, thường bị nghi ngờ là Satoshi Nakamoto do những đóng góp đáng kể của ông cho hệ sinh thái Bitcoin và sự quen thuộc với công việc của Satoshi. Trong bộ phim tài liệu “The Bitcoin Story,” Gavin ca ngợi trí tuệ phi thường của Satoshi và thừa nhận rằng ông chưa bao giờ gặp trực tiếp Satoshi, chỉ giao tiếp qua email và các diễn đàn trực tuyến.

Gavin cũng tin rằng ông có thể là người cuối cùng giao tiếp với Satoshi. Trong email cuối cùng gửi cho Satoshi, Gavin đã thông báo rằng ông được mời đến CIA để thuyết trình. Sau đó, Satoshi nói rằng ông sẽ rút lui và từ đó, Gavin không còn nghe tin tức từ Satoshi nữa.

Một trong những yếu tố quan trọng khác trong việc xác định danh tính của Satoshi Nakamoto là các dòng mã nguồn của Bitcoin. Các chuyên gia đã tiến hành phân tích mã nguồn này và tìm thấy các đoạn mã tương tự trong các dự án mã hoá khác. Điều này gợi ý rằng người viết mã cho Bitcoin có thể đã tái sử dụng các đoạn mã từ các dự án trước đó, củng cố thêm giả thuyết rằng Satoshi Nakamoto có kinh nghiệm sâu rộng trong ngành công nghệ mã hoá.

Một điểm đáng chú ý khác là việc sử dụng các công cụ mã hoá phức tạp và các thuật toán tiên tiến trong các giao dịch và mã nguồn của Bitcoin. Điều này cho thấy Satoshi Nakamoto không chỉ là một người có kiến thức cơ bản về mã hoá mà còn có kỹ năng chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này.

Tác động đến thị trường tiền mã hoá

Nếu danh tính của Satoshi Nakamoto thực sự được tiết lộ, nó có thể tạo ra một làn sóng chấn động trong cộng đồng tiền mã hoá. Giá trị của Bitcoin có thể biến động mạnh khi các nhà đầu tư phản ứng với thông tin mới.

Một số chuyên gia cho rằng, việc biết danh tính của Satoshi Nakamoto có thể làm tăng niềm tin vào Bitcoin nếu người sáng lập được coi là một nhà tiên phong đáng tin cậy. Ngược lại, nếu danh tính của Satoshi Nakamoto bị phơi bày và liên quan đến những cá nhân hoặc nhóm người không đáng tin cậy, điều này có thể làm giảm lòng tin vào Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác.

Trong khi các cuộc tranh luận về danh tính của Satoshi Nakamoto vẫn tiếp tục, bài báo từ Hacker Noon đã cung cấp một cái nhìn mới và sâu sắc hơn về người sáng lập bí ẩn này. Những bằng chứng mới và các phân tích kỹ thuật chi tiết đã mở ra nhiều hướng đi mới cho việc khám phá danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto. Chỉ thời gian mới có thể trả lời câu hỏi liệu những phát hiện này có đúng hay không, nhưng chắc chắn rằng cuộc hành trình tìm kiếm sự thật về Satoshi Nakamoto sẽ còn tiếp tục và thu hút sự chú ý của cộng đồng tiền mã hoá toàn cầu.

Một số chuyên gia còn cho rằng, việc xác định danh tính của Satoshi Nakamoto có thể ảnh hưởng đến các quy định pháp lý về tiền mã hoá. Nếu Satoshi Nakamoto được phát hiện là một cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến các hoạt động không minh bạch, các cơ quan quản lý có thể thắt chặt các quy định đối với Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác. Ngược lại, nếu danh tính của ông được xác nhận là một người có uy tín và đóng góp lớn cho cộng đồng tiền mã hoá, điều này có thể thúc đẩy sự chấp nhận và sử dụng tiền mã hoá trên toàn thế giới.

Cuối cùng, sự tiết lộ danh tính của Satoshi Nakamoto có thể mở ra nhiều cơ hội mới cho nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ blockchain. Các nhà nghiên cứu có thể học hỏi từ những kinh nghiệm và kiến thức của ông để phát triển các ứng dụng và giải pháp mới, mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Với những phân tích và bằng chứng mới, cuộc hành trình tìm kiếm sự thật về Satoshi Nakamoto không chỉ dừng lại ở việc xác định danh tính của một người sáng lập mà còn mở ra nhiều câu hỏi và cơ hội mới cho tương lai của tiền mã hoá và công nghệ blockchain.
Bitcoin Giảm Mạnh Khi Các Giao Dịch “cá Voi” Giảm 42%Giá Bitcoin giảm mạnh xuống dưới 63.000 USD, trong bối cảnh các giao dịch cá voi (giao dịch Bitcoin trên 100.000 USD) giảm tới 42%. Bitcoin đã giảm 2,92% trong 24 giờ qua. Theo dữ liệu từ Santiment, số lượng giao dịch Bitcoin có giá trị lớn trên 100.000 USD đã giảm mạnh trong hai ngày qua. Cụ thể, chỉ có 9.923 giao dịch được ghi nhận, giảm 42% so với 17.091 giao dịch của hai ngày trước. Sự giảm sút này diễn ra đồng thời với việc giá Bitcoin giảm xuống dưới ngưỡng 63.000 USD, một mức hỗ trợ quan trọng. CEO của CryptoQuant, Ki Young Ju, cho biết rằng các nhà giao dịch lớn trên các sàn giao dịch phái sinh đã chuyển sang chế độ “rủi ro thấp”, điều này được hiểu là một sự thay đổi tâm lý thị trường từ lạc quan sang bi quan. Điều này được phản ánh qua chỉ số xung lượng dòng chảy giữa các sàn giao dịch chuyển sang màu đỏ, cho thấy sự gia tăng của các giao dịch rút Bitcoin từ các sàn phái sinh. Chỉ số Fear and Greed, thước đo tâm lý thị trường tiền mã hóa, đã giảm xuống mức “trung tính” 51, mức thấp nhất trong 51 ngày kể từ khi Bitcoin giảm xuống dưới ngưỡng 60.000 USD. Cùng với đó, dòng tiền vào các quỹ ETF Bitcoin cũng ghi nhận sự giảm sút trong sáu ngày giao dịch gần đây, với ngày lớn nhất là 226,2 triệu USD vào 13/6, cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang thận trọng hơn khi rót vốn vào Bitcoin. Tuy nhiên, không phải tất cả đều là tin xấu. Một số nhà phân tích vẫn nhìn thấy tín hiệu lạc quan cho giá Bitcoin. Nhà phân tích chính của Glassnode, James Check, cho biết chỉ số rủi ro bán của Bitcoin đã đạt mức báo hiệu thị trường sẽ chuyển động. Ông giải thích rằng tất cả các khoản lợi nhuận và lỗ đã được ghi nhận, Bitcoin cần tìm một mức giá mới để kích hoạt sự sợ hãi, tham lam, hoảng loạn hoặc hưng phấn trong thị trường.

Bitcoin Giảm Mạnh Khi Các Giao Dịch “cá Voi” Giảm 42%

Giá Bitcoin giảm mạnh xuống dưới 63.000 USD, trong bối cảnh các giao dịch cá voi (giao dịch Bitcoin trên 100.000 USD) giảm tới 42%.

Bitcoin đã giảm 2,92% trong 24 giờ qua.

Theo dữ liệu từ Santiment, số lượng giao dịch Bitcoin có giá trị lớn trên 100.000 USD đã giảm mạnh trong hai ngày qua. Cụ thể, chỉ có 9.923 giao dịch được ghi nhận, giảm 42% so với 17.091 giao dịch của hai ngày trước. Sự giảm sút này diễn ra đồng thời với việc giá Bitcoin giảm xuống dưới ngưỡng 63.000 USD, một mức hỗ trợ quan trọng.

CEO của CryptoQuant, Ki Young Ju, cho biết rằng các nhà giao dịch lớn trên các sàn giao dịch phái sinh đã chuyển sang chế độ “rủi ro thấp”, điều này được hiểu là một sự thay đổi tâm lý thị trường từ lạc quan sang bi quan. Điều này được phản ánh qua chỉ số xung lượng dòng chảy giữa các sàn giao dịch chuyển sang màu đỏ, cho thấy sự gia tăng của các giao dịch rút Bitcoin từ các sàn phái sinh.

Chỉ số Fear and Greed, thước đo tâm lý thị trường tiền mã hóa, đã giảm xuống mức “trung tính” 51, mức thấp nhất trong 51 ngày kể từ khi Bitcoin giảm xuống dưới ngưỡng 60.000 USD. Cùng với đó, dòng tiền vào các quỹ ETF Bitcoin cũng ghi nhận sự giảm sút trong sáu ngày giao dịch gần đây, với ngày lớn nhất là 226,2 triệu USD vào 13/6, cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang thận trọng hơn khi rót vốn vào Bitcoin.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều là tin xấu. Một số nhà phân tích vẫn nhìn thấy tín hiệu lạc quan cho giá Bitcoin. Nhà phân tích chính của Glassnode, James Check, cho biết chỉ số rủi ro bán của Bitcoin đã đạt mức báo hiệu thị trường sẽ chuyển động. Ông giải thích rằng tất cả các khoản lợi nhuận và lỗ đã được ghi nhận, Bitcoin cần tìm một mức giá mới để kích hoạt sự sợ hãi, tham lam, hoảng loạn hoặc hưng phấn trong thị trường.
Toàn Tập Bitcoin Ordinals Cho Người MớiKể từ khi ra mắt vào tháng 1/2023, Ordinals – giao thức được tạo ra bởi Casey Rodarmor – đã tạo ra cơn sóng mới trong cộng đồng Bitcoin. Giao thức này hoạt động trên nền tảng Bitcoin, cho phép gán các con số duy nhất cho từng satoshi (satoshi là đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin, tương đương với 0.00000001 BTC). Điều này mở ra khả năng “khắc” dữ liệu như văn bản, hình ảnh, thậm chí là video lên một satoshi duy nhất, cho phép người dùng trao đổi và giao dịch chúng. Ordinals là gì? Có thể hiểu Ordinals như một dạng NFT trên Bitcoin. Quá trình “khắc” được thực hiện thông qua một giao dịch, trong đó người dùng thêm nội dung vào phần “dữ liệu chứng kiến” (witness data) của giao dịch. Nội dung này sẽ được gắn với một satoshi cụ thể. Satoshi hay còn gọi là “sat”, là đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin, tương đương với 0.00000001 BTC. Ordinals dựa trên “lý thuyết thứ tự”, một hệ thống phân biệt từng satoshi bằng cách gán cho chúng một số thứ tự dựa trên thời điểm chúng được khai thác. Theo hệ thống Ordinals, mỗi satoshi là duy nhất và có một số riêng biệt. Khả năng phân biệt từng satoshi đã dẫn đến sự xuất hiện của khái niệm “satoshi hiếm” – những satoshi được đánh giá cao hơn so với những satoshi thông thường. Rodamor đã đưa ra một hệ thống phân loại satoshi hiếm dựa trên thời điểm tạo ra chúng, bao gồm các cấp độ: Common, Uncommon, Rare, Epic, Legendary và Mythic. Ví dụ, một satoshi “Epic” được tạo ra vào thời điểm Bitcoin Halving năm 2024 đã được bán với giá 33.6 BTC, tương đương hơn 2 triệu USD. Bên cạnh hệ thống của Rodamor, các thành viên trong cộng đồng Bitcoin cũng tạo ra các danh mục satoshi dựa trên các sự kiện lịch sử như “Vintage”, “Nakamoto”, “Block 9/78”, “Pizza” và “Hitman”,… Một số bộ sưu tập Ordinals nổi tiếng nhất bao gồm: NodeMonkes: Bộ sưu tập 10.000 Ordinals đầu tiên, được “khắc” vào tháng 2 năm 2023. Mỗi NodeMonke có các đặc điểm riêng với mức độ hiếm khác nhau. Giá sàn hiện tại của bộ sưu tập này là 0.3 BTC (khoảng 24.000 USD). Bộ sưu tập Ordinals NodeMonkes TwelveFold: Bộ sưu tập do Yuga Labs phát hành, bao gồm 300 tác phẩm nghệ thuật kết hợp hình vẽ tay và đồ họa 3D. Tổng doanh thu từ đấu giá là khoảng 735 BTC (tương đương 16 triệu USD tại thời điểm đó). Bộ sưu tập Ordinals TwelveFold Bitcoin Puppets: Bộ sưu tập nổi tiếng với phong cách hài hước và cộng đồng thân thiện. Giá sàn hiện tại là 0.18 BTC. Bitcoin Puppets list trên sàn Magic Eden Ordinal Maxi Biz (OMB): Bộ sưu tập được tạo ra bởi nghệ sĩ Tony Tafuro và bitcoiner ZK_Shark, bao gồm hơn 5000 tác phẩm. Oridnals Maxi Biz list trên sàn Magic Eden Cách giao dịch Ordinals Ordinals có thể được mua bán trên các sàn giao dịch trực tuyến hoặc theo hình thức ngang hàng (peer-to-peer) trên các nền tảng như Discord hoặc Telegram. Các sàn giao dịch như Magic Eden cho phép người dùng duyệt danh sách, lọc theo mức độ hiếm, khối lượng giao dịch và giá trị. Dưới đây là bốn sàn giao dịch hàng đầu cho Ordinals: Magic Eden: Sàn giao dịch NFT đa chuỗi, cho phép người dùng mint và giao dịch Ordinals sau khi chúng được phân loại theo các bộ sưu tập. UniSat: Sàn giao dịch trên mạng lưới Bitcoin, hỗ trợ giao dịch Ordinals, token BRC20 và Atomicals. Ordinals Wallet: Sàn giao dịch được cộng đồng tài trợ, cho phép người dùng giao dịch Ordinals, cũng như các “khắc” trên Doge và Bells. Gamma: Sàn giao dịch và launchpad, cho phép người dùng tạo, giao dịch và đấu giá Ordinals một cách phi tập trung. Cách lưu trữ các Ordinals NFT Có nhiều ví cho phép người dùng lưu trữ Ordinals và tương tác với các sàn giao dịch. Một số ví hỗ trợ đa chuỗi, cho phép người dùng giao dịch trên các blockchain khác ngoài Bitcoin. Dưới đây là một số ví được sử dụng phổ biến nhất: Xverse: Ví không lưu ký và mã nguồn mở, cho phép người dùng kết nối với nhiều sàn giao dịch như Ordinals Wallet, Magic Eden, hỗ trợ Stacks NFTs và BRC-20 tokens. Xverse có mặt trên ứng dụng di động cho Apple và Google Play, cũng như tiện ích mở rộng trình duyệt cho Chrome. UniSat: Ví mở nguồn dạng tiện ích mở rộng trình duyệt Chrome, dành riêng cho các “khắc” trên Bitcoin, hỗ trợ ARC-20 tokens. Những người ủng hộ UniSat sớm đã nhận được thẻ “UniSat OG Pass” cho phép giảm phí dịch vụ của sàn giao dịch và “khắc”. Leather: Ví không lưu ký, mã nguồn mở và đã được kiểm toán, hiện chỉ có sẵn dưới dạng ví trình duyệt. Sắp tới, Leather sẽ hỗ trợ giao dịch LN (Lightning Network), cho phép người dùng chuyển đổi tức thời giữa Stacks và Bitcoin. Phantom: Ví đa chuỗi không lưu ký hỗ trợ Ethereum, Polygon và Bitcoin, cho phép người dùng giao dịch, chuyển và nhận BTC, BRC-20 tokens và Ordinals. Phantom cũng có tính năng bảo vệ thêm cho satoshi hiếm để người dùng không vô tình sử dụng chúng. Các sàn giao dịch Ordinals hỗ trợ Phantom là Magic Eden và UniSat. Runes: Token trên Bitcoin Runes là một giao thức tạo token trên Bitcoin được phát triển bởi Casey Rodarmor – người cũng đứng sau Ordinals. Runes sử dụng giao thức Ordinals để tạo ra các token có thể thay thế được (fungible tokens), tương tự như ERC20 tokens. Mục tiêu của Runes là thay thế tiêu chuẩn token BRC-20 dựa trên “khắc”, giúp giảm thiểu số lượng UTXO (Unspent Transaction Outputs) không cần thiết, từ đó giảm tải cho mạng lưới Bitcoin. Runestones Airdrop Leonidas, người sáng lập Ord.io và là người có ảnh hưởng trên Twitter về NFT, đã phát động đợt airdrop Ordinals lớn nhất từ trước đến nay, có tên gọi Runestones on Bitcoin. Runestones NFT Thách thức với Ordinals Ordinals đang gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng Bitcoin. Một phần đáng kể trong cộng đồng, bao gồm nhà phát triển Bitcoin cốt lõi Luke Dashjr, cho rằng Ordinals không chỉ làm tắc nghẽn mempool của Bitcoin, mà còn khiến Bitcoin đi chệch khỏi mục tiêu là một loại tiền tệ phi tập trung thuần túy. Ordinals thậm chí còn được ghi nhận là một lỗ hổng bảo mật trong Bitcoin, với tên gọi CVE-2023-50428. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây không phải là lỗi trong mã nguồn. Nhà phát triển Bitcoin cốt lõi Peter Todd phản đối việc sửa đổi mã nguồn của Luke, cho rằng điều đó sẽ dẫn đến việc hình thành các private mempool, gây bất lợi cho các thợ đào nhỏ và làm giảm độ tin cậy của việc ước tính phí giao dịch. Cuối cùng, một số thành viên trong cộng đồng Bitcoin, bao gồm cả nhà phát triển và nhà giao dịch, phản đối việc loại bỏ Ordinals vì họ cho rằng đây là một đổi mới có giá trị. Nhiều nghệ sĩ đã rất phấn khích khi có thể trưng bày tác phẩm nghệ thuật của mình trên Bitcoin. Ngoài ra, việc tăng phí giao dịch do hoạt động giao dịch Ordinals có thể là giải pháp lâu dài cho “vấn đề phí”, tức là Bitcoin có thể tiếp tục khuyến khích các thợ đào, ngay cả sau khi phần thưởng khối kết thúc. Kết luận Ordinals là một giao thức đã gây ra rất nhiều tranh luận và tranh cãi kể từ khi ra mắt vào đầu năm 2023. Mặc dù các nhà giao dịch và nhà đầu tư đánh giá lĩnh vực này của hệ sinh thái Bitcoin lên đến hàng triệu đô la, nhưng cộng đồng Bitcoin rộng lớn vẫn chưa thống nhất về tương lai của Ordinals. Liệu Ordinals có tiếp tục chứng kiến các cuộc đấu giá trị giá hàng triệu đô la và là một phần không thể thiếu trong không gian khối của Bitcoin? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng cuộc cách mạng này trên Bitcoin chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của cả thế giới.

Toàn Tập Bitcoin Ordinals Cho Người Mới

Kể từ khi ra mắt vào tháng 1/2023, Ordinals – giao thức được tạo ra bởi Casey Rodarmor – đã tạo ra cơn sóng mới trong cộng đồng Bitcoin. Giao thức này hoạt động trên nền tảng Bitcoin, cho phép gán các con số duy nhất cho từng satoshi (satoshi là đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin, tương đương với 0.00000001 BTC). Điều này mở ra khả năng “khắc” dữ liệu như văn bản, hình ảnh, thậm chí là video lên một satoshi duy nhất, cho phép người dùng trao đổi và giao dịch chúng.

Ordinals là gì?

Có thể hiểu Ordinals như một dạng NFT trên Bitcoin. Quá trình “khắc” được thực hiện thông qua một giao dịch, trong đó người dùng thêm nội dung vào phần “dữ liệu chứng kiến” (witness data) của giao dịch. Nội dung này sẽ được gắn với một satoshi cụ thể.

Satoshi hay còn gọi là “sat”, là đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin, tương đương với 0.00000001 BTC.

Ordinals dựa trên “lý thuyết thứ tự”, một hệ thống phân biệt từng satoshi bằng cách gán cho chúng một số thứ tự dựa trên thời điểm chúng được khai thác. Theo hệ thống Ordinals, mỗi satoshi là duy nhất và có một số riêng biệt.

Khả năng phân biệt từng satoshi đã dẫn đến sự xuất hiện của khái niệm “satoshi hiếm” – những satoshi được đánh giá cao hơn so với những satoshi thông thường. Rodamor đã đưa ra một hệ thống phân loại satoshi hiếm dựa trên thời điểm tạo ra chúng, bao gồm các cấp độ: Common, Uncommon, Rare, Epic, Legendary và Mythic. Ví dụ, một satoshi “Epic” được tạo ra vào thời điểm Bitcoin Halving năm 2024 đã được bán với giá 33.6 BTC, tương đương hơn 2 triệu USD.

Bên cạnh hệ thống của Rodamor, các thành viên trong cộng đồng Bitcoin cũng tạo ra các danh mục satoshi dựa trên các sự kiện lịch sử như “Vintage”, “Nakamoto”, “Block 9/78”, “Pizza” và “Hitman”,…

Một số bộ sưu tập Ordinals nổi tiếng nhất bao gồm:

NodeMonkes: Bộ sưu tập 10.000 Ordinals đầu tiên, được “khắc” vào tháng 2 năm 2023. Mỗi NodeMonke có các đặc điểm riêng với mức độ hiếm khác nhau. Giá sàn hiện tại của bộ sưu tập này là 0.3 BTC (khoảng 24.000 USD).

Bộ sưu tập Ordinals NodeMonkes

TwelveFold: Bộ sưu tập do Yuga Labs phát hành, bao gồm 300 tác phẩm nghệ thuật kết hợp hình vẽ tay và đồ họa 3D. Tổng doanh thu từ đấu giá là khoảng 735 BTC (tương đương 16 triệu USD tại thời điểm đó).

Bộ sưu tập Ordinals TwelveFold

Bitcoin Puppets: Bộ sưu tập nổi tiếng với phong cách hài hước và cộng đồng thân thiện. Giá sàn hiện tại là 0.18 BTC.

Bitcoin Puppets list trên sàn Magic Eden

Ordinal Maxi Biz (OMB): Bộ sưu tập được tạo ra bởi nghệ sĩ Tony Tafuro và bitcoiner ZK_Shark, bao gồm hơn 5000 tác phẩm.

Oridnals Maxi Biz list trên sàn Magic Eden Cách giao dịch Ordinals

Ordinals có thể được mua bán trên các sàn giao dịch trực tuyến hoặc theo hình thức ngang hàng (peer-to-peer) trên các nền tảng như Discord hoặc Telegram. Các sàn giao dịch như Magic Eden cho phép người dùng duyệt danh sách, lọc theo mức độ hiếm, khối lượng giao dịch và giá trị.

Dưới đây là bốn sàn giao dịch hàng đầu cho Ordinals:

Magic Eden: Sàn giao dịch NFT đa chuỗi, cho phép người dùng mint và giao dịch Ordinals sau khi chúng được phân loại theo các bộ sưu tập.

UniSat: Sàn giao dịch trên mạng lưới Bitcoin, hỗ trợ giao dịch Ordinals, token BRC20 và Atomicals.

Ordinals Wallet: Sàn giao dịch được cộng đồng tài trợ, cho phép người dùng giao dịch Ordinals, cũng như các “khắc” trên Doge và Bells.

Gamma: Sàn giao dịch và launchpad, cho phép người dùng tạo, giao dịch và đấu giá Ordinals một cách phi tập trung.

Cách lưu trữ các Ordinals NFT

Có nhiều ví cho phép người dùng lưu trữ Ordinals và tương tác với các sàn giao dịch. Một số ví hỗ trợ đa chuỗi, cho phép người dùng giao dịch trên các blockchain khác ngoài Bitcoin.

Dưới đây là một số ví được sử dụng phổ biến nhất:

Xverse: Ví không lưu ký và mã nguồn mở, cho phép người dùng kết nối với nhiều sàn giao dịch như Ordinals Wallet, Magic Eden, hỗ trợ Stacks NFTs và BRC-20 tokens. Xverse có mặt trên ứng dụng di động cho Apple và Google Play, cũng như tiện ích mở rộng trình duyệt cho Chrome.

UniSat: Ví mở nguồn dạng tiện ích mở rộng trình duyệt Chrome, dành riêng cho các “khắc” trên Bitcoin, hỗ trợ ARC-20 tokens. Những người ủng hộ UniSat sớm đã nhận được thẻ “UniSat OG Pass” cho phép giảm phí dịch vụ của sàn giao dịch và “khắc”.

Leather: Ví không lưu ký, mã nguồn mở và đã được kiểm toán, hiện chỉ có sẵn dưới dạng ví trình duyệt. Sắp tới, Leather sẽ hỗ trợ giao dịch LN (Lightning Network), cho phép người dùng chuyển đổi tức thời giữa Stacks và Bitcoin.

Phantom: Ví đa chuỗi không lưu ký hỗ trợ Ethereum, Polygon và Bitcoin, cho phép người dùng giao dịch, chuyển và nhận BTC, BRC-20 tokens và Ordinals. Phantom cũng có tính năng bảo vệ thêm cho satoshi hiếm để người dùng không vô tình sử dụng chúng. Các sàn giao dịch Ordinals hỗ trợ Phantom là Magic Eden và UniSat.

Runes: Token trên Bitcoin

Runes là một giao thức tạo token trên Bitcoin được phát triển bởi Casey Rodarmor – người cũng đứng sau Ordinals. Runes sử dụng giao thức Ordinals để tạo ra các token có thể thay thế được (fungible tokens), tương tự như ERC20 tokens. Mục tiêu của Runes là thay thế tiêu chuẩn token BRC-20 dựa trên “khắc”, giúp giảm thiểu số lượng UTXO (Unspent Transaction Outputs) không cần thiết, từ đó giảm tải cho mạng lưới Bitcoin.

Runestones Airdrop

Leonidas, người sáng lập Ord.io và là người có ảnh hưởng trên Twitter về NFT, đã phát động đợt airdrop Ordinals lớn nhất từ trước đến nay, có tên gọi Runestones on Bitcoin.

Runestones NFT Thách thức với Ordinals

Ordinals đang gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng Bitcoin. Một phần đáng kể trong cộng đồng, bao gồm nhà phát triển Bitcoin cốt lõi Luke Dashjr, cho rằng Ordinals không chỉ làm tắc nghẽn mempool của Bitcoin, mà còn khiến Bitcoin đi chệch khỏi mục tiêu là một loại tiền tệ phi tập trung thuần túy. Ordinals thậm chí còn được ghi nhận là một lỗ hổng bảo mật trong Bitcoin, với tên gọi CVE-2023-50428.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây không phải là lỗi trong mã nguồn. Nhà phát triển Bitcoin cốt lõi Peter Todd phản đối việc sửa đổi mã nguồn của Luke, cho rằng điều đó sẽ dẫn đến việc hình thành các private mempool, gây bất lợi cho các thợ đào nhỏ và làm giảm độ tin cậy của việc ước tính phí giao dịch.

Cuối cùng, một số thành viên trong cộng đồng Bitcoin, bao gồm cả nhà phát triển và nhà giao dịch, phản đối việc loại bỏ Ordinals vì họ cho rằng đây là một đổi mới có giá trị. Nhiều nghệ sĩ đã rất phấn khích khi có thể trưng bày tác phẩm nghệ thuật của mình trên Bitcoin. Ngoài ra, việc tăng phí giao dịch do hoạt động giao dịch Ordinals có thể là giải pháp lâu dài cho “vấn đề phí”, tức là Bitcoin có thể tiếp tục khuyến khích các thợ đào, ngay cả sau khi phần thưởng khối kết thúc.

Kết luận

Ordinals là một giao thức đã gây ra rất nhiều tranh luận và tranh cãi kể từ khi ra mắt vào đầu năm 2023. Mặc dù các nhà giao dịch và nhà đầu tư đánh giá lĩnh vực này của hệ sinh thái Bitcoin lên đến hàng triệu đô la, nhưng cộng đồng Bitcoin rộng lớn vẫn chưa thống nhất về tương lai của Ordinals. Liệu Ordinals có tiếp tục chứng kiến các cuộc đấu giá trị giá hàng triệu đô la và là một phần không thể thiếu trong không gian khối của Bitcoin? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng cuộc cách mạng này trên Bitcoin chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của cả thế giới.
استكشف أحدث أخبار العملات الرقمية
⚡️ كُن جزءًا من أحدث النقاشات في مجال العملات الرقمية
💬 تفاعل مع مُنشِئي المُحتوى المُفضّلين لديك
👍 استمتع بالمحتوى الذي يثير اهتمامك
البريد الإلكتروني / رقم الهاتف

آخر الأخبار

--
عرض المزيد
خريطة الموقع
Cookie Preferences
شروط وأحكام المنصّة